1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

241 16 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Tác giả Phạm Thu Vân
Người hướng dẫn PGS, TS. ĐINH XUÂN HẠNG, TS. LÃ THỊ LÂM
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 3,11 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 4. Góc tiếp cận và khung nghiên cứu của luận án (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (0)
  • 6. Những đóng góp mới của luận án (0)
  • 7. Kết cấu luận án (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
      • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới (22)
      • 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (30)
    • 1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (39)
  • CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (42)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (42)
      • 2.1.1. Khái niệm về tín dụng xanh (42)
      • 2.1.2. Đặc điểm tín dụng xanh (49)
      • 2.1.3. Các hình thức tín dụng xanh (50)
      • 2.1.4. Vai trò tín dụng xanh trong phát triển bền vững nền kinh tế (55)
    • 2.2. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (61)
      • 2.2.1. Khái niệm về phát triển tín dụng xanh (61)
      • 2.2.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng xanh của ngân hàng thương mại (63)
      • 2.2.3. Nội dung phát triển tín dụng xanh của ngân hàng (65)
      • 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại . 59 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xanh (70)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của một số ngân hàng thương mại trên thế giới (76)
      • 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của các ngân hàng thương mại Việt (0)
      • 2.3.3. Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (89)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (94)
    • 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (94)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (94)
      • 3.1.2. Bộ máy cơ cấu tổ chức (98)
      • 3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh (100)
    • 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (107)
      • 3.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (107)
      • 3.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xanh và phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (112)
    • 3.3. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (134)
      • 3.3.1. Cơ sở và giả thuyết nghiên cứu (134)
      • 3.3.2. Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng xanh tại (140)
    • 3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (157)
      • 3.4.1. Những kết quả đạt được (157)
      • 3.4.2. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (160)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 165 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (173)
    • 4.1.1. Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh (173)
    • 4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng xanh (174)
    • 4.1.3. Quan điểm về phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (178)
    • 4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (183)
      • 4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược và chính sách phát triển tín dụng xanh (0)
      • 4.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ và quy trình tín dụng (188)
      • 4.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường quản trị rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng (190)
      • 4.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển tín dụng xanh (199)
    • 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (0)
      • 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (0)
      • 4.3.2. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (0)
      • 4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (0)
      • 4.3.4. Kiến nghị với Bộ Tài chính (0)
  • KẾT LUẬN (41)

Nội dung

Với tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững về tín dụng xanh đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, đề tài "Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Ph

Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng xanh đang trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng trong thời gian gần đây Theo Báo cáo chỉ số phát triển thế giới của World Bank (2020), Việt Nam có tốc độ phát thải khí nhà kính nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với cường độ carbon đạt 502,1 triệu tấn CO2 quy đổi vào năm 2020 và 888,8 triệu tấn CO2 vào năm 2030, gia tăng 51% so với giai đoạn 2004 – 2014 Việt Nam đưa ra các cam kết giảm cường độ phát thải nhà kính, cụ thể tháng 11/2021, tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

Trong mối liên kết đặc thù giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, NHTM đóng vai trò như một mắt xích trung gian, tác động gián tiếp đến môi trường thông qua hoạt động của khách hàng Do đó, một trong những trách nhiệm của ngân hàng là tích cực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điều hành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thác những sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường Tín dụng xanh là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất - kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường Với mục đích hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, các sản phẩm tín dụng xanh góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh Vì vậy, phát triển tín dụng xanh tại các NHTM là xu hướng và yêu cầu cấp thiết, theo đó các yếu tố Môi trường - Xã hội

- Quản trị (ESG) là mô hình các NHTM hướng tới nhằm phát triển bền vững

Thời gian qua, các nội dung về tín dụng xanh, ngân hàng xanh là những vấn đề mang tính cấp thiết, đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng cũng như của hệ thống NHTM tại Việt Nam Là ngân hàng thương mại dẫn đầu trong lĩnh vực tam nông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ biến đổi khí hậu Chính vì vậy, Agribank quyết tâm đi đầu thực hiện chỉ đạo của NHNN về thúc đẩy tín dụng xanh, tích hợp chiến lược phát triển xanh trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Từ năm

2016 Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp xanh sạch với quy mô vốn không hạn chế, ban đầu là 50.000 tỷ đồng Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và cho vay theo 2 chương trình mục tiêu quốc gia trong nông nghiệp nông thôn Nhìn chung dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm Tuy nhiên, quy mô, tỷ trọng dư nợ vẫn còn khiêm tốn so với tổng dư nợ của ngân hàng và chất lượng tín dụng xanh tại Agribank vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa được như kỳ vọng bởi vì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực xanh đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên tiềm ẩn về nợ xấu Mặt khác, trong quá trình triển khai, Agribank cũng gặp một số khó khăn trong việc phát triển tín dụng xanh, vấn đề phức tạp về kỹ thuật thẩm định cũng là trở ngại rất lớn, dẫn đến quy mô tín dụng xanh vẫn còn hạn chế chưa tương ứng với kỳ vọng của ngân hàng và nền kinh tế Từ đó ảnh hưởng đến thương hiệu và vai trò của Agribank trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam

Với tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững về tín dụng xanh đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, đề tài "Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam" đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng này, từ đó thúc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam.

Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thứ nhất, Làm rõ thêm cơ sở lý luận về tín dụng xanh, phát triển tín dụng xanh và vai trò của tín dụng xanh tại các Ngân hàng thương mại

Thứ hai, Làm rõ thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Agribank, bao gồm các nội dung về: quy mô, hiệu quả, kiểm soát rủi ro tín dụng xanh

Thứ ba, Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị được xây dựng trên cơ sở khoa học lý luận thực tiễn, nhằm phát triển tín dụng xanh tại Agribank

(1) Khái niệm, vai trò của tín dụng xanh và phát triển tín dụng xanh tại NHTM? Nội dung phát triển tín dụng xanh tại NHTM

(2) Kinh nghiệm về phát triển tín dụng xanh của một số ngân hàng trên thế giới và Việt Nam có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam?

(3) Thực trạng phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam? Thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế?

(4) Sự phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chịu các động bởi các nhân tố nào và mức độ tác động của từng nhân tố ra sao?

(5) Giải pháp nào để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vượt qua thách thức và phát triển tín dụng xanh theo đúng định hướng?

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:

- Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về tín dụng xanh, phát triển tín dụng xanh của NHTM Luận án phân tích các kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng xanh từ đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh dựa trên số liệu thứ cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Tiến hành khảo sát kiểm chứng để đánh giá một cách khách quan các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển tín dụng xanh tại Agribank

- Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Agribank tìm ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển tín dụng xanh tại Agribank

- Dựa trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh, luận án đề xuất các giải pháp để phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại

Phạm vi nội dung: Phát triển tín dụng xanh ở góc độ cho vay xanh tại ngân hàng thương mại

Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Agribank giai đoạn 2019 - 2023 Đề xuất các giải pháp pháp phát triển tín dụng xanh tại Agribank đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4 Góc tiếp cận và khung nghiên cứu của luận án

Luận án đứng trên góc độ ngân hàng để tiếp cận đối tượng nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Agribank Luận án dựa trên dữ liệu thứ cấp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng xanh, bao gồm các yếu tố chính sách pháp luật, tầm nhìn hiểu biết của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng về tín dụng xanh, năng lực của nhân viên, yếu tố công nghệ ngân hàng, chiến lược Marketing và một số yếu tố khác Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng xanh của Agribank đặt trong trạng thái động gắn với bước đi, lộ trình phát triển và đặt trong điều kiện phát triển của đất nước và trạng thái mở gắn với định hướng phát triển xanh của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nghiên cứu "Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình hình phát triển tín dụng xanh tại Agribank, đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng, đề xuất các giải pháp để phát triển tín dụng xanh tại Agribank, từ đó đóng góp vào việc phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường tại Việt Nam Dưới đây là khung nghiên cứu tác giả đề xuất dựa trên các nghiên cứu có sẵn trên thế giới và tình hình thực tế tại Việt Nam

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu phát triển tín dụng xanh tại Agribank

(Nguồn: Sơ đồ của tác giả)

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

* Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận án: là phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận để thực hiện khách quan về phát triển tín dụng xanh tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

* Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

- Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm tìm kiếm và thu thập các tài liệu và số liệu liên quan đã được công bố, cũng như các tài liệu, số liệu mới liên quan đến tín dụng xanh, cho vay xanh, dự án mà ngân hàng cấp tín dụng xanh và liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài Nguồn tài liệu này bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các công trình nghiên cứu về Agribank được công bố, các Đề xuất giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Agribank báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Agribank và các tài liệu trên internet Các tài liệu và số liệu này đã được công bố và thu thập từ các cơ quan nghiên cứu như Agribank, các nguồn liên quan đến phát triển tín dụng xanh và được sử dụng để tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1 Aizawa và Yang (2010), Green Credit, Green Stimulus, Green Revolution? China’s Mobilization of Banks for Environmental Cleanup, The Journal of Environment & Development (JED) tập 19, số 2

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng để giải quyết các vấn đề môi trường sâu sắc của Trung Quốc, ngoài việc kết hợp các mục tiêu môi trường trong các kế hoạch

