1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu thành ngữ các yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng hàn và tiếng việt

86 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Chiếu Thành Ngữ Có Yếu Tố Chỉ Hiện Tượng Tự Nhiên Trong Tiếng Hàn Và Tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga
Người hướng dẫn TS. Lê Lâm Thi
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học So Sánh Đối Chiếu
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Trong luận văn này, trên cơ sở khảo sát, phân tích các đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề để tiến hành đối chiếu song

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

THỪA THIÊN HUẾ, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

MÃ SỐ: 8222024

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ LÂM THI

THỪA THIÊN HUẾ, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong một ngôn ngữ, thành ngữ thuộc nhóm cụm từ cố định, đồng hành cùng từ và các đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành đặc trưng riêng của ngôn ngữ

đó Đặc biệt, thành ngữ thể hiện những nét độc đáo của một nền văn hoá, trong

số đó những thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt là sự đúc kết kinh nghiệm trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất của người dân hai nước qua bao đời Trong luận văn này, trên cơ sở khảo sát, phân tích các đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề để tiến hành đối chiếu song song với tiếng Việt Qua đó, luận văn đã làm rõ được những điểm tương đồng cũng như những đặc điểm riêng biệt tồn tại trong mỗi ngôn ngữ Không những vậy, luận văn mang đến một cái nhìn toàn diện đối với những người quan tâm đến thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên và cả những người đang theo học, tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hoá của hai quốc gia

Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan quá trình nghiên cứu thành ngữ nói chung, thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên nói riêng và đưa ra

cơ sở lý thuyết về khái niệm, đặc điểm và phân loại thành ngữ trong tiếng Hàn

và tiếng Việt nhằm tạo cơ sở cho việc miêu tả những đặc điểm thành ngữ ở chương 3, 4 và bước đối chiếu ở chương 5

Chương 2 luận văn chủ yếu trình bày về phương pháp thực hiện luận văn gồm các bước thực hiện đề tài, cách sử dụng phương pháp định lượng và định tính cùng với những phương pháp như thu thập ngữ liệu, miêu tả, đối chiếu để thực hiện quá trình thu thập ngữ liệu và phân tích, đối chiếu về thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Chương 3, 4 tập trung vào việc mô tả và phân tích những đặc điểm về mặt cấu tạo như yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong thành ngữ, phân loại cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt Chương 5 sử dụng những cơ sở, kết quả phân tích ở chương 3,4 để tiến hành đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt trên hai mặt là cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm tìm ra điểm tương đồng, dị biệt trong hai ngôn ngữ

Trang 5

ABSTRACT

In a language, an idiom belongs to a fixed group of phrases, accompanied

by words and other linguistic units that make up its own characteristic In particular, idioms represent the unique characteristics of a culture, among which idioms represent natural phenomena in Korean and Vietnamese are the integration of experience in life as well as productive labor of the people of the two countries over time In this paper, based on the survey, the characteristics

of composition and semantics of Korean idioms that are indicative of natural phenomena are analyzed as a prerequisite for parallel comparison with Vietnamese Through this, the paper has clarified the similarities and distinct characteristics that exist in each language Not only that, the paper provides a comprehensive perspective for those interested in idioms that are indicative of natural phenomena and also those who are studying, learning about the languages and cultures of the two countries

In chapter 1, the presentation gives an overview of the process of studying idioms in general, idioms that refer to natural phenomena in particular, and provides a theoretical basis for concepts, characteristics, and idiomatic classifications in Korean and Vietnamese to provide the basis for describing idiomatic features in chapters 3, 4 and the comparative steps in Chapter 5 Chapter 2 mainly presents the methodology for implementing the thesis including the steps of implementing the topic, the use of quantitative and qualitative methods, along with methods such as language acquisition, description, comparison to perform the process of documentation and analysis the comparison of idioms with elements indicating natural phenomena in Korean and Vietnamese

Chapters 3, 4 focus on describing and analyzing compositional features such as natural phenomenon indicators in idioms, classification of composition and semantic characteristics of idioms with natural phenomenon indicators in Korean and Vietnamese Chapter 5 uses the foundations and analysis in Chapter 3.4 to conduct a comparison of idioms that indicate natural phenomena in Korean and Vietnamese on two sides, composition and semantics, to find similarities and differences in the two languages

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến TS Lê Lâm Thi – người

đã gợi mở, tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Việt Nam học và trong trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, những người đã dạy dỗ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình theo học và nghiên cứu tại đây

Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thời gian vừa qua Mặc dù đã rất cố gắng để luận văn được thực hiện đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, song vẫn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Vì vậy rất mong nhận được ý kiến, đóng góp từ quý Thầy, Cô

Xin chân thành cảm ơn

Huế, tháng 11 năm 2023

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa 13 Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện của từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn 26 Bảng 3.2 Cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 29 Bảng 3.3 Ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 32 Bảng 4.1 Tần suất xuất hiện của từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Việt 36 Bảng 4.2: Cấu tạo thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt 39 Bảng 4.3 Ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt 41 Bảng 5.1 Đối chiếu sự xuất hiện của yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt 47 Bảng 5.2 Tần suất xuất hiện của từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt 51

DANH MỤC HÌNH

Hình 5.1 Biểu đồ tần suất xuất hiện của yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt 52 Hình 5.2 Biểu đồ phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt 54 Hình 5.3 Biểu đồ tỉ lệ các nhóm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt 56

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn theo phương thức cấu tạo 15

Sơ đồ 1.2 Cấu tạo thành ngữ so sánh theo quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành 17

Sơ đồ 1.3 Phân loại thành ngữ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo 19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Hiện tượng tự nhiên: HTTN

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TÓM TẮT LUẬN VĂN ii

ABSTRACT iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi đối chiếu 2

4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2

4.1 Ý nghĩa lý luận 2

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

5 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu và tính mới của đề tài 4

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thành ngữ 4

1.1.1.1 Ở Hàn Quốc 4

1.1.1.2 Ở Việt Nam 5

1.1.2 Về tình hình nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN 6

1.1.2.1 Ở Hàn Quốc 6

1.1.2.2 Ở Việt Nam 6

1.2 Cơ sở lí thuyết 7

Trang 9

1.2.1 Khái niệm thành ngữ 7

1.2.1.1 Thành ngữ tiếng Hàn 7

1.2.2 Đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt 9

1.2.2.1 Về cấu tạo 9

a) Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Hàn 9

b) Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Việt 10

1.2.2.2 Về ngữ nghĩa 12

a) Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hàn 12

b) Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt 12

1.2.3 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt 13

1.2.3.1 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn 13

a) Thành ngữ dạng thể từ 13

b) Thành ngữ dạng vị từ 14

1.2.3.2 Phân loại thành ngữ tiếng Việt 15

a) Thành ngữ so sánh 15

b) Thành ngữ ẩn dụ hoá hay thành ngữ miêu tả ẩn dụ 17

b1) Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 18

b2) Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng 18

1.2.4 Thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN 19

1.2.5 Khái quát chung về văn hoá trong thành ngữ 20

1.2.5.1 Ngôn ngữ và văn hoá 20

1.2.5.2 Yếu tố văn hoá trong thành ngữ 20

1.2.6 Tiểu kết chương 1 22

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Hướng tiếp cận đề tài 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp thu thập ngữ liệu 24

2.2.2 Phương pháp miêu tả 24

2.2.3 Phương pháp so sánh đối chiếu 25

2.3 Tiểu kết chương 2 25

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG TIẾNG HÀN 26

3.1 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 26

3.1.1 Kết quả khảo sát từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn 26

Trang 10

3.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 28 3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 31 3.2.1 Nhóm nghĩa thể hiện hình thức, vẻ ngoài của con người và sự vật 32 3.2.2 Nhóm nghĩa thể hiện quan hệ giữa con người và giữa sự vật 33 3.2.3 Nhóm nghĩa thể hiện tâm lý, tình cảm con người 33 3.2.4 Nhóm nghĩa thể hiện tình hình, hoàn cảnh của con người và sự vật 33 3.2.5 Nhóm nghĩa thể hiện tính chất, phẩm chất của con người và sự vật 34 3.2.6 Nhóm nghĩa thể hiện trạng thái hoạt động của con người và sự vật 34 3.3 Tiểu kết chương 3 35 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ HIỆN TƯỢNG

