1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025

86 55 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng bản đồ
Tác giả Tác Giả
Chuyên ngành Địa Lí
Thể loại Sách giáo khoa
Năm xuất bản 2025
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI (11)
  • B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1 (14)
  • BÀI 6. NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (15)
  • BAI 8. KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA (22)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (22)
  • BÀI 11. NƯỚC BIỂNVÀ ĐẠI DƯƠNG (27)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày tính chất của nước biển và đại dương (28)
    • A. Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần (28)
    • B. Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía (28)
    • D. Ở vùng vĩ độ cao cảu bán cầu Nam, dòng biển có hướng (28)
  • CHƯƠNG 5. SINH QUYỂN BÀI 12 ĐẤT VÀ SINH QUYỂN (30)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (30)
  • CHƯƠNG 6. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ (34)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm và giới hạn của vỏ địa lí (34)
  • BÀI 15 QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI (37)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Phân biệt quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (37)
  • ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI (40)
    • CHƯƠNG 7. ĐỊA LÍ DÂN CƯ (40)
    • BÀI 16 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ. CƠ CẤU DÂN SỐ (40)
    • BÀI 16 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA (43)
      • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Phân tích các nhân tố tác động đến dân cư (43)
    • CHƯƠNG 8 CÁC NGUỒN LỰC. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ (46)
  • PHÁT TRIỂN KINH TẾ (46)
    • BÀI 18. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ (46)
    • BÀI 19. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA (49)
    • CHƯƠNG 9. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN (52)
    • BÀI 20 VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, (52)
  • LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN (52)
    • BÀI 21. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, (54)
      • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt (54)
    • BÀI 22. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (58)
  • ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP (61)
    • BÀI 23. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU CÁC NHÂN TỐ (61)
  • ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ (61)
  • CÔNG NGHIỆP (61)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày vai trò của công nghiệp (61)
    • BÀI 24 ĐỊA LÍ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP (64)
    • BÀI 25 TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (68)
  • ĐỊA LÍ DỊCH VỤ (71)
    • BAI 26. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ DỊCH VỤ (71)
      • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày vai trò của dịch vụ (71)
    • BÀI 27 ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH (74)
  • VIỄN THÔNG (74)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải (74)
    • BÀI 28. THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ (77)
  • DU LỊCH (77)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày vai trò của thương mại (77)
    • CHƯƠNG 10. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG (80)
  • TRƯỞNG XANH (80)
    • BÀI 2 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (80)
      • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Phân biệt môi trường và tài nguyên thiên nhiên (80)
    • BÀI 30. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ (83)
  • TĂNG TRƯỞNG XANH (83)
    • A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm phát triển bền vững và tăng trưởng xanh (83)

Nội dung

BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

+ Được tính theo độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó.

+ Các địa điểm ở trên cùng một kinh độ có cùng giờ địa phương, mặc dù đang cùng một thời điểm.

+ Có ý nghĩa riêng cho từng địa phương.

+ Được tính theo khu vực giờ Người ta chia Trái Đất làm 24 khu vực giờ và đánh số từ 0 đến 23, múi số 0 đi qua Luân Đôn có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc.

+ Các địa điểm ở trong cùng một khu vực giờ có cùng một giờ và lấy theo giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó.

+ Có ý nghĩa toàn thế giới.

- Trong khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất không đổi phương và không đổi góc nên khi thì bán cầu này quay về phía Mặt Trời, khi thì bán cầu kia quay về phía Mặt Trời.

- Bản cầu nào quay về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, đó là mùa hạ của bán cầu đó; bán cầu kia ngược lại.

Câu 3 A - đúng, B - sai, C - đúng, D - sai.

- Điền vào ô trống, hoàn thành bảng:

SỐ GIỜ BAN NGÀY Ở MỘT SỐ VĨ ĐỘ VÀO NGÀY 22/6 VÀ NGÀY 22/12

+ Ngày 22/6, ở bán cầu Bắc từ Xích đạo về cực thời gian ban ngày tăng lên, ở bán cầu Nam giảm xuống

+ Ngày 22/12, ở bán cầu Bắc từ Xích đạo về cực thời gian ban ngày giảm xuống, ở bán cầu Nam tăng lên.

- Đúng: “Vào ngày 21/3 và 23/9, tại mọi địa điểm trên Trái Đất đều có ngày đêm dài bằng nhau do Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo Ngày 22/6 là ngày có thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc; ngày 22/12 là ngày có thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu Nam; do ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc và ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam”.

CHƯƠNG 2 THẠCH QUYỂN BÀI 5 THẠCH QUYỂN NỘI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

A CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất Lớp vỏ nào có trước?

Câu 2 Trình bày nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về hoạt động của nội lực? Ý kiến Đúng Sai

A Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm thay đổi địa hình.

B Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

C Vận động nội lực theo phương thẳng đứng gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

D Vận động nội lực theo phương nằm ngang gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Nội lực thường tạo ra A là năng lượng bên trong lòng Trái Đất.

