1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hiện đối chiếu thành ngữ tiếng việt con hổ mèo với yếu tố tương đương trong tiếng hán 2

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Đối Chiếu Thành Ngữ Tiếng Việt Con Hổ, Mèo Với Yếu Tố Tương Đương Trong Tiếng Hán
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga, Đinh Diệu Như, Trần Thị Ái Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Vân Anh
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Đối Chiếu
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 768,66 KB

Nội dung

Thành ngữ từ lâu đã trở thành một kho tàng có giá trị to lớn về ngôn ngữ và văn hóa, được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống của nhân dân cũng như các tác phẩm văn chương.. Qua việc tìm h

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

KHOA TIẾNG TRUNGHỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

-Tên đề tài:

THỰC HIỆN ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CON HỔ, MÈOVỚI YẾU TỐ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG HÁN

Nhóm 3

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nga

Đinh Diệu NhưTrần Thị Ái VyLớp: 19CNTCLC01

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân Anh

Đà Nẵng, tháng 03/2021

Trang 2

I.1.Lý do chọn đề tài

Ra đời cùng với sự phát triển của vốn ngôn ngữ dân tộc, chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt Thành ngữ từ lâu đã trở thành một kho tàng có giá trị to lớn về ngôn ngữ và văn hóa, được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống của nhân dân cũng như các tác phẩm văn chương Thông qua việc tìm hiểu các thành ngữ sẽ giúp cho mỗi người trau dồi thêm vốn ngôn ngữ mà còn thể hiện được tư duy, tri thức thức không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa của bản thân khi áp dụng vào cuộc sống

Qua việc tìm hiểu về thành ngữ tiếng Việt, nhóm em nhận thấy nhiều điểm thú vị và độc đáo của người Việt Nam ta trong văn hóa đời sống – văn hóa văn học cũng như trong tư duy văn hóa, thông qua việc sử dụng thành ngữ về con Hổ và con Mèo Điều này đã thôi thúc và gợi dẫn nhóm em đến tìm hiểu và nghiên cứu thành về con Hổ và con Mèo trong tiếng Việt Và dưới cái nhìn của sinh viên ngôn ngữ Tiếng Trung Nhóm chúng em quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đối chiếu thành ngữ tiếng Việt về con Hổ và con Mèo với yếu tố tương đương trong tiếnghán Hi vọng thông qua việc thực hiện đối chiếu này sẽ giúp nhóm em và mọi người có thêm nhiều cái nhìn sâu sắc và thêm hiểu hơn về thành ngữ con Hổ và con mèo trong tiếng Việt cũng như thành ngữ tương đương trong tiếng Hán và cũng thấy được những khía cạnh khác nhau và giống nhau trong tư duy văn hóa của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc

I.2.Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu thu nhập

Để thực hiện việc nghiên cứu đối chiếu này, em đã dựa vào phương pháp thu nhập ngữ liệu, thông qua đó tìm hiểu, phân tích và thực hiện đối chiếu để tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong cách cách tư duy văn hóa trong việc sử dụng thành ngữ của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc

Dưới đây là ngữ liệu về một số câu thành ngữ về con Hổ và con Mèo mà nhóm em muốn giới thiệu đến bài tiểu luận này

STTBi u TểượngÝ NghĩaGi i Thíchả

Trang 3

II NỘI DUNG

II.1 Thành ngữ con Hổ

Thông qua tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản của con hổ cùng với những cái nhìn, tính biểu tượng trong văn hóa chúng em đã liên hệ với những thành ngữ mình đã thu thập được và xin được phân loại các thành ngữ trên theo nhưng cơ chế như sau để thuận tiện hơn trong việc đối chiếu:

+Đặc điểm+Bản chất+Tập tính

II.1.1.Đặc điểm

Như mọi người đã biết, hổ là loài động vật được mệnh danh là “chúa tể rừng xanh”, với đặc điểm là sống ở trong rừng, nổi tiếng là một loài độngvật mạnh mẽ có sức mạnh thượng đẳng khi sống ở trong rừng

Và tìm hiểm về đặc điểm của Hổ, nhóm chúng em có tìm được câu thành ngữ thể hiện rõ về đặc điểm này, đó là:

+Rừng: là nơi sinh sống và hoạt động của hổ, cũng là nơi hổ phát huy ra hết những tài năng, lợi thế và quyền lực uy mãnh của mình

 Vậy nên người xưa đã mượn hình ảnh con hổ, đã rất uy mãnh như một

vị chúa tể, ấy vậy mà vị chúa tể ấy còn được ở nơi là “rừng” Nơi có thể phát huy được tấtcả mọi lợi thế và quyền lực của vị chúa tế ấy để ám chỉ so sánh sự giống nhau giữa con người Con người cũng có đặc điểm là là ỷ lại vào thế lực và quyền thế của người mạnh mà hung hăng, bóc lột ức hiếp những người yếu khác Vậy nên câu thành ngữ này đã dùng phương thức ẩn dụ để ví von hình ảnh con hổ ở rừng như một vị chúa tể sơn lâm với những đặc điểm trong tính cách của con người hay gặp phải

Trang 4

Đối chiếu sang tiếng Hán ta có một câu có ý nghĩa tương tự như câu trên.“狗仗人 ” 势 (Cẩu thượng nhân thế)

-Câu này có ý nghĩa tương tự như câu “Hổ cậy gần rừng”.-Để đi tìm hiểu câu này rõ hơn ta đi tìm hiểu kĩ hơn về hai từ “狗” và “人势”

+狗: Âm Hán Việt: Cẩu: con chó.+人势: Âm Hán Việt: Nhân thế, ý chỉ thế lực, quyền thế của con người.

 Câu này đã mượn hình ảnh con chó trong từ “狗” và hình ảnh lợi thế người chủ, người nuôi dưỡng con chó đó qua từ “人 ”势 Chỉ về một con chó khi được sống ở trong nhà một người chủ có quyền thế, địa vịcao thì được coi như là lợi thế của nó, vì ở đó nó rất được tôn trọng, nó cậy gần nhà mà hung hăng bắt nạt những con chó khác, không có chủ hoặc có chủ những quyền thế địa vị thấp hơn Cũng giống như con người cũng vậy, cũng hay thường dựa vào lợi thế của mình hoặc của người khác để ra uy ra oai bắt nạt người khác Vậy nên thông qua hai hình ảnh của hai từ ngữ đó câu thành ngữ này đã sử dụng phương thức ẩn dụ để ví von với những đặc điểm trong tính cách của con người

Kết luận:

-Cả hai câu của tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung một ý nghĩa và sử dụng chung một mục đích là diễn đạt đặc điểm tính cách của con người.Đều sử dụng phương thức ẩn dụ để ví von cho những đặc điểm tính chất của con người, đều là kết cấu câu bốn chữ gồm hai danh từ và một động từ

-Nhưng tại sao người Việt Nam ta lại dùng hình ảnh con hổ và núi rừng để làm cái biểu tượng chứ không phải là những hình ảnh khác, như đối với người Trung Quốc lại sử dụng hình ảnh con chó và lợi thế của con người để làm cái biểu đạt

Trang 5

Ở Việt Nam hổ được coi là “chúa tể rừng xanh”, nhắc đến hổ là nhắc đến thế lực, quyền lực, nên người Việt ta đã dùng con hổ để nói về thành ngữ này Ngoài ra như ta được biết con hổ đối với người Việt không chỉ là một con vật bình thường mà nó còn là biểu tượng của văn hóa tâm linh, văn hóa văn học bao đời của người dân Việt ta Nó thuộc trong biểu tượng 12 con giáp Một con vật biểu thị sức mạnh, quyền lực Vì vậy nó đã trở thành một hình tượng rất gần gũi, gắn bó và quen thuộc trong tâm trí người Việt ta từ xưa đến nay Nên người Việt ta đã lấy những hình ảnh quen thuộc ấy để làm so sánh ví von với đặc điểm tính cách của con người thường gặp trong cuộc sống

Đối với người Trung Quốc, chó là một loài động vật rất gần gũi, thân thiết không chỉ gắn liền trong cuộc sống thường ngày mà cả trong văn hóa tín ngưỡng của ngườiTrung Quốc từ xưa cho đến nay Theo các nhà khảo cổ, chó được người Trung Quốc nuôi trong nhà từ cách đây hàng ngàn năm Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã biết sử dụng chó để đi săn Khi nền nông nghiệp phát triển, vai trò của chó ngày càng giảm đi nhưng không bị lãng quên Chó trung thành với chủ nên đóng vai trò giống như “vệ sĩ” Chó cũng được coi biểu tượng may mắn đối với ngườiTrung Quốc Nếu một con chó hoang xuất hiện trước cửa nhà, đó là dấu hiệu cho thấy may mắn sẽ đến Chó cũng là loài vật đặc biệt trung thành với chủ, dù nhà chủ nghèo hay giàu Và đặc biệt vào năm 1860, chó trở thành một sủng vật rất được yêu thích của hoàng gia Trung Quốc Được chăm sóc và tôn trọng như thần thánh và nếu như bạn ăn trộm hay làm tổn thương hoặc thậm chí buông lời nhục mạ đối với một trong những có chó này bạn sẽ bị hành hình Chính vì những đều trên, nên người Trung đã chọn hình ảnh con chó thay vì những con vật khác để đưa ra quan điểm ý nghĩ của mình về đặc điểm tính chất con người

II.1.2.Bản chất

Hổ là một loài dã thú có bản chất hung dữ và tàn bạo Và thông qua được đặc trưng này của loài hổ nhóm chúng em đã tìm thấy một câu thành ngữ có chất chứa những đặc trưng này của hổ

“Hổ đội lốt thầy tu”-Câu thành ngữ này có ý nghĩa chỉ những kẻ bên ngoài thì hiền lành, đức

độ nhưng sâu bên trong là lòng dạ độc ác, thủ đoạn

Trang 6

-Thông qua hai hình ảnh, “hổ” và “thầy tu” ta thấy được:+Hổ: bản chất là một con dã thú rất hung bạo, tàn độc.+Thầy tu: là người tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống một mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện Thầy tu là người ăn chay niệm phật, chân thật, chất phác, hiền lành, đối nhân xử thế

 Vậy nên người Việt ta đã dùng hai hình ảnh có bản chất đối lập này là

là hình ảnh so sánh cho phương thức ẩn dụ, chỉ những kẻ tàn bạo độc ác, nhưng luôn mang theo bên mình là một bộ mặt hiền lành và đạo đức

Đối chiếu sang tiếng Hán ta có một câu có ý nghĩa tương tự như câu trên

“笑里藏刀” 笑里藏刀” ( tiếu lí tàng đao)

- Câu này có ý nghĩa tương tự như câu “ hổ đội lốt thầy tu”.- Để đi tìm hiểu câu này rõ hơn ta đi tìm hiểu kĩ hơn về hai từ “笑里” và “刀”

+笑里: Âm Hán Việt: Tiếu lí: bên trong nụ cười, đằng sau nụ cười.+刀: Âm Hán Việt: Đao: vũ khí ví dụ như: cái đao, cái dao.

 Câu này đã mượn hình ảnh “刀”, một hình ảnh qua đó ta nhìn thấy

được đầy rẫy sự nguy hiểm vì đó chính là hình ảnh của một con dao hay là một cây đao dùng trong chiến tranh giết chết kẻ thù Và hình ảnh “笑里” , một nụ cười nhưng sau bên trong còn chất chứa điều gì đó Qua hai hình ảnh này người Trung Quốc đã sử dụng phương thức ẩn dụ để chỉ về hành động, bản tính của những người bên ngoài thì cười nói nhưng sâu bên trong cực kì nham hiểm, độc ác

Kết luận

- Cả hai câu của tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung một ý nghĩa và sử dụng chung một mục đích là diễn đạt bản chất, bản tính xấu xa của con người Đều sử dụng phương thức ẩn dụ để ví von cho những bản chất ấy

Trang 7

-Nhưng tại sao người Việt Nam ta lại dùng hình ảnh con hổ và thầy tu để chỉ về những bản chất này của con người và người Trung Quốc lại sử dụng hình ảnh “笑里” và “刀” để chỉ về những bản chất đó.

Vì đối với nhận thức của người Việt Nam mình từ xưa đến nay đều xem con hổ là một con vật hung dữ nhất, mạnh bạo nhất trong tất cả các loài vật Còn hình ảnh “thầy tu” cũng gắn bó rất thân thiết trong văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của người Việt ta Nhắc đến thầy tu ta nhớ ngay đến đạo phật, một trong những đạo giáo có nền văn hóa lịch sử lâu đời gắn với nước ta, là một trong những đạo giáo có địa vị cao nhất trong giới tín ngưỡng tâm linh của người Việt ta từ xưa cho đến hiện tại Mặc dù dã trảiqua một thời gian dài bị đô hộ bởi Trung Quốc, bị ảnh hưởng ít nhiều với nho giáo nhưng trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục Có thể nói văn hóa Phật giáo suốt dòng lịch sử đã hòa mình và hợp nhất với nền văn hóa ViệtTộc trở thành một tổng thể bất khả phân ly qua ngôn ngữ, qua tư tưởng, được biểu lộ nơi mọi sự sinh hoạt xã hội, nơi nếp sống tâm linh Hai nền văn hóa hợp nhất này đã thể hiện rõ nét trong phong tục tập quán, trong văn học bình dân cũng như trong văn học bác học Cũng vì lẽ ấy mà hình tượng người thầy tu trong lòng dân tộc ta luôn được đề cao và coi trọng nên người Việt Nam đã lấy hình ấy đã gắn bó sâu trong tiềm thức người Việt ta từ xưa đến nay để áp dụng vào văn học đặc biệt là câu thành ngữ “hổ đội lốt thầy tu”

