1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

93 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Tác giả Vũ Kế Thoại
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hựng
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (13)
    • 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (14)
    • 1.3 PHẠM VI THỰC HIỆN (15)
    • 1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (15)
      • 1.4.1 Quy trình thực hiện (15)
      • 1.4.2 Thu thập dữ liệu (16)
      • 1.4.3 Tổng hợp phân tích số liệu (16)
        • 1.4.3.1 Phương pháp so sánh (16)
        • 1.4.3.2 Phương pháp dự báo (16)
    • 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (16)
    • 1.6 BỐ CỤC KHÓA LUẬN (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (18)
    • 2.1 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN (18)
      • 2.1.1 Quan điểm tổng đầu tư (18)
      • 2.1.2 Quan điểm chủ đầu tư (18)
      • 2.1.3 Quan điểm kinh tế (18)
      • 2.1.4 Quan điểm xã hội (18)
    • 2.2 PHÂN TÍCH DỰ ÁN (19)
      • 2.2.1 Phân tích tài chính (19)
      • 2.2.2 Phân tích rủi ro (20)
      • 2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế (20)
      • 2.2.4 Phân tích hiệu quả xã hội (20)
    • 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (21)
      • 2.3.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) (21)
      • 2.3.2 Phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR) (21)
      • 2.3.3 Phương pháp lợi ích – chi phí (B/C) (22)
      • 2.3.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn (23)
    • 2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI (24)
    • 2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN (0)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN (26)
    • 3.1 TÊN DỰ ÁN (26)
    • 3.2 CHỦ ĐẦU TƯ (26)
    • 3.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ (29)
    • 3.4 QUY MÔ DỰ ÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ (29)
      • 3.4.1 Qui mô dự án (29)
      • 3.4.2 Phân kỳ đầu tư (30)
    • 3.5 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN (30)
    • 3.6 HÌNH THỨC ĐẦU TƯ (30)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (32)
    • 4.1 CÁC THAM SỐ TÍNH TOÁN (32)
    • 4.2 CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC HÀNG NĂM (0)
      • 4.2.1 Chi phí duy tu sửa chữa định kỳ (35)
      • 4.2.2 Chi phí tổ chức và quản lý khai thác đường cao tốc (36)
      • 4.2.3 Thuế (36)
    • 4.3 CƠ CẤU GIÁ CƯỚC VÀ ƯỚC TÍNH NGUỒN THU CỦA DỰ ÁN (36)
      • 4.3.1 Hình thức thu phí (36)
      • 4.3.2 Giá cước thu phí (37)
      • 4.3.3 Lưu lượng xe để tính toán thu phí (38)
      • 4.3.4 Doanh thu từ thu phí (38)
        • 4.3.4.1 Doanh thu từ phí sử dụng đường cao tốc (38)
        • 4.3.4.2 Doanh thu từ phí sử dụng Quốc lộ 1A (39)
        • 4.3.4.3 Doanh thu từ kinh doanh quảng cáo dọc đường cao tốc (39)
    • 4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH (39)
  • CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI (42)
    • 5.1 SUẤT CHIẾT KHẤU (42)
    • 5.2 GIÁ KINH TẾ (GIÁ MỜ) (42)
    • 5.3 CHI PHÍ KINH TẾ (42)
    • 5.4 LỢI ÍCH KINH TẾ (43)
    • 5.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ (44)
    • 5.6 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN (0)
      • 5.6.1 Khó khăn (45)
      • 5.6.2 Thuận lợi (46)
  • CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN (48)
    • 6.1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY (48)
      • 6.1.1 Trường hợp chi phí đầu tư tăng (48)
      • 6.1.2 Trường hợp nguồn thu của dự án giảm (48)
      • 6.1.3 Trường hợp lãi suất chiết khấu thay đổi (0)
    • 6.2 CÁC ƯU ĐÃI CHO NHÀ ĐẦU TƯ (50)
      • 6.2.1 Trong thời gian xây dựng (0)
      • 6.2.2 Trong thời kỳ kinh doanh của hợp đồng dự án (51)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (52)
    • 7.1 KẾT LUẬN (52)
    • 7.2 KIẾN NGHỊ (53)
      • 7.2.1 Tính thực thi của đề tài (53)
      • 7.2.2 Hạn chế của đề tài (53)
      • 7.2.3 Hướng phát triển của đề tài (53)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)

Nội dung

2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:  Phân tích hiệu quả tài chính của dự án theo quan điểm Tổng đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư.. Sau khi phân tích hiệu quả của việc đầu tư dự án, Công ty Cổ phần đư

GIỚI THIỆU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Trong mạng lưới giao thông đường bộ, ngoài việc đầu tư xây dựng một tuyến đường để giải quyết nhu cầu vận tải theo một hướng hoặc xây dựng thêm những tuyến đường để tránh khả năng quỏ tải của một tuyến đường khác là vấn đề tất yếu Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế phát triển, luôn có nhu cầu được khai thác trên các tuyến đường có mức độ phục vụ cao hơn với tốc độ xe chạy được nâng cao, mật độ xe thấp, không tồn tại giao cắt trên đường chính tuyến… và rất nhiều yếu tố thuận lợi khác, đó chính là lý do để đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc

Có rất nhiều trường hợp, lái xe lựa chọn việc trả lệ phí cao để được vận hành trên đường cao tốc hơn là trên đường quốc lộ mặc dù tuyến đường đó chưa đến mức quá tải Đó là các trường hợp chuyên chở hành khách cần rút ngắn thời gian hành trình; phương tiện chuyên chở hàng hoá nhanh hỏng hoặc việc vận hành trên đường cao tốc giúp giảm được các chi phí cố định và thường xuyên của phương tiện… với lợi ích lớn hơn chi phí phải trả khi đi trên đường

