1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh thực trạng và kiến nghị

55 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (8)
  • 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài (9)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài (9)
  • 5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài (10)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (10)
  • 7. Kết cấu khóa luận (10)
  • HƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG (11)
    • 1.1. Khái niệm,đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại vàcác phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại (11)
      • 1.1.1. Các quan điểm về tranh chấp kinh doanh thương mại (0)
      • 1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại (12)
      • 1.1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (0)
    • 1.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam (15)
      • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án (15)
      • 1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án theo pháp luật hiện hành (18)
      • 1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án 16 1.2.4. Thủ tục giải quyết các tranh chấp KDTM tại TAND (23)
  • HƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TAND HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ (39)
    • 2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh (39)
      • 2.1.1. Tổng quan về giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND TP. HCM (39)
    • 2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân (48)
      • 2.2.1. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao nên ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nhằm khác phục những vướng mắc đã nêu trên (48)
      • 2.2.2. Kiện toàn công tác cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp (50)
      • 2.2.3. Các kiến nghị khác (52)
  • KẾT LUẬN (10)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)

Nội dung

cách tư pháp và hội nhập quốc tế nên nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của của nhiều tác giả như: - Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong vi c th c hi n cải cách tư pháp – Những vấn

Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Và một bước tiến mới đặt nền móng cho sự phát triển nền kinh tế nước ta khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC vào tháng 11/1998 tại Kuala Lumpur, Malaysia Gia nhập APEC khẳng định quyết tâm triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế mà đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Đến nay, những thành tựu bước đầu đạt được đã làm cho thị trường trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ, các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng và liên quan đến nhiều loại chủ thể trong nước và nước ngoài Trong bối cảnh đó, các tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM) phát sinh đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết công bằng, khách quan và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các chủ thể và các các bên liên quan

Khi tranh chấp xảy ra, để đảm bảo lợi ích cho các bên thì vấn đề lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng, nếu chủ thể chọn phương thức không phù hợp với tình hình tranh chấp sẽ dẫn đến hàng loạt những hậu quả, gây phương hại đến lợi ích các bên Khi xảy ra tranh chấp, hầu hết các bên đều mong muốn giải quyết những xung đột, mâu thuẫn này một cách nhanh gọn, ít tốn kém và hiệu quả nhất Cho nên, giải quyết tranh chấp KDTM bằng phương thức nào hiệu quả và an toàn nhất là vấn đề mà các bên quan tâm

Hiện nay, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp KDTM là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án là phương thức có hiệu lực pháp lý cao nhất Bởi lẽ, toà án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài

“Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh thực trạng và kiến nghị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Giải quyết tranh chấp trong KDTM tại tòa án nhân dân (TAND) các cấp là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động tài phán kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế nên nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của của nhiều tác giả như:

- Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong vi c th c hi n cải cách tư pháp – Những vấn đề lí luận và th c tiễn (đề tài cấp Bộ năm 2003 của TAND tối cao)

- Hoàn thi n pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hi n nay – NXB

Chính trị quốc gia – Hà Nội 2004

- Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của BLTTDS

2004 (bài viết của Viên Thế Giang – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005)

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh theo Bộ luật tố tụng dân s và các vấn đề đặt ra trong th c tiễn thi hành (bài viết của TS Phan Chí Hiếu – Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật số 01/2006)

- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Vi t Nam hi n nay (Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Đinh Thị Trang,

2013, Đại học Luật Hà Nội, Vi t Nam.)

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát và chưa đi sâu vào nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong KDTM của TAND và hầu hết đều được áp dụng theo BLTTDS 2004 nên sẽ khó chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong tình hình kinh tế hiện nay.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của khóa luận là mang đến một cái nhìn toàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật đối với phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND các cấp Để từ đó, bày tỏ các kiến nghị nhằm giúp giải quyết hiệu quả hơn các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân

Tuy nhiên, các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau nên trong khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND Từ đó chỉ ra được những bất cập trên thực tế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế này, đáp ứng được yêu cầu của các thương nhân khi tham gia lĩnh vực KDTM trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Khóa luận dựa vào những quan điểm, chính sách và đường lối của Đảng và nhà nước trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, khóa luận còn được áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, so sánh, quy nạp và hệ thống hóa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu tìm hiểu từ thực tế, nhằm làm sáng tỏ những luận điểm mà khóa luận đề cập và giải quyết.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật hiện hành về hình thức giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND chủ yếu qua thực tiển tại TAND TP Hồ Chí Minh (TP HCM)

- Đối tƣợng nghiên cứu: đó là các quy định pháp luật hiện hành của nước ta về hình thức giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND và thực trạng áp dụng hình thức này.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn góp phần đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng KDTM và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án trong giai đoạn hiện nay.