TỰ NHIÊN TRONG TIẾNG VIỆT 36 4.1 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt 36 4.1.1 Từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Việt 36 4.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt 39 4.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt 41 4.2.1 Nhóm nghĩa thể hiện hình thức, vẻ ngoài của con người và sự vật 42 4.2.2 Nhóm nghĩa thể hiện quan hệ giữa con người và giữa sự vật 42 4.2.3 Nhóm nghĩa thể hiện tâm lý, tình cảm con người 43 4.2.4 Nhóm nghĩa thể hiện tính chất, phẩm chất của con người và sự vật 43 4.2.5 Nhóm nghĩa thể hiện tình hình, hoàn cảnh của con người và sự vật 44 4.2.6 Nhóm nghĩa thể hiện trạng thái hoạt động của con người và sự vật 44 4.2.7 Nhóm nghĩa thể hiện quan niệm dân gian 45 4.3 Tiểu kết chương 4 45 CHƯƠNG 5: ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ HTTN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 47 5.1 Những điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên đặc điểm cấu tạo 47 5.1.1 Những điểm tương đồng và dị biệt thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ 47

Trang 11

5.1.1.1.Về sự xuất hiện của yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn

và tiếng Việt 47 5.1.1.2 Về tần suất xuất hiện của yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt 50 5.1.2 Những điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên đặc điểm cấu tạo thành ngữ 53 5.2 Những điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ 56 5.3 Tiểu kết chương 5 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngôn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống con người Con người thông qua ngôn ngữ không những có thể trao đổi thông tin mà còn có thể thể hiện sắc thái, biểu cảm, ý muốn của mình bằng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ,… Thành ngữ là một thành phần thuộc từ vựng của một ngôn ngữ do trong thành ngữ luôn hàm chứa những phép tỉ dụ hay ẩn dụ và có ý nghĩa biểu trưng thể hiện nhiều ngữ nghĩa phong phú chứ không chỉ là ngữ nghĩa từ những yếu tố cấu thành Không những vậy, có thể xem thành ngữ là những sáng tạo dân gian mang đậm bản sắc dân tộc do cách

sử dụng thành ngữ chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hoá của một quốc gia Vì vậy cho đến nay, thành ngữ đã được con người ứng dụng một cách rộng rãi trong giao tiếp Việc sử dụng thành ngữ không chỉ có tác dụng giúp cho lời văn hay, xây dựng được hình tượng đẹp mà còn có tác dụng biểu đạt ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc

Hiện tượng tự nhiên là những yếu tố tồn tại xung quanh con người như

trời, đất, mây, mưa,… và luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nhận thức, với

đời sống lao động của con người từ thuở xa xưa Vì vậy, khi những yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên được người dân đưa vào thành ngữ thì sẽ tạo ra được những thành ngữ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, tư duy của con người mỗi quốc gia Việc con người sử dụng những thành ngữ như vậy không những mang lại

sự gần gũi, giản dị mà còn góp phần rất lớn trong việc trao đổi thông tin, tiếp cận, thông hiểu lẫn nhau

Chính vì vậy, việc so sánh đối chiếu về sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ về thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên không chỉ là việc làm cần thiết cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ mà còn giúp ích rất nhiều cho việc học và giảng dạy ngoại ngữ Việc biết, hiểu, tận dụng những điểm tương đồng và có lý giải thích hợp ý nghĩa của các thành ngữ sẽ mang lại được một cái nhìn bao quát hơn, giúp ích trong việc tìm hiểu thêm được nhiều nét văn hóa của các quốc gia hay sự giao thoa văn hoá giữa các nước

Với quá trình học tập và tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hoá Hàn Quốc trong nhiều năm, nghiên cứu lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là thành ngữ tiếng Hàn, đặt thành ngữ tiếng Việt là đối tượng so sánh, tiến hành đối chiếu song song thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt

với tên đề tài là “Đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong

tiếng Hàn và tiếng Việt”

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt, mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong đặc điểm của thành ngữ cụ thể là đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa Qua đó luận văn hướng đến mục tiêu hỗ trợ việc xây dựng ngữ liệu thành ngữ và hỗ trợ được những đối tượng đang tìm hiểu, học tập ngôn ngữ Hàn Quốc, Việt Nam để phục vụ quá trình công tác dịch thuật hay giảng dạy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận văn có giới hạn, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích những đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của những thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt thu thập được, không tiến hành đi sâu vào cấu trúc thành phần hay chức năng

3.2 Phạm vi đối chiếu

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu đối chiếu song song thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt và tiếng Hàn trên bình diện đặc điểm cấu tạo

và ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ

Ngữ liệu chủ yếu được luận văn khảo sát trong hai nguồn tiếng Hàn và tiếng Việt gồm:

- Nguồn ngữ liệu tiếng Hàn: Đề tài nghiên cứu được tiến hành thông

qua việc khảo sát hai cuốn từ điển thành ngữ tiếng Hàn bao gồm cuốn

관용어사전 (Từ điển thành ngữ) (1996) của các tác giả Park Young Joon - Choi

Kyung Bong và cuốn 한국어 관용어 사전 (Từ điển thành ngữ tiếng Hàn)

(2013) của các tác giả Park Kyubyong – Michael Elliott, thu thập được 323 thành ngữ tiếng Hàn chứa yếu tố chỉ HTTN trên cơ sở từ chỉ HTTN theo표준국어대사전 (Đại từ điển ngôn ngữ chuẩn) (1999)

- Nguồn ngữ liệu tiếng Việt: Về tiếng Việt, đề tài khảo sát cuốn Từ điển

thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân và thu thập được 321

thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ HTTN dựa trên cơ sở từ chỉ HTTN theo Từ

điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (1988) do GS Hoàng Phê chủ biên

4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

4.1 Ý nghĩa lý luận

Thông qua quá trình thu thập, bóc tách, phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố từ chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt, luận văn đã chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt cũng như sự ảnh hưởng của những yếu

tố như văn hoá, phong tục, tư duy, suy nghĩ, cách sử dụng thành ngữ của hai quốc gia đến sự tương đồng và dị biệt đó

Trang 14

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt góp phần không nhỏ làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu đối với thành ngữ và đóng góp thêm vào lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trên thế giới nói chung

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn góp phần hỗ trợ người học tiếng Việt và tiếng Hàn, người có quan tâm đến ngôn ngữ, văn hoá của Hàn Quốc và Việt Nam có thêm kiến thức về việc sử dụng thành ngữ để đạt được hiệu quả giao tiếp cũng như hiểu thêm được nhiều về văn hoá của hai quốc gia

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 5 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn

Chương 4: Đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Việt

Chương 5: Đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Tuy đối tượng nghiên cứu chỉ là một bộ phận thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt, cụ thể là những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN nhưng luận văn vẫn tiến hành từ những khái niệm cơ bản là đặc điểm của thành ngữ nói chung với mục đích tạo tiền đề, làm cơ sở nghiên cứu Thông qua đó, luận văn mô tả, phân tích những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN nhằm đạt được mục tiêu làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt của hai quốc gia trong cấu tạo và ngữ nghĩa đề ra ban đầu Vì vậy chương 1 luận văn chúng tôi trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thành ngữ nói chung hay thành ngữ có yếu

tố chỉ HTTN nói riêng Bên cạnh đó cũng trình bày cơ sở lý thuyết về thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt

Chương 2 của luận văn trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu và nội dung chính của nghiên cứu thể hiện ở chương 3, 4, 5 Trong đó chương 3, 4 tiến hành phân tích những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt bao gồm cả những thành ngữ có từ mượn gốc Hán trên bình diện của ngôn ngữ là cấu tạo và ngữ nghĩa Sau khi có những cơ sở, kết quả phân tích thì trong chương 5, luận văn tiến hành đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt trên hai bình diện đó Qua đó đưa ra nhận xét, lý giải về sự tương đồng về văn hoá, phong tục, tư duy suy nghĩ của con người hai quốc gia

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Kim Young Cheol (2003) trong nghiên cứu 우리말관용어의상징의미

đối tượng là những từ chỉ màu sắc) đã xem xét ý nghĩa của thành ngữ trong

tiếng Hàn, đặc biệt xem xét những thành ngữ có chứa đối tượng từ ngữ màu sắc

về ý nghĩa Bên cạnh đó xem xét thêm về khía cạnh kinh nghiệm về bản thân con người hoặc bối cảnh của nền văn minh văn hóa trong thành ngữ có yếu tố chỉ màu sắc

Shim Ji-Yeon (2009) trong nghiên cứu 국어관용어 의미에 나타나는은환유성에 대한 연구 (Nghiên cứu về tính ẩn dụ xuất hiện trong thành ngữ)

đã phân tích ý nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn trên quan điểm thẩm mỹ nhận thức và hiện thực hóa cấu trúc phạm trù ý nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn

*Với hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hàn với một ngôn ngữ khác, có những nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Luận án tiến sĩ (2008) “ - 중관용어의표현양상과내포문화비교” (Đối chiếu các biểu hiện thành ngữ Hàn - Trung và nội hàm văn hoá trong thành ngữ) của tác giả Hwang Jeong Ah đã tiến hành đối chiếu thành ngữ tiếng Hàn

và tiếng Trung nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về nội hàm văn hoá đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người Hàn Quốc, Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung về đặc điểm văn hoá trong thành ngữ

Lee Nam (2010) đã tiến hành nghiên cứu so sánh các thành ngữ liên quan

đến cơ thể Hàn Quốc - Trung Quốc với đề tài “ - 중신체관련관용어비교

thân thể với trọng tâm là “tay” và “chân) Nghiên cứu đã xem xét phạm vi và

phân loại của các thành ngữ liên quan đến cơ thể, so sánh các thành ngữ liên

Trang 16

quan đến "tay" và "chân" để sắp xếp nội dung Cuối cùng, thông qua việc so sánh các thành ngữ liên quan đến cơ thể Hàn Quốc - Trung Quốc, nghiên cứu

đã tìm kiếm được phương án giáo dục hiệu quả cho học giả Trung Quốc Năm 2016, tác giả Jeong A Young nghiên cứu về ý nghĩa nhận thức dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng Trung trong công

trình “ - 중동물관용어에대한인지의미론적연구 (Nghiên cứu về ý nghĩa nhận thức dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng Trung).” Chỉ hai năm sau, tác giả E Yeop (2018) cũng đã nghiên cứu về thành

ngữ tiếng Hàn qua ý nghĩa biểu tượng dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ

tiếng Hàn so sánh với tiếng Trung trong công trình “ - 12 띠 동물의

biểu tượng dựa vào 12 con giáp trong thành ngữ tiếng Hàn so sánh với tiếng Trung).”

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ trên nhiều bình diện như nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triển, nghiên cứu về ngữ nghĩa nói chung hay đối chiếu ngữ nghĩa thành ngữ trong các ngôn ngữ, Tiêu biểu như các tác giả: Nguyễn Đức Dân (1986), Hoàng Văn Hành (1987), Phan Xuân Thành (1990, 1992, 1995), Nguyễn Như Ý (1992),

Khi đặt thành ngữ dưới góc độ nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ cụ thể là

về đặc điểm ngữ pháp nói chung và cấu trúc nói riêng, thành ngữ có cấu trúc ổn định bao gồm thành phần trung tâm và phần phụ trước, phụ sau Bên cạnh đó, thành ngữ còn có trường nghĩa đa dạng, phong phú vì nó ẩn chứa nhiều tầng nghĩa ẩn dụ sau những nghĩa đen của những từ ngữ thành phần

*Với hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Tác giả Trịnh Cẩm Lan (1995) khi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm cấu

trúc - ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố cấu tạo là tên gọi động vật” đã nghiên cứu đối tượng

là thành tố động vật trong thành ngữ

Những nghiên cứu của các tác giả như Trương Đông San (1985), Hoàng Văn Hành (1979) thì đi sâu vào nghiên cứu một tiểu loại nhỏ hơn của thành ngữ tiếng Việt là thành ngữ so sánh Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Văn Hằng (1999)

với công trình nghiên cứu “Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại” đã

đóng góp một lối đi riêng, một tiếng nói quan trọng vào việc nghiên cứu thành ngữ đối chiếu

Trang 17

*Với hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Hàn với một ngôn ngữ khác, có những nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Lê Thị Thương (2009) trong công trình Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ

Hàn – Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ – văn hóa),

đã nghiên cứu các thành ngữ Hàn – Việt có chứa tên các con vật từ góc nhìn ngôn ngữ – văn hóa giữa hai quốc gia

Huang Cong (2019) trong công trình Đối chiếu thành ngữ Hán – Việt có

yếu tố ẩm thực đã nghiên cứu đối chiếu song song về thành ngữ có yếu tố chỉ

ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa

1.1.2 Về tình hình nghiên cứu thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN

Qua đó có thể thấy trong tiếng Hàn, phương diện thành ngữ chứa yếu tố

từ chỉ hiện tượng tự nhiên vẫn chưa được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Thành ngữ tiếng Việt có yếu tố từ chỉ HTTN từng xuất hiện trong bài

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồ Phương Chi trong bài viết “Thời tiết trong

thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh” đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” năm

2011 Bài viết trình bày một số thành ngữ, tục ngữ có yếu tố thời tiết thông dụng

mà người học tiếng Anh thường gặp và so sánh với một số thành ngữ, tục ngữ

tương tự trong tiếng Việt Bên cạnh đó, trong luận văn thạc sĩ “Thành ngữ có

từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt” của Nguyễn Trung Kiên

(2018) đã chỉ được ra một số đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ có từ ngữ thuộc trường nghĩa thời tiết trong tiếng Việt

Về yếu tố từ chỉ hiện tượng tự nhiên dù là một trong những chất liệu quan trọng cấu tạo nên thành ngữ nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó, luận văn nhận thấy các nghiên cứu kể trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một chiều về những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN Bên cạnh đó, các đề tài đối chiếu về thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt chỉ mới được xét ở những yếu tố như bộ phận cơ thể, động vật, v.v… mà chưa có nghiên cứu nào tiến hành so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Hàn – Việt nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về tư duy và nhận thức đối với nhóm thành ngữ này của người dân hai quốc gia Qua đó, luận văn xác định đề tài nghiên cứu là đối chiếu thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên, tiến hành nghiên cứu một hướng đi mới hơn, cụ thể hơn

Trang 18

Trong quá trình nghiên cứu, khi xét về đặc điểm ngôn ngữ, luận văn nhận

thấy khái niệm 관용어 trong tiếng Hàn và khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt

có sự tương đồng về cấu tạo cũng như đặc điểm ngữ nghĩa Vì vậy, luận văn xác định dùng thuật ngữ 관용어 với ý nghĩa là thành ngữ trong tiếng Hàn

Trong các từ điển tiếng Hàn, khái niệm 관용어 (thành ngữ) được hiểu như sau:

• Theo Đại từ điển quốc ngữ (국어대사전), thành ngữ được định nghĩa

là: (1) những lời nói thường được sử dụng như thói quen (2) những lời nói không theo logic về mặt ngữ pháp nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm Thông thường, người ta định nghĩa thành ngữ như là một “cái tên” cho việc sử dụng gắn kết hơn hai từ hoặc những biểu hiện được kết hợp và ý nghĩa độc đáo của toàn thể

Khi bàn đến khái niệm thành ngữ tiếng Hàn, các học giả Hàn Quốc đã trình bày những quan điểm như sau:

• Học giả Heo Seok (1989) đã đưa ra quan điểm rằng thành ngữ là những cụm từ như: “미역국을 먹다(tạm dịch: ăn canh rong biển), 바가지를 쓰다(tạm dịch: đội gáo), 옷을 벗다(tạm dịch: cởi áo quần), 지도를 그리다 (tạm dịch: vẽ bản đồ), ” và chúng ta không thể xác định ngữ nghĩa của chúng từ ý nghĩa của các yếu tố cấu thành mà chính là hình thái của cụm và vế câu đã hình thành nên một ý nghĩa mới

• Học giả Hwang Sumi (1994) đã định nghĩa thành ngữ là hình thức ngôn ngữ được sử dụng phổ biến với đại chúng như một thói quen, có ý nghĩa đơn nhất do thành ngữ có tính ẩn dụ được cố định theo lịch đại và là thể từ phức hợp được kết hợp theo tính cú pháp

• Học giả Lee Yeonsuk (1996) đã đưa ra khái niệm về thành ngữ là những cụm kết hợp hơn hai đơn vị từ vựng, có tính ẩn dụ nên không mang ý nghĩa kết hợp của các yếu tố cấu thành mà mang ý nghĩa khác, thành ngữ là hình thức ngôn ngữ đặc biệt và thông dụng do được cộng đồng xã hội sử dụng rộng rãi

Trang 19

• Học giả Lim Ji Ryong trong “국어의미론” (Ngữ nghĩa học tiếng Hàn)

đã từng đưa ra quan điểm về thành ngữ tiếng Hàn là quan hệ kết hợp hơn hai đơn vị từ vựng, mang ý nghĩa nội dung đặc thù và phương thức cấu thành được

cố định về hình thức 1

• Những học giả Jo Oh-Hyun, Kim Yong-Kyung, Heo Jae-Young, Park Dong-Geun (2008) đã định nghĩa thành ngữ là những cụm từ thể hiện những ý nghĩa đặc thù, không thể biết được ý nghĩa toàn thể chỉ bằng nhóm hơn hai từ được tạo thành

Tóm tắt lại các quan điểm trên đây, nghiên cứu bước đầu nhận định được rằng, đa số các học giả coi thành ngữ là một loại cụm từ cố định hoặc là sự kết hợp hơn hai đơn vị từ vựng, được sử dụng theo thói quen từ lâu, có thành phần

và cấu trúc cố định, nghĩa của thành ngữ không thể xác định được dựa trên ý nghĩa kết hợp của các yếu tố cấu thành mà thường tồn tại biểu hiện ẩn dụ tạo thành nghĩa mới, mang ý nghĩa độc đáo của toàn thể

Ví dụ: Cụm từ “하늘의 별 따기” (Tạm dịch: Hái sao trên trời) không được xác định nghĩa bởi các yếu tố cấu thành nó mà được hiểu dựa trên nghĩa mới hay nghĩa biểu trưng là “sự khó khăn để đạt được một điều gì”

1.2.1.2 Thành ngữ tiếng Việt

Trong “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học (1988) đã đưa ra khái

niệm về thành ngữ là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.”

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Mai Ngọc Chừ -

Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (1991), “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm” Cùng quan điểm này, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Thiện Giáp (1975) đưa ra quan điểm về thành ngữ “là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm.”

Quan điểm của nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu (1981) cho rằng thành ngữ là “các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hoá cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ.”

Trong khi đó quan điểm của nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Văn Hành (2015) cho rằng thành ngữ “là những tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ Thành ngữ thường biểu hiện một khái niệm tương đương như đơn vị từ được dùng để tạo thành phần câu như từ, hay nói cách khác, nó có chức năng như từ; người ta có thể thay thế một thành

1 임지룡, 2004, 국어의미론, 탑출판사, tr.193-194

Trang 20

ngữ bằng một từ tương ứng với nó trong câu”

Tóm lại, theo các quan điểm chính trên đây, nghiên cứu xác định khái niệm thành ngữ tiếng Việt là một loại cụm từ cố định Về mặt cấu tạo, thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ có tính chất chặt chẽ và ổn định Về mặt nghĩa, thành ngữ tiếng Việt có tính hoàn chỉnh bỏng bẩy về nghĩa, có tính gợi cảm và tính xã hội như từ

Ví dụ: Cụm từ “nóng như lửa” có cấu tạo ổn định và chặt chẽ là A như

B, ý nghĩa không được xác định bởi những yếu tố cấu thành nó mà được xác định dựa trên nghĩa biểu trưng đó là “chỉ người cáu gắt ầm ĩ”

1.2.2 Đặc điểm thành ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt

1.2.2.1 Về cấu tạo

a) Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Hàn

Đề tài tiến hành nghiên cứu về đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn dựa trên nghiên cứu của học giả Lee Changho (1997), nghiên cứu đã trình bày một cách chi tiết về các đặc điểm của thành ngữ tiếng Hàn Khi xét về đặc điểm tính chất, thành ngữ nổi bật là một thành phần có tính cố định hơn so với cụm từ thông thường, vì vậy thành ngữ có sự giới hạn về tính cú pháp

Nghiên cứu về vấn đề này, học giả Lee Changho đã có những quan điểm

cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành phần từ vựng cấu tạo nên thành ngữ có tính ổn định

Nếu thay thế hoặc mở rộng thành phần cấu tạo nên thành ngữ thì thành ngữ sẽ đánh mất giá trị biểu trưng vốn có

Ví dụ:

Ở thành ngữ “미역국을 먹다” (Tạm dịch: ăn canh rong biển) như trên, nếu thay thế từ “미역국” (canh rong biển) thành một từ khác như “김칫국” (canh kimchi) thì thành ngữ đấy sẽ trở thành câu sai ngữ pháp Bởi vì thành ngữ

“미역국을 먹다” phải cố định để biểu trưng được ý nghĩa “thất bại” nhưng nếu

có thể thay thế thành một từ khác thì nó sẽ quay trở về nghĩa đen đơn thuần là

“ăn canh rong biển” mà thôi

Thứ hai, một bộ phận thành ngữ có khả năng biến đổi để tạo nên thành

ngữ mới mang ý nghĩa đặc thù

Ví dụ:

Thành ngữ “입이 가볍다” (Tạm dịch: miệng nhẹ) và “입이 무겁다”(Tạm dịch: miệng nặng) có ý nghĩa lần lượt là “nói nhiều, hay bép xép”

và “nói ít, kín tiếng” Qua đó có thể thấy được thành phần “입 (miệng)” không

bị thay đổi, chỉ thành phần “무겁다 (nặng)” và “가볍다 (nhẹ)” bị thay đổi nhưng lại tạo nên hai thành ngữ mang ngữ nghĩa đối lập nhau

Thứ ba, thành ngữ có giới hạn việc chèn vào về mặt cú pháp

Trang 21

Thứ sáu, thành ngữ có thể được rút gọn Khi thành ngữ được sử dụng

trong câu, một bộ phận của thành ngữ có thể được rút gọn Hình thức rút gọn thành ngữ được sử dụng với tiền đề là không thể phá vỡ đi ý nghĩa vốn có của thành ngữ, lúc này quá trình rút gọn thành phần có thể diễn ra một cách tự nhiên khi sử dụng trong cảnh huống

Ví dụ:

A: 영희는 이번에도 미역국이야? (Tạm dịch: Yeonghee lần này lại là canh rong biển nữa à?)

B: 응, 영회는 이번 시험에 또 미역국을 먹었어 (Tạm dịch: Ừ, Yeonghee lại ăn canh rong biển trong kì thi nữa đó)

Trong câu ví dụ trên thành ngữ 미역국을 먹다 (Tạm dịch: ăn canh rong biển) có thể được rút gọn thành phần từ “먹다” (ăn) đi và chỉ còn “미역국” (canh rong biển) vì vẫn đảm bảo được ý nghĩa “thi trượt” của thành ngữ ban đầu

b) Đặc điểm cấu tạo thành ngữ tiếng Việt

Theo quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành, thành ngữ là tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc Cụ thể:

Thứ nhất, thành phần từ vựng của thành ngữ có sự ổn định, các yếu tố

tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng và thường không thể thay thế bằng các yếu tố khác

Trang 22

Ví dụ: Thành ngữ “chân đăm đá chân chiêu” không thể thay thế thành

“chân phải đá chân trái” mặc dù theo ngôn ngữ cổ, “đăm” nghĩa là “phải” và

“chiêu” nghĩa là “trái” (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.19)

Thứ hai, tính bền vững về hình thái, cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở

sự cố định về trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ

Ví dụ: Thành ngữ “cứng đầu cứng cổ” được sử dụng thường xuyên thay

vì “cứng cổ cứng đầu” hay thành ngữ “mặt lớn tai to” thường ít, thậm chí không

sử dụng mà thường dùng thành ngữ “tai to mặt lớn”

Đặc điểm này xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

• Có thể là do đó là hệ quả của quá trình mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố và những mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng, và vì mất đi mối liên hệ ngữ nghĩa với các yếu tố xung quanh mà ít nảy sinh quan hệ thay thế

• Có thể là do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện cố tích, truyền thuyết, điển cố sách vở, ví dụ: thành ngữ “sư tử Hà Đông”, v.v… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.20)

• Có thể là do tính vần điệu, tiết tấu, quan hệ đối, điệp, ví dụ: thành ngữ

“được voi đòi tiên”, v.v… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.20)

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảo trật tự và chia tách thành ngữ “một

cổ hai tròng”, “trăm đắng ngàn cay” một cách độc đáo:

“Dân bị hai tròng vào một cổ,

Ta liều trăm đắng với ngàn cay”

(Hoàng Văn Hành, 2015, tr.21) Tính bền vững và tính uyển chuyển kể trên không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau, vì vậy kho tàng thành ngữ tiếng Việt ngày càng được mở rộng hơn do xuất hiện nhiều biến thể của thành ngữ

Trang 23

1.2.2.2 Về ngữ nghĩa

a) Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Hàn

Thành ngữ tiếng Hàn với cấu tạo của cụm từ hoặc mệnh đề, có ý nghĩa mới hay nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng khác với ý nghĩa từ vựng ban đầu

Ví dụ: Cụm “미역국을 먹다” (Tạm dịch: ăn canh rong biển) được xem

là một thành ngữ vì nó không được sử dụng nguyên ý nghĩa từ vựng đơn thuần

mà có ý nghĩa mới là “thất bại”

b) Đặc điểm ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ tiếng Việt mang tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa Thành ngữ được sử dụng để biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tín, quá trình hay sự vật Vì vậy thành ngữ trở thành những đơn vị định danh của ngôn ngữ Tuy nhiên, thành ngữ được xem là đơn vị định danh bậc hai bởi lẽ nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ, mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ chúng, hay nói các khác là nghĩa bóng hay nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hoá

Biểu trưng hoá trong thành ngữ thuộc nhóm giá trị biểu trưng hoá nghĩa,

là quá trình xuất hiện dựa vào quan hệ tương đồng với hình thái là so sánh trong quá trình liên hội ngữ nghĩa Ngữ nghĩa của thành ngữ là kết quả của hình thái

tỉ dụ (so sánh hiện) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm)

Ví dụ: Những thành ngữ xuất hiện nhờ phép tỉ dụ như “nóng như lửa”,

“cao như núi”… ; và những thành ngữ xuất hiện nhờ phép ẩn dụ như “đầu voi đuôi chuột”, “cá mè một lứa”,…

Tóm tắt quan điểm trên, nghiên cứu tiến hành tổng hợp và đưa ra nhận định về đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt trong bảng 1.1

Trang 24

Bảng 1.1: Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa

Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn Đặc điểm thành ngữ tiếng Việt

Về cấu tạo

- Hình thái của cụm từ cố định

- Giới hạn sự thay thế thành phần cấu tạo

- Giới hạn việc thay đổi trật tự từ

- Giới hạn việc mở rộng các thành phần

- Có khả năng rút gọn

- Là tổ hợp từ cố định

- Ổn định về cấu tạo, giới hạn sự thay thế các yếu tố tạo nên thành ngữ

- Bền vững hình thái, cố định trật

tự từ cấu tạo nên thành ngữ

- Uyển chuyển khi sử dụng: có khả năng đảo trật tự, chia tách,…

- Ngữ nghĩa của thành ngữ là kết quả của hình thái tỉ dụ (so sánh hiện) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm)

1.2.3 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt

Tuỳ vào đặc điểm của loại hình ngôn ngữ, phân loại thành ngữ tiếng Hàn

và tiếng Việt theo phương thức cấu tạo có sự khác biệt

1.2.3.1 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn

Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, điều này đóng vai trò không nhỏ trong cách cấu tạo và phân loại thành ngữ tiếng Hàn Quan điểm của học giả Lim Ji Ryong (2004) đã trình bày chi tiết về đặc điểm cấu tạo và phân loại thành ngữ tiếng Hàn như sau:

“관용어는 구성방식에 따라 크게 체언형과 용언형으로 나누어진다.” Tạm dịch: Theo phương thức cấu tạo, thành ngữ được chia thành hai loại lớn là thành ngữ dạng thể từ và thành ngữ dạng vị từ

a) Thành ngữ dạng thể từ

Thành ngữ dạng thể từ là những thành ngữ kết thúc bằng thể từ trong cấu tạo thành ngữ Dựa trên những thành phần bổ ngữ đứng trước từ trung tâm, thành ngữ dạng thể từ được chia thành hai loại: <Định ngữ + Thể từ> và <Cụm danh từ>

Trang 25

Nghĩa của thành ngữ là: Thứ mà cho dù có vừa ý lắm cũng không thể lấy được hay không sử dụng được

• Thành ngữ 우물 안 개구리 có cấu tạo <우물: giếng + 안: trong + 개구리: con ếch>

Tạm dịch: Con ếch ngồi trong giếng

Nghĩa của thành ngữ là: Người không biết về thế gian rộng lớn hoặc con mắt nhìn hạn hẹp nhưng lại ra vẻ ta đây hiểu biết

- Thành ngữ cấu tạo <Cụm danh từ>

• 소귀에 경 읽기 có cấu tạo <소귀:tai bò +에: trợ từ “vào” + 경: kinh +

읽기: việc đọc)

Tạm dịch: Đọc kinh cho bò nghe

Nghĩa của thành ngữ là: việc làm uổng công vì đã đưa cái hay, cái đẹp đến với một đối tượng không có khả năng tiếp thu, không có khả năng thưởng thức

b) Thành ngữ dạng vị từ

Thành ngữ dạng vị từ cũng giống như thành ngữ dạng thể từ được phân chia theo trọng tâm hình thức xuất hiện ở bề mặt ngoài của thành ngữ, được phân chia thành ba loại <Chủ ngữ + Vị ngữ>, <Tân ngữ + Vị ngữ> và <Trạng ngữ + Vị ngữ>

Tạm dịch: Cho đi máy bay

Nghĩa của thành ngữ: Khen ngợi ai quá mức

- Thành ngữ có quan hệ <Trạng ngữ + Vị ngữ>

• Thành ngữ 뼈에 사무치다 có cấu tạo <뼈: xương + 에: trợ từ “đến” + 사무치다: khắc sâu>

Tạm dịch: Khắc sâu đến tận xương

Nghĩa của thành ngữ: Oán hận hay đau khổ tột cùng

Qua những ví dụ trên, luận văn xác định được những thành ngữ dạng vị

từ trên có sự hoàn thiện ngữ nghĩa hơn so với thành ngữ dạng thể từ do có sự xuất hiện của vị ngữ trên bề mặt cấu tạo thành ngữ

Trang 26

Tóm tắt quan điểm trên, luận văn phân loại thành ngữ tiếng Hàn theo sơ

đồ 1.1

Sơ đồ 1.1 Phân loại thành ngữ tiếng Hàn theo phương thức cấu tạo

1.2.3.2 Phân loại thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, là một “tiểu hệ thống” đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt Chính vì vậy, thành ngữ được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau

Khi xét về ngữ âm của thành ngữ, người Việt Nam vốn rất ưa chuộng lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu nên trong “tiểu hệ thống” thành ngữ tiếng Việt, các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm số lượng lớn (khoảng 85%)

Ví dụ: ăn gió nằm mưa, trăng tủi hoa sầu… (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến, 1991, tr.161)

Nếu xét về cơ chế cấu tạo, có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn gồm thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá hay còn gọi là thành ngữ miêu tả ẩn dụ Trong thành ngữ ẩn dụ hoá được chia thành hai tiểu loại gồm thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng

a) Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh là những thành ngữ được cấu tạo theo các biểu thị vốn có trong ngôn ngữ, bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc

so sánh, ví dụ: nhanh như chớp, ngáy như sấm…

Thành ngữ so sánh được một số tác giả để tâm nghiên cứu, theo quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành (2015), thành ngữ so sánh được xây dựng theo mẫu tổng quát của phép so sánh: A như B Trong phép so sánh, việc so

Thành ngữ

tiếng Hàn

Thành ngữ dạng thể từ

Trang 27

sánh sự vật A với sự vật B chỉ thực hiện khi căn cứ vào một thuộc tính được coi

là tương đồng với A và B Vì vậy, trong bất kì trường hợp nào, cấu trúc lôgic của phép so sánh cũng là At1 như Bt2 Tuy nhiên trong cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh, t2 chưa bao giờ xuất hiện Vì vậy, mẫu cấu trúc ngôn ngữ tổng quát của phép so sánh là: At như B, trong đó t là thuộc tính của A Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh không đa dạng hơn phép so sánh, mẫu cấu trúc hình thái tổng quát của thành ngữ so sánh là: {t} như B

Dấu {…} biểu thị ba khả năng:

• có t;

• không có t;

• có thể có t mà cũng có thể không có t

Cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh có những đặc trưng như sau:

- Trong thành ngữ so sánh, các thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh (cấu trúc so sánh “như B”) là bộ phận bắt buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu Nếu phá vỡ cấu trúc này thì không còn là thành ngữ so sánh nữa

- Tiếng Việt có nhiều từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh (như, tày, như thể, như thể là, tựa, tựa như, là,…) nhưng tron số đó từ như và tày được dùng nhiều hơn cả

- Cái so sánh thường gợi tả những hình tượng điển hình, đậm đà màu sắc dân tộc Qua đó, có thể thấy được bóng dáng của cách nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hoá, vật chất tinh thần của dân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ

Ví dụ: vắng như chùa Bà Đanh, hiền như Bụt,… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.102)

Vế (t) trong thành ngữ so sánh là vế bắt buộc trong cấu trúc sâu, nhưng không nhất thiết phải ổn định trên cấu trúc bề mặt Trong nghiên cứu này, tác giả đã thống kê được 2/3 thành ngữ so sánh có (t) là những từ ngữ biểu thị thuộc

tính được đánh giá theo thang độ, ví dụ: đỏ như son, say như điếu đổ,… và gần

1/3 thành ngữ so sánh là những từ ngữ biểu thị thuộc tính không được đánh giá

theo thang độ, ví dụ: run như cầy sấy, cười như nắc nẻ,… Bên cạnh đó là một

số ít thành ngữ không xác định được (t): như voi uống thuốc gió, như nước vỡ bờ,… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.103)

Trong thực tế sử dụng ở những cảnh huống nhất định, (t) có thể lược đi

mà không gây ảnh hưởng đến phát ngôn Ví dụ: nói “cô bé đẹp như tiên non Bồng” thì cũng tương đương ý nghĩa với việc nói “cô bé như tiên non Bồng” (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.105)

Trang 28

Khi đánh giá vế cơ cấu nghĩa của thành ngữ so sánh, nhà nghiên cứu Hoàng Văn Hành đã đưa ra nhận định về cơ cấu nghĩa của thành ngữ so sánh bao gồm một tập hợp gồm hai vế: a) vế nói về thuộc tính được so sánh (do t biểu thị), b) vế nói về thuộc tính so sánh (do cấu trúc như B) biểu thị Cấu trúc so sánh như B có ít nhất ba kiểu cơ cấu nghĩa:

• t như B: t ở mức độ cao, với vẻ nào đó, gây cảm giác nhất định theo

sự bình giá của người nói

Ví dụ: Rách như xơ mướp là rách ở mức độ cao, với vẻ xơ xác nhất

định theo sự bình giá của người nói (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.110)

• t như B: t biểu thị thể cách (của hành động) nào đó, biểu thị một trạng thái, một vẻ nhất định của thuộc tính theo sự bình giá của người nói

Ví dụ: Nhảy như sáo là nhảy theo cách lên xuống và hướng tới bằng

những bước dài với nhịp độ khoáng đạt, biểu thị vẻ hiếu động, dễ thương (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.112)

• Như B: có thuộc tính (hay ở một trạng thái) t nào đó [mà B biểu trưng]

Ví dụ: Như cá nằm trên thớt là ở tình thế nguy hiểm hết sức [mà cá nằm

trên thớt biểu trưng] (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.113)

Luận văn tiến hành tổng hợp lại toàn bộ những quan điểm phân loại thành ngữ so sánh tiếng Việt qua sơ đồ 1.2 sau:

Văn Hành

b) Thành ngữ ẩn dụ hoá hay thành ngữ miêu tả ẩn dụ

Thành ngữ ẩn dụ hóa là những thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu

tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách

ẩn dụ

Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh; nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện Cấu trúc bề mặt của những loại này không phản ánh

Thành ngữ so sánh

t như B

như B biểu thị mức độ của t

như B biểu thị thể cách của t

thuộc tính của A

Trang 29

cái nghĩa đích thực của chúng, mà chỉ là cơ sở để nhận ra một ý nghĩa “sơ khởi”,

vế đối xứng, có đặc điểm chung là đều được tách thành hai vế đối xứng nhau về

ý và lời thông qua một trục, hài hoà về âm thanh, vần điệu và mang ý nghĩa biểu trưng Nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đứng đầu của

vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A của vế thứ nhất và Y là vế đứng sau B của

vế thứ hai, cấu trúc tổng quát của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng gồm hai kiểu:

1) AX + AY: nói cạnh nói khoé, chạy ngược chạy xuôi, khen nức khen nở,…

2) AX + BY: mẹ tròn con vuông, vào luồn ra cúi, đầu xuôi đuôi lọt,…

b2) Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng

Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng hay còn gọi là thành ngữ được tạo thành từ phương thức ghép từ thông thường Những thành ngữ này về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng, do được cấu tạo giống hệt như những cấu trúc ngữ pháp bình thường và được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hoá, ví dụ: lửa cháy lại tưới dầu thêm, kiếm củi ba năm thiêu một giờ, gắp lửa

- Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng có kết cấu là danh ngữ: anh hùng

rơm, bạn nối khố, mặt búng ra sữa,… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.72)

- Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng có kết cấu là động ngữ: ăn cơm thiên

hạ, bắt cá hai tay, bốc lửa bỏ tay người,… (Hoàng Văn Hành, 2015, tr.72)

- Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng có kết cấu là tính ngữ: giàu nứt đố

đổ vách, cứng cổ, cứng họng, nghèo rớt mùng tơi,… (Hoàng Văn Hành, 2015,

tr.73)

Thứ hai, những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm chính là những kết

cấu chủ vị

Trang 30

Ví dụ: anh hùng mạt lộ, ăn mày đòi xôi gấc, áo gấm về làng,… (Hoàng

Thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN là những thành ngữ chứa những đặc điểm

từ chỉ tự nhiên trong cấu tạo

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học (1988)

và 표준국어대사전 (Đại từ điển ngôn ngữ chuẩn) (1999), “hiện tượng” là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy; “tự nhiên” là tất cả nói chung những gì tồn tại mà không phải do có con người mới có

Qua đó, luận văn bước đầu xác định được hai nhóm từ chỉ hiện tượng tự nhiên trong tiếng Việt và tiếng Hàn bao gồm:

1) Yếu tố chỉ HTTN thuộc về thời tiết: mây (구름), gió hay phong (바람/풍), mưa hay vũ(비), ánh sáng (빛), (hạt) sương (서리), sương mù (안개), băng giá (얼음), tuyết (눈), v.v

2) Yếu tố chỉ HTTN thuộc về vũ trụ như: sông (강), núi (산), trăng (달),

đá (구름), đất (땅), cát (티끌), lửa (불), nước (물), sao (별), bầu trời (하늘), mặt trời (태양), bóng (그림자), v.v

Thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN là những thành ngữ chứa những đơn vị

từ kể trên trong cấu tạo

Một số thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Việt có thể kể đến như:

bèo dạt mây trôi, cao như núi, chơi với lửa,…và thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN

ẩn dụ hoá phi đối xứng:

- Kết cấu chủ - vị

- Kết cấu cụm danh

- Kết cấu cụm động

- Kết cấu cụm tính

Trang 31

trong tiếng Hàn như: 하늘의 별 따기 (Tạm dịch: Hái sao trên trời), 비가 오나

눈이 오나 (Tạm dịch: mưa rơi hay tuyết rơi),…

1.2.5 Khái quát chung về văn hoá trong thành ngữ

1.2.5.1 Ngôn ngữ và văn hoá

Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Hành (2015) chỉ ra rằng văn hoá là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

và tích luỹ được từ xưa tới nay

Trong lời giải nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá, Người đã chỉ

ra hai điểm nổi bật của văn hoá Thứ nhất, Người phân biệt rạch ròi hai bộ phận cấu thành văn hoá, đó là bộ phận thuộc về tinh thần (văn hoá phi vật thể) và bộ phận thuộc về vật chất (văn hoá vật thể) Thứ hai, ngôn ngữ (và chữ viết) được Người kể đến trước tiên và xếp hàng đầu trong dãy các nguyên tố cấu thành văn hoá Là tổng hoà của những giá trị vật chất và tinh thần xã hội, văn hoá gắn bó trực tiếp với hoạt động tư duy của con người

Chính vì ngôn ngữ được xem là yếu tố hàng đầu cần nhắc đến trong các yếu tố tạo nên văn hoá nên có thể nói rằng, bản thân ngôn ngữ là văn hoá, là thành tố hàng đầu tạo nên nền văn hoá mang bản sắc dân tộc Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn có vai trò là phương tiện quan trọng để chuyển tải và lưu giữ những di sản văn hoá của dân tộc

1.2.5.2 Yếu tố văn hoá trong thành ngữ

Khi nói đến chức năng chuyển tải và lưu giữ những di sản văn hoá của dân tộc, những biểu hiện về từ vựng – ngữ nghĩa được sử dụng chủ yếu trong cách diễn đạt nói năng Chính đặc điểm này là điều liên quan trực tiếp đến thành ngữ

Vốn thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng hay bất kì một ngôn ngữ nào khác nói chung, là một kho tàng lưu giữ những văn hoá đặc sắc và phong phú của một dân tộc

Ví dụ trong thành ngữ tiếng Việt có nhiều thành ngữ thể hiện nét văn hoá tôn sư trọng đạo hay cách cư xử của con người với nhau do văn hoá Việt Nam nhận nhiều ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa, văn hoá Nho giáo từ thời xa xưa coi trọng phép tắc, lễ nghi

Ví dụ: đổi chủ thay thầy, ăn cháo đá bát,…

Tương tự trong tiếng Hàn đến bây giờ hệ thống thành ngữ gốc Hán, thành ngữ bốn chữ có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống thành ngữ tiếng Hàn cũng là do ảnh hưởng của văn hoá Nho giáo ảnh hưởng đến văn hoá Hàn Quốc

từ thời xa xưa nhờ sự thuận tiện về địa lí và đóng vai trò to lớn trong hình thành tinh thần dân tộc

Ví dụ: 일석이조 (nhất cử lưỡng tiện), 계구우후 (đầu gà hơn đuôi bò),…

Trang 32

Có thể nói đến ba định hướng để khám phá được những đặc điểm văn hoá này đó là:

1) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng tầm nguyên, áp dụng phương pháp phục nguyên;

2) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng so sánh tương phản, áp dụng phương pháp đối chiếu - so sánh;

3) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng đồng đại, dùng phương pháp miêu tả

Luận văn với đề tài Đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ hiện tượng tự nhiên

trong tiếng Hàn và tiếng Việt luận văn sẽ tập trung phân tích thành ngữ theo

định hướng thứ hai Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu đi theo hướng này là tìm ra được cái gì là chung giữa hai ngôn ngữ, cái gì là riêng, là đặc thù của một ngôn ngữ cụ thể

Trong khi tiến hành so sánh, cái riêng chỉ được bộc lộ ở phương tiện ngôn ngữ đặc thù dùng để biểu thị quan hệ so sánh như từ “như” trong tiếng Việt

Bên cạnh đó, khi lựa chọn cái so sánh, người nói các ngôn ngữ khác nhau đều chọn những đối tượng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mình vì trong đó chứa tính chất phổ quát, còn cái riêng thì bộc lộ ở sự lựa chọn đối tượng

cụ thể nào và dùng nó để biểu trưng cho cái gì

Ví dụ: Trong thành ngữ tiếng Việt, từ “lửa” biểu trưng cho mức độ của cái nóng của tính cách con người nhưng trong thành ngữ tiếng Hàn, từ “불 (lửa)” lại biểu trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng nhiệt huyết

Cuối cùng, ngoài xu hướng chọn đối tượng so sánh và xu hướng biểu trưng hoá có sự khác nhau giữa các dân tộc, ta còn thấy rõ sự khác nhau trong thái độ đánh giá, trong sự biểu cảm ở các sự kiện ngôn ngữ

Ví dụ: Trong tiếng Việt thái độ đánh giá ẩn tàng trong quá trình biểu trưng hoá ở từ “bò” là âm tính (yếu trâu hơn khoẻ bò, ngu như bò, v.v…) nhưng trong tiếng Hàn, người ta sử dụng từ “소” (bò) như trong thành ngữ 바늘 도둑이 소도둑이 된다 ( Tạm dịch: kẻ trộm kim rồi sẽ thành kẻ trộm bò) với ý nghĩa biểu trưng cho người lao động cần mẫn, là nguồn kinh tế quan trọng của gia đình là thái độ đánh giá dương tính Qua đó thấy được thái độ đánh giá của người Việt và người Hàn trong trường hợp này là hoàn toàn khác nhau và hình thái biểu hiện của văn hoá – ngôn ngữ ở mỗi quốc gia đều rất đa dạng

và tinh tế

Trang 33

1.2.6 Tiểu kết chương 1

Trong chương này, luận văn đã giới thiệu về tổng quan tình hình nghiên cứu thành ngữ nói chung và thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN nói riêng Đề tài về thành ngữ đã được nhiều học giả Hàn Quốc và Việt Nam quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên khi xét về hướng nghiên cứu những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN thì luận văn nhận thấy vẫn chưa có nhiều đề tài được quan tâm nghiên cứu

Bên cạnh đó luận văn cũng đã tiến hành nghiên cứu và tổng hợp một vài vấn đề lý thuyết của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu, mặc dù có sự khác biệt về phân loại thành ngữ giữa hai ngôn ngữ do loại hình ngôn ngữ nhưng thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có điểm chung về mặt cấu tạo đều là cụm từ cố định, ổn định về cấu tạo và bền vững về hình thái và về mặt ngữ nghĩa đều mang ý nghĩa mới là nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng mà không phải là ý nghĩa từ vựng cấu thành Tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ đó là thành ngữ tiếng Việt sử dụng hai hình thức so sánh đó là so sánh hiện và so sánh ngầm Dựa trên những đặc điểm thành ngữ, luận văn đã trình bày được yếu tố văn hoá trong thành ngữ Bên cạnh đó, luận văn bước đầu xác định được những yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn

và tiếng Việt Việc phân tích, mô tả cụ thể về cấu tạo cũng như ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN nhằm tìm ra được điểm tương đồng và dị biệt trong cấu tạo và ngữ nghĩa sẽ được luận văn tiến hành trong chương 3 và chương 4

Trang 34

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Hướng tiếp cận đề tài

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo các phương pháp từ thu thập ngữ liệu, phân loại, thống kê, phân tích, miêu tả và đối chiếu Trình tự các bước tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Luận văn thu thập những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt trong từ điển thành ngữ Sau khi thu thập được số lượng hơn 300 thành ngữ ở mỗi ngôn ngữ để có thể đảm bảo được độ tin cậy, luận văn tiến hành nghiên cứu và trình bày về tổng quan vấn đề nghiên cứu đề tài và cơ sở lí thuyết

Bước 2: Tiến hành phân loại và thống kê xác suất về phân loại thành ngữ, tỉ lệ xuất hiện của các yếu tố chỉ HTTN trong thành ngữ và tỉ lệ các nhóm nghĩa biểu trưng trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt

Bước 3: Dựa trên cơ sở số liệu vừa thống kê được, tiến hành miêu tả và phân tích những đặc điểm về cấu tạo cũng như ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Bước 4: Tiến hành đối chiếu nhằm tìm những điểm tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa theo nội dung đã phân tích ở bước 3

Bước 5: Tiến hành đánh giá, nhận xét và đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu cũng như trình bày về những đề xuất nghiên cứu liên quan đến đề tài trong tương lai

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng

và định tính để làm rõ được về đặc điểm cấu tạo cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt, cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng qua việc tiến hành thống kê và phân loại số lượng thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn

và tiếng Việt bằng phần mềm Excel với độ chính xác cao

- Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành để lý giải ý nghĩa thành ngữ dựa trên những ngữ liệu thu thập được thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng và trên cơ sở những đặc điểm ngôn ngữ như cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ nhằm đạt mục tiêu là tìm ra những điểm giống nhau

và khác nhau giữa hai ngôn ngữ Qua đó thu thập sự hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi, tư duy con người và những ảnh hưởng như văn hoá, phong tục ảnh hưởng đến những hành vi, tư duy đó

Trang 35

2.2.1 Phương pháp thu thập ngữ liệu

Nghiên cứu tiến hành khảo sát và thu thập được 323 thành ngữ tiếng Hàn

và 321 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ HTTN kể cả những từ mượn gốc Hán bằng những thủ pháp:

• Thủ pháp liệt kê, đánh số

• Thủ pháp phân loại, khảo sát và thống kê dựa trên những cơ sở lý thuyết

về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt Khảo sát và thống kê yếu tố chỉ HTTN (bao gồm cả những từ gốc Hán) dựa trên cơ sở khái niệm của 표준국어대사전 (Đại từ điển ngôn ngữ chuẩn) (1999) và “Từ điển tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học (1988) thu được:

Trong tiếng Hàn gồm 29 yếu tố chỉ HTTN: 강 (sông); 경치 (cảnh); 골 (thung lũng); 공기 (không khí); 구렁 (hố sâu); 구름 b (mây); 그림자 (bóng);

눈 (tuyết); 늪 (đầm lầy); 달 (trăng); 돌/석 (đá/thạch); 땅 (đất); 물 (nước)/수(thuỷ,nước); 바람 (gió)/풍(phong)/마파람(gió nam); 벼락 (sấm sét);

벼랑 (vách đá); 별 (sao); 불 (lửa); 비 (mưa); 빛 (ánh sáng); 산/강산 (núi); 서리 (sương (mai)); 수렁 (vũng lầy, đầm lầy); 안개 (sương mù); 언덕 (đồi); 얼음 (băng)/살어름판 (lớp băng mỏng); 하늘 (trời)/천 (thiên); 해 (mặt trời); 흙 (đất, thổ nhưỡng)

Trong tiếng Việt gồm 23 yếu tố chỉ HTTN: băng (giá); biển/bể; bùn/đất bùn; cát; đá/sỏi; đất; gió/phong; hang; lửa; mây/vân; mưa/vũ; nắng; ngàn/rừng; núi/sơn; nước/thuỷ; sấm/sét; sao; đất sỏi; sóng; sông/hà; sương; trăng/nguyệt; trời/ thiên

2.2.2 Phương pháp miêu tả

Đề tài sử dụng phương pháp miêu tả nhằm mô tả đặc điểm ngôn ngữ về cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Cụ thể, về cấu tạo, đề tài tiến hành phân tích và miêu tả những yếu tố chỉ HTTN xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt Tiếp đến, luận văn tiến hành miêu tả các phân loại thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt theo cấu tạo dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương

1, làm cơ sở cho quá trình đối chiếu về cấu tạo thành ngữ ở chương sau

Về ngữ nghĩa, đề tài tiến hành khái quát hoá các kết quả xử lý và phân tích về ý nghĩa biểu trưng, những nguyên nhân dẫn đến đặc trưng ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên những ngữ liệu đã thu thập được nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tạo tiền đề để thực hiện quá trình đối chiếu về ngữ nghĩa thành ngữ ở chương sau

Trang 36

2.2.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Đề tài nghiên cứu tiến hành đối chiếu song song hai đối tượng là thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên những kết quả thu thập được trong quá trình phân tích đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ

Đây là phương pháp quan trọng để nghiên cứu có thể tiến hành so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của thành ngữ có yếu

tố từ chỉ HTTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt về đặc điểm ngôn ngữ

Bên cạnh đó, phương pháp này còn vận dụng sự tương đồng và dị biệt

về vị trí địa lí, địa hình, về văn hoá, phong tục của hai quốc gia hay về tư tưởng,

tư duy và cách nhìn nhận của con người Hàn Quốc và Việt Nam đối với những yếu tố chỉ HTTN, cụ thể là những thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN

2.3 Tiểu kết chương 2

Trong chương này, luận văn đã trình bày về hướng tiếp cận đề tài gồm

5 bước và những phương pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài Bên cạnh đó, bước đầu qua phương pháp thu thập ngữ liệu luận văn trình bày được 29 yếu tố HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn và 23 yếu tố trong tiếng Việt Sau đó thu được 323 thành ngữ tiếng Hàn và 321 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ HTTN Luận văn cũng đã trình bày cụ thể tầm quan trọng của việc kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, đồng thời trình bày cách sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp

so sánh đối chiếu để thực hiện đề tài

Trang 37

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ HIỆN

TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG TIẾNG HÀN

3.1 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn 3.1.1 Kết quả khảo sát từ chỉ HTTN trong thành ngữ tiếng Hàn

Dựa trên khái niệm từ chỉ HTTN trong cuốn 표준국어대사전 (Đại từ điển ngôn ngữ chuẩn) (1999), nghiên cứu thống kê được 29 từ chỉ HTTN trong

thành ngữ tiếng Hàn với tần số xuất hiện và tỉ lệ cụ thể thể hiện qua bảng 3.1

Trang 38

tố chỉ HTTN phong phú và mang những ý nghĩa đặc thù

Tuy nhiên, nổi bật nhất trong số đó có từ “ 물 (nước)” xuất hiện 66 lần chiếm 20,18% và từ “불(lửa)” xuất hiện 47 lần, chiếm 14,37% trên tổng số

Qua đó có thể thấy rõ về tri nhận của người Hàn Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung, đều xem nước và lửa là sự khởi nguồn, là những yếu

tố không thể thiếu trong cuộc sống

Trang 39

Từ “바람/풍/마파람(gió/gió nam” xuất hiện 38 lần chiếm 11,62%;

Từ “하늘/천 (trời/thiên)” xuất hiện 30 lần chiếm 9,17%;

Từ “산/강산 (núi/thạch)” xuất hiện 24 lần chiếm 7,34 %;

Từ “땅 (đất)” xuất hiện 17 lần chiếm 5,20%;

Từ 돌/석 (đá) và từ 벼락 (sấm sét) đều cùng xuất hiện 11 lần chiếm 3,36% trên tổng số

Những từ chỉ HTTN còn lại như: 강 (sông); 경치 (cảnh); 골 (thung lũng);

구렁 (hố sâu); 구름 (mây); 늪 (đầm lầy); 달 (trăng); 벼랑 (vách đá); 별 (sao);

수렁 (vũng lầy, đầm lầy); 언덕 (đồi); 해 (mặt trời); 흙 (đất, thổ nhưỡng); 공기 (không khí); 그림자 (bóng); 비 (mưa); 빛 (ánh sáng); 서리 (sương (mai)); 안개 (sương mù); 얼음 (băng)/살어름판 (lớp băng mỏng); 눈 (tuyết) xuất hiện với tần suất không nhiều, hầu hết đều dưới 10 lần, chiếm tỉ lệ không cao trên tổng

số

Một số ví dụ thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn:

- 물 (nước): 물 샐 틈이 없다 (tạm dịch: không có chỗ cho nước chảy) nghĩa là triệt để không có kẻ hở;

- 불 (lửa): 발등의 불 (tạm dịch: lửa trên mu bàn chân) nghĩa là những việc cấp bách hay khó khăn đến trước mắt;

- 바람 (gió): 바람을 맞다 (tạm dịch: trúng gió) nghĩa là một người nào

đó đã không giữ lời hứa hẹn với người khác nên tốn công vô ích;

- 하늘 (trời): 하늘에 닿다 (tạm dịch: chạm đến trời) nghĩa là sự nỗ lực hay tình yêu chân thành rất lớn đến mức thấu trời cao);

- 산 (núi): 산 넘어 산이다 (tạm dịch: hết ngọn núi này tới ngọn núi khác) nghĩa là khó khăn không dứt và càng lúc càng nghiêm trọng hơn;

- 땅 (đất): 땅을 파서 장사하다 (tạm dịch: đào đất rồi buôn bán) nghĩa

là tiền dễ kiếm, tiền có sẵn dưới đất mà đào;

- 돌 (đá): 돌을 던지다 (tạm dịch: ném đá) nghĩa là trách móc lỗi của người khác;

- 벼락 (sấm sét): 낮벼락을 맞다(tạm dịch: bị sét ban ngày đánh) nghĩa

là gặp phải những việc không tốt như bất hạnh hay tai ương ngoài dự kiến;

- 강 (sông): 십 년이면 강산도 변한다 (tạm dịch: mười năm thì ngọn núi vững chắc cũng thay đổi) nghĩa là mọi thứ thay đổi theo thời gian; v.v…

3.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn

Nghiên cứu của học giả Lim Ji Ryong (2004) đã trình bày một cách chi tiết về đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hàn Qua đó, thành ngữ nổi bật là

“quan hệ kết hợp hơn hai đơn vị từ vựng, mang ý nghĩa nội dung đặc thù và

Trang 40

phương thức cấu thành được cố định về hình thức” Dựa trên quan điểm của học giả Lim Ji Ryong, đề tài tiến hành phân loại 323 thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn về mặt cấu tạo, thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Cấu tạo của thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn

Dựa trên các tiêu chí phân loại thành ngữ tiếng Hàn theo quan điểm của học giả Lim Ji Ryong mà đề tài đã trình bày ở chương 1, trong 323 thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ HTTN mà luận văn thu thập được, có 91 thành ngữ dạng thể từ với 26 thành ngữ có cấu tạo định ngữ - thể từ chiếm 8,05% trên tổng số

và 65 thành ngữ có cấu tạo cụm danh từ chiếm 20,12% trên tổng số

Sự chênh lệch về tần suất xuất hiện như vậy cho thấy cách sử dụng thành ngữ của người Hàn Quốc ưa chuộng cấu tạo bền vững của cụm danh từ nên những thành ngữ có cấu tạo cụm danh từ được sử dụng nhiều trong giao tiếp nhằm truyền đạt thông tin và tạo nên những ý nghĩa mới, những ý nghĩa biểu trưng gợi hình, gợi cảm Cùng chung mục đích như vậy hầu hết những thành ngữ có những từ chỉ HTTN vay mượn từ gốc Hán như 풍 (gió/phong), 석 (đá/thạch),… cũng là cấu tạo cụm danh từ

Một vài ví dụ cụ thể về cấu tạo thành ngữ có yếu tố chỉ HTTN trong tiếng Hàn dạng thể từ:

(a) Cấu tạo <Định ngữ + Thể từ>

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w