Nếu xét về mặt lưu lượng, theo tiêu chuẩn Việt Nam 5729-97, thì có thể xem xét đến việc đầu tư xây dựng đường cao tốc khi lưu lượng xe tính toán trong khoảng 10.000 đến 15.000 xe qui đổi/ngày đờm cho mỗi chiều (tương ứng với khoảng 20.000 đến 30.000 xe qui đổi/ngày đờm cho cả hai chiều) Lưu lượng dự báo tới năm 2015 cho dự án đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ đã vượt quá so với điều kiện nêu tại quy trình Đồng thời việc đưa đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đến Trung Lương và cầu Cần Thơ vào sử dụng càng thể hiện tính cấp thiết việc cần thiết đầu tư đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận góp phần vào nối thông tuyến cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ - trọng điểm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Như vậy, việc đầu tư xây dựng phần còn lại của đường cao tốc từ Trung Lương đến Cần Thơ có ý nghĩa lớn về các mặt an ninh quốc phòng, kinh tế, chính trị và văn húa xã hội cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương và sự phát triển bền vững của cả nước

Hiện tại dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang ở trong giai đoạn nghiên cứu tính khả thi của dự án và chưa tiến hành thi công công trình Vào tháng 05/2014 tới, Công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV đưa ra quyết định là có nên đầu tư xây dựng Dự án hay không? Hiện nay dự án chưa có ai phân tích hiệu quả đầu tư dự án này Tôi hiện đang công tác tại công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV và là nhân viên phụ trách phân tích hiệu quả đầu tư dự án này Kết quả của để tài nghiên cứu này sẽ được Công ty xem xét và cơ sở để công ty ra những quyết định trong quá trình tiến triển của dự án, và đó cũng là lý do hình thành đề tài này Do thời gian ra quyết định đầu tư hay không sắp cận kề nên đề tài này mang tính cấp thiết và cũng là để triển khai các công việc tiếp theo của Dự án

Vì lý do đó, đề tài: “Phân tích hiệu quả đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận” sẽ giúp ích nhiều cho Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng trong quá trình ra quyết định phê duyệt đầu tư cho dự án Nếu dự án được triển khai xây dựng thì sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho người dân Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông cửu Long nói riêng.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Vận dụng những số liệu thu thập được từ công ty Phát triển đường cao tốc BIDV, trên cơ sở dữ liệu đó tính toán ra các chỉ số, giá trị cần thiết nhằm mục đích phân tích hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng Các vấn đề phân tích dự án như: phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích độ nhạy Qua kết quả phân tích đó để ra quyết định phê duyệt dự án và triển khai các công việc tiếp theo.

PHẠM VI THỰC HIỆN

Đọạn Trung Lương - Mỹ Thuận là một phần của đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ Hiện tại, đoạn đầu từ TP Hồ Chí Minh đến Trung Lương đã được đưa vào sử dụng tháng 2 năm 2010 Do tớnh chất tương đồng giữa hai dự ỏn này nờn tận dụng những đối tượng, những công việc đã được thực hiện ở giai đoạn Xây dựng đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương

Phạm vi nghiên cứu của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bao gồm như sau: Điểm đầu: Km49+620 _ điểm đầu của nút giao Thân Cửu Nghĩa, khớp nối với khu vực cuối của đoạn cao tốc từ TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (điểm cuối tại Km49+804) Điểm cuối: Km103+933 tại nút giao Bắc Mỹ Thuận

Tổng chiều dài: L = 54,11km (lý trình đặc biệt tại Km69+910.243  Km69+900 và Km94+863.82  Km95+080)

Các loại đường và công trình khác: Bao gồm hệ thống đường ngang nối từ QL.1A tới đường cao tốc; các tuyến đường gom, nút giao bố trí dọc theo đường cao tốc.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Quy trình thực hiện bao gồm các bước sau:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc tiến hành khóa luận

Thu thập dữ liệu cần thiết liên quan đến việc thực hiện khóa luận

Dựa trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu để từ đó phân tích hiệu quả đầu tư dự án theo các yếu tố sau:

 Phân tích tài chính: theo quan điểm chủ đầu tư và quan điểm tổng đầu tư

 Dùng các chỉ số NPV, IRR và chỉ số B/C để đánh giá dự án

 Dùng chỉ số NPV (t=Thv) để tính thời gian hoàn vốn của dự án 1.4.2 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu sử dụng để thực hiện đề tài khóa luận này chủ yếu là dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu này được thu thập từ các công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV

1.4.3 Tổng hợp, phân tích số liệu 1.4.3.1 Phương pháp so sánh

So sánh với các công ty trong ngành, lĩnh vực xây dựng, môi trường…, giá vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất, nhân công…để nắm được tình hình giá thị trường

Hiện nay hệ thống đường cao tốc ở nước ta được xây dựng và đưa vào sử dụng rất nhiều và đặc biệt là tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương đã được vào khai thác trong nhiều năm qua Trên cơ sở một số dữ liệu của một số đường cao tốc đã thực hiện và kết hợp với những phán đoán để đưa ra những dự báo trong tương lai

Các cơ sở thu thập dữ liệu, tiến hành tính toán, phân tích theo các phương pháp đã trình bày chi tiết trong chương hai của đề tài.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận Sau khi phân tích hiệu quả của việc đầu tư dự án, Công ty Cổ phần đường Cao tốc BIDV sẽ đưa ra quyết định phê duyệt dự án để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo Đối với các bên liên quan, đề tài sẽ là một công cụ để các tổ chức cho vay xem xét quyết định tài trợ cho dự án và các cơ quan chức năng xem xét cấp phép đầu tư, đồng thời có những hướng hỗ trợ tích cực.

BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Nội dung của Khóa luận sẽ bao gồm sáu chương Chương 1 sẽ giới thiệu cơ sở hình thành dự án và đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi của khóa luận Chương 2 trình bày tổng quan các khái niệm, quan điểm và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính, kinh tế - xã hội của dự án Chương 3 mô tả dự án, giới thiệu về dự án, chủ đầu tư và các đặc điểm chính liên quan đến dự án Chương 4 sẽ tiến hành phân tích tài chính dự án bao gồm việc lập dòng tiền, tính toán phân tích tài chính và phân tích kết quả thu được Chương 5 tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội, xem xét phân tích đến dòng tiền kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội của dự án

Chương 6 tiến hành phân tích rủi ro thông qua những yếu tố rủi ro tác động đến dự án bao gồm phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản Chương 7 đưa ra kết luận và kiến nghị dựa trên các số liệu phân tích trong chương 4, chương 5 và chương 6.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Dự án đầu tư thường được phân tích theo quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội Trong quan điểm tài chính, có hai quan điểm thường dùng là quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư

2.1.1 Quan điểm tổng đầu tư

Theo quan điểm tổng đầu tư thì nhà đầu tư xem như đã có nguồn vốn thực hiện dự án, trong phương pháp này không có dòng tiền biểu thị lãi vay trong số liệu phân tích Từ sự phân tích này, các nhà tài trợ vốn sẽ xác định tính khả thi về mặt tài chính của dự án đó

2.1.2 Quan điểm Chủ đầu tư

Theo quan điểm chủ đầu tư khi phân tích phải tính đến nguồn vốn vay Vì vậy, các chi phí trả lãi được xem như chi phí dự án và kế hoạch trả nợ gốc lẫn lãi sẽ được đưa vào dòng tiền phân tích tài chính

Phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư vào dự án hay không, hoặc có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích thực hiện dự án

2.1.4 Quan điểm xã hội Nếu như phân tích theo quan điểm tài chính và kinh tế đánh giá các tác động kinh tế của dự án, phân tích dự án theo quan điểm của xã hội liên quan đến việc xác định và nếu có thể, định lượng hóa những tác động ngoài kinh tế của dự án như các tác động về chính trị và xã hội Phân tích xã hội cần xác định ai là đối tượng được hưởng lợi của dự án, hưởng theo cách nào và ai sẽ là người chịu chi phí của dự án, chịu theo cách nào.Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan Nhà nước quan tâm vì muốn đánh giá lợi ích của dự án liên quan đến lợi ích quốc gia, vùng miền, khu vực hay không, làm cơ sở phê duyệt đầu tư dự án.

PHÂN TÍCH DỰ ÁN

Hiệu quả đầu tư là toàn bộ mục tiêu của dự án được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại hiệu quả cần đạt được và bằng các tiêu chí định lượng thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án Trong thời gian giới hạn cho phép, khóa luận tập trung phân tích các nội dung phân tích thị trường, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và phân tích xã hội

Hầu hết các dự án đầu tư khi đánh giá hiệu quả của dự án phải thỏa mãn về kinh tế và tài chính Chủ thể phân tích kinh tế là nhà nước tiếp nhận đầu tư, là quan điểm của tổng thể nền kinh tế và chủ thể phân tích tài chính là chủ đầu tư Dự án đạt kết quả khả thi khi cả hai bên đều đạt mục tiêu mong đợi Với nhận định như vậy, kinh tế và tài chính là hai mặt đối lập cùng tồn tại song song trong hầu hết các dự án, cân đối và thống nhất được hai mặt đối lập này là cơ sở để hình thành dự án tốt

Có rất nhiều phương pháp để phân tích, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính - kinh tế đối với một dự án đầu tư Song các phương pháp đó đều dựa trên các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng để đi đến quyết định chấp nhận hoặc từ bỏ một dự án đầu tư

Mỗi phương pháp và mỗi chỉ tiêu thường phản ánh một quan điểm khác nhau, để có thể đánh giá được chính xác, khi phân tích dự án sẽ kết hợp một vài chỉ tiêu Các phương pháp và chỉ tiêu phân tích được dùng phổ biến hiện nay là:

2.2.1 Phân tích tài chính Phân tích hiệu quả tài chính nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của nhà đầu tư Phân tích tài chính theo yêu cầu của tổng đầu tư và phân tích tài chính theo yêu cầu của chủ đầu tư Chủ đầu tư dựa trên phân tích này để quyết định có đầu tư dự án hay không[1]

Các dự án cần xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch Trong quá trình phân tích tính khả thi của dự án, chúng ta luôn ước tính về các hoạt động hay kết quả của dự án trong tương lai và các kết quả này luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định Vì vậy, cần phải phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi kết quả của dự án khi các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi Các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá rủi ro hiệu quả tài chính:

 Phân tích độ nhạy: phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của từng biến số dự án

 Phân tích kịch bản: phương pháp đề xuất một vài phương án kịch bản của dự án để đánh giá và so sánh Thông thường người ta tính các phương án kịch bản bi quan, bình thường và lạc quan đối với các thay đổi có thể xảy ra của các biến

