PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 (Trang 43 - 46)

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

BÀI 16 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. Phân tích các nhân tố tác động đến dân cư.

Câu 2. Trình bày khái niệm đô thị hoá và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị ở

một quốc gia.

Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về phân bố dân

cư?

Ý kiến Đúng Sai

A. Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật và chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố.

B. Những nơi dân cư đông đúc thường là nơi có địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ,...

C. Các luồng chuyển cư không có tác động đến phân bố dân cư.

D. Những khu vực được khai thác lâu đời thường có dân cư đông đúc (ví dụ: ở Đồng bằng sông Hồng nước ta).

Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành

một câu có nội dung đúng.

1. Đô thị hoá A. biểu hiện trình độ phát triển của quá trình

đô thị hoá.

2. Tỉ lệ dân cư đô thị 3. Đô thị hoá không gắn với công nghiệp hoá

B. tạo động lực phát triển đô thị.

C. quy định chức năng đô thị.

D. làm cơ sở hạ tầng quá tải, gây sức ép đối với việc làm, nhà ở và gia tăng tệ nạn xã hội.

E. góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu

nhập, thay đổi cơ cấu lao động,...

Câu 5. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống cột bên phải nội

dung tương ứng với nội dung cột bên trái.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÔ THỊ HÓA

Nhân tố Tác động

Vị trí địa lí Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...)

Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,...)

Câu 6. Phát biểu sau đây về đô thị hoá đúng hay sai? Nếu sai thì hãy

chỉnh sửa thành phát biểu đúng. “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị hoá và công nghiệp hoá là hai quá trình kế tục nhau, công nghiệp hoá làm sản sinh đô thị hoá".

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?

A. Không đều trong không gian.

C. Hiện tượng xã hội có quy luật.

B. Có biến động theo thời gian.

D. Hình thức biểu hiện quần cư.

Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

A. Trình độ phát triển sản xuất.

C. Các điều kiện của tự nhiên.

B. Tính chất của ngành sản xuất.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của đô thị hoá?

A. Là một quá trình về văn hoá - xã hội.

B. Quy mô và số lượng đô thị tăng nhanh.

C. Tăng nhanh sự tập trung dân thành thị.

D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh . hưởng của đô thị hoá

đến phát triển kinh tế - xã hội?

A. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Làm ổn định lâu dài tình hình phân bố dân cư.

D. Làm thay đổi các quá trình hôn nhân ở đô thị.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1.

- Nhân tố tự nhiên: Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho cư trú của con người. Những nơi địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ,... dân cư sinh sống đông đúc, Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... dân cư thường thưa thớt.

- Nhân tố kinh tế - xã hội: Có tác động quyết định đến sự phân bố dân cư;

những nơi có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,... là những nơi đông dân và ngược lại. + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự phân bố dân cư, chuyển từ phân bố tự phát sang tự giác.

+ Tính chất nền kinh tế tạo mối liên hệ chặt chẽ với sự phân bố dân cư (khu vực trồng trọt có dân cư đông đúc hơn khu vực chăn nuôi, trồng lúa cần nhiều nhân lực nên dân cư tập trung đông hơn ở nơi trồng hoa màu,..).

+ Những khu vực được khai thác lâu đời thường có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới được khai thác.

+Di cư có tác động tới sự phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, các luồng di dân lớn có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả một châu lục.

Câu 2.

- Đô thị hoá: Quá trình mở rộng và phát triển mạnh mạng lưới đô thị, tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

- Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị ở một quốc gia: Là một trong những thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá, là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia.

Câu 3. A - đúng, B - đúng, C - sai, D - đúng.

Câu 4. 1 - E, 2 - A, 3 - D.

Câu 5.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÔ THỊ HOÁ

Nhân tố Tác động

Vị trí địa lí - Tạo động lực phát triển đô thị, quy

định chức năng đô thị.

Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...)

- Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Khả năng mở rộng không gian đô thị.

- Chức năng bản sắc đô thị.

Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,...)

- Mức độ và tốc độ đô thị hoá.

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống.

- Quy mô và chức năng đô thị.

- Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

Câu 6.

- Phát biểu sai.

- Đúng: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị hoá và công nghiệp hoá là hai quá trình song hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển”,

Câu 7 - D, 8 - A, 9 - A, 10 - C.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊA LÍ 10 Cấu trúc mới 2025 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w