5 năm và thử nghiệm các cơ chế dựa trên thị trường để bổ sung cho các cơ chế chỉ huy và kiểm soát truyền thống của họ đối với việc bảo vệ mội trường Trong những năm gần đây, Trung quốc đã đưa ra một loạt các chính sách xanh bao gồm: thuế xanh, mua sắm xanh, cũng như các chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính, cụ thể là chính sách tín dụng xanh, bảo hiểm và an ninh Trong ba chính sách tài chính, chính sách tín dụng xanh là khả quan nhất, thực hiện bởi sự phối hợp ba cơ quan (Bộ Sinh thái và môi trường Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc) Chính sách tín dụng xanh đã thực hiện được gần bốn năm, cho thấy khả năng thích ứng tốt của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Sự thành công của chính sách tín dụng xanh phụ thuộc vào việc thu thập và công bố dữ liệu về hiệu quả mội trường, kỹ thuật đánh giá rủi ro môi trường và các ưu đãi tài chính từ phía các ngân hàng

2 Yujun Cui và các cộng sự (2018), The Impact of Green Lending on Credit Risk in China, Sustainability, tập 10 tháng 6/2018

Nghiên cứu này chỉ ra tác động của cho vay xanh đối với rủi ro tín dụng ở Trung Quốc Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá xem liệu các khoản vay xanh có ít rủi ro hơn các khoản vay không xanh hay không Dựa trên bộ dữ liệu 5 năm của 24 ngân hàng Trung Quốc, nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật hồi quy bảng, bao gồm phân tích hồi quy bình phương tối thiểu hai giai đoạn và hồi quy bảng hiệu ứng ngẫu nhiên để kiểm tra xem tỷ lệ tín dụng xanh cao hơn có làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hay không Kết quả cho thấy rằng việc phân bổ nhiều khoản vay xanh hơn vào tổng danh mục cho vay sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Nghiên cứu kết luận rằng áp lực thể chế bởi chính sách tín dụng xanh của Trung Quốc có tác động tích cực đến cả môi trường và hiệu quả tài chính của các ngân hàng

3 Cuốn sách "Green growth that works" Springer, của nhà xuất bản Island Press Washington, DC, tháng 1 năm 2020

Cuốn sách khám phá cách các quốc gia có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển bền vững Nhóm tác giả đưa ra nghiên cứu điển hình của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công các chính sách và cơ chế tài chính để đạt được tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh không chỉ khả thi mà còn cần thiết trước áp lực ngày càng tăng đối với tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu cấp thiết giải quyết biến đổi khí hậu Tác giả đề xuất một khuôn khổ liên quan đến việc định giá vốn tự nhiên, tích hợp các mối quan tâm về môi trường vào quá trình ra quyết định và thúc đẩy đầu tư xanh Các nghiên cứu điển hình trong cuốn sách đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Trong cuốn sách nêu ra các nền kinh tế điển hình như Trung Quốc, Brazil, Nam Phi và Hàn Quốc

4 Ke Zhang và các cộng sự (2021), Can green credit policy improve environmental quality? Evidence from China, Journal of Environmental Management, tập 298 tháng 11/2021

Bài báo này giải quyết câu hỏi liệu tín dụng xanh, một công cụ chính sách môi trường, có đạt được hiệu quả mong muốn trong việc cải thiện môi trường ở Trung Quốc hay không từ cả quan điểm lý thuyết và thực nghiệm Sử dụng dữ liệu bảng từ 30 khu vực hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc từ năm 2007 đến năm

2016, áp dụng mô hình hiệu ứng cố định và phương pháp phân tích tương quan xám để kiểm tra ảnh hưởng và cơ chế tín dụng xanh đối với chất lượng môi trường của Trung Quốc Kết quả cho thấy tín dụng xanh cải thiện chất lượng môi trường của Trung Quốc một cách tổng thể Tín dụng xanh có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trườngthông qua ba cơ chế: nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp và nâng cấp cơ cấu công nghiệp Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các vùng về tác động giảm phát thải của tín dụng xanh Tín dụng xanh cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng dựa vào tài nguyên nhiều hơn so với các vùng không dựa vào tài nguyên; hiệu quả giảm phát thải là đáng kể ở các khu vực có thị trường tài chính phát triển, nhưng không đáng kể ở những nơi khác Kết quả chỉ ra rằng các chính sách tín dụng xanh nên được phân biệt theo vùng để đạt được các mục tiêu giảm phát thải hiệu quả hơn

5 Wei Yin và các cộng sự (2021), The determinants of green credit and its impact on the performance of Chinese banks, Tập 286, ngày 1 tháng 3 năm 2021, Trang 124991

Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố quyết định đến tín dụng xanh và và tác động của tín dụng xanh đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng trong giai đoạn 2011–

