6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.3.1. Phân tích lý thuyết nghề nghiệp
a. Phân tích LTCNN
Theo lí thuyết cây nghề nghiệp, ai trong chúng ta cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao, môi trường làm việc tốt, được nhiều người tôn trọng, ví trị công tác cao, cơ hội thăng tiến tốt, v.v… Tất cả những mong muốn trên là mong muốn chính đáng của mỗi người và đó chính là “trái ngọt” trong lí thuyết cây nghề nghiệp. Để có được những “trái ngọt” trong nghề nghiệp, việc chọn hướng học,
ngành học và chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp của một người rất quan trọng. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp chính là phần “rễ” của lí thuyết cây nghề nghiệp và cũng là những cơ sở khoa học để dựa vào đó, có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai cho phù hợp. Chúng ta cần nhận thức được rằng thực tế quá trình hình thành và phát triển của 4 yếu tố: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp ở mỗi người đều có thể chịu tác động của khuôn mẫu và định kiến về giới
LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong định hướng nghề nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng việc chọn nghề phải phù hợp với phần rễ của cây nghề nghiệp, tức là chọn nghề theo sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp và một số yếu tố khác như thể lực, sức khỏe… của bản thân. Nói cách khác, cơ sở khoa học của việc chọn hướng học, chọn nghề chính là những hiểu biết về bản thân của mỗi người. Đây là phần cơ bản nhất trong việc chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai. Tránh chọn nghề theo cảm tính, hoặc chọn theo trào lưu. Nếu chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với bản thân thì chúng ta sẽ có được những thành quả mà chúng ta mong muốn như cơ hội việc làm tốt, cơ hội thăng tiến cao, lương cao, công việc ổn định, được nhiều người tôn trọng, v.v… Ngược lại, nếu ai đó chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề không phù hợp với bản thân thì rất khó để có những thành quả tốt trong con đường nghề nghiệp sau này vì người đó sẽ thiếu sự yêu thích đối với công việc, thiếu động lực để học và làm tốt, và thiếu cả những khả năng để phát triển trong học tập và nghề nghiệp. Hơn nữa, người đó khó mà có được sự tự tin trong học tập, trong chuyên môn vì học hay làm việc trái với năng khiếu tự nhiên của bản thân [13]
Sở thích hay còn gọi là thú vui, thú tiêu khiển là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui. Sở thích cũng dùng để chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định . Đối tượng của sở thích là rất rộng và có thể giống hoặc khác nhau ở mỗi người. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công việc của một người đó là được
làm công việc theo đúng sở thích. Bên cạnh đó đặc điểm cơ bản nhất mà mọi đam mê đều có chính là sự kích thích, nghĩa là khi làm việc trong đam mê thì sẽ không có mệt mỏi, chán nản, lo lắng mà thường trực nhất chính là niềm vui. Được làm việc với đam mê là một loại hạnh phúc. Đây là một điểm quan trọng trên con đường tìm kiếm đam mê của chính mình nếu ta chưa tìm thấy nó.
Khả năng là cái mà một người có thể làm tốt. Chúng bao gồm tất cả những điều mà người đó đã học được. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải qua . Khả năng trong trường hợp này cũng được hiểu là năng lực của một người. Nếu sở thích là yếu tố thúc đẩy sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của một người thì khả năng chính là yếu tố nền tảng của sự thành công ấy. Nếu một người chọn một nghề phù hợp với sở thích nhưng bản thân lại không có khả năng thì khó có thể hoàn thành công việc một cách suôn sẻ.
Cá tính là tính cách riêng biệt vốn có của từng người, phân biệt với những người khác. Cá tính hay tính cách hay cách sống của mỗi người góp phần ảnh hưởng đến cách người đó giải quyết công việc. Nếu bỏ qua cá tính khi chọn nghề rất có thể bạn không thể trụ vững với ngành nghề đó.
Giá trị nghề nghiệp: trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tùy thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. XH đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…
Chính vì vậy người học cần phải tích lũy cho mình một trình độ tri thức, kỹ năng và một sự hiểu biết về nghề nghiệp cũng như giá trị của nghề nghiệp đó trong XH để từ đó lựa chọn một ngành nghề phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.
b. Phân tích LTMM Holland
John L. Holland (1919-2008) là một nhà tâm lí học người Mỹ đã dành cả cuộc đời của mình để giải đáp 3 câu hỏi do mình tự đặt ra:
1. Những đặc điểm gì về con người và môi trường dẫn đến việc người ta cảm thấy thoả mãn trong chọn nghề, gắn bó với nghề và thành đạt trong nghề? Ngược lại, điều gì khiến người ta không hài lòng, không thành công trong nghề đã chọn?
2. Những đặc điểm gì về con người và môi trường đã khiến cho một người trong đời của mình giữ nguyên hoặc thay đổi công việc và mức cống hiến?
3. Cách nào là hữu hiệu nhất giúp người ta giải bài toán chọn nghề? Ông đã giải đáp được 3 câu hỏi trên và trong hơn 30 năm qua đã không ngừng hoàn thiện một bộ công cụ giúp cho những ai quan tâm muốn chọn nghề phù hợp có cách để tự tìm hiểu bản thân mình rồi đối chiếu với một danh mục nghề cho sẵn. Từ đó xác định mình thích hợp với loại nghề nghiệp nào.
Theo lý thuyết này, con người được chia làm 6 loại tính cách. Tương ứng với 6 loại tính cách này là 6 môi trường làm việc phù hợp. Tuy nhiên nói như vậy, không có nghĩa là bắt buộc một người chỉ thuộc một loại tính cách hay chỉ thuộc một môi trường làm việc. Vì thực tế cho thấy tính cách của con người là rất đa dạng và mỗi người cũng có thể mang nhiều tính cách khác nhau. Do đó theo ông Holland, một người thuộc nhóm tính cách này vẫn có thể làm việc trong môi trường khác với môi trường thuộc nhóm tính cách ấy. Tuy nhiên, mức độ phù hợp và đáp ứng công việc sẽ giảm dần theo mô hình lục giác Holland như đã trình bày trong chương 1. Sau đây là bảng tóm tắt 6 nhóm tính cách/môi trường làm việc
38
Bảng 2.3. Bảng tóm tắt 6 nhóm tính cách/môi trường làm việc [12]
STT Nhóm Mã Tính cách/ Khả năng Nghề nghiệp Hoạt động Nghề nghiệp Sở thích 1 Kỹ thuật (Realistic) R - Thực tế, đáng tin cậy, đơn giản, coi trọng truyền thống, kiên gan
- Khả năng thao tác vận hành khéo léo, tư duy và
- Thiên nhiên và nông nghiệp
- Cơ khí, xây dựng, điện tử, kỹ thuật, công nghệ - Phát triển phần mềm Vận hành máy móc, sử dụng công cụ, ,xây dựng, sửa chữa Có hứng thú với máy móc, thiết bị, thao tác, vận động, xây dựng, sửa chữa, , cắm trại, lái xe,làm việc ngoài trời chịu đựng được trạng thái
căng thẳng - Thể thao, quân sự, dịch vụ bảo vệ - Nghề thủ Công 2 Nghiên cứu (Investigativ) I - Độc lập, sâu sắc, ham hiểu biết - Khả năng định hướng, khả năng tự học, tự tổ, chức nghiên cứu, khả năng phân tích,viết, toán học
- Nghiên cứu khoa học - Toán học - Vật lý, tự nhiên - Y khoa Tiến hành nghiên cứu, thínghiệm, khám phá, giải quyết các vấn đề trừu tượng Có hứng thú với khoa học, y học, toán học, nghiên cứu, đọc sách, khai thác Internet 3 Nghệ thuật (Artistic) A
Sáng tạo,tự do, độc đáo, sức tưởng tượng phong phú, dễ xúc động
- Khả năng âm nhạc, biểu diễn NT, có khả năng sống thích ứng
- Viết và truyền thông - NT biểu diễn - NT hình ảnh và tạo hình - NT ẩm thực Soạn nhạc, biểu diễn, sáng tác, NT tạo hình Thích tự thể hiện, thu thập các tác phẩm NT, tham dự các buổi biểu diễn, tham quan ,bảo tàng, chơi các nhạc cụ, quan tâm đến truyền thông, văn hóa
39 STT Nhóm Mã Tính cách/ Khả năng Nghề nghiệp Hoạt động Nghề nghiệp Sở thích 4 Xã hội (Social) S - Thích hợp tác,rộng lượng, phục vụ người khác - Kỹ năng nói, nghe,giảng giải và các kỹ năng làm việc với người khác, có khả năng tự kiềm chế tốt
- Khoa học XH - Tư vấn và giúp đỡ - Nhân sự và đào tạo - Giảng dạy và giáo dục - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tôn giáo và tâm linh
Giảng dạy, chỉ dẫn, đào tạo, hăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ
Thích làm việc với con người, tham gia các hoạt động tình nguyện, đọc các sách hoàn thiện bản thân
5 Quản lý
(Enterprisin) E
- Quyết đoán, tự tin, năng động, thích giao lưu, thích phiêu lưu,mạo hiểm, cạnh tranh, địa vị
- Có khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục và chỉ đạo người khác, có khả năng tập trung sâu
- Quản lý, kinh doanh - Maketing và bán hàng - Chính trị và diễn thuyết - Luật Quản lý, bán hàng, thuyết phục Có hứng thú với lĩnh vực kinhdoanh, chính trị, lãnh đạo,doanh nhân 6 Nghiệp vụ (Conventionl) C - Sống thực tế, có tổ chức, ngăn nắp, tỉ mỉ, chính xác, tin cậy, ổn định, hiệu quả, thích làm việc theo hướng dẫn, quy trình
- Có khả năng làm việc với các dữ liệu, số liệu
- Quản trị văn phòng - Tài chính, kế toán, đầu tư - Côngchức nhà nước Thiết lập các thủ tục và hệ thống, tổ chức, lưu trữ tài liệu, sử dụng các phần mềm ứng dụng Có hứng thú trong lĩnh vực tổ chức, quản lý dữ liệu, kế toán, đầu tư, hệ thống thông tin, tham gia các hoạt động tình nguyện
2.3.2. Biểu đồ ca sử dụng
a. Biểu đồ USE-CASE tổng quát
Biểu đồ ca sử dụng của toàn bộ hệ thống ở mức tổng quát như sau:
Hình 2.2. Biểu đồ ca sử dụng – mức tổng quát b. Biểu đồ USE-CASE đối tượng
Biểu đồ USE-CASE dành cho Người sử dụng & quản trị được phân rã như sau:
❖ Đối tượng Người sử dụng
❖ Đối tượng quản trị viên
Hình 2.4. Biểu đồ ca sử dụng phân rã – dành cho quản trị viên
2.3.3. Biểu đồ hoạt động
Biểu đồ hoạt động cho tư vấn dựa lý thuyết nghề: Người sử dụng truy cập vào hệ thống TVTS, sau đó chọn loại lý thuyết nghề nghiệp và trả lời các câu hỏi. Hệ thống sẽ thực hiện so khớp bảng tiêu chí nhờ vào các luật đã được lưu trữ. Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả tư vấn là các ngành phù hợp để người dùng tham khảo.
Hình 2.5. Biểu đồ hoạt động – Tư vấn dựa trên lý thuyết nghề
2.3.4. Biểu đồ lớp
Hệ thống TVTS tại trường CĐNGL cần được xây dựng sẽ áp dụng hai lý thuyết chọn nghề là LTCNN và LTMM Holland :
- Lớp tvts_cau_hoi gồm các thuộc tính: id_cau_hoi, cau_hoi. Trong đó
id_cau_hoi dùng để phân biệt giữa các câu hỏi, cau_hoi dùng để lưu nội dung của
từng câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ được xác định là thuộc vào loại tư vấn nào đó.Mỗi câu hỏi sẽ gồm nhiều câu trả lời.
- Lớp tvts_cau_tra_loi gồm các thuộc tính: id_cau_tra_loi, cau_tra_loi.
Trong đó id_cau_tra_loi dùng để phân biệt giữa các câu trả lời, cau_tra_loi dùng để lưu trữ nội dung các câu trả lời. Mỗi câu trả lời sẽ là trả lời cho một câu hỏi đã được lưu trong lớp tvts_cau_hoi, thuộc nhiều tiêu chí khác nhau và có nhiều môn
học khả năng.
- Lớp tvts_nhom_nganh gồm các thuộc tính: id_nhom_nganh, ten_viet_tat, mo_ta. Trong đó id_nhom_nganh dùng để phân biệt giữa các nhóm, ten_viet_tat
là thuộc tính lưu tên viết tắt các nhóm ngành nghề, mo_ta là thuộc tính lưu các thông tin mô tả về các nhóm ngành. Các ngành nghề được đào tạo tại trường CĐNGL sẽ được phân ra thuộc 6 nhóm ngành theo Holland: R, I, A, S, E, C. Nhóm ngành gồm nhiều ngành nghề và Một ngành nghề có thể thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau.
- Lớp tvts_nganh_nghe dùng để lưu thông tin của các ngành nghề đào tạo tại trường CĐNGL gồm các thuộc tính : id_nganh, ma_nganh, ten_nganh, mo_ta, che_do_mien_giam, thoi_gian_dao_tao, hình_mo_ta. Trong đó mỗi ngành nghề
được phân biệt với nhau bằng id_nganh, ma_nganh là thuộc tính lưu mã các ngành học tại trường CĐNGL.
- Lớp tvts_he_dao_tao dùng để lưu trữ các hệ đào tạo tại trường CĐNGL
gồm các thuộc tính : id_he_dao_tao, ten_he_dao_tao. Trong đó mỗi hệ đào tạo sẽ có nhiều ngành khác nhau. Mỗi hệ đào tạo được phân biệt với nhau bởi
id_he_dao_tao.
- Lớp tvts_bang_tieu_chi dùng để lưu các tiêu chí nhằm dựa vào đó để xác
định từng ngành nghề gồm các thuộc tính: id_tieu_chi, ten_tieu_chi, noi_dung_tc. Mỗi tiêu chí được phân biệt bởi id_tieu_chi, thuộc tính ten_tieu_chi lưu tên của
các tiêu chí, thuộc tính noi_dung_tc lưu thông tin của các tiêu chí .Mỗi tiêu chí
thuộc nhiều câu trả lời.
- Lớp tvts_luat dùng để lưu thông tin của các luật tên các luật của HCG tại
trường CĐNGL đã được xây dựng, gồm các thuộc tính id_luat, ten_luat, noi_dung_luat. Mỗi luật được phân biệt nhau bởi id_luat, ten_luat là thuộc tính
chứa tên các luật, noi_dung_luat chứa nội dung của các luật. Mỗi luật có thể thuộc một hay nhiều điều kiện và chỉ thuộc một loại tư vấn.
- Lớp tvts_loai_tu_van gồm các thuộc tính: id_loai_tu_van, ten_loai trong đó id_loai_tu_van dùng để phân biệt giữa các loại tư vấn, ten_loai dùng để lưu tên của loại tư vấn. Mỗi loại tư vấn gồm nhiều luật khác nhau.
- Lớp tvts_dieu_kien dùng để lưu các điều kiện của từng luật, gồm các thuộc tính id_dieu_kien, noi_dung_dk. Trong đó thuộc tính id_ dieu_kien: dung để
phân biệt các điều kiện với nhau, thuộc tính noi_dung_dk để lưu nội dung của các điều kiện. Mỗi điều kiện sẽ cho ra 1 hoặc nhiều kết luận.
- Lớp tvts_ket_luan dùng để lưu các kết luận theo các điều kiện của từng luật. gồm các thuộc tính id_ ket_luan, noi_dung_kl. Trong đó thuộc tính id_ ket_luan: dung để phân biệt các kết luận với nhau, thuộc tính noi_dung_kl để lưu nội dung của các kết luận.
2.3.5. Xây dựng tập luật cho hệ thống tư vấn nghề tại trường Cao đẳng Nghề Gia Lai Nghề Gia Lai
a. Xây dựng các sự kiện và các luật chung cho hệ thống
Một số luật chung được lập trình cứng để giảm tải việc truy xuất vào CSDL
b. Xây dựng các luật cho tư vấn dựa trên LTMM Holland
❖ Các luật xếp nhóm ngành
Mỗi ngành nghề có thể thuộc một hoặc nhiều nhóm ngành khác nhau. Dựa vào các mô tả ngành trong quyển thông tin tuyển sinh của trường CĐNGL và phần phân tích về LTMM Holland, chúng tôi xây dựng các luật xếp ngành vào nhóm ngành như sau:
•Ngành Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính)
- Sau khi học tập tại trường Ngành Công nghệ thông tin có vị trí và cơ hội việc làm như sau: thành lập công ty TNHH mua bán máy tính, kĩ thuật viên cho các công