Còn đối với người Trung Quốc hình ảnh “đao” là một hình ảnh hết sức quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và dường như cũng là sựám ảnh và bản năng của họ Chúng ta thử nhìn lại lịch sử quá trình hình thành nên Trung Quốc, có thể thấy được điều này nói không sai Vì trong lịch sử hình thành nên Trung Quốc, người dân đã phải chứng kiến và trải qua biết bao cuộc chiến đẫm máu mới có được một đất nước rộng lớn và hòa bình như ngày nay Khi đó, đao không chỉ là một vật dụng trang trí hay sử dụng phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn là một vật bảo mệnh, vật ghi lại bao chiến công đã qua của những cuộc chiến tranh nguyhiểm và đẫm mấu của người dân Trung Quốc Chính vì quá gắn bó, quá khắc sâu trong tiềm thức nên người dân Trung Quốc đã chọn hình ảnh “đao” áp dụng vào trong văn hóa văn học và tạo ra câu trên

II.1.3.Tập tính

Trang 8

Hổ là một con vật có tập tính lãnh thổ cao Và thông qua đặc trưng này của loài hổ nhóm chúng em đã tìm ra một câu thành ngữ có phản ánh về đặc trưng này của loài hổ.

“Đâm đầu vào hang hổ”-Câu thành ngữ này chỉ những hành động liều lĩnh, tự đưa mình vào

những chỗ, những việc đầy nguy hiểm đối với tính mạng

- Ta biết được hang hổ là nơi trú ngụ, là lãnh thổ riêng bí mật và an toàn

của Hổ Mà hổ là loài vật có tập tính lãnh thổ cao Nếu như có ai bước vào hang hổ cũng như đang tuyên chiến mới nó Vì vậy đây là một hành động rất liều lĩnh và nguy hiểm Và người Trung quốc đã mượn hình ảnh “hang hổ” sử dụng phương thức ẩn dụ để so sánh với một nơi nguy hiểm.Do dó việc đâm đầu vào hang hổ là một hành động nguy hiểm, liều mạng, tự gây khó khăn, gây nguy hiểm cho mình

Đối chiếu sang tiếng hán ta có một câu với ý nghĩa tương tự

作 茧 自 缚作 茧 自 缚” (làm kén tự buộc)-Câu này có nghĩa tương tự với câu “ Đâm đầu vào hang hổ”-Đề hiểu rõ hơn về câu này ta đi tìm hiểu về hai từ “茧” và t “ừ 缚”

+茧:Âm Hán Việt: Ki nể : Ý ch cái kén tằằm, t kénỉ ổ+缚:Âm Hán Việt: Phược, Ph cọ: Ý ch trói, bu c, bó bu c, rang ỉ ộ ộbu cộ

 Thông qua hình nh con sâu tằằm nh t , t bu c mình trong quá kếết ả ả ơ ự ộ

kén biếến thành b m Ngướ i Trung Quôếc đã thâếy đườ ược s giôếng ựnhau gi a hình nh con sâu t trói bu c mình trong cái kén và hình ữ ả ự ộ

nh con ng i t đ a mình vào thếế khó khằn, s nguy hi m mà dùng

-Nhưng tại sao người Việt Nam lại dùng hình ảnh con hổ, cái hang hổ đề chỉ sự nguy hiểm và người Trung Quốc lại dùnng hình ảnh tự buộc mình của con sâu tằm để chỉ hành động đưa mình vào thế khó khăn