2018 và nó áp dụng Phương pháp tổng quát về thời điểm (GMM) Bài viết góp phần tìm hiểu chính sách tín dụng xanh ở Trung Quốc bằng cách xem xét các yếu tố quyết định chính sách tín dụng xanh và mối quan hệ của nó với khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của ngân hàng Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn và có lợi nhuận có xu hướng cho vay nhiều tín dụng xanh hơn Điều thú vị là không có tác động đáng kể nào của rủi ro ngân hàng đối với chính sách tín dụng xanh Nói cách khác, quản trị rủi ro không phải là rào cản đáng kể đối với các ngân hàng cấp tín dụng xanh Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có nhiều khả năng cho vay tín dụng xanh hơn Hơn nữa, các hoạt động cho vay xanh có tác động đáng kể đến lợi nhuận và rủi ro mà các ngân hàng này phải đối mặt Một trong những phát hiện nổi bật nhất của nghiên cứu này là trong khi cho vay xanh làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng ngoài sở hữu nhà nước và giảm rủi ro của họ, thì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước cung cấp tín dụng xanh với chi phí lợi nhuận của họ Điều này có thể là do tham vọng của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy các ngân hàng quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động cho vay xanh

6 Chunji Zheng và các cộng sự (2022), Green Credit Policy, Institution Supply and Enterprise Green Innovation, Journal of Economic Analysis, tập 1, số 1

Chính sách tín dụng xanh (GCP) thông qua các công cụ tài chính để thúc đẩy quản lý môi trường Liệu nó có thể đạt được mục tiêu kép phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hay không, đặc biệt là trong bối cảnh đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung từ các tổ chức khác nhau, vẫn còn phải được kiểm chứng một cách khoa học Lấy việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng xanh của Trung Quốc vào năm 2012 như một thử nghiệm ngẫu nhiên, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của các công ty niêm yết hạng A của Trung Quốc từ năm 2009 đến 2019 để khám phá tác động của GCP đối với đổi mới công nghệ xanh của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng và vai trò cung cấp thể chế trong đó Người ta thấy rằng GCP đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới xanh của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng và kết luận này vẫn có giá trị sau một loạt các thử nghiệm về độ tin cậy Phân tích sâu hơn cho thấy việc chính quyền địa phương cung cấp hệ thống bảo vệ môi trường có thể tăng cường hiệu quả đổi mới xanh của GCP Tuy nhiên, việc cung cấp các tổ chức đổi mới vẫn chưa phát hành một tác động tích cực đáng kể Ngoài ra, tác động của GCP đối với đổi mới xanh của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng cho thấy sự không đồng nhất đáng kể do sự khác biệt về các loại bằng sáng chế xanh, bản chất của quyền sở hữu doanh nghiệp và mức độ phát triển tài chính khu vực Bài viết này phân tích tác động chính sách của tín dụng xanh từ góc độ đổi mới xanh của doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời đưa nguồn cung thể chế của chính quyền địa phương vào khuôn khổ phân tích, để một mặt làm rõ mối quan hệ giữa tín dụng xanh và đổi mới xanh Đồng thời

7 Simin An, Dongping Song, Xue Chen (2021), Green credit financing versus trade credit financing in a supply chain with carbon emission limits, European Journal of Operational Research, Volume 292, Issue 1, 1 July 2021, Pages 125-142

Nghiên cứu này điều tra một hệ thống chuỗi cung ứng bao gồm một nhà sản xuất bị hạn chế về vốn và một nhà cung cấp được tài trợ tốt đối mặt với nhu cầu không chắc chắn, trong đó nhà sản xuất có thể tìm kiếm tài trợ tín dụng xanh (GCF) từ các ngân hàng Một điều kiện tiên quyết quan trọng để có được khoản vay xanh là bên vay phải thực hiện nâng cấp xanh và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đã được xác định trước Nghiên cứu thiết kế mô hình GCF cho chuỗi cung ứng bằng cách áp đặt hạn chế cứng rắn về lượng khí thải carbon Để xác định tính hiệu quả của GCF, nghiên cứu tiến hành phân tích chuyên sâu so sánh GCF với tài trợ tín dụng thương mại truyền thống (TCF), trong đó lượng phát thải carbon quá mức sẽ bị phạt Liên quan đến ưu tiên của hai chiến lược tài chính, nghiên cứu đã chỉ ra rằng theo chính sách phát thải carbon tương đối nghiêm ngặt, nhà sản xuất có thể đặt ra phạm vi đầu tư xanh phù hợp để đạt được tình hình đôi bên cùng có lợi với nhà cung cấp Cuối cùng, nghiên cứu so sánh phúc lợi xã hội của chuỗi cung ứng với các phương thức tài trợ khác nhau và thấy rằng có những khu vực trong đó cả phúc lợi xã hội và lợi nhuận của nhà sản xuất đều có thể đôi bên cùng có lợi Chính phủ có thể hướng dẫn các nhà sản xuất đưa ra lựa chọn đôi bên cùng có lợi bằng cách đặt ra các giới hạn carbon khác nhau