 Phân tích mô phỏng: Dựa trên xác định giá trị các chỉ tiêu kết quả theo từng bước nhờ tiến hành thử nghiệm nhiều lần với mô hình Ưu điểm là tính khách quan của các tính toán, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả phân tích dự án của các thành viên trong quá trình lập kế hoạch Một trong những nhược điểm là chi phí cao

2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế

Các dữ liệu tài chính sẽ được điều chỉnh thành dữ liệu kinh tế Chi phí và lợi ích của dự án được thẩm định theo quan điểm của cả nền kinh tế

2.2.4 Phân tích hiệu quả xã hội Dự án được thẩm định từ quan điểm của những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án

 Do quan điểm tính toán khác nhau dẫn đến phương pháp tính toán trong phân tích kinh tế tài chính cũng khác nhau Tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ mật thiết vì những số liệu đầu vào của chúng nói chung giống nhau.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Để đánh giá xem dự án có đáng để doanh nghiệp đầu tư hay không, tác giả sử dụng bốn phương pháp tính toán sau: phương pháp tính toán chiết khấu dòng tiền chiết giảm để tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR) và phương pháp tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) và phương pháp thời gian hoàn vốn (PP – Payback Period)

2.3.1 Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) [2]

Hiện giá thu nhập thuần là chỉ tiêu về lợi ích ròng của dự án Hiện giá thuần là hiệu số giữa hiện giá thực thu bằng tiền và hiện giá thực chi bằng tiền trong suốt thời gian thực hiện dự án t n

→ NPV > 0: dự án khả thi

→ NPV < 0: dự án không khả thi

2.3.2 Phương pháp suất sinh lợi nội tại (IRR)

Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) của một dự án đầu t là một tỷ lệ chiết khấu đặc biệt để làm cân bằng giá trị hiện tại của dòng thu nhập và dòng chi phí của dự án

Hay nói cách khác, tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiết khấu đặc biệt để làm giá trị hiện tại thuần NPV của dự án bằng không

Một dự án đáng giá theo suất thu lợi nội tại khi: IRR ≥ MARR Trong đó: MARR là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

2.3.3 Phương pháp Lợi ích – Chi phí (B/C)

Chỉ tiêu này dùng để khẳng định mức sinh lời thực tế của một dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của vốn

Phương pháp tính: dùng chi phí sử dụng vốn làm tỷ lệ chiết khấu để đa tất cả các khoản thu chi của dự án về giá trị hiện tại và lập tỷ số[3]

Tổng hiện giá các khoản thu nhập B/C =

Tổng hiện giá các khoản chi phí Trong đó:

Bt : Tổng các khoản thu của dự án tại thời điểm t

Ct : Tổng các khoản chi của dự án tại thời điểm t

V : Vốn đầu t ban đầu (tại thời điểm t = 0)

H : Giá trị thu hồi ở thời điểm n do thanh lý tài sản và do thu hồi vốn lưu động (t = n)

 Trường hợp B/C>1: Dự án có hiện giá hệ số sinh lời vàng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn

 Trường hợp B/C18 tấn) 80000

Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định mức phí cho phép thu đối với các loại phương tiện sử dụng đường cao tốc Trên cơ sở tham khảo mức phí đã được kiến nghị áp dụng cho một số dự án đường cao tốc đã được lập trước đây (Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương) ; để tính toán hiệu quả tài chính cho dự án này áp dụng mức thu phí trên đường cao tốc bằng 1.000 đồng/1Km (mặt bằng tính theo xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) Mức thu các phương tiện khác căn cứ mức thu theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC và mức thu trên để quy đổi Mức thu phí trên cao tốc sẽ được điều chỉnh tăng 05 năm/1 lần, mỗi lần tăng 30% so với thời điểm trước

Mức thu phí áp dụng trên QL.1A đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận bằng với mức thu quy định tại Thông tư 90/2004/TT-BTC Xem xét trường hợp điều chỉnh tăng 30% cùng thời điểm tăng mức thu của đường cao tốc và sau đó tăng 05 năm/1 lần, mỗi lần tăng 30% so với thời điểm trước

4.3.3 Lưu lượng xe để tính toán thu phí

Lưu lượng xe dự báo trên tuyến cao tốc được xác định trong chương 6 – “Dự báo lưu lượng trên tuyến”

Lưu lượng xe để tính thu phí được lấy bằng 95% lưu lượng xe dự báo tăng trưởng hàng năm (giảm đi phần miễn trừ, thất thoát và các xe chạy không hết chiều dài tuyÕn)

4.3.4 Doanh thu từ thu phí

4.3.4.1 Doanh thu từ phí sử dụng đường cao tốc

Doanh thu từ phí sử dụng đường cao tốc được tính toán theo công thức sau:

 B1 : Doanh thu từ phí sử dụng đường cao tốc (đồng/ngày đêm)

 Nij : Lưu lượng phương tiện loại i thông qua đoạn j của tuyến cao tốc (xe/ng®)

 Pij : Mức thu phí sử dụng đường cho phương tiện loại i trên đoạn j (đ/lượt)

4.3.4.2 Doanh thu từ phí sử dụng Quốc lộ 1A

Kiến nghị cho phép Nhà đầu tư được sử dụng trạm thu phí trên QL.1A đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận (trạm thu phí cầu Mỹ Thuận) để thu phí hoàn vốn cho dự án

4.3.4.3 Doanh thu từ kinh doanh quảng cáo dọc đường cao tốc

Doanh thu từ kinh doanh quảng cáo dọc đường cao tốc được tạm tính bằng 0.5% doanh thu thu phí sau thuế đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

 Phương án 1: Mức thu phí trên cao tốc là 1000đ/km và tăng 30% trùng với thời điểm tăng phí đoạn TP HCM - Trung Lương, sau đó tăng theo chu kỳ 5 năm/1 lần Mức thu phí áp dụng trên QL.1A đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ bằng với mức thu quy định tại Thông tư 90/2004/TT-BTC;

 Phương án 2: Mức thu phí trên cao tốc 1000 đ/km và tăng 30% cùng thời điểm tăng phí của trạm TP HCM - Trung Lương, sau đó theo chu kỳ 5 năm/1 lần tăng phí thêm 30% Mức phí trên QL.1ê theo mức trong thông tư

90/2004/TT-BTC và cũng được tăng phí theo chu kỳ 5 năm/lần bắt đầu từ thời điểm tăng thu phí trên cao tốc

 Phương án 3: Mức thu phí trên cao tốc và QL.1A là 1000 đ/km và tăng 30% cùng thời điểm tăng phí của trạm TP HCM - Trung Lương, sau đó theo chu kỳ 5 năm/1 lần tăng phí thêm 30% Bổ sung thêm dòng tiền thu phí từ trạm TP HCM-TL bắt đầu từ năm 2036 với khoản thu là 5 014,016 tỷ đồng/năm

 Phương án 4: Mức thu phí trên cao tốc và QL.1A như phương án 3, Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án thay vì hỗ trợ bằng kinh phí thu được từ đoạn cao tốc TP HCM - Trung Lương

Kết quả tính toán chỉ tiêu hiệu quả tài chính đươc trình bày tại các Bảng 4.4:

Bảng 4.4 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương ỏn 4

Giá trị hiện tại thuần NPV (hợp đồng BOT) (tỷ đồng) 2 024,457 2 226,998 1 291,717 1 013,278

Tỷ suất nội hoàn tài chính

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1,08 1,09 1,05 1,04

Thời hạn hợp đồng BOT

Theo yêu cầu của chủ đầu tư nghiên cứu phương án tài chính hoàn vốn trong thời gian 15 năm, để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải có thêm nguồn thu cho dự án từ khoản lợi ích khác (kinh doanh thuê văn phòng, trụ sở….) Với tiêu chí này, Tỏc giả nghiên cứu thấy cần bổ sung nguồn thu nhập hàng năm là 950,000 tỷ đồng trong vòng 15 năm kể từ khi vận hành dự án Cỏc kết quả theo phương ỏn 1, phương ỏn 2, phương án 3, phương án 4 được trình bày chi tiết lần lượt tại phụ lục 1.2, phụ lục 1.3, phụ lục 1.4 và phụ lục 1.5

Kết quả tính toán như Bảng 4.5:

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính phương án bổ sung lợi ích

Giá trị hiện tại thuần NPV (hợp đồng BOT)

Tỷ suất nội hoàn tài chính F-IRR (%) 10,28

Thời gian hoàn vốn T (năm) 15,47

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1,05

Thời hạn hợp đồng BOT (năm) 17,47

Kết quả theo phương án 5 được trình bày chi tiết tại phụ lục 1.6

Trong 5 phương án phân tích hiệu quả tài chính thì Phương án 5 (tăng phí trạm trên Trung Lương – Mỹ thuận, trạm thu phí QL.1A tăng theo; thu thêm lợi ích từ khi vận hành) có thời gian hoàn vốn thấp nhất (15.47 năm), suất thu lợi nội tại IRR cao nhất (13.60%) Do đó phương án 5 là khả thi nhất

Tóm tắt chương: Nội dung chương 4 sẽ tính toán các khoản danh thu từ thu phí và tiền quảng cáo, các khoản chi phí như: chi phí đầu tư xây dựng, chi phí duy tu, khai thác và quản lý Từ đó tiến hành phân tích tài chính của dự án trên năm phương án dựa trên các chỉ số NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ số lợi ích B/C Từ đó chọn phương phán khả thi nhất của dự án.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

SUẤT CHIẾT KHẤU

Phân tích hiệu quả kinh tế là phân tích đánh giá về phương diện kinh tế của dự ỏn Đánh giá hiệu quả chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra sau một khoảng thời gian vận hành nhất định trên là việc so sánh tổng chi phí ban đầu bỏ ra và lợi ích thu được Để so sánh hai dòng chi phí và lợi ích này cần đưa chúng về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai) thông qua một hệ số chiết khấu kinh tế

Theo “Nghiên cứu chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia Việt Nam”, tỷ suất chiết khấu trong đánh giá kinh tế các dự án đầu tư hạ tầng giao thông vận tải được tính toán là 12%.

GIÁ KINH TẾ (GIÁ MỜ)

Trong đánh giá kinh tế, các chi phí phải phản ánh đúng giá trị đối với các nguồn tài nguyên sử dụng Vì thế các chi phí sẽ không bao gồm các loại thuế, các quy định về mức lương tối thiểu, độc quyền đất đai, những khoản bù giá hay những biện pháp quản lý giá của Nhà nước

Theo dự án “Nghiên cứu chiến lược phát triển giao thông vận tải Quốc gia Việt Nam” đã xác định hệ số quy đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế hiện nay ở Việt Nam là 85% Kinh phí đầu tư của dự án theo giá kinh tế như sau:

CHI PHÍ KINH TẾ

Chi phí kinh tế của dự án là những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi dự án đầu tư được thực hiện Đó là các chi phí đầu tư xây dựng, chi phí cho công tác quản lý dự án và các chi phí khác cần thiết nhằm hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng con đường trên cơ sở phù hợp với sự phát triển của mạng lưới giao thông Quốc gia Chi phí này cũng bao gồm cả chi phí hoạt động, duy tu con đường và các công trình cầu, hầm cùng những chi phí liên quan khác trong suốt quá trình thực hiện dự án

Chi phí đầu tư của dự án tính theo giá kinh tế được trình bày tại bảng 5.1:

Bảng 5.1 Chi phí đầu tư theo giá kinh tế

2 Chi phí GPMB và TĐC 667.972

4 Chi phÝ T vÊn ®Çu t x©y dùng 576.032

6 Chi phí dự phòng + trượt giá 2,328.623

7 Chi phí cải tạo nút giao Thân Cửu Nghĩa 255.800

LỢI ÍCH KINH TẾ

 Lợi ích do tiết kiệm chi phí vận hành của phương tiện, bao gồm:

- Chi phí cố định: là những chi phí phải trả khi sử dụng xe cộ trong 1 giờ, không phụ thuộc vào hành trình và vận tốc xe chạy Chi phí này bao gồm các khoản khấu hao, lương lái xe và các khoản chi cho quản lý phương tiện

- Chi phí biến đổi: là chi phí phụ thuộc vào hành trình, điều kiện xe chạy (loại mặt đường, địa hình) và tính năng của xe (bao gồm chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, hao mòn săm lốp, sửa chữa bảo dưỡng định kú )

 Chi phí vận hành của phương tiện phụ thuộc vào tốc độ vận hành phương tiện trên đường Khi tuyến đường được đưa vào khai thác vận tốc khai thác trên cao tốc sẽ lớn hơn so với vận tốc khai thác trên quốc lộ 1 cũ

Việc tăng vận tốc khai thác của phương tiện sẽ làm giảm chi phí vận hành của phương tiện, tức là có được lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí vận hành

 Lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển: khi dự án đi vào khai thác sẽ làm tăng tốc độ xe chạy, giảm thời gian đi lại và vận chuyển hàng hoá, hành khách Quỹ thời gian tiết kiệm được sẽ được dùng để sản xuất góp phần làm tăng thêm thu nhập của các hộ gia đình và các sản phẩm kinh tế cho xã hội Đó chính là lợi ích của dự án do tiết kiệm thời gian vận chuyển

 Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại: giá trị thời gian đi lại tiết kiệm được tính toán cho hành khách và được ước tính trên cơ sở thu nhập của các đối tượng tham gia giao thông Giá trị thời gian được tính trên cơ sở GDP bình quân đầu người bình quân cả nước năm 2007 là 11,57 triệu đồng, tương ứng giá trị thời gian trung bình của là 4.821đ/giờ Giá trị này giả thiết tăng theo dự báo tốc độ phát triển kinh tế của khu vực

 Lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hoá

Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, đường cao tốc sẽ thu hút một lượng xe từ QL1, lưu lượng trên QL.1 giảm đồng nghĩa tốc độ khai thác trên tuyến đường này sẽ được cải thiện Do vậy, sẽ có một khoản lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí vận hành và thời gian vận chuyển ngay trên QL1 khi có đường cao tốc song hành.

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng)

Giá trị hiện tại thuần NPV 1564.170

Tỷ suất nội hoàn tài chính E-IRR (%) 12.87

Thời gian hoàn vốn T (năm) 22.52

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1.09

Từ kết quả các chỉ tiêu đánh giá kinh tế ở trên chứng tỏ rằng dự án đạt hiệu quả kinh tế Việc đầu tư dự án sẽ mang lại một lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội và mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

5.6 CÁC KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN 5.6.1 Khó khăn

Các khó khăn gặp phải khi triển khai dự án (không kể đến sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư) chủ yếu do điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua:

 Về điều kiện thuỷ văn: khu vực tuyến đi qua nằm trong vùng lũ của đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm mực nước ngập trung bình từ 1m đến 1,5m, kéo dài trong khoảng thời gian 4 tháng sẽ gây khó khăn cho công tác xây dựng công trình, nhất là công tác xây dựng nền đường

 Về điều kiện địa chất công trình: hầu hết phạm vi tuyến đi qua nằm trên vùng có địa tầng đất yếu dày từ 20 - 30m, có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình và yêu cầu công nghệ xử lý đặc biệt Nhiều khi điều kiện địa chất này còn có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương đầu tư, khả năng tổ chức giao thông trong vùng, có ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường khu vực

 Về điều kiện vật liệu xây dựng: qua điều tra, hiện tại vật liệu để đắp nền đường trong khu vực nghiên cứu là hết sức khó khăn, chủ yếu là cát được khai thác từ các sông tại Vĩnh Long, Cao Lãnh, Cần Thơ, Tân Châu, Đồng Nai… Nguồn vật liệu này hiện đang được khai thác với khối lượng quá lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cân bằng của các con sông lớn trong khu vực Với các nguồn cung cấp vật liệu nêu trên, hình thức vận tải chủ yếu sử dụng để chuyên chở sẽ là đường thuỷ Với nhu cầu về vật liệu dự kiến là sẽ rất lớn, khả năng chuyên chở của các phương tiện vận tải trong khu vực khó có thể đáp ứng trong khoảng thời gian yêu cầu của dự án Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu không có các mỏ vật liệu đất đắp đủ trữ lượng để cung cấp cho các công trình có đòi hỏi lớn về trữ lượng

 Về điều kiện địa hình: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch trong khu vực dày đặc khiến cho khối lượng và số lượng công trình cầu, cống là liên tục với khối lượng rất lớn