2 Nguyên nhân của nội lực B tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực.

Trái Đất là kết quả C là năng lượng bức xạ mặt trời.

D những dạng địa hình có diện tích rộng như đồng băng phù sa châu thổ.

E những dạng địa hình có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,

Câu 5 Quan sát hình sau (H.5.1), nêu cấu tạo của một núi lửa, các sản phẩm do núi lửa tạo ra và tác động của chúng đối với con người

Hình 5.1 Mô hình của một núi lửa

Câu 6 Phát biểu sau đây về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“Vận động nén ép làm cho các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, tạo nên các đứt gãy kéo dài; ví dụ như Biển Đỏ và các hồ ở Đông Phi”.

A vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Man-ti.

B vỏ Trái Đất và tầng đá trầm tích, badan.

C phần trên của lớp Man-ti và đá trầm tích.

D phần trên của vỏ Trái Đất và đá gra-nit.

Câu 8 Hoạt động nào sau đây không thuộc nội lực? A Uốn nếp.

Câu 9 Núi lửa và động đất thường tập trung ở

A nơi vỏ Trái Đất giáp Man-ti.

C ranh giới các mảng kiến tạo.

B ranh giới các tầng đá cứng D nơi các mảng thạch quyển.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

+ Gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

+ Thành phần cấu tạo: Các đá ở thể rắn và lớp vật chất quánh dẻo ở phía dưới thạch quyền.

+ Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất.

+ Thành phần cấu tạo: Khoáng vật và đá (mac-ma, trầm tích, biến chất).

+ Độ dày: Dao động từ5 km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).

- Vỏ Trái Đất có trước thạch quyển.

- Nguyên nhân của nội lực: Chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hoá học xảy ra bên trong Trái Đất.

- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo:

+ Vận động theo phương thẳng đứng: Nâng lên hạ xuống làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác hạ xuống.

+ Vận động theo phương nằm ngang: Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy,

Núi lửa cấu tạo từ các bộ phận chính: lò magma nằm sâu dưới lòng đất, họng núi lửa là đường dẫn dung nham phun trào, miệng núi lửa chính là nơi dung nham thoát ra ngoài, tro bụi phun vào không khí và dung nham tràn chảy trên bề mặt đất.

+ Tro bụi làm ô nhiễm không khí, bao phủ nhiều không gian.

+ Dung nham nóng chảy phủ lấp nhiều bề mặt đất, cảnh quan, nhà cửa, nhưng khi nguội được phong hoá thành đất badan màu mỡ.

+ Miệng núi lửa khi tắt trở thành hồ núi lửa; đây là nơi có nhiều khả năng để phát triển du lịch, hồ chứa nước thuỷ lợi, hồ nuôi cá nước ngọt,

- Đúng: “Vận động nén ép làm cho các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp, hình thành các núi uốn nếp; ví dụ như dãy Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e”.

NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

A CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Phân biệt ngoại lực với nội lực Giữa chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 2 Trình bày nguyên nhân của ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về hoạt động ngoại lực? Ý kiến Đúng Sai

A Ngoại lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm thay đổi địa hình.

B Ngoại lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất

C Phong hoá hoá học làm thay đổi thành phần, tính chất của đá.

D Phong hoá vật lí làm vỡ đá nhưng không thay đổi thành phần và tính chất của đá.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng

1 Ngoại lực có xu hướng A là năng lượng bên trong lòng Trái Đất.

2 Ngoại lực là nguyên nhân chủ yếu tạo nên

B bóc mòn những nơi cao, dốc và bồi tụ ở những nơi thấp, thoải trên bề mặt Trái Đất

3 Địa hình cacxtơ là sản phẩm của C là năng lượng bức xạ mặt trời.

D các đồng bằng phù sa châu thổ

E quá trình phong hoá hoá học.

Câu 5 Điền các nội dung thích hợp vào ô trống cột bên phải của bảng sau ứng với nội dung cột bên trái

Quá trình ngoại lực Tác động Ví dụ về sản phẩm tạo ra

Câu 6 Phát biểu sau đây về quá trình bóc mòn do dòng nước đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

Quá trình xói mòn do dòng chảy nước cuốn các vật liệu đi quãng đường gần hoặc xa, dẫn đến hình thành nên các địa hình đặc trưng như nón phóng vật, cồn cát và đồng bằng châu thổ phì nhiêu.

Câu 7 Quá trình nào sau đây làm thay đổi thành phần của đá?

Câu 8 Hoạt động nào sau đây không thuộc ngoại lực?

Câu 9 Đồng bằng phù sa châu thổ thường tập trung ở nơi A lạnh khô, có mưa mùa.

B khô hạn, có mưa nhỏ.

Câu 10 Địa hình nào sau đây ở nước ta được tạo thành chủ yếu do ngoại lực?

Phát triển năng lực Địa Lí 10

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

+ Là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.

+ Nguyên nhân chủ yếu: Năng lượng bức xạ mặt trời.