8 Sumei Luo, Shenghui Yu, Guangyou Zhou (2021), “Does green credit improve the core competence of commercial banks? Based on quasi-natural experiments in China,”

Bài báo nghiên cứu tác động tín dụng xanh đến năng lực cốt lõi của ngân hàng thương mại Với mô hình nghiên cứu đã chỉ ra Tín dụng xanh có tác động tích cực đến năng lực cốt lõi của ngân hàng thương mại Đồng thời thông qua cung cấp sản phẩm tín dụng xanh nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của các ngân hàng thương mại ở cả thành thị và nông thôn rất rõ nét Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại có thể đối phó với cú sốc tín dụng xanh thông qua kiểm soát rủi ro hoạt động, giúp cho các ngân hàng yếu có năng lực cạnh tranh cao hơn

9 European Investment Bank: "Green Finance: A Sectoral Overview of the

Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn phân loại của Liên minh châu Âu về đầu tư xanh (EU Taxonomy) và các ứng dụng của nó trong lĩnh vực tài chính xanh Báo cáo tập trung vào các khía cạnh của EU Taxonomy liên quan đến phát triển và vận hành các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh

10 Do Thi Van Trang (2016), Experiences of green credit development - lessons learned to Vietnam, Review of Business and Economics Studies, Volume

4, Number 1, 2016, p.85 - 91: đã đúc kết kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh tại các nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức Từ những kết quả đạt được trong việc triển khai tín dụng xanh tại Hàn Quốc và Đức cũng như rào cản trong việc phát triển tín dụng xanh tại Trung Quốc, tác giả đã rút ra các bài học cho việc phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam như cần sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị, chính phủ và cộng đồng, nâng cao hiểu biết về tín dụng xanh của nhà đầu tư, đơn vị tài trợ vốn và người tiêu dùng

11 Một số nghiên cứu từ các tổ chức lớn trên thế giới:

International Capital Market Association (ICMA)"The Green Bond

Principles (GBP)" - Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng về các tiêu chuẩn và hướng dẫn về tín dụng xanh Tài liệu này được phát triển bởi ICMA, một tổ chức đại diện cho các ngân hàng đầu tư, các nhà phát hành và các cơ quan đầu tư khác

Asian Development Bank (ADB) , "Green and blueBond Framework" - Tài liệu này giới thiệu về cách ADB sử dụng tín dụng xanh để đầu tư vào các dự án hỗ trợ phát triển bền vững tại châu Á và Thái Bình Dương Tài liệu cung cấp các thông tin chi tiết về tiêu chuẩn và quy trình đánh giá dự án, cũng như cách mà ADB đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm xã hội

Theo IFC, "Green Bonds: A step – by – step guide to issuing a green bond”

KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Từ những đánh giá chung về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể khẳng định rằng vẫn còn những khoảng trống nhất định trong việc phát triển nghiên cứu tín dụng xanh Thông qua nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh hy vọng sẽ thu hẹp và phát triển những khoảng trống sau:

Khoảng trống về mặt lý luận : Mặc dù các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp những vấn đề lý luận về tín dụng xanh, vai trò của tín dụng xanh đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, nhưng cần bổ sung và hoàn thiện hơn nữa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển tín dụng xanh ở góc độ cho vay xanh tại một ngân hàng thương mại Bao gồm các nội dung phát triển tín dụng xanh, sự cần thiết của phát triển tín dụng xanh và các tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng xanh, bao gồm các tiêu chí định lượng như số lượng dự án, quy mô cho vay, hiệu quả và đảm bảo an toàn cho ngân hàng

Khoảng trống về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, trong các nghiên cứu về phát triển tín dụng xanh, hầu hết chỉ đề cập đến phát triển tín dụng xanh của ngân hàng thương mại nói chung hoặc một nhóm các ngân hàng Nội dung phát triển tín dụng xanh chưa cụ thể hóa về cách đánh giá mức độ phát triển tín dụng xanh một cách cụ thể tại Agribank Đây sẽ là khoảng trống để luận án bổ sung, đánh giá mức độ phát triển tín dụng xanh của một ngân hàng thương mại trên góc độ ngân hàng

Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào về phát triển tín dụng xanh theo hướng dẫn thống kê lĩnh vực xanh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cho một ngân hàng cụ thể Các nghiên cứu gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu từng dịch vụ ngân hàng xanh cho các ngân hàng thương mại trong hệ thống Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng xanh, đặc biệt là phát triển tín dụng xanh cần được thực hiện thí điểm tại các ngân hàng thương mại lớn và Agribank là ngân hàng phù hợp để nhân rộng mô hình này Luận án sẽ chọn một ngân hàng cụ thể để nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng

Thứ ba, các nghiên cứu gần đây mới chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển tín dụng xanh từ kinh nghiệm quốc tế mà chưa xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng xanh Bên cạnh đó, việc tiếp cận và thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, xây dựng mô hình phát triển tín dụng xanh và tiêu chí đánh giá tại các nước đang phát triển trên thế giới có những điểm khác nhau Vì vậy, luận án sẽ tìm hiểu, phân tích những khoảng trống để từ đó đề xuất giải pháp khả thi cho phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng

Tại chương 1, tác giả cung cấp thông tin chi tiết về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, bao gồm các công trình nghiên cứu quốc tế về tín dụng xanh, một số bài báo liên quan đến đề tài luận án và đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngân hàng về tín dụng xanh

Bên cạnh đó, chương này cũng chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận, thực tiễn và những vấn đề luận án kế thừa, phát triển Tổng quan nghiên cứu luận án này giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính cấp thiết của đề tài, cũng như trình bày được tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Từ đó, đặt ra được các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp giải quyết vấn đề trong đề tài, đồng thời đề xuất được các giải pháp nghiên cứu nhằm đưa ra ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

* Kinh tế xanh, ngân hàng xanh:

Nếu như phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, cân đối dựa trên ba trụ cột: Kinh tế - Xã hội - Tài nguyên/Môi trường thì trong phát triển kinh tế xanh, tài nguyên/môi trường được coi là trung tâm, là cơ sở để đưa ra các chính sách phát triển khác

Hiện tại có nhiều khái niệm về kinh tế xanh như:

"Kinh tế xanh là sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tăng cường năng suất tài nguyên, giảm thiểu khí thải và ô nhiễm, và thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật số và xã hội." - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [85]

"Kinh tế xanh là sự phát triển kinh tế mà trong đó tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và bảo vệ môi trường được giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất và tiêu thụ." - Liên Hợp Quốc (UNEP) [92]

"Kinh tế xanh là sự phát triển kinh tế mà trong đó tiến bộ kỹ thuật, sáng tạo, và cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất và quản lý được đóng góp vào việc cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên, tăng tính cạnh tranh, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường." - Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) [86]

"Kinh tế xanh là một hệ thống kinh tế mà trong đó các hoạt động kinh doanh và sản xuất được thực hiện một cách bền vững, với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức xã hội, trong đó việc bảo vệ môi trường, tài nguyên, và sức khỏe con người được coi là một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế." - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) Nguồn: IUCN (2012), Green Economy

Như vậy, có thể thấy khái niệm của UNEP về Kinh tế xanh được xem là đầy đủ và chính xác nhất Nó đề cập đến một nền kinh tế có khả năng đem lại hạnh phúc cho con người, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu các rủi ro về môi trường và suy giảm sinh thái Mục tiêu của Kinh tế xanh không chỉ là tăng trưởng kinh tế, mà còn là tạo ra một nền kinh tế bền vững và có lợi cho môi trường

Ngân hàng xanh (Green bank) là một khái niệm mới được hình thành trong cuối thế kỷ XX, nhằm phản ứng lại các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu Các ngân hàng xanh được hình thành để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ cho các dự án phát triển thân thiện với môi trường và có cam kết hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư mang tính bền vững, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường và xã hội Các hoạt động của ngân hàng xanh đều phải được xét đến ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và kinh tế bền vững Ngân hàng xanh có thể tồn tại theo mô hình ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng có trách nhiệm xã hội/ngân hàng bền vững

Dưới đây là tổng hợp các quan điểm khác nhau về ngân hàng xanh:

Bảng 2.1: Các quan điểm về Ngân hàng xanh

Nghiên cứu Quan điểm ngân hàng xanh Hướng tiếp cận

Một ngân hàng được coi là NHX khi thỏa mãn các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (23 tiêu chuẩn), trách nhiệm môi trường (47 tiêu chuẩn)

NHX giống như một ngân hàng truyền thống nhưng xem xét tất cả các yếu tố môi trường, xã hội, sinh thái trong hoạt động với mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên NHX còn được gọi là ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng bền vững

Sự phát triển bền vững vào ngành ngân hàng có hai hướng: (1) theo đuổi các yêu cầu về MTXH trong

Bank (2013) hoạt động của ngân hàng thông qua các sáng kiến môi trường và trách nhiệm xã hội như cho vay các dự án thân thiện môi trường, tổ chức các hoạt động khuyên góp từ thiện…(2) lồng ghép tính bền vững vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng Theo nghĩa rộng 24 như việc cân nhắc các vấn đề về MTXH vào việc thiết kế các sản phẩm cho vay, đầu tư phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho các doanh nghiệp để tiếp cận vốn Lalon (2015)

