CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 (Trang 49 - 52)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 19. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA

A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Nêu ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, theo thành

phần kinh tế, theo lãnh thổ.

Câu 2. Phân biệt tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia.

Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về cơ cấu kinh tế

và thuế sản phẩm?

Ý kiến Đúng Sai

A. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,...

B. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu.

C. Cơ cấu kinh tế ngành là tập hợp tất cả các ngành - nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

D. Thuế sản phẩm là khoản thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, xuất khẩu,... mà người sản xuất (hoặc người nhập khẩu) phải nộp khi đưa sản phẩm vào lưu thông.

Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở

thành một câu có nội dung đúng.

1. Chỉ số GDP được dùng để

A. đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.

2. Chỉ số GNI được dùng để

B. đánh giá sự đóng góp của thành phần kinh tế trong nước.

3. GDP và GNI bình quân đầu người dùng để

C. đánh giá sự đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia.

E. phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ

tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

Câu 5. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội dung

tương ứng với nội dung cột bên trái.

CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu kinh tế Định nghĩa

Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Câu 6. Phát biểu sau đây về GDP và GNI bình quân đầu người đúng hay

sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.

“GDP và GNI bình quân đầu người là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để đánh giá quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia”.

Câu 7. Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh

A. trình độ phân công lao động xã hội.

B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

C. việc sử dụng lao động theo ngành.

D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Câu 8. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh rõ rệt

A. trình độ phân công lao động xã hội.

B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

C. việc sử dụng lao động theo ngành.

D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

Câu 9. Đặc điểm nổi bật về cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước phát

triển là tỉ trọng

A. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.

B. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.

C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

D. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

Câu 10. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì

A. GNI lớn hơn GDP. B. GNI nhỏ hơn GDP.

C. GNI/ người nhỏ hơn GDP/người. D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1.

Cơ cấu kinh tế theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Câu 2.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI): Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả trong nước và ở nước ngoài).

Câu 3. A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

Câu 4. Hướng dẫn: 1 - E, 2 - A, 3 - D.

Câu 5.

CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu kinh tế Định nghĩa

Cơ cấu kinh tế Là tổng thể các ngành, các lĩnh vực,

bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Cơ cấu kinh tế theo ngành Là tập hợp tất cả các ngành hình

thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Bao gồm các bộ phận lãnh thổ hợp

thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Câu 6.

- Phát biểu sai.

- Đúng: “GDP và GNI bình quân đầu người là những tiêu chí quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia; là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người”.

Câu 7 - D, 8 - D, 9 - A, 10 - A.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w