+ Là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

+ Nguyên nhân chủ yếu: Nguồn năng lượng xảy ra bên trong Trái Đất (do phân huỷ các chất phóng xạ, sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hoá học, ).

- Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực:

+ Mâu thuẫn với nhau: Nội lực kiến tạo nên, ngoại lực phá huỷ đi.

+ Thống nhất với nhau: Cùng nhau kết hợp để tạo thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân của ngoại lực: Chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, Các yếu tố của khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực. vận chuyển và bồi tụ - Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong hoá, bóc mòn,

Phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của các nhân tố ngoại lực Quá trình phong hóa chia thành ba loại chính: phong hóa lí học, hóa học và sinh học.

+ Bóc mòn: Là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà, ) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban đầu.

Quá trình bóc mòn gồm: bóc mòn do dòng nước băng hà (nạo mòn) (xâm thực), bóc mòn do gió (thổi mòn hay khoét mòn), bóc mòn do sóng biển (mài mòn), bóc mòn do

+Vận chuyển: Làm các vật liệu di chuyển khỏi vị trí ban đầu của nó Vận chuyển có nhiều hình thức (lăn, nhảy cóc, ), có khoảng cách (xa hay gần) có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ + Bồi tụ: Làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng chảy tạm thời), bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hoá học thuỷ (do băng tan), trong hang động; đụn cát, cồn cát (do gió); bãi biển, cồn cát ngầm (do sóng biển); đồng bằng băng

Câu 3 A - sai, B - sai, C - đúng, D - đúng.

Tác động Ví dụ về sản phẩm tạo ra

Làm các đá bị vỡ nhưng không Khối đá bị tách vỡ. thay đổi thành phần và tính chất.

Làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật. Địa hình cac-xtơ

Quá trình kiến tạo đá bị ảnh hưởng bởi cả các biến đổi vật lý lẫn hóa học do sự phát triển của rễ cây Sự nứt vỡ của đá do áp lực từ rễ cây tạo nên những khe nứt, cho phép nước và không khí thấm vào bên trong Các khoáng chất trong đá sẽ phản ứng với nước và không khí, dẫn đến sự biến đổi về thành phần hóa học và tính chất của đá.

Làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu.

Khe rãnh, mương xói, nấm đá, vách đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban | biển, hàm ếch, phi-o.

Vận chuyển Làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực Đá lăn, cát bay, cát nhảy.

Bồi tụ Làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình.

Nón phóng vật, đồng bằng châu thổ, thạch nhũ, cồn cát, đồng bằng băng thuỷ.

- Đúng: “Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông”.

CHƯƠNG 3 KHÍ QUYỂN BÀI 7 KHÍ QUYỂN NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

A CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu do đâu mà có? Tại sao nhiệt độ không khí ở một địa phương trong ngày cao nhất không trùng với thời gian có năng lượng bức xạ mặt trời xuống bề mặt đất lớn nhất tại đó?

Câu 2 Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm từ

Xích đạo về cực diễn ra như thế nào? Tại sao nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều nằm ở trên lục địa?

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất? Ý kiến Đúng Sai

A Nhiệt độ trung bình năm càng về cực càng tăng, nhiệt độ cao nhất là ở chí tuyến.

B Biên độ nhiệt độ năm càng về cực càng giảm, biên độ nhiệt độ năm cao nhất ở chí tuyến.

C Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

D Từ ven biển vào sâu trong nội địa, biên độ nhiệt độ năm tăng.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Lên cao 100m A địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn.

2 So với địa hình thấp trũng, khuất gió;

3 Do ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh nên

C nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

D nhiệt độ không khí có sự thay đổi giữa bờ Tây và bờ Đông lục địa.

Câu 5 Quan sát hình sau (H.7.1), nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm từ đại dương vào nội địa châu Âu Tại sao có sự thay đổi như vậy?

Hình 7.1 Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí nằm gần hay xa đại dương

Câu 6 Phát biểu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ giảm Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng, sườn dốc có góc nhập xạ nhỏ hơn sườn thoải nên nhiệt độ thấp hơn Địa hình thấp trũng, khuất gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn địa hình cao, thoáng gió”

Câu 7 Nơi có nhiệt độ không khí cao nhất là

A chí tuyến B Xích đạo C vòng cực D hai cực.

Câu 8 Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ theo lục địa và đại dương?

A Ở sâu trong nội địa nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn ở đại dương B.

Biên độ nhiệt độ năm vùng đại dương luôn lớn hơn trong nội địa, thể hiện sự điều hòa nhiệt độ rõ rệt của đại dương nhờ nhiệt dung riêng lớn Ngược lại, biên độ nhiệt độ năm tại vùng đại dương nhỏ hơn ở vùng nội địa, do nhiệt độ đại dương ổn định hơn so với đất liền Về nhiệt độ trung bình, nhiệt độ trung bình tháng 7 ở trong nội địa nhỏ hơn ở đại dương, phản ánh ảnh hưởng của sự điều hòa nhiệt độ của nước biển vào mùa hè.

Câu 9 Càng về vĩ độ cao thường có nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn chủ yếu do

A có nhiều băng tuyết B nhiều đại dương hơn.

C góc nhập xạ càng nhỏ D ngày đêm chênh lớn.

Câu 10 Phát biểu nào sau đây không đúng về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao?

A Lên cao không khí càng loãng nên nhiệt độ càng thấp hơn

B Càng lên cao bức xạ mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ thấp

C Những khối không khí ẩm bị giảm 6°C khi lên cao 1000m

D Trên cao có nhiệt độ cao vì năng lượng bức xạ mặt trời lớn.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

- Bề mặt đất hấp thụ nhiệt lượng bức xạ mặt trời, phản hồi vào không gian là nguyên nhân chủ yếu tạo nên nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu.

- Trong ngày tại một địa phương, lúc năng lượng bức xạ mặt trời lớn nhất không phải là lúc không khí có nhiệt độ cao nhất vì bề mặt đất cần có thời gian để hấp thụ năng lượng và phản hồi ngược lại vào không gian Thông thường, nhiệt độ cao nhất trong ngày tại một địa điểm trên bề mặt đất vào khoảng 13 giờ.

- Nhiệt độ trung bình năm: Phân bố từ Xích đạo về cực, nhiệt độ trung bình năm giảm nhưng ở chí tuyến lại cao hơn vùng Xích đạo.- Biên độ nhiệt độ năm: Có sự gia tăng từ Xích đạo về cực.

KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Câu 2 Phân biệt các loại gió chính trên Trái Đất.

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về sự phân bố mưa trên Trái Đất? Ý kiến Đúng Sai

A Lượng mưa phân bố đồng đều theo vĩ độ.

B Ôn đới có lượng mưa nhỏ hơn nhiệt đới.

C Nơi có áp thấp mưa nhiều, áp cao mưa ít.

D Ở cực Bắc có mưa nhiều hơn ở cực Nam.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Gió phơn A Gió hình thành ở vùng ven biển, có hướng thay đổi theo ngày và đêm.

2 Gió đất, gió biển B Gió thổi theo mùa, hướng ngược nhau giữa lục địa và đại dương.

C Gió thổi quanh năm từ áp cao cận nhiệt về về ôn đới

D Gió hoạt động theo ngày đêm ở khu vực miền núi

E Là loại gió thổi từ trên núi xuống, nóng và khô.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải các nội dung tương ứng nội dung cột bên trái.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

Khí áp Gió Frông Dòng biển Địa hình

Câu 6 Phát biểu sau đây về sự phân bố mưa trên thế giới đúng hay sai?

Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“Từ vùng Xích đạo về chí tuyến Bắc do diện tích đại dương nhỏ hơn diện tích đại dương từ Xích đạo về chí tuyến Nam nên có lượng mưa lớn hơn Ngược lại, từ chí tuyến Bắc về cực Bắc có đại dương Bắc Băng Dương nên mưa ít hơn từ vòng cực Nam về cực Nam là nơi có lục địa Nam Cực”.

Câu 7 Nơi có lượng mưa lớn nhất trên thế giới là

A Xích đạo B chí tuyến C ôn đới D hai cực.

Câu 8 Phát biểu nào sau đây không đúng về khí áp và gió trên Trái Đất?

A Gió Mậu dịch (Tín phong) thổi từ chí tuyến về Xích đạo, khô nóng.

B Gió Tây ôn đới thổi từ cao áp chí tuyến về ôn đới tính chất ẩm ướt

C Gió mùa mùa đông thổi từ các lục địa ra đại dương có tính chất ẩm ướt.

D Gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào lục địa mang tính chất rất ẩm ướt

Câu 9 Nhiệt lực là nguyên nhân trực tiếp gây ra

A áp thấp ôn đới và áp cao chí tuyến

B áp thấp Xích đạo và áp thấp ôn đới.

C áp cao hai cực và áp thấp Xích đạo.

D áp cao chí tuyến và áp cao hai cực.

Câu 10 Phát biểu nào sau đây không đúng về mưa?

A Ở khu vực áp cao không khí co lại nén xuống không gây mưa

B Phía trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước thường mưa nhiều

C Ở dải hội tụ nhiễu loạn không khí lớn mưa nhiều hơn tại frông

D Cùng một sườn núi, càng lên trên cao lượng mưa càng rất lớn.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

- Sự hình thành các đại áp trên Trái Đất có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

- Tại Xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra bốc lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp Xích đạo Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên dồn xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.

- Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt đất tạo nên đai áp cao cực.

- Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau bốc lên cao, tạo nên đại áp thấp ôn đới.

- Gió Mậu dịch (Tín phong) + Thời gian hoạt động: Quanh năm.

+ Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp Xích đạo.

+ Hướng: đông bắc (ở Bắc bán cầu), đông nam (ở Nam bán cầu).

- Gió Tây ôn đới + Thời gian hoạt động: Quanh năm.

+Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến thổi về hạ áp ôn đới.

+ Hướng: tây nam (ở Bắc bán cầu), tây bắc (ở Nam bán cầu).

- Gió mùa + Thời gian hoạt động: Theo mùa.

+ Nguồn gốc: Do sự khác nhau về khí áp giữa lục địa và đại dương về mùa hạ và mùa đông liên quan đến nhiệt độ không khí ở hai nơi vào hai mùa trong năm Mùa đông lục địa bị mất nhiệt, hạ thấp nhiệt độ hình thành áp cao, mùa hạ lục địa bị đốt nóng nhiều tăng cao nhiệt độ hình thành áp thấp Đại dương vào mùa đông ấm hơn lục địa nên có áp thấp, mùa hạ mát hơn lục địa nên có áp cao.

+ Hướng: Mùa đông, gió thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ, gió thổi từ đại dương vào lục địa + Tính chất: Gió từ lục địa thổi ra đại dương có tính chất khô, gió từ đại dương thổi vào lục địa có tính chất ẩm.

Câu 3 A - sai, B - sai, C - đúng, D - đúng.

Khí áp Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa

Gió Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

Dọc các frông nóng hay frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa Ở dải hội tụ nhiệt đới, không khí bị nhiễu loạn dữ dội nên mưa lớn.

Dòng biển Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều, những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít. Địa hình

Cùng một sườn núi đón gió càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều sẽ không còn mưa nữa Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa và khô ráo.

- Đúng: “Từ vùng Xích đạo về chí tuyến Bắc do diện tích đại dương nhỏ hơn diện tích đại dương từ Xích đạo về chí tuyến Nam nên có lượng mưa nhỏ hơn Ngược lại, từ chí tuyến Bắc về cực Bắc có đại dương Bắc Băng Dương nên mưa nhiều hơn từ vòng cực Nam về cực Nam là nơi có lục địa Nam Cực”

CHƯƠNG 4 THỦY QUYỂN BÀI 10 THỦY QUYỂN NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

A CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Nêu khái niệm thuỷ quyển Tại sao tài nguyên nước được xem là loại tài nguyên không hao kiệt?

Câu 2 Trình bày đặc điểm và các nhân tố tác động đến nước ngầm.

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về nước băng tuyết trên Trái Đất? Ý kiến Đúng Sai

A Băng và tuyết là nước ở thể rắn, chiếm phần lớn lượng nước ngọt trên Trái Đất.

B Nước băng tuyết góp phần giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

C Tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.

D Nguồn gốc hình thành do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Hồ móng ngựa A hình thành ở các vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo.

2 Hồ kiến tạo B hình thành ở miệng núi lửa đã tắt.

3 Hồ băng hà C do con người tạo ra.

D do quá trình xâm thực của băng hà lục địa.

E do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

Chế độ mưa Băng tuyết tan Hồ, đầm Địa hình Đặc điểm đất, đá và thực vật

Câu 6 Phát biểu sau đây về các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chính sửa thành phát biểu đúng.

“Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn”.

Câu 7 Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là

A nước mặt B nước ngầm C băng tuyết D nước mưa.

Câu 8 Nguồn gốc hình thành băng là do

A nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt

B tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định

C tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài.

D nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm

Câu 9 Nguồn nước ngầm không phụ thuộc vào

A nguồn cung cấp nước mặt.

C đặc điểm bề mặt địa hình.

B khối lượng lớn nước biển.

D sự thấm nước của đất đá.

Câu 10 Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất?

A Nâng cao sự nhận thức.

B Sử dụng nước tiết kiệm.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

- Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển,đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển; trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn Nước trên Trái Đất ở dạng lỏng (ở sông, hồ, ), dạng rắn (băng tuyết), dạng hơi (hơi nước trong khí quyển).

- Nước luôn luôn được sinh ra trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ nên được xếp vào loại tài nguyên không hao kiệt Tuy nhiên, do sử dụng nước ngọt quá mức và làm nhiễm bẩn nước sông hồ nên nguồn nước ngọt bị ô nhiễm không sử dụng trong sinh hoạt được.

Nước ngầm là nước tích tụ trong các lớp đất, đá có khả năng thấm nước nằm dưới bề mặt Trái Đất Giới hạn đáy của tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước Nguồn cung cấp chính cho nước ngầm là nước mưa thấm xuống từ các nguồn nước trên mặt đất.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nước ngầm:

+ Nguồn cung cấp nước: Nước mưa hay băng tuyết thấm xuống dưới bề mặt đất tạo nên nước ngầm.

+ Tính chất của đất, đá: Đất, đá dễ thấm nước có lượng nước ngầm lớn hơn đất, đá khó thấm nước.

+ Địa hình dốc nước chảy trượt trên mặt nên có nước ngầm ít hơn địa hình thấp trũng.

+ Thực vật: Nơi có lớp phủ thực vật dày, rậm rạp có nước ngầm nhiều hơn nơi mất lớp phủ thực vật.

Câu 3 A – đúng; B – đúng; C - Sai; D - đúng

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

Chế độ mưa Quy định chế độ dòng chảy của sông.

Băng tuyết tan Làm tăng lưu lượng dòng chảy của sông về mùa đông khi băng tuyết tan nhanh.

Hồ, đầm Điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. Địa hình Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông. Đặc điểm đất, đá và thực vật Góp phần điều hòa lưu lượng nước sông.

- Đúng: “Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn”.

NƯỚC BIỂNVÀ ĐẠI DƯƠNG

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Trình bày tính chất của nước biển và đại dương

Câu 2 Phân biệt sóng biển và thủy triều.

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về dòng biển trong các đại dương thế giới? Ý kiến Đúng Sai

Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần

hoàn trên các đại dương.

Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía

tây, khi gặp bờ đông các lục địa bị chuyển hướng.

C Ở khoảng vĩ độ 30-40 0 trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy vệ phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa bị đổi hướng.

Ở vùng vĩ độ cao cảu bán cầu Nam, dòng biển có hướng

ổn định từ tây sang đông, không khi ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Độ muối của nước biển trên các đại dương

A giảm mạnh nhất từ bề mặt đến độ sâu 300 m.

2 Nhiệt độ nước biển, đại dương.

B hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày.

3 Sóng biển C là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

D là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

E cao hơn ở những vùng ven biển.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

Sóngbiển Thủy triều Dòng biển

Vai trò quan trọng của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:- Biển, đại dương cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm các loài thủy sản, khoáng sản, năng lượng và muối biển.- Biển, đại dương là tuyến đường giao thông vận tải huyết mạch, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế và vận chuyển hàng hóa.- Biển, đại dương đóng vai trò quan trọng trong du lịch, giải trí và các hoạt động văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.- Biển, đại dương là nguồn nước ngọt thông qua các quá trình bốc hơi và ngưng tụ, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

“Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; là nơi cung cấp tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nguồn năng lượng; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành hàng hải, du lịch, trồng trọt; là môi trường sống có nhiều tác động tích cực đối với sức khoẻ con người”.

Câu 7 Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào

A lượng mưa B lượng bốc hơi.

C lượng nước ở các hồ đầm D lượng nước sông chảy ra.

Câu 8 Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển càng

A thấp B cao C tăng D không thay đổi.

Câu 9 Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do

A gió B bão C động đất D núi lửa.

Câu 10 Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

A trăng tròn và không trăng C trăng khuyết và trăng tròn.

B trăng khuyết và không trăng D không trăng và có trăng.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

+ Muối biển là thành phần quan trọng nhất của nước biển Độ muối trung bình của nước biển là 35%, + Độ muối phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào Độ muối lớn nhất ở vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở Xích đạo (34,5%o) và vùng cực (34%%).

+ Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.

+ Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.

+ Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

+ Nhiệt độ nước biển giảm theo độ sâu.

+ Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân chủ yếu do gió, ngoài ra còn do động đất, núi lửa tạo nên sóng thần.

+ Là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày.

+ Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất

Câu 3 A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN HIỆN TƯỢNG SÓNG BIỂN, THUỶ TRIỀU,

Sóngbiển Chủ yếu do gió Ngoài ra, động đất và núi lửa tạo nên sóng thần.

Thủy triều Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.

Dòng biển Chủ yếu do gió, ngoài ra còn do sự chênh lệch tỉ trọng nước, áp suất,

Biển, đại dương sở hữu vai trò to lớn về mặt kinh tế - xã hội, cung cấp nhiều tài nguyên thiên nhiên giá trị như sinh vật, khoáng sản, năng lượng Đồng thời, môi trường biển là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành liên quan đến hàng hải và du lịch Ngoài ra, hệ sinh thái biển còn mang lại tác động tích cực đến sức khỏe của con người, tạo nên một môi trường sống lý tưởng.

SINH QUYỂN BÀI 12 ĐẤT VÀ SINH QUYỂN

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 Phân biệt đất và lớp vỏ phong hoá.

Câu 2 Trình bày khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyền.

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về sinh quyển trên Trái Đất? Ý kiến Đúng Sai

A Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống.

B Sinh quyển gồm tầng đối lưu của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.

C Khối lượng của sinh quyển lớn nhất so với khối lượng vật chất của các quyền còn lại trong vỏ Trái Đất

D Sinh vật thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất, nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển thực vật, động vật và vi sinh vật.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

A phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá, ảnh hưởng đến sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

2 Khí hậu B vùng núi cao có nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm lại.

3 Sinh vật C nơi trũng thấp ngập nước thường xuyên có đất khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.

D cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.

E nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN

Khí hậu Nước Đất Địa hình Sinh vật Con người

Câu 6 Phát biểu sau đây về sự thích nghi của động vật đối với môi trường sống đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“Để tránh lạnh, động vật thường nấp vào bóng râm, vùi thân vào cát sâu, chui xuống hang, leo lên cây cao, Để tránh nóng, động vật ẩn mình trong các hốc cây sống qua mùa nóng, một số loài thay đổi chỗ ở theo mùa Động vật ở xứ nóng thường có lông dày, ở xứ lạnh có ít lông”.

Câu 7 Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

A làm đá gốc bị phá huỷ B Cung cấp chất hữu cơ.

C cung cấp chất vô cơ D tạo các vành đai đất.

Câu 8 Vai trò của địa hình núi cao trong việc hình thành đất là

A cung cấp chất hữu cơ.

C tạo các vành đai đất.

B cung cấp chất vô cơ.

D làm phá huỷ đá gốc.

Câu 9 Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

B Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

C Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

D Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Câu 10 Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

A Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn B.

Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt C Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường D Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không phát triển được.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

+ Là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

+ Đất gồm các thành phần vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì. phát triển, tạo ra năng suất cây trồng + Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng to l

- Lớp vỏ phong hoá: Là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng tầng đá gốc.

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất.

+ Bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật Trong đó, các loài thực vật sống cùng nhau tạo nên thảm thực vật, động vật thường sống thành bầy đàn trong các mối trường tự nhiên khác nhau, vi sinh vật có mặt ở khắp các nơi trong sinh quyển

+ Có đặc tính tích luy năng lượng + Ảnh hưởng đến sự phát triển các quyển khác trên Trái Đất.

+ Phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô zôn của khí quyển, phía dưới: ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tán các hố sâu đại dương,

+ Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất,

Câu 3 A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ

Khí hậu Ánh sáng là điều kiện sinh tồn quan trọng nhất của cây xanh Mỗi loài sinh vật thích nghỉ với một giới hạn nhiệt độ nhất định Độ ẩm không khí rất cần thiết cho sinh vật

Cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển, là phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ trong cây, là nguyên liệu cho cây quang hợp. Đất

Cấu trúc của đất, độ pH, độ phi có vai trò quan trọng đến sự phát triển và phân bố thực vật Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang ở dưới đất. Địa hình Độ cao địa hình làm thay đổi lượng nhiệt, lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất mà cây nhận được Hướng sườn khác nhau thường có sự phát triển sinh vật khác nhau phụ thuộc vào lượng nhiệt, ẩm và sự chiếu sáng ở mỗi sườn Do xâm thực xói mòn mạnh hơn nên sườn dốc có thảm thực vật kém hơn sườn thoải.

Thực vật, động vật và vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi thức ăn Vì thế, nơi nào có nguồn thức ăn phong phú thì nơi đó có sự tập trung của nhiều loài.

Hoạt động kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật theo hướng tích cực (mở rộng Con người phạm vi phân bố của nhiều loài cây trồng, vật nuôi, ) và tiêu cực (phá rừng, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, ).

- phát biểu sai - Đúng “Để tránh nóng, động vật thường nấp vào bóng râm, vui thần vào cát sâu, chui xuống hạng, kẹo lên cây cao, Để tránh lạnh, động vật ẩn minh trong các hốc cây sống qua mà lạnh, một số loài thay đổi chỗ ở theo mùa Động vật ở xứ lạnh thường có lông dày, ở xứ nóng có ít lông”.

MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Trình bày khái niệm và giới hạn của vỏ địa lí

Câu 2 Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về tính thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí? Ý kiến Đúng Sai

A Nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị ngập nước biển.

B Phá rừng dẫn đến đất bị xâm thực, xói mòn; mực nước ngầm hạ thấp.

C Khi tác động vào tự nhiên, con người không thể dự báo được các thay đổi của tự nhiên.

D Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Các quyển của Trái Đất

A là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

2 Vỏ địa lí B là do sự thay đổi góc chiếu sáng của Mặt

3 Nguyên nhân của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

C gồm các quyển của Trái Đất tồn tại trong sự phát triển riêng biệt.

D là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

E không tồn tại và phát triển một cách riêng biệt, chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA

Yếu tố thay đổi Tác động đến sự thay đổi của các yếu tố khác

Nhiệt độ không khí trên Trái Đất tăng lên Rừng bị tàn phá

Câu 6 Phát biểu sau đây về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

Trong hệ thống tự nhiên, sự thay đổi của một yếu tố bất kỳ sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố liên quan khác Sau đó, hệ thống sẽ cố gắng trở lại trạng thái cân bằng ban đầu, khi không có sự thay đổi xảy ra.

Câu 7 Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí?

A Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ôzôn

B Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất

C Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

D Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

Câu 8 Các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu do

A phân bố ở trên cùng một lớp vỏ của Trái Đất.

B đều chịu tác động của nội lực và ngoại lực

C luôn chịu tác động của năng lượng mặt trời

D có các thành phần chịu ảnh hưởng kiến tạo

Câu 9 Trong vỏ địa lí, sự thay đổi của khí hậu tác

A sinh vật, đất, địa hình, sông ngòi.

C thực vật, địa hình, động vật, nước. động chủ yếu đến sự thay đổi của B đất, thực vật, sông, hồ, đại dương

D đất, biển, thảm thực vật, sông hồ.

Câu 10 Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về

A mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên.

B sự thay đổi các thành phần tự nhiên hướng vĩ độ

C sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ

D mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiên.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜICâu 1.

- Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển).

- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa; bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-zôn Độ dày vỏ địa lí khoảng 30 - 35km.

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất nên chúng không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh.

- Biểu hiện: Trong vỏ địa lí, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần, yếu tố còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Câu 3 A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ

Yếu tố thay đổi Tác động đến sự thay đổi của các yếu tố khác

Nhiệt độ không khí trên Trái Đất tăng lên

Băng ở hai cực sẽ tan, nước biển dâng cao, nhiều vùng đất thấp ven biển bị ngập; các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như: bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, rét đậm,…xảy ra nhiều hơn với tần suất dày hơn.

Mất lớp phủ thực vật, động vật, mất nơi cư trú, đất bị xâm thực và xói mòn, mực nước ngầm hạ thấp, địa hình bị biến đổi, mất cân bằng khí quyển.

Trong tự nhiên, mọi thành phần và yếu tố đều liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một hệ thống thống nhất Khi một thành phần hoặc yếu tố trong hệ thống thay đổi, các thành phần và yếu tố còn lại cũng sẽ thay đổi theo để duy trì trạng thái cân bằng mới, hình thành nên một hệ thống thống nhất mới, khác với ban đầu.

QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1 Phân biệt quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Câu 2 Tại sao có các đới khí hậu và kiểu khí hậu?

Câu 3 Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của vỏ địa lí? Ý kiến Đúng Sai

A Sự phân bố nhiệt trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào bức xạ mặt trời Góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo về hai cực làm cho lượng bức xạ giảm theo là nguyên nhân hình thành các vòng đai nhiệt.

B Tất cả các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, khi áp, gió, mưa) đều thể hiện rõ rệt sự phân bổ theo quy luật địa đới.

C Các thành phần tự nhiên ở bờ Đông và bờ Tây lục địa về cơ bản là giống nhau.

D Nhiệt độ thay đổi theo độ cao nhanh hơn nhiều so với phương nằm ngang từ Xích đạo lên cực.

Câu 4 Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.

1 Quy luật địa ô A là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

B là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo đại cao

C là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên cũng như giữa các cảnh quan địa lí

D là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

E là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Câu 5 Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI QUA CÁC KIỂU KHÍ HẬU Đới khí hậu Kiểu khí hậu (từ đông sang tây) Ôn đới Cận nhiệt đới Nhiệt đới

Câu 6 Phát biểu sau đây về một quy luật chung của vỏ địa lí đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“Quy luật địa đới là đặc trưng nhất của vỏ địa lí và luôn luôn có trước quy luật phi địa đới Trong thiên nhiên quy luật địa đới phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn”.

Câu 7 Phát biểu nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?

A Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.

B Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.

C Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.

D Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên

Câu 8 Quy luật địa đới của vỏ địa lí là quy luật về

A mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên

B sự thay đổi các thành phần tự nhiên hướng vĩ độ

C sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ

D moi quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiên.

Câu 9 Quy luật địa ô của vỏ địa lí là quy luật về

A mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên

B sự thay đổi các thành phần tự nhiên hướng vĩ độ

C sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo kinh độ

D mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiên

Câu 10 Quy luật đại cao của vỏ địa lí là quy luật về

A mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiên

B sự thay đổi các thành phần tự nhiên hướng vĩ độ

C sự thay đổi các bộ phận tự nhiên theo độ cao núi

D mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiên.

B HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

+ Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).

+ Nguyên nhân: Do góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ Xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác.

+ Biểu hiện: Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, đới khí hậu, các nhóm đất và kiểu thực vật chính.

+ Ý nghĩa thực tiễn: Giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

- Quy luật phi địa đới:

+ Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo đại cao +Nguyên nhân: Do các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao; các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí ở bờ Đông, bờ Tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau có những đặc điểm khác nhau.

Biểu hiện của quy luật địa đới là sự phân bố các thành phần tự nhiên từ đông sang tây, từ thấp đến cao Cụ thể, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo kinh độ theo hướng từ đông sang tây dẫn đến sự thay đổi thảm thực vật và đất Ngoài ra, ở miền núi, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao cũng dẫn đến sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất khác nhau.

+ Ý nghĩa thực tiễn: Cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

- Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu - Ở mỗi đới khí hậu, từ đông sang tây do vị trí gần hay xa đại dương, tác động của các dãy núi theo hướng bắc - nam nên có sự khác nhau về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, tạo ra các kiểu khí hậu khác nhau Câu 3 A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI QUA CÁC KIỂU KHÍ HẬU Đới khí hậu Kiểu khí hậu (từ đông sang tây) Ôn đới Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương.

Cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải

Nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới lục địa.

- Đúng: “Quy luật địa đới là đặc trưng nhất của vỏ địa lí Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể”.

Ngày đăng: 21/09/2024, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w