Một ngân hàng thông thường trở thành NHX bằng cách thay đổi các hoạt động của ngân hàng thân thiện với môi trường, đồng thời có chiến lược phát triển ngân hàng vừa đảm bảo lợi ích kinh tế và môi trường

NHX là ngân hàng sử dụng các nguồn lực có trách nhiệm, tránh lãng phí và ưu tiên cho MTXH, chuyển từ mục tiêu hoạt động lợi nhuận là duy nhất sang lợi nhuận quan tâm đến MTXH

NHX là ngân hàng cải tiến hoạt động, công nghệ và thay đổi thói quen của khách hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như ngân hàng thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường và giảm phát thải cacbon NHX tránh được việc sử dụng càng nhiều giấy tờ càng tốt và dựa trên các giao dịch trực tuyến để tạo ra các sản phẩm NHX

NHX là hoạt động ngân hàng giúp giảm lượng khí thải cacbon thông qua việc tài trợ cho các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường và công nghệ xanh

* Khái niệm về tín dụng xanh

Tín dụng xanh là một phần trong hệ thống tài chính xanh, cùng với các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác như trái phiếu xanh, bảo hiểm xanh, quỹ đầu tư xanh, và các sản phẩm tài chính khác liên quan đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tín dụng xanh trong ngân hàng thương mại thể hiện sự cam kết của ngành ngân hàng đối với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, dự án hoặc cá nhân có tác động tích cực đến môi trường và xã hội Mục tiêu của tín dụng xanh là khuyến khích sự phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy các dự án và hoạt động có hiệu quả về tài chính, môi trường và xã hội Do vậy phát triển tín dụng xanh của ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng, có nhiều lợi ích, xu hướng tất yếu của nền kinh tế xanh, kinh tế bền vững hay nền kinh tế tuần hoàn

Phát triển tín dụng xanh là một phương thức hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển bền vững Nó được xem là một giải pháp cho các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Phát triển tín dụng xanh đòi hỏi các tổ chức tín dụng xanh như ngân hàng phải chuyển đổi và hoàn thiện tổ chức, các quy trình và hoạt động tín dụng hiện có để đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí về tài chính xanh Đồng thời, phát triển tín dụng xanh cũng yêu cầu các ngân hàng tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án xanh, đảm bảo sự đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường

Cho đến nay, chưa có sự thống nhất nào về định nghĩa "phát triển tín dụng xanh" trong lĩnh vực ngân hàng Trước tiên nói về phát triển thì hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển Triết học Mác Lê Nin (1994) coi phát triển là quá trình biến đổi cả lượng và chất, có thể mở rộng áp dụng cho các chủ thể nghiên cứu khác nhau như xã hội, nền kinh tế Còn theo từ điển bách khoa (2018), phát triển được thể hiện qua sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi sự vật từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Tuy nhiên, quan điểm này chủ yếu đề cập đến sự phát triển về lượng mà chưa có sự gắn với yếu tố xã hội hay kinh tế Theo quan điểm của Gerard Crellet (2000), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu cơ bản Quan điểm này lấy xã hội là yếu tố trọng tâm của sự phát triển, chỉ khi nào xã hội thỏa mãn những nhu cầu cơ bản mới coi là phát triển

Còn về khái niệm phát triển tín dụng xanh, hiện nay chưa có khái niệm chính thức Tuy nhiên các mục tiêu của phát triển tín dụng xanh thì đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu chỉ ra bao gồm:

Cơ cấu lại và hoàn thiện tổ chức tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại và khuyến khích phát triển các hoạt động tín dụng đầu tư hiệu quả vào năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao [83]; Đầu tư vào các dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu khí thải và hỗ trợ chống lại biến đổi khí hậu;

Nâng cao mức sống của người dân và thúc đẩy lối sống thân thiện với môi trường bằng cách tạo ra việc làm từ các dự án được tài trợ bằng tín dụng xanh [82];

Giúp giảm nghèo và xóa đói mà không cần khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên; và Hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được lợi ích kinh tế và xã hội, chẳng hạn như phát triển năng lượng sạch và bền vững và đảm bảo an ninh lương thực [59]

Theo một nghiên cứu của Chao và Cộng sự, Chen có nhắc đến: Phát triển tín dụng xanh là khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án có rủi ro môi trường thấp hoặc các dự án bảo vệ môi trường [54]

Theo Christophers có nhắc đến phát triển tín dụng xanh là tín dụng ngân hàng cấp cho các dự án không gây rủi ro, bảo vệ môi trường [58]

