THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 3
1.1 Định nghĩa lạm phát 3
1.2 Cách đo tính tỉ lệ lạm phát 4
1.3 Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát 6
1.4 Những tác động của lạm phát 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
2.1 Thực trạng chung 10
2.2 Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam 12
2.3 Các tác động của lạm phát 18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21
3.1 Dự báo về lạm phát trong thời gian tới 21
3.2 Giải pháp can thiệp nhằm hạn chế lạm phát trong thời gian tới 22
KẾT LUẬN 26
Trang 2bản thân về : “Lạm phát và cách khắc phục lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ”
Với phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sỏ lý luận duy vật biệnchứng và các phương pháp khoa học của phân tích kinh tế, kết hợp với khảo sátthực tế nhằm mục tiêu nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị về vấn đề lạm phát ởnước ta
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề án gồm ba chương chính sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về lạm phát
Chương 2 : Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chương 3 : Giải phát khắc phục lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
Nhà kinh tế học Samuelson lại cho rằng: lạm phát biểu thị một sự tăng lêntrong mức giá cả chung Theo ông: lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả vàchi phí tăng –giá bánh mì, xăng dầu, xe ô tô tăng: tiền lương, giá đất, tiền thuê tưliệu sản xuất tăng
Quan niệm về lạm phát của Milton Friedman: lạm phát là việc giá cả tăngnhanh và kéo dài Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượngtiền tệ
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chungcủa nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường haygiảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sựphá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theonghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nềnkinh tế của một quốc gia, cũng theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát củamột loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu Phạm vi ảnh hưởng của hai thànhphần này vẫn là một chủ đề gây tranh cói giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lạivới lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thìđược người ta gọi là sự ổn định giá cả
Trang 41.2 Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của mộtlượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữliệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và cáctạp chí kinh doanh cũng làm việc này) Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụđược tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trungbình của một tập hợp các sản phẩm Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thờiđiểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc
Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giátrung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc Để dễ hình dung cóthể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độtăng kích thước của nó
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị củachỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số,cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Các phép
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cảsinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI)được giả định một cách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có haykhông việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính Điều này đượcxem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI CLI có thể được điều chỉnh bởi "sựngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay cáchàng hóa khác trong khu vực
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "ngườitiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc gia công nghiệp,những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phátthông thường hay được nhắc tới Các phép đo này thường được sử dụng trong việcchuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danhđịnh) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI Đôi khi, các hợp đồng
Trang 5lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danhđịnh sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn
so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra)
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được khôngtính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấpgiá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sảnxuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán Ở đây cũng có một
sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nótrong CPI Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và cókhuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay",mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quantrọng phải tính đến là các dịch vụ
Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này rất giốngvới PPI
Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách cólựa chọn Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng làvàng
Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội:
Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDPcủa năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDPthực) Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất Các phép khử lạmphát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân
Ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát như sau:
GP= IP/(IP-1)*100
Trong đó: GP: tỷ lệ lạm phát (%)
IP: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu IP-1: chỉ số giá cả thời kỳ trước đóTùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát mà người ta chia làm 3 loại:
Trang 6- Lạm phát vừa phải, hay còn gọi là lạm phát 1 con số, có tỷ lệ lạm phátdưới 10% / năm Ở mức lạm phát này không gây đáng kể cho nềnkinh tế.
- Lạm phát phi mã hay lạm phát 2 con số mỗi năm, ở mức lạm phát haichữ số thaaps11,12,13%/năm), nói chung những tác động tiêu cực của
nó là không đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được Nhữngkhi tỷ lệ tăng giá ở mức 2 chữ số cao, lạm phát sẽ trở thành kẻ thù củasản xuất và thu nhập, bởi tác động tiêu cực của nó là không nhỏ Lạmphát 2 chữ số là mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế
- Siêu lạm phát là khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao,vượt xalạm phát phi mã Với siêu lạm phát tác động của nó đến đời sống vàđến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng: kinh tế suy sụp một cách nhanhchóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh
1.3 Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ- tín dụng – ngân hàng.