Ngoài ra, nhu cầu đầu tư cao của dự án do mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu còn chưa hoàn chỉnh cũng chính là khó khăn cho công tác tổ chức thi công công trình Trong thời điểm tập trung lượng máy móc thiết bị tối đa cho công trình, lưu lượng phương tiện tập trung trên quốc lộ 1 và các tuyến đường thuỷ nhiều khả năng sẽ gây cản trở cho giao thông khu vực

Ngoài các điều kiện khó khăn cho công tác triển khai dự án như đã nêu trên, đa số còn lại các điều kiện thuận lợi để có thể triển khai dự án Chủ yếu do việc đầu tư xây dựng đường cao tốc đã thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước, góp phần tích cực hoàn chỉnh các định hướng, quy hoạch chung của địa phương và quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực

Tuy có gặp khó khăn về mặt địa chất và thuỷ văn, tuy nhiên địa hình khu vực dự án bằng phẳng với mật độ tập trung dân cư thưa tạo nhiều thuận lợi lớn cho việc lựa chọn hướng tuyến của dự án, không đòi hỏi kinh phí giải phóng mặt bằng lớn Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được triển khai trong thời điểm lực lượng xây dựng của ngành giao thông vận tải đã trưởng thành vững mạnh, nắm vững các công nghệ thi công hiện đại đủ khả năng để triển khai độc lập công tác khảo sát thiết kế và thi công dự án

Tóm tắt chương: Chương 5 phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dựa trên chi phí kinh tế như chi phí đầu tư xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý…Đồng thời sử dụng các giá trị tính toán NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ số B/C để đánh giá dự án Tuyến đường của Dự án đi qua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chương này đề cập đến những khó khăn như sông rạch nhiều, lũ lụt, địa chất yếu…và điều kiện thuận lợi là các hộ dân ở khu vực này thưa thớt nên chi phí giải phóng mặt bằng ít nên dân cư khu vực này ít thay đổi điều kiện sống vì phải di dời.

PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN

ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY

Việc đánh giá độ nhạy tài chính của dự án là xem xét sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đầu vào (như chi phí đầu tư gia tăng, nguồn thu của dự án bị giảm hoặc suất chiết khấu biến đổi) đến hiệu quả tài chính của dự án nhằm đánh giá mức độ rủi ro dự án

6.1.1 Trường hợp chi phí đầu tư tăng

Trường hợp chi phí đầu tư tăng 10%, kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính đối với từng phương án được trình bày tại Bảng 6.1:

Bảng 6.1 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp TMĐT tăng 10%

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Giá trị hiện tại thuần NPV (hợp đồng BOT) (tỷ đồng) 1417,066 1928,581 4995,398

Tỷ suất nội hoàn tài chính F-IRR hợp đồng(%) 9,63 9,61 9,67

Thời gian hoàn vốn T (năm) 36.66 34,90 28,60

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1,05 1,08 1,19

Các kết quả theo phương án 1, phương án 2 và phương án 3 được trình bày chi tiết lần lượt tại phụ lục 2.2.1, phụ lục 2.3.1 và phụ lục 2.4.1

6.1.2 Trường hợp nguồn thu của dự án giảm Trường hợp nguồn thu của dự án giảm 10%, kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính đối với từng phương án được trình bày tại Bảng 6.2:

Bảng 6.2 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp nguồn thu giảm 10%

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Giá trị hiện tại thuần NPV

(hợp đồng BOT) (tỷ đồng) 813,131 1928,581 4267,525

Tỷ suất nội hoàn tài chính F-

Thời gian hoàn vốn T (năm) 38,14 34,90 28,93

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1,03 1,08 1,17

Các kết quả theo phương án 1, phương án 2 và phương án 3 được trình bày chi tiết lần lượt tại phụ lục 2.2.2, phụ lục 2.3.2 và phụ lục 2.4.2

6.1.3 Trường hợp suất chiết khấu thay đổi

Trong trường hợp do có sự biến động về lãi suất theo xu hướng tăng, tỷ suất chiết khấu tính toán cho dự án cũng sẽ thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án Với giả định lãi suất tăng 10%, tương ứng với tỷ suất chiết khấu tăng 10%, khi đó kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính đối với từng phương án được trình bày tại Bảng 6.3

Bảng 6.3 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp suất chiết khấu tăng 10%

Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Giá trị hiện tại thuần NPV (hợp đồng BOT) (tỷ đồng) -70,180 966,217 2873,747

Tỷ suất nội hoàn tài chính F-

Thời gian hoàn vốn T (năm) 37,12 28,27

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) 1,00 1,04 1,12

Các kết quả theo phương án 1, phương án 2 và phương án 3 được trình bày chi tiết lần lượt tại phụ lục 2.2.3, phụ lục 2.3.3 và phụ lục 2.4.3

Trên cơ sở phân tích độ nhạy của các phương án, với dự án có thời gian hoàn vốn và thời gian hợp đồng càng dài thì độ sai lệch khi có các yếu tố chi phí đầu tư, suất chiết khấu hay doanh thu biến động càng lớn Phương án đầu tư với thời gian ngắn nhất sẽ có độ nhạy lớn tránh rủi ro cho dự án

Trong phân tích rủi ro của dự án ứng với ba phương án như trên, mỗi phương án ứng với ba trường hợp (tác giả phân tích rủi ro theo phân tích kịch bản) : chi phí đầu tư tăng 10%, nguồn thu của dự án giảm 10%, suất chiết khấu thay đổi thì phương án 3 có thời gian hoàn vốn thấp nhất (28.27 năm), tỷ số lợi ích / chi phí cao nhất (1.12).

CÁC ƯU ĐÃI CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Theo quy định tại Nghị định 108/2009/NĐ-CP , để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư triển khai dự án, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để Nhà đầu tư thực hiện một số dự án trong khu vực để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư Tham khảo các dự án đã được thực hiện trước đây: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Nội Bài - Hạ Long; Tư vấn đề xuất các ưu đãi đối với dự án này như sau:

Nhà nước bão lãnh cho các khoản vay thương mại nước ngoài, vay ưu đãi; cho vay lại vốn từ nguồn ODA của Chính phủ

Miễn trừ thuế cho công trình bao gồm: thuế nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và kỹ thuật

Cho phép Nhà đầu tư được chủ động trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp nhà thầu tư vấn thiết kế theo quy định

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đường cao tốc đi qua có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án để tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất thuộc Dự án đường cao tốc

Trường hợp giá trị đất ở tại khu tái định cư cao hơn giá trị đất ở được bồi thường hỗ trợ khi thu hồi tại nơi ở cũ thì Chủ đầu tư được hỗ trợ phần chênh lệch đó

6.2.2 Trong thời kỳ kinh doanh của hợp đồng Dự án

Miễn, giảm các loại thuế có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dự án (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT )

 Cho phép Doanh nghiệp được chủ động mức giá thu phí trên đường cao tốc (tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương và tình hình hoạt động của dự án)

 Miễn, giảm các loại thuế có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dự án (như thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

 Được kinh doanh xăng dầu, các dịch vụ quảng cáo, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác tại các khu dịch vụ nghỉ ngơi dọc tuyến cao tốc

 Được kéo dài thời gian thu phí sau thời điểm hoàn vốn để tạo lợi nhuận

Khoảng thời gian này phụ thuộc vào việc lựa chọn phương án tài chính đảm bảo mức sinh lợi chấp nhận được cho nhà đầu tư

 Được sử dụng một số diện tích đất dọc hành lang tuyến đường trên cơ sở thống nhất với các địa phương vào mục đích kinh doanh như cho thuê văn phòng, trụ sở, v.v…

Các ưu đãi trên sẽ được nghiên cứu, tính toán chi tiết cụ thể khi đàm phán Hợp đồng giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định

Tóm tắt chương: Chương 6 phân tích rủi ro của dự án dự trên phân tích kịch bản ứng với ba trường hợp: trường hợp chi phí đầu tư tăng, trường hợp nguồn thu của dự án giảm, trường hợp suất chiết khấu thay đổi Từ đó dựa trên các số liệu tính toán NPV, IRR, thời gian hoàn vốn và tỷ số B/C để đánh giá mức độ rủi ro của dự án.

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1.  Tổng mức đầu tư dự án - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 4.1. Tổng mức đầu tư dự án (Trang 33)
Bảng  4.2.  Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn đầu tư - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
ng 4.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn đầu tư (Trang 34)
Bảng 4.5  Các chỉ tiêu đánh giá tài chính phương án bổ sung lợi ích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá tài chính phương án bổ sung lợi ích (Trang 40)
Bảng 4.4.  Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính (Trang 40)
Bảng 5.1.  Chi phí đầu tư theo giá kinh tế - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 5.1. Chi phí đầu tư theo giá kinh tế (Trang 43)
Bảng 5.2.  Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án (Trang 45)
Bảng 6.1.  Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp TMĐT tăng 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 6.1. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp TMĐT tăng 10% (Trang 48)
Bảng 6.3.  Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp suất chiết khấu tăng 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng 6.3. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính - trường hợp suất chiết khấu tăng 10% (Trang 49)
Phụ lục 1.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 1.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính (Trang 55)
Bảng tính các chỉ tiêu tài chính - phương án 4 ( Tăng phí trạm trên Trung Lương - Mỹ Thuận trạm thu phí  QL.1A tăng theo; Nhà nước hỗ trợ chi phí GPMB) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng t ính các chỉ tiêu tài chính - phương án 4 ( Tăng phí trạm trên Trung Lương - Mỹ Thuận trạm thu phí QL.1A tăng theo; Nhà nước hỗ trợ chi phí GPMB) (Trang 63)
Bảng tính các chỉ tiêu tài chính  - phương án  5 (Tăng phí tr ạm trên Trung Lương  - Mỹ Thuận tr ạm thu phí  QL .1A tăng theo ; thu thêm lợi ích từ khi vận hành ) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bảng t ính các chỉ tiêu tài chính - phương án 5 (Tăng phí tr ạm trên Trung Lương - Mỹ Thuận tr ạm thu phí QL .1A tăng theo ; thu thêm lợi ích từ khi vận hành ) (Trang 65)
Phụ lục 2.2: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.2: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1 (Trang 69)
Phụ lục 2.2.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1- Trường hợp chi phí đầu tư  tăng 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.2.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1- Trường hợp chi phí đầu tư tăng 10% (Trang 71)
Phụ lục 2.2.2: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1- Trường hợp nguồn thu của dự án giảm 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.2.2: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 1- Trường hợp nguồn thu của dự án giảm 10% (Trang 73)
Phụ lục 2.3.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 2- Trường hợp chi phí đầu tư  tăng 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.3.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 2- Trường hợp chi phí đầu tư tăng 10% (Trang 79)
Phụ lục 2.4: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 3 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.4: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 3 (Trang 85)
Phụ lục 2.4.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 3- Trường hợp chi phí đầu tư  tăng 10% - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
h ụ lục 2.4.1: Bảng tính các chỉ tiêu tài chính – Phương án 3- Trường hợp chi phí đầu tư tăng 10% (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN