Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ hệ thống các vẫn đề lý luận về nuôi con nuôi và cơ sở hình thành mối quan hệ giữa người nhận nuôi cha mẹ nuôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÔ HỎ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TRƯƠNG ĐẠI HỌC LUAT
Giảng viên: TS Nguyễn Văn Tiến
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày II tháng II năm 2021
Trang 21.1.1 Khái niệm con nuôi - - c1 11 1n 1S S SH S1 S11 1111561111151 1 111k xxx nay 5 1.1.2 Khái niệm nuôi con HuÔi c1 111111 n1 SH S111 1111551115111 51 11111 1kg 5
1.2.1 Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là một quan hệ xã hội 6 1.2.2 Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là quan hệ pháp luật - 7
1.3 Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi 9
Chương 2 Thực tiễn pháp luật về hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam và Quốc
2.2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi - người nhận con nuôi Í Í
2.2.1 Đối với người được nhận làm con nuÔi - - 22 22 2221122222112 s+2 11
2.2.2 Đối với người nhận con nuôi 5 5s S1 S12E1212E1211112111121111 122111512227 ,xeE 12
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử và ngày nay vấn đề này đã trở thành mối quan tâm đặc biệt không chỉ ở cộng đồng quốc tế mà còn ở Việt Nam Lý giải tại sao chế định nuôi con nuôi lại được xã hội quan tâm đặc biệt, bởi đó là hàng lang pháp lý bảo vệ những lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận nuôi, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nhận con nuôi
Năm 2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua đạo
luật về nuôi con nuôi đầu tiên của Việt Nam Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình Mặt khác, quy định này còn cô vũ, động viên, khuyến khích, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam Vấn đề nuôi con nuôi và quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi qua lăng kính của pháp luật đã tạo điều kiện cho các cá nhân, gia đình có nhu cầu muốn nhận nuôi con nuôi, đồng thời cũng tạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong gia đình giống như môi trường gia đình gốc của mình Việc quy định rõ các vấn đề nuôi con nuôi và cơ sở thiết lập mỗi quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi là thật sự cần thiết đề đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi được sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, hạnh phúc Đây cũng chính là một trong những biện pháp npăn ngừa các hành vi lợi dụng hoạt động nuôi con nuôi vào mục đích như: trục lợi, hành hạ, buôn bán trẻ em
Tuy nhiên, trên thực tế việc hiểu và áp dụng các quy định về nuôi con nuôi còn chưa đúng, chưa đầy đủ thậm chí còn những sai phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp quyền trẻ em, nhất là quyền của trẻ được nhận làm con nuôi Vì vậy, nhằm đánh gía những kết quả đã thực hiện được trong thực tiễn cũng như điểm hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi hiện hành, bài viết sẽ làm rõ nhiều vấn đề còn tồn tại giữa lý luận và thực tế trong quá trình thực hiện pháp luật
2 Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định nuôi con nuôi đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu về Luật học Hiện nay, có những bài viết về vấn đề nuôi con nuôi và quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi như: bài viết của tác giả Kiều Thị Huyền Trang về “Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay” hay Vé chế độ nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân gia đình của tac giả Ngõ Thị Hường Đây là những bài việt nói lên quan điểm cân làm sáng tỏ về hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam
Trang 4Vi thé, việc tiếp tục nghiên cứu đề tiếp tục hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi vẫn thực sự cần thiết Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra những mặt tích cực, mặt hạn chế khi áp dụng quy định về Luật Nuôi con nuôi năm 2010 vào thực tế; góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi trẻ em được nhận làm con nuôi cũng như duy trì mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi của pháp luật Việt Nam so với quốc tế
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ hệ thống các vẫn đề lý luận về nuôi con nuôi và cơ sở hình thành mối quan hệ giữa người nhận nuôi (cha mẹ nuôi) với đứa trẻ được nhận nuôi (con nuôi) Từ đó tiến hành đánh giá đúng thực trạng giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu
- _ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi - _ Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn về nuôi con nuôi và căn cứ hỉnh thành quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi
4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được quy định trong pháp luật một số nước trên Thế giới; Bộ Luật dân sự 2015, Luật Hôn nhân gia đình 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề điều chỉnh nuôi con nuôi qua các giai đoạn khác nhau
- _ Nghiên cứu thực trạng thực hiện việc nuôi con nuôi kế từ khi các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên được thực thi trong cuộc sống Từ đó tiến hành đánh giá nhận xét mặt tích cực và tiêu cực về hoạt động nuôi con nuôi hiện nay tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài - - Phương pháp luận: để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp luận đa ngành trong sự kết hợp giữa Tâm lý học, Xã hội học, Khoa học Pháp luật Dân sự và Hôn nhân gia đình; các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động nuôi con nuôi
- - Phương pháp xử lý tài liệu: phương pháp hệ thống; phương pháp tông hợp, phân tích; phương pháp nghiên cứu so sánh; phương pháp đánh giá, dự đoán
Trang 5Như vậy, con nuôi (adopted child) la khái niệm được dùng đề phân biệt với khải niém con dé (biological chiiđ) Khi một đứa trẻ được sinh ra mà không cùng huyết thông với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thi đứa trẻ đó có thê được gọi là con nuôi Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đều làm cho trẻ em được nhận nuôi dưỡng trở thành con nuôi của người nuôi dưỡng Việc xác lập môi quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được thực hiện trên cơ sở tình cảm, mong muôn, nhu câu của cả hai bên và được pháp luật công nhận khi việc nuôi con nuôi được đăng ký theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật
Theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì con nuôi được định nghĩa
như sau: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thâm quyên đăng ký” Qua đó, khái niệm con nuôi có thê gỗm những nội dung sau:
(1) Con nuôi là người được một người độc thân hoặc một cặp vợ chồng không sinh ra nhận làm con nuôi, về nguyên tắc không có quan hệ huyết thông và không mang sen di truyền của người nhận nuôi
(2) Con nuôi có thê có huyệt thông trong phạm vị nhât định với người nhận nuôi nhưng không do người nhận nuôi sinh ra Ví dụ như cô, di, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi
(3) Người được nhận nuôi chỉ được công nhận là con nuôi của người nhận nuôi khi người được nhận nuôi đáp ứng được các điêu kiện của người được nhận nuôi theo quy định của pháp luật, như điêu kiện về độ tuôi, ý chí, về chủ thê Ví dụ: cháu không thê trở thành con nuôi của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.”
1.1.2 Khai niém nuoi con nudi 1 Bộ Tư pháp (2001), “SỐ chuyên để về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
2 Kiêu Thị Huyền Trang (2014), Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Đại học
Trang 6Nuôi con nuôi là một khái niệm không hoàn toàn mới mẻ, xa lạ, được quy định ở tất cả các hệ thống pháp luật hiện đại trên thế giới như một hình thức chăm sóc thay thế cho những trẻ em bị tách ra khỏi gia đình gốc của mình.?
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dai, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình Có thể nói, việc nuôi con xuất phát từ các mục đích khác nhau, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất, tính thần như: có người thờ tự, chăm sóc khi tuổi già hay xuất phát từ lòng nhân đạo, cảm thông." Hiện nay, vì lợi ích tốt đẹp của trẻ em, đặc biệt là những trẻ có hoàn cảnh khó khăn mà hoạt động nuôi con con được xác lập và khuyến khích ngày một rộng rãi
1.2, Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi có thê hiểu từ hai góc độ:
1.2.1 Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi là một quan hệ xã hội Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành trên cơ sở cả nhân “tiếp nhận những liên hệ mới mang tính chất gia đình”.° Ví đụ như, Dương Quý Phi vố là con nuôi của Dương Huyền Diễm, Điêu Thuyền là con nuôi của Tư Đồ Vương Doãn, Lữ Bồ là con nuôi của Đồng Trác Việc nhận con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do: nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi đề lấy phúc
và nuôi con trên danh nghĩa.”
- Nuôi con nuôi theo phong tục tập quân đã được phản ánh trong pháp luật nhà
Lê qua bộ Quốc triều hình luật tại Điều 294, Điều 295 Bên cạnh đó, dân tộc Mường,
Thái, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú đều có phong tục nhận nuôi con nuôi.Š Các quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán đã từng tổn tại từ lâu trong cộng đồng các dân tộc thiêu số và hiện nay vẫn còn tồn tại Những quan hệ nhận nuôi con nuôi này được xã hội, cộng đồng thừa nhận, các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của quan hệ cha mẹ và con trên thực tế, mặc dù có thể không thực hiện việc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thâm quyền
- Nuôi con nuôi để lấy phúc Trong thực tế đời sống, có không trường hợp vì mê tín mà người ta nhận nuôi một đứa trẻ, coi như con của mình đê làm phúc, đề có thê
3 Trường Đại học Luật Hỗ Chí Minh, Giáo /rình Luật Hôn nhân gia đình Viét Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr
290 4 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 5 Robert Morris (1895), Adoption in Japan, The Yale Law Journal Company Inc., pp 143 - 149 6 Ngô Thị Hường (2001), VỀ chế độ nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân gia đình, Tạp chí luật học số 3/2001, Hà
Nộ 7 Nguyên Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tê - thực trạng và giải pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi 2009, Hà Nội _ - 8 Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn và Nguyên Hữu Thâu (2001), Luật tục E đê, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr 70 — 101
Trang 7giảm bớt tai vạ, những điều không may mắn cho gia đình hoặc để vợ chồng có thê sinh được con của mình Người nhận nuôi đối xử với người con nuôi như con đẻ, nhưng việc nuôi con nuôi này không được sự công nhận của cơ quan Nhà nước có thâm
quyền
- — Nuôi con nuôi trên danh nghĩa: đây là những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống Nuôi con nuôi trên danh nghĩa là việc các bên nhận nhau là cha mẹ nuôi và con nuôi xuất phát từ tình cảm, nhưng không gắn với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, không nhằm mục đích hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế Các bên có thê đối xử với nhau, gọi nhau là cha mẹ và con, nhưng không ràng buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế Việc nuôi con nuôi này không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, mà chỉ tuỳ thuộc vào tình cảm, sự tự nguyện của các bên, phù hợp với cách ứng xử, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội Việc nuôi con nuôi này thường được thực hiện dưới hình thức thoả thuận bằng lời piữa các bên chủ thể Quan hệ cha mẹ và con trong hình thức này thường chỉ tổn tại trên danh nghĩa, có ý nghĩa đối với hai bên chủ thế, mà không có ý nghĩa nhiều đối với những người khác trong gia dinh của hai bên, những người xung quanh va xã hội Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam, hình thức nhận con nuôi hoặc nhận cha mẹ nuôi trên danh nghĩa thường hay xảy ra, vì người Việt Nam vốn có lối sống trọng tình, trọng nghĩa Việc nhận nuôi con
nuôi này yếu hướng tới giá trị đạo đức, tỉnh thần, nhưng không có giá trị pháp lý.!9
Như vậy, dưới góc độ xã hội, quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi được hiểu là quan hệ cha mẹ và con được xác lập và thực hiện trên thực tế giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi với các mức độ và hình thức khác nhau nhằm đáp ứng những mục đích nhất định nhưng không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyền và không có giả trị pháp lý
1.2.2 Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi là quan hệ pháp luật Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là một quan hệ pháp luật cũng có đầy đủ các yếu tổ cầu thành của một quan hệ pháp luật, gồm ba yếu tố: chú thê, khách thể và nội dung
O Chu thé cua quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi gốm: Cha mẹ nuôi (người nhận con nuôi) và người con nuôi (người được nhận làm con nuôi) Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở các chủ thê đáp ứng đây đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi Cụ thê:
9 Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tẾ - thực trạng và giải pháp, Tạp chí đân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp lậut về nuôi con năm 2009, Hà Nội
10 Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tẾ - thực trạng và giải pháp, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về nuôi con năm 2009, Hà Nội
Trang 8Thứ nhất, đôi với cha me nudi, phap luat quy định người nhận nuôi là cá nhân, có thê là vợ và chồng hoặc một người độc thân Điêu đó có nghĩa là, nêu người nhận nuôi con nuôi có chung sông như vợ chông với một người khác mà không đăng ký kết hôn, thi trẻ em được nhận làm con nuôi chỉ có thê là con nuôi của một trong hai người
Nếu vợ và chồng cùng nhau nhận con nuôi thì mỗi người một phải thỏa mãn các
điều kiện của người nhận nuôi" trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Trường
hợp ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi không được pháp luật cho phép thực hiện bởi con nuôi không phát sinh trên cơ sở sinh đẻ nên không thế là quan hệ huyết thông trực hệ được Các quy định về điều kiện của người nhận nuôi nhằm bảo đảm cho người con nuôi có được môi trường sống lành mạnh để phát triển về thê chất, trí tuệ và nhân cách; điều đó sẽ có tác dụng quan hệ cha mẹ nuôi tích cực trong việc góp phần thúc đây sự phát triển của toàn xã hội
Thứ hai, đối với đứa trẻ là người được nhận làm con nuôi, pháp luật quy định cụ thể
điều kiện về độ tuôi của trẻ được nhận nuôi bởi ở mỗi lứa tuổi khác nhau thi tam sinh
lý và nhận thức về cuộc sống sẽ khác nhau Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi quy định tại khoản 1 Điều § Luật nuôi con nuôi Truong hop từ du 16 dén dưới 18 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, dượng, chú bác ruột nhận làm con nuôi Độ tuôi của trẻ em cho làm con nuôi được quy định trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: “7é em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam đưới mười sảu tuổi "” và Công ước về quyền trẻ em thì quy định “rẻ em là người dưới 18 tôi ”.”
Bên cạnh đó nhà nước còn khuyến khích người nhận nuôi những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh rơi vào khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Bởi những đứa trẻ có khuyết tật bắm sinh cần được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng hơn cả của không chỉ xã hội mà còn cần một mái ấm gia đình thực sự
LÌ Khách thê của quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi Là xác lập mối quan hệ cha mẹ và con giữa những người không cùng huyết thống Cha mẹ nuôi mong muốn nhận một đứa trẻ làm con nuôi để xác lập quan hệ cha, mẹ và con với đứa trẻ, còn người con nuôi thì mong muốn có một mái ấm gia đình để được chăm lo một cách tốt nhất về mặt tính thần lẫn vật chất và cũng nhằm xác lập môi quan hệ cha và con với người nhận nuôi Quan hệ cha mẹ và con này mẹ được vun
11 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 12 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 13 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
14 Liên hiệp quốc (1989), Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989
Trang 9đắp trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên chủ thê và được pháp luật công nhận vê mặt pháp lý Khi xác lập quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi, các bên đều mong muôn xác lập quan hệ cha mẹ - con bên vững, có sự gắn bó sâu sắc về tỉnh cảm, được hưởng sự yêu thương, chăm sóc lần nhau trong mối quan hệ gia đình
f] Nội dưng của quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôi La quyên và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể phát sinh khi việc nuôi con nuôi được Nhà nước công nhận Về quan hệ giữa người nuôi và người được nhận nuôi thì được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con ' Về hệ quả của việc nuôi con, kê từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyên, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyên, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan '
Có thế thấy, quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên chủ thê trong quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi không chỉ có quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi — con nuôi mà còn bao gồm cả quyên và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với đứa con đã cho làm con nuôi, cũng như quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên của gia đình cha mẹ nuôi Nuôi con nuôi là nhằm mục đích tìm cho trẻ em có một mái âm gia đình với sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ nuôi khi đứa trẻ không được nuôi dưỡng trong gia đình ruột thịt của mình Hơn nữa, khi xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản, thừa kế thì các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể là căn cứ pháp lý đề điều chỉnh giải quyết tranh chấp quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi con nuôi
Như vậy, khi việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận thì các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thế trong quan hệ nuôi con nuôi được điều chỉnh theo các quy phạm pháp luật về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Từ những phân tích trên dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, có thể hiểu quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi là quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh trên cơ sở việc nhận nuôi con nuôi được cơ quan Nhà nước có thâm quyền công nhận, được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật nhăm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thê trong quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi
1.3 Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi Nhăm đảm bảo trẻ em có quyên có gia đình, được yêu thương chăm sóc, được sông trong tình cảm của cha mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình, được trưởng
15 Khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình 2014
Trang 10thành đưới sự giáo dục, định hướng của cha mẹ; đồng thời bảo đảm quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con ), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật
Đó là một trong những mục đích của Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi nước ngoài là “Thiét lập những bảo đảm đề việc nuôi con nuôi quốc tế dién ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tẾ” Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều văn bản pháp luật Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “rẻ em được Nhà nước,
gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các ván đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyên trẻ em” (Khoản 1 Điều 37) Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận quyền nuôi con nuôi là một quyền tự do dân sự của cá nhân: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đắng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình ” Khoản 2 Điều 24 của Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em được nhận làm
,
con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi ”
17 Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015