Trong một nghiên cứu của Singh và cộng sự cũng đã nhắc đến: phát triển tín dụng xanh là việc gia tăng dư nợ tín dụng xanh trong cơ cấu khách hàng vay vốn tại ngân hàng kết hợp với phát triển thêm các sản phẩm tín dụng xanh, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng xanh Phát triển tín dụng xanh làm tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại ngân hàng [89]

Như vậy, dù có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển tín dụng xanh nhưng nó đều bao hàm các nội dung cơ bản:

- Cùng với sự vận động của thời gian, qui mô tín dụng xanh không ngừng gia tăng như gia tăng dư nợ, doanh số cho vay xanh của ngân hàng trong;

- Xu hướng ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng xanh nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng xanh của khách hàng;

- Sự Phát triển tín dụng xanh không thể không đi đôi với yêu cầu về hiệu quả đem lại từ tín dụng xanh, thể hiện sự gia tăng quy mô và tỷ trọng đóng góp thu nhập từ tín dụng xanh cho Ngân hàng

- Và cuối cùng, với yêu cầu an toàn hoạt động nên phát triển tín dụng xanh bên cạnh việc gia tăng qui mô, hiệu quả đem lại phải gắn liền với việc kiểm soát rủi ro của danh mục cho vay, phù hợp với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận

Với những nội dung trên, quan điểm phát triển tín dụng xanh từ góc độ nghiên cứu của luận án là: Phát triển tín dụng xanh của ngân hàng là việc ngân hàng không ngừng gia tăng hiệu quả, quy mô và sản phẩm của tín dụng xanh trên cơ sở phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng

2.2.2 Sự cần thiết phát triển tín dụng xanh của ngân hàng thương mại

Ngày nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế trên toàn thế giới Bởi điều này sẽ góp phần bảo vệ hành tinh, môi trường và cuộc sống của chính chúng ta Phát triển bền vững cần phải đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai

Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu tư; thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, Đây cũng là hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường nếu cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất không xanh, gây ô nhiễm môi trường

Do vậy phát triển tín dụng xanh là một phương thức hữu hiệu, rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững bởi các lý do sau:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT vào ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ

Qua hơn 35 năm phát triển và trưởng thành, ngân hàng đã khẳng định được vị thế và vai trò quan trọng của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tính đến ngày 31/12/2023, Tổng Vốn điều lệ: 41.268 tỷ đồng; Tổng Tài sản: 2.043.927 tỷ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông" Các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo quy định Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất đối với ngân sách Nhà nước

Agribank vẫn là một trong số các ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trên toàn quốc, với sự hiện diện tại tất cả các tỉnh thành cùng với các vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo Gồm: 2.225 chi nhánh và phòng giao dịch, bên cạnh đó còn có 1 chi nhánh tại Campuchia, 3 văn phòng đại diện khu vực bao gồm Văn phòng đại diện khu vực Miền Trung, Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam, Văn phòng đại diện khu vực Tây Nam Bộ; 3 đơn vị sự nghiệp và 5 công ty con Ngoài ra, Agribank còn mở rộng tối đa phạm vi hoạt động thông qua 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, 3.339 ATM, 196 CDM và mạng lưới 645 ngân hàng đại lý tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-NHNN phê duyệt việc chuyển đổi hình thức sở hữu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Ngày 26 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng thực hiện đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH Một thành viên theo số đăng ký kinh doanh 0100686174

Ngày 26 tháng 05 năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp Giấy phép Thành lập và Hoạt động Ngân hàng số 24/GP-NHNN thay thế cho Quyết định Thành lập số QĐ 280/QĐ- NHNN ngày 15 tháng 10 năm 1996

Sau 35 năm ra đời và phát triển, Agribank là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng và đạt được rất nhiều thành tích đáng kể như:

TOP 10 giải Sao vàng Đất Việt, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500 Giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Agribank đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Ban đầu, Agribank có điểm xuất phát thấp với tổng tài sản và nguồn vốn còn rất ít, nợ xấu trên 10% và khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã Tuy nhiên, đến nay, Agribank đã trưởng thành và trở thành NHTM nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”) và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững) Để giữ đảm bảo tăng trưởng vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, giữ vững thị phần đứng đầu trong hệ thống NHTM, trong các năm gần đây, ngân hàng đang tập trung và phát triển các hoạt động sau: Đầu tư tín dụng phục vụ

“mục tiêu kép”; Quản lý tài chính hiệu quả và quản trị rủi ro toàn diện; Tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ; Hội nhập quốc tế để vươn tầm ra thế giới; Chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành, chăm lo cho người lao động

Các sản phẩm tại Ngân hàng bao gồm:

Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;

Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước: cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

Mở tài khