Lý thuyết nghề nghiệp

Một phần của tài liệu 28057_171220200193033LVNguyenThiThuHa (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Lý thuyết nghề nghiệp

a. Nội dung Lý thuyết nghề nghiệp (LTCNN)

Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những

“quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định [13].

Hình 1.7. Mô hình LTCNN b. Ý nghĩa LTCNN

LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm trong công tác giáo dục hướng nghiệp là phải giúp cho HS nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung.

Phần lớn HS khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?”, câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trên thị trường lao động”, hay “Vì cơ hội việc làm của công việc này cao”, hoặc “Công việc này trả lương tương đối cao so với các việc khác”… Những câu trả lời trên cho thấy những HS đó đã chọn nghề theo “quả”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “quả ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân, hay còn

gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp. Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành nào đó không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao.

Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề phổ thông được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo cơ hội cho HS được thử sức mình trong một nghề cụ thể, qua đó giúp HS hiểu rõ hơn sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân để có cơ sở chọn nghề tương lai phù hợp.

Vì vậy, một trong những yêu cầu mà giáo viên dạy nghề phổ thông cần quan tâm thực hiện ngay từ khi bắt đầu tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho đến khi kết thúc khóa học là giúp HS xác định được và hiểu rõ sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân thông qua việc thực hiện những nội dung nghề cụ thể trong chương trình

Một phần của tài liệu 28057_171220200193033LVNguyenThiThuHa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)