Kết cấu khóa luận

Chương 1: Khái quát về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị

KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG

Khái niệm,đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại vàcác phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

1.1.1 ác quan điểm về tranh chấp kinh doanh thương mại

Hiện nay, khái niệm tranh chấp kinh tế, tranh chấp kinh doanh hay tranh chấp KDTM được sử dụng không nhất quán Mỗi thuật ngữ có một cách hiểu khác nhau và chủ yếu dựa vào văn bản pháp luật thực định

Về khái niệm tranh chấp kinh tế, từ điển Luật học năm 2006 của Bộ tư pháp trang số 806 chỉ ra rằng tranh chấp kinh tế là:“Mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các chủ thể khi tham gia quan h pháp luật kinh tế.”

Cũng trong từ điển này trang 807 diễn giải rằng tranh chấp thương mại là:

“Tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.”

Xuất phát từ khái niệm kinh doanh theo quy định khoản 16 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2014, “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Như vậy, ta hiểu tranh chấp kinh doanh là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh là luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, chủ thể tham gia là các chủ thể kinh doanh và các bên có liên quan, tranh chấp kinh doanh thể hiện ra bên ngoài là xung đột về lợi ích các bên

Với sự ra đời của Luật thương mại, bên cạnh các thuật ngữ tranh chấp kinh tế, tranh chấp kinh doanh còn xuất hiện thêm thuật ngữ tranh chấp thương mại, Điều

238 Luật thương mại 2005 quan niệm “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do vi c không th c hi n hoặc th c hi n không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.”

Tóm lại, cả hai hoạt động kinh doanh và thương mại có cùng nội hàm về việc các chủ thể kinh doanh cùng hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng các dịch vụ…nhằm mục đích sinh lợi, do đó hai hoạt động này đã được BLTTDS 2015 gọi chung là hoạt động kinh doanh, thương mại và đưa vào cùng quy trình tố tụng chung để giải quyết tranh chấp Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm tranh chấp KDTM như sau: tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia các quá trình của hoạt động KDTM

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại

Các tranh chấp thương mại nhìn chung có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp KDTM là thương nhân

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp KDTM Có quan hệ kinh tế phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau; tuy nhiên, cũng có trường được giao kết giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân Dẫn chứng, có quy định về một loại tranh chấp không diễn ra giữa các thương nhân với nhau Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất.[1- trang 25]

Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp KDTM là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật

Trong nhiều trường hợp, tranh chấp KDTM phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau Nội dung của tranh chấp nàylà những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động KDTM Các quan hệ này có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương mại liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên

Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM

Tranh chấp KDTM đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên nhưng vẫn đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay có bốn phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành Các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi phương thức có thể mang lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung tính chất của tranh chấp và thiện chí của các bên

1.1.3 ác phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên

Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của pháp luật Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên

Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên, trọng tài viên, thẩm phán Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng

Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định

Trong phương thức trọng tài sẽ có một hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng vi c đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là tòa án nhân dân Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng Đồng thời, bản án, quyết định của tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước

Bảng 1.1Bảng so sánh giữa giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án với thương lượng, hòa giải và trọng tài

Thương lượng Hòa giải Trọng tài Tòa án

Thỏa thuận giữa các bên

Thông qua người trung gian là hòa giải viên

Thông qua trọng tài viên

Thông qua người trung gian là thẩm phán Đảm bảo tính bí mật

Tính bí mật tuyệt đối

Tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án

Tính bí mật tương đối, bí mật hơn so với phương thức tòa án

Không giữ được bí mật, xét xử và tuyên án công khai

Kinh phí Ít tốn kém chi phí Ít tốn kém chi phí Ít tốn kém chi phí

Tốn kém chi phí hơn các phương thức khác

Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp

Khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Do 2 bên tự đi đến thỏa thuận với nhau Được lựa chọn người giải quyết tranh chấp Được lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Không được lựa chọn người giải quyết tranh chấp

Giá trị ràng buộc của phán quyết

Mang tính chất khuyến khích

Mang tính chất khuyến khích

Giá trị pháp lý bắt buộc, giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo

Giá trị pháp lý bắt buộc, bị cưỡng chế thi hành

(trong trường hợp không tuân thủ, có thể kháng cáo)

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Giải quyết tranh chấp KDTM tại tòa án là một phương thức mang tính quyền lực nhà nước, tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật Quyết định của tòa án có hiệu lực bắt buộc các bên phải thực thi và có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành

Dựa trên khái niệm trên theo tác giả giải quyết tranh chấp trong KDTM có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp Vì vậy, các phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế

Thứ hai, là việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp KDTMcủa pháp luật tố tụng nhất là các quy định của BLTTDS 2015

Thứ ba, là tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai

Thứ tư, là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

Thứ năm,là tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số

 Ưu điểm của phương thức tòa án:

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm như:

- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽvà hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với các phương thức giải quyết khác Do là cơ quan xét xử của nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án

- Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân vi phạm pháp luật

 Hạn chế của phương thức tòa án:

Việc lựa chọn phương thức tòa án có những nhược điểm nhất định vì các nguyên nhân:

- Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó

- Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, mất thời gian và có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh

- Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút

- Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế Phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt

Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và họ thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả

1.2.2 Các loại tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Điều 30 BLTTDS 2015 đã liệt kê các tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án đó là các nhóm tranh chấp sau:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

Ví dụ: ản án số 341/2017/KDTM – PT ngày 04/04/2017, về vụ việc: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa:

Nguyên đơn: Công ty P Địa chỉ trụ sở chính: phố L, phường L, quận T, thành phố Hà Nội ị đơn: Công ty T Địa chỉ trụ sở chính: đường T, phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.[19]

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

Ví dụ: Quyết định số 21/2018/QĐ – PT ngày 20/07/2018 về vụ việc: “Tranh chấp về quyền sỡ hữu trí tu ” giữa:

Nguyên đơn: Công ty Cao su K Việt Nam Địa chỉ: Khu công nghiệp H N, huyện Trảng om, tỉnh Đồng Nai ị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn K Đồng Nai Địa chỉ: ấp 1, xã Sông Trầu, huyện Trảng om, tỉnh Đồng Nai [20]

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty

Ví dụ: ản án số 22/2018/KDTM – PT ngày 06/06/2018 về vụ việc: “ Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh” (quan hệ pháp luật: tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.) giữa:

Nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn XMĐA Địa chỉ trụ sở: Số 8/94, đường L, phường GV, quận NQ, thành phố Hải Phòng ị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn TA Địa chỉ: số 71, đường TNH, phường TNH, quận LC, thành phố Hải Phòng.[21]

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TAND HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ

Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Tổng quan về giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND TP HCM

Tranh chấp KDTM xảy ra tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có số lượng tương đối nhiều cho nên tính từ năm 2015 đến 2017, TAND TP HCM đã thụ lý và xét xử rất tích cực và hiệu quả Cụ thể là:

- Năm 2015, TAND TPHCM thụ lý giải quyết 3.752/3.982 vụ việc kinh doanh thương mại, đạt tỷ lệ 94,22% [16 – trang 4]

- Năm 2016, TAND TPHCM thụ lý giải quyết 2.988/3.130 vụ việc kinh doanh thương mại, đạt tỷ lệ 95,46%, có 23 án hủy do lỗi chủ quan, chiếm 0,77%.[17 – trang 6]

- Năm 2017, TAND TPHCM thụ lý 5.008 vụ việc (Thụ lý cũ: 2.676 vụ việc; thụ lý mới: 2.332 vụ việc), chuyển thẩm quyền: 276 vụ việc, còn lại phải giải quyết: 4.732 vụ việc, đã giải quyết: 2.304 vụ việc, đạt tỷ lệ: 48,69%, còn lại chưa giải quyết: 2.428 vụ việc, trong đó có 1.625 vụ việc đang tạm đình chỉ, 08 vụ việc quá thời hạn luật định [18 – trang 10]

Tại Tòa kinh tế thuộc TAND TP HCM

Theo áo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa kinh tế của TAND TP HCM năm 2017 thì kết quả xét xử như sau:

- Tổng số vụ án thụ lý: 636 vụ.(năm 2016 thụ lý là 459 vụ)

- Tổng giải quyết: 567 vụ.(năm 2016 giải quyết là 421 vụ)

- Tỷ lệ giải quyết đạt 89.15%

- Không có án quá hạn

- Số án bị hủy theo thủ tục PT, GĐT: 10 vụ

- Số án bị sửa theo thủ tục phúc thẩm: 5 vụ.Với kết quả xét xử TAND TP HCM luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo phân công, tích cực giải quyết các vụ phá sản Năm 2017 TAND TP HCM luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo phân công, giải quyết đạt 100% vụ án KDTM không để án tồn và quá hạn luật định

Tuy nhiên qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp KDTM tại TAND TP HCM trên cơ sở những tài liệu thu thập được tác giả thấy rằng quá trình giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND nói chung và TAND TP HCM nói riêng có những vướng mắc cần được tháo gỡ

2.1.2 Vướng mắc khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại tại tòa án

Quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM tại tòa án bên cạnh những thuận lợi là xây dựng được một hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, kể cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giải quyết các tranh chấp KDTM còn gặp nhiều vướng mắc:

2.1.2.1 Vướng mắc về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại tại tòa án

Thực tiễn quá trình giải quyết tranh chấp KDTM đã phát sinh một số bất cập của pháp luật nên dẫn đến khó thực thi đó là:

Thứ nhất, vướng mắc giữa thẩm quyền xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại và tranh chấp dân sự tại tòa án

Tranh chấp dân sự là các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự được luật dân sự điều chỉnh và mục đích của các quan hệ dân sự này là quan hệ tiêu dùng

Tranh chấp thương mại là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận được luật thương mại điều chỉnh

Với cách hiểu này, thì đôi khi không phân biệt được loại tranh chấp nào là tranh chấp dân sự và loại nào là tranh chấp KDTM

BLTTDS 2015 tại Điều 30 có đưa ra những tranh chấp trong KDTM để tòa án căn cứ vào đó thụ lý giải quyết Tuy nhiên, những quy định này cũng mang tính chất chung vì vậy Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/2012 để hướng dẫn xác định loại tranh chấp trong KDTM Tuy nhiên, nghiên cứu những quy định trong Nghị quyết này tác giả thấy có những quy định trong Nghị quyết không phù hợp với quy định của BLTTDS 2015 Cụ thể là:

Tòa án muốn xác định tranh chấp nào là tranh chấp về dân sự và tranh chấp nào là tranh chấp về KDTM thì phải căn cứ vào những quy định của BLTTDS

2015 Nghị quyết 03/2012 của Hội đồng thẩm phán có những quy định không tương thích với BLTTDS 2015 nên gây ra nhiều cách hiểu không thống nhất Như vậy, trong trường hợp giữa LTTDS và Nghị quyết không tương thích thì chúng ta ưu tiên áp dụng LTTDS để giải quyết ởi vì bộ luật có hiệu lực cao hơn Nghị quyết

Ví dụ: Ngân hàng có cho ông N (không đăng ký kinh doanh) vay số tiền 200 trăm triệu đồng, mục đích vay mua 6 máy pha cà phê và nguyên vật liệu trang trí quán cà phê Khi vay, ông N có thế chấp quyền sử dụng đất (ông N đứng tên) Sau khi vay, ông N đã không hoàn thành nghĩa vụ trả lãi định kỳ Vì vậy, ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông N trả nợ và duy trì hợp đồng thế chấp để đảm bảo cho việc thi hành án TAND huyện B đã thụ lý giải quyết vụ án với quan hệ tranh chấp là tranh chấp kinh doanh thương mại Việc thụ lý, giải quyết của TAND huyện B có 2 quan điểm khác nhau:

 Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu bên vay trong hợp đồng tín dụng có mục đích lợi nhuận, khi tranh chấp xảy ra thì đó là tranh chấp kinh doanh thương mại mà không bắt buộc bên vay phải có đăng ký kinh doanh Nếu bên vay không có đăng ký kinh doanh và mục đích vay là để tiêu dùng thì đó là tranh chấp dân sự nên việc TAND huyện B thụ lý giải quyết là đúng [7 – trang 56]

 Quan điểm thứ hai lại cho rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của BLTTDS thì tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại Như vậy, theo quy định trên thì tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa cá nhân không có đăng ký kinh doanh với ngân hàng là tranh chấp dân sự mà không phân biệt tranh chấp giữa cá nhân và ngân hàng đó có mục đích lợi nhuận hay không có mục đích lợi nhuận Hiện nay, trên thực tiễn các Tòa án giải quyết các vụ án từ hợp đồng tín dụng vẫn áp dụng như quan điểm này

Tác giả cho rằng, tranh chấp hợp đồng tín dụng trên nếu xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 khi đảm bảo hai tiêu chí đó là các bên phải có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận Song song đó, nghiên cứu quy định của luật chuyên ngành không có quy định nào quy định về loại quan hệ tranh chấp từ hợp đồng tín dụng như tranh chấp trên là tranh chấp KDTM để áp dụng khoản 1 Điều 30 BLTTDS thụ lý, giải quyết

Vì vậy, hiểu theo quan điểm thứ nhất là không phù hợp với quy định của pháp luật

Qua công tác kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án của các tòa án cấp huyện cho thấy, cũng là tranh chấp hợp đồng vay tiền ngân hàng nhưng một số tòa án xác dịnh là tranh chấp dân sự, một số tòa án lại xác định là tranh chấp KDTM dẫn đến việc thụ lý và giải quyết vụ kiện không thống nhất Thực tế công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc KDTM cho thấy, việc xác định đúng quan hệ pháp luật đang tranh chấp tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án được chính xác, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự

Ngày đăng: 22/09/2024, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w