NGHỀ NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu 28057_171220200193033LVNguyenThiThuHa (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NGHỀ NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm về nghề nghiệp

Trong đời sống sản xuất của XH, trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công nhân chúng ta thường nói đến một khái niệm khác đó là nghề.

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của XH [5].

Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của XH. Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn.

Hệ thống nghề nghiệp trong XH có số lượng nghề và chuyên môn nhiều. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong XH luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

❖ Quy trình hướng nghiệp

Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:

Hình 1.4. Quy trình hướng nghiệp

Em là ai?

Sở thích, cá tính, khả năng và giá trị nghề nghiệp

Làm sao để đi đến nơi mà em muốn tới?

Kỹ năng cần thiết, giáo dục/bằng cấp,Xây dựng mạng lưới chuyên

nghiệp

Em đang đi về đâu?

Thông tin nghề nghiệp,thông tin tuyển dụng lao động

1.2.2. Vai trò của tư vấn hướng nghiệp

- Tư vấn hướng nghiê ̣p (TVHN) được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì nó giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp ho ̣c sinh (HS) có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của XH, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, XH bền vững của đất nước.

- Giúp mỗi cá nhân hiểu biết về thế giới làm việc, môi trường ứng dụng nghề nghiệp của mình, nắm bắt thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp, định hướng nghề nghiệp, hiểu biết và lựa chọn được ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp, thấy được năng lực sở trường bản thân.Từ đó giúp các em có ý thức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. có trách nhiệm trong việc chọn lựa nghề nghiệp việc làm, hình thành một nhận thức về nghề nghiệp.

- Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng, ổn định, họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế XH một cách toàn diện.

- Như vậy, cần có sự TV, cung cấp thông tin cho HS để các em có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai. Nếu được định hướng đúng, chọn một con đường học hành phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của XH, đặc biệt là nhu cầu của quê hương, HS có thể sẽ có cơ hội để làm đúng nghề mình yêu thích và góp phần xây dựng quê hương. Vì vậy, xây dựng các giải pháp cho hoạt động TVHN đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay [5].

- Hướng nghiệp là công việc mà toàn XH có trách nhiệm tham gia., thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp thường xuyên bằng nhiều hình thức.

1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CHỌN NGHỀ NGHIỆP 1.3.1. Lý thuyết mật mã Holland 1.3.1. Lý thuyết mật mã Holland

a. Nội dung lý thuyết Holland

Lý thuyết mật mã (LTMM) Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra lý thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp như sau:

Bất kỳ ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng sau đây: - Realistic (R) - tạm dịch là người thực tế/nhóm kỹ thuật (KT);

- Investigative (I)- tạm dịch là nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu (NC); - Artistic (A) - Nghệ sĩ/nhóm NT (NT);

- Social (S) - tạm dịch là người công tác XH/nhóm XH (XH); - Enterprising (E) - tạm dịch là người dám làm/nhóm quản lý (QL); - Conventional (C) - tạm dịch là người tuân thủ/nhóm NV (NV).

Hình 1.5. Mô hình nhóm sở thích nghề nghiệp của Lý thuyết Holland

- 6 chữ cái của 6 kiểu người đặc trưng hợp lại thành RIASEC. Những người thuộc cùng một kiểu người có sở thích tương đối giống nhau: Người mang mã XH (code S) rất thích tiếp xúc với người khác và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể.

- Người mã QL (code E) thì thích tiếp xúc với dữ liệu và người khác, trong khi kiểu Người có mã NC (code I) lại thích tiếp cận với ý tưởng và vật thể.

- Người mã NV (code C) thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể. - Người mã NT (code A) thích tiếp xúc với ý tưởng và người. - Người mã KT (code R) thích tiếp xúc với vật thể.

- Có 6 loại môi trường tương ứng với 6 kiểu người nói trên. Môi trường tương ứng với kiểu người nào thì kiểu người ấy chiếm đa số trong số người thành viên của môi trường ấy.

Ví dụ: Môi trường có hơn 50% số người có mã XH (code S) trội nhất thì đó là môi trường loại XH.

- Ai cũng tìm được môi trường phù hợp cho phép mình thể hiện được kỹ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình.

- Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của môi trường.

Ví dụ: người mang mã NT (code A) được tuyển chọn vào môi trường NT (A) sẽ dễ dàng cảm thông với người xung quanh, mau chóng bắt nhịp với công việc, được đồng nghiệp tin yêu và có nhiều cơ hội thành công trong công việc.

- Mức độ phù hợp giữa một người với môi trường có thể được biểu diễn trong mô hình lục giác Holland.

Có 4 mức phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường: kiểu người nào làm việc trong môi trường ấy là mức phù hợp cao nhất.Ví dụ : như kiểu người NT làm việc trong môi trường NT. Người nào làm việc trong môi trường cận kề với kiểu người của mình (cùng một cạnh của lục giác), như KT-NC (người kiểu KT làm việc trong môi trường NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; người nào làm việc trong môi trường cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu người NC làm việc trong loại môi trường NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3, còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu người và loại môi trường nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT- XH hay QL-NC hay NT-NV.

Từ những giả thiết của lý thuyết Holland trên, có thể rút ra 2 kết luận:

- Một là, hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: nhóm kỹ thuật (KT); nhóm nghiên cứu (NC); nhóm NT (NT); nhóm XH (XH); nhóm quản lý (QL); nhóm NV (NV).

- Hai là, nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc [9].

Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn.

b. Ý nghĩa LTMM Holland

LTMM (LTMM) Holland có liên quan rất chặt chẽ với Lý thuyết cây nghề nghiệp (LTCNN) vì sử dụng LTMM Holland là một trong những cách giúp HS biết được sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân và những nghề nghiệp phù hợp nhanh nhất, dễ làm nhất.

Ví dụ: Những HS có kết quả làm trắc nghiệm thuộc nhóm kỹ thuật, bản thân lại có sở thích với xây dựng thì có thể đăng ký học nghề kỹ thuật xây dựng.

Trường hợp đặc biệt:

mình có sở thích và khả năng rộng, trải đều cả 6 nhóm. Thông thường những người có đặc điểm này phải mất một thời gian dài mới tìm được công việc mình thực sự yêu thích. Cũng có trường hợp, họ sẽ làm một số công việc cùng một lúc.

Một người không thuộc về nhóm nào: Là những người thấy mình có sở thích và khả năng rất thấp ở tất cả các nhóm, gần như không nổi trội ở nhóm nào. Thông thường, những người có đặc điểm này cần phải có cơ hội trải nghiệm thêm ở những môi trường hoạt động khác nhau trước khi hiểu được bản thân hơn. Có những trường hợp, HS có các khả năng trong mỹ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ nhưng không được gia đình khuyến khích hoặc chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực này thì khó mà biết được những sở thích và khả năng nghề nghiệp của mình.

Một người thuộc về hai nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp đối lập nhau: Là những người có sở thích và khả năng nghề nghiệp ở các nhóm đối lập nhau. Ví dụ như NV và NT; XH và KT; QL và NC. Thông thường những người có đặc điểm này thường cảm thấy mâu thuẫn với chính bản thân vì các đặc điểm của hai nhóm đối lập rất khác nhau. Những người này sau khi hiểu được bản thân và học được cách kết hợp, dung hòa giữa hai nhóm sẽ tìm được câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của đời mình.

1.3.2. Lý thuyết nghề nghiệp

a. Nội dung Lý thuyết nghề nghiệp (LTCNN)

Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những

“quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định [13].

Hình 1.7. Mô hình LTCNN b. Ý nghĩa LTCNN

LTCNN là lý thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lý thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm trong công tác giáo dục hướng nghiệp là phải giúp cho HS nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung.

Phần lớn HS khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?”, câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trên thị trường lao động”, hay “Vì cơ hội việc làm của công việc này cao”, hoặc “Công việc này trả lương tương đối cao so với các việc khác”… Những câu trả lời trên cho thấy những HS đó đã chọn nghề theo “quả”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “quả ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân, hay còn

gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp. Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành nào đó không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao.

Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề phổ thông được chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo cơ hội cho HS được thử sức mình trong một nghề cụ thể, qua đó giúp HS hiểu rõ hơn sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân để có cơ sở chọn nghề tương lai phù hợp.

Vì vậy, một trong những yêu cầu mà giáo viên dạy nghề phổ thông cần quan tâm thực hiện ngay từ khi bắt đầu tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho đến khi kết thúc khóa học là giúp HS xác định được và hiểu rõ sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân thông qua việc thực hiện những nội dung nghề cụ thể trong chương trình

1.4. TỔNG KẾT CHƯƠNG

Nội dung chương này, tôi đã trình bày một số cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng HCG tư vấn tuyển như các khái niệm HCG, các đặc trưng & thành phần cơ bản của một HCG, những kỹ thuật suy luận và các lĩnh vực ứng dụng của HCG. Bên cạnh đó, nội dung luận văn cũng đã thể hiện một số lý thuyết về chọn nghề nghiệp như: LTMM Holland, LTCNN từ đó làm cơ sở để xây dựng HCG phục vụ cho công tác TVTS sau này.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Nội dung chương này tôi sẽ trình bày phân tích hiện trạng TVTS tại trường CĐNGL, tìm ra những ưu nhược điểm của công tác này trong hiện tại. Đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục nhược điểm góp phần cải thiện chất lượng của công tác TVTS tại trường. Sau đó tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống theo giải pháp đã đề ra.

2.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

2.1.1. Tình hình công tác tuyển sinh

Hiện nay, cử nhân tốt nghiệp đại học ra trường không kiếm được việc làm, thậm chí tốt nghiệp đại học rồi lại quay ra học nghề đã không còn là điều hiếm gặp. Trong khi đó, cơ hội việc làm của học viên trường nghề khi tốt nghiệp đạt tới trên 80%... Mặc dù vậy, công tác tuyển sinh của các trường nghề vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó

tuyển sinh của các trường nghề là do công tác hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Với những kiến thức đã được học trong trường phổ thông, học sinh đã dần khẳng định cho mình con đường lập nghiệp. Tuy nhiên, các em vẫn chưa đủ hiểu biết và chưa có nhiều cơ hội để thử sức với nghề đã chọn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan cho thấy hiện nay hầu hết các trường nghề đều phải đợi thí sinh không đỗ đại học mới đăng ký vào học trường nghề. Hiện tượng này phản ánh tâm lý của phụ huynh và học sinh vẫn chuộng học đại học, cao đẳng hơn học nghề chỉ là giải pháp thay thế sau cùng. Chính điều này đã tạo nên

Một phần của tài liệu 28057_171220200193033LVNguyenThiThuHa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)