Lạm phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó hệ thống tiền
tệ - tín dụng – ngân hàng là một nguyên nhân chủ quan Bất cứ một sự biến độngcủa hệ thống này đều có tác động tăng hoặc giảm lạm phát Ngoài nguyên nhân chủquan trên, lạm phát còn chịu tác động của nguyên nhân khách quan như: chính trị xãhội, thiên tai bão lụt, tình trạng thất nghiệp…
Xét về mặt kinh tế học thì lạm phát do những nguyên nhân sau:
- Lạm phát do cầu kéo,kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu
cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạmphát Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS Đường AD dịchsang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá vàsản lượng cùng tăng Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thíchrằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặtcao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng Do đó có lạmphát
Trang 7- Lạm phát do cầu thay đổi, giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm
đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thịtrường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứngnhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng
mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng cólượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên,nghĩa là lạm phát
- Lạm phát do chi phí đẩy, nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi
phí sản xuất của các xí nghiệp tăng Các xí nghiệp vì muốn bảotoàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm Mức giáchung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng
- Lạm phát do cơ cấu, ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công
danh nghĩa cho người lao động Ngành kinh doanh không hiệuquả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao độngtrong ngành mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinhdoanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm Lạm phát nảysinh vì điều đó
- Lạm phát do xuất khẩu, xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao
hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiếnlượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổngcung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổngcầu mất cân bằng
- Lạm phát do nhập khẩu, sản phẩm không tự sản xuất trong nước
được mà phải nhập khẩu Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấpnước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giádầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm
đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung
bị giá nhập khẩu đội lên
Trang 8- Lạm phát tiền tệ, cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá
so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương muacông trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền tronglưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát đẻ ra lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới
đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại.Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát
1.4 Những tác động của lạm phát
Do chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nền kinh tế nên hiện tượng lạmphát diễn biến rất phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phátphải có những chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn năm trong quỹ đạo của nềnkinh tế có thể kiểm soát được Lạm phát xuất hiện gây nhiều hậu quả đến nền kinh
tế như bất kỳ một yếu tố tai hại nào khác: thiên tai, lũ lụt, thất nghiệp … Nó khôngnhững làm giảm hiệu quả của hoạt động tài chính mà còn tác động trực tiếp đến hệthống chính trị, văn hóa xã hột và sinh hoạt bình thường của người dân Hậu quảcủa lạm phát là rất trầm trọng ở các nước đang phát triển bởi nền kinh tế chưa đủsức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát
Lạm phát gây tác động mạnh đến hệ thống tài chính – tiền tệ, và đặc biệt tácđộng lên lãi suất Để duy trì sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luônluôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức làluôn phải giữ cho lãi suất thực ổn định Mà ta biết, lãi suất thực = lãi suất danhnghĩa – tỷ lệ lạm phát Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn cho lãi suất thực ổnđịnh thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suấtdanh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế vàthất nghiệp tăng
Ngoài tác động đến lãi suất, lạm phát còn tác động trực tiếp đến thu nhậpthực tế Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi( tiền mặt) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, các khoản lợi tức
Trang 9Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thunhập danh nghĩa Khi lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số thuế thu nhập màngười có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất vẫn không tăng) Kết quảcuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thu nhập thực (sau khi loại trừ tácđộng của lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi Với sự suy thoái kinh tế
và thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảmlòng tin của dân chúng đối với chính phủ và những hậu quả về chính trị, xã hội cóthể xảy ra
Một tác động nữa của lạm phát là tác động tới phân phối thu nhận khôngbình đẳng Trong quan hệ kinh tế giữ người cho vay và người đi vay, khi lạm pháttăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người đượchưởng lợi Điều đó tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đivay và người cho vay Ngoài ra, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăngcường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi Do vậy, càng tăng thêm nhu cầu tiền vaytrong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao Lạm phát tăng còn khiến những người thừatiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơxuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầuhàng hóa trên thị trường, giá cả lên cơn sốt cao Những người nghèo lại trở nênkhốn khó hơn, họ thậm chí không mua nổi những hàng tiêu dùng thiết yếu, trongkhi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên giàu có hơn Tình trạnglạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo khoảngcách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng chung
Việt Nam, sau 12 năm kiểm soát được lạm phát (1995-2007), từ tháng 12năm 2007, lạm phát quay trở lại với chỉ số CPI ở mức 2 con số Năm 2007, giálương thực, thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt mức 18,9%, cao hơnnhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5%, thựcphẩm tăng 21,16%
Trong các quý đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt,trong 4 tháng đầu năm, giá lương thực, thực phẩm đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡimức 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá lương thực,thực phẩm của cả năm 2007, trong đó lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng15,6 Như vậy tình hình lạm phát lại bùng phát ở Việt Nam và có nguy cơ bùng phátmạnh mẽ vào năm 2008 Chính phủ đã thực hiện chiến lược kiềm chế lạm phát cảgói với 8 giải pháp Nhờ những biện pháp kịp thời và linh hoạt của Chính phủ, tìnhhình lạm phát các tháng cuối năm 2008 đã được kiềm chế, tuy vậy giá cả vẫn ở mứccao và vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp
Hình 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008
Trang 11Tình hình diễn biến lạm phát ở Việt Nam năm 2009 khá phức tạp Trongtháng 1/2009, CPI tăng nhẹ 0,32 chủ yếu do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng chấpnhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán
Nhưng đến tháng Hai, Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực,thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao Ở đỉnh cao thứnhất, CPI tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng Ba ngay sau
đó Từ tháng Tư đến tháng Tám, sau khi từng bước leo dốc và đạt đỉnh 0,55% trongtháng Sáu, chỉ số giá hạ nhiệt chỉ còn tăng 0,24% trong tháng Tám
Bước sang tháng Chín, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng, CPI đạtđỉnh ở mức tăng 0,62% rồi tạm giảm ở mức tăng 0,37% của tháng Mười sau đó Sựđiều chỉnh nhỏ trong tháng Mười được hỗ trợ một phần từ việc giá xăng dầu giảmlần đầu tiên trong năm vào ngày 1/10 Giá lương thực, thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ sovới tháng trước đó Tuy nhiên, xu hướng giá này không giữ được lâu, 2 tháng cuốinăm, chỉ số CPI có xu hướng tăng mạnh lên đến 1,38% vào tháng Mười hai
Bảng 2.2: Bảng chỉ số giá tiêu dùng năm 2009
Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, lạm phát tại Việt Nam năm
2010 có thể ở mức hai con số Vào năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là22,97%, mức lạm phát ở thực phẩm đã lên đến 40% Việc Việt Nam chỉ nhắm vàocác con số tăng trưởng kinh tế, thâm hụt mậu dịch cao và cơ cấu quản lý yếu kém
Trang 12chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng vọt trong năm những nămgần đây.
2.2 Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam
Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Lạm phát tiền tệ
Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ Năm 2007, với việc tung một khốilượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượngtiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mứctăng 38% Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượngtích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau
- Thứ 2: Do chi phí đẩy
Nhân tố này chủ yếu là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trênthị trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa,phân đạm Urê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế , làm cho giá bán lẻ trongnước cũng tăng lên Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điềuchỉnh tăng 4 lần Tình hình đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất
là giao thông vận tải Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắttăng 10% nhằm thực hiện chính sách hòa đồng giá vé giữa người Việt Nam vàngười nước ngoài, Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, củangười nông dân cũng tăng cao Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khíchế tạo tăng chi phí Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng cũng làm cho chi phí củamột loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên
Đặc biệt là sự biến động lớn của thị trường bất động sản từ năm 1999 đếnnay, hệ lụy của nó là vô cùng lớn Đáng nhẽ các nguồn tiền nhãn rỗi trong nền kinh
tế đặc biệt là trong dân cư phải được tập trung để đầu tư phát triển sản xuất thì naymọi người lại dồn hết tiền để kinh doanh bất động sản gây rối loạn thị trường này,đẩy giá bất động sản tăng hàng chục lần Do vậy giá thuê mặt bằng để sản xuất, thuêcửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng, đẩy chi phí sản xuất lên cao
Trang 13- Thứ 3: Do cầu kéo
Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hànghóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú Do đó hầunhư không có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá mộthay một số mặt hàng nào đó Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm giacầm xẩy ra trên diện rộng và kéo dài, đã làm giảm mạnh nguồn cung sản phẩm giacầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng giacầm nói riêng tăng đột biến Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyểnsang các mặt hàng thực phẩm khác nên đã làm cho nhóm hàng thực phẩm nói chungtăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004 Mặt khác, do biến động mạnh củabất động sản từ cuối năm 1999, do vậy nhu cầu xây dựng tăng cao, dẫn đến giá cảcủa vật liệu xây dựng, sắt thép, các mặt hàng trang trí nội thất đồng lọat tăng lên
Một diễn biến khác cũng xét từ nhân tố cầu kéo, có thể thấy do giá xuất khẩugạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng, thị trường xuấtkhẩu thủy sản ổn định và được mở rộng Do đó giá của các mặt hàng lương thực,thủy hải sản tăng lên
Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất: Điều tiết vĩ mô kém
Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước nhữngbiến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trongnước là còn nhiều bất cập Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày
và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng tamới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược; Các quyết định quản lýđược đưa ra để điều tiết thị trường thường là chậm trễ, vì thế hiệu quả điều tiết kém.Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi thép mặc dầu được kiến nghị từ tháng1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện, vào lúc này giá phôi thép đãtăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đã tăng lên tới 500-520 USD/tấn
Do vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnhtranh với các doanh nghiệp đã nhập phôi thép trước đó; Tình trạng độc quyền, đầu