Trang 9

Vì đối với tư duy suy nghĩ của người phương Đông từ xưa đến nay, hình ảnh con hổ gắn liền với đặc trưng cho vương quyền, quân sự nên thường xuất hiện trong cung điện, doanh trại Tuy nhiên hổ là động vật sống trong rừng nó gắn liền với cuộc sống của ngừoi dân hơn Còn hình tượng con rồng chỉ là con vật xuất hiện trong truyền thuyết được mô tả lại và sống trên trời nên không thân thuộc như hình ảnh con hổ Ngoài ra, dân gian xưa còn có câu chuyện về “ông ba mươi” Đó chính là nói về con hổcứ đêm 30 sẽ từ trong rừng đi về phía dân làng để bảo vệ người dân khỏi những tà ma Bởi người Việt quan niệm thường vào ngày rằm hoặc đêm 30 âm phủ sẽ mở cửa nên ma quỷ xuất hiện nhiều Và hình ảnh con hổ đại diện cho sự hung tợn có thể bảo vệ người dân khỏi ma quỷ Vì thế, người việt ta đã sử dụng hình ảnh con hổ để ví von.

Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươmtơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới Người Trung Quốc đã quan sát và tìm ra được con tằm có thể nhả tơ và có thể dùng tơ đó để dệt nên lụa Mà ở thời xưa, lụa đối với Trung Quốc rất là quý hiếm Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc Nên hình ảnh đó được lưu truyền và khắc sâu trong tư duy văn hóa của người Trung Quốc bao đời Thế nên người Trung Quốc đã dùng hình ảnh tằm để ví von

Đối với người Trung Quốc cũng là một quốc gia thuộc văn hóa phương đông, cũng sử dụng nhiều hình ảnh con hổ tuy nhiên họ lại chọn hình ảnhcon tằm bởi vì ở trung quốc có “con đường tơ lụa”được xem là hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và là cây cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây Ban đầu được thành lập từ thời nhà Hán và được sử dụng cho mục đích quân sự nhiều hơn là thương mại Tuy nhiên khi con đường tơ lụa dần được hình thành thì người Trung Hoa đã mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu đến đây buôn bán Vậytại sao là lụa mà không phải những thứ khác? Bởi vì thời kì đầu những bậc đế vương và các nhà quý tộc thích lụa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó thành vàng Bởi sự quý giá của lụa nên từ lâu cuộc sống của người dân Trung Quốc đã gắn liền với văn hoá may dệt Và cho tới bây giờ đã ảnh hưởng sâu trong tiềm thức của người dân Trung Hoa Mà nguyên liệu chính để dệt nên lụa là tơ con tằm nên người Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh con tằm thay vì con hổ

Trang 10

II.2 Thành ngữ về con mèo

Nói đến hổ ta không thể không nhắc đến mèo Vì Mèo và Hổ đều là những con vật thuộc họ nhà Mèo, nên giữa chúng có sự gắn bó chặt chẽ và có phần giống nhau Mèo còn có tên gọi khác là “tiểu Hổ” Vậy nên, nhìn thấy được nhiều sự tương đồng của hai loài vật này, nên nhóm chúng em quyết định chọn hình tượng con Mèo trong thành ngữ tiếng Việt là con vật tiếp theo để thực hiện đối chiếu với những yếu tố tương đương trong tiếng Hán

Và thông qua việc tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản của con mèo, nhóm chúng em sẽ phân loại ra thành ba đặc trưng cơ bản của mèo áp dụng vào thành ngữ dế dễ dàng hơn trong việc phân tích và đối chiếu:-Tập tính săn mồi

-Tập tính vệ sinh-Bản chất

II.2.1.Tập tính săn mồi

Mèo là loài động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn thường là những con vật nhỏ Chúng ta khi nuôi mèo thường sẽ thấy mèo rất thích ăn cá Tuy nhiên đối tượng săn mồi nhiều nhất của mèo là chuột Liên quan tới tập tính săn mồi của mèo ta có câu thành ngữ:

“Rình như mèo rình chuột”

Tại sao lại nói mèo rình chuột?Bởi trong quá trình săn mồi, mèo sẽ quan sát rất lâu, rình xem mọi hoạt động của con mồi chứ không tấn công liền như những con vật khác Sau đó, chúng sẽ chờ đợi tới một thời cơ thích hợp khi con mồi mất cảnh giác thì tóm lấy Và con vật được mèo săn bắt nhiều nhất là chuột nên lấy hình ảnh con chuột làm hình ảnh tượng trưng

 Qua quan sát, người Việt Nam cảm thấy, để bắt được con mồi, con mèo đã

phải trải qua một quá trình rất kiên trì và nhẫn nại để quan sát và chờ đợi thời cơ tóm gọn con mồi Mà kiên trì và nhẫn nại cũng chính là một trong

Ngày đăng: 23/09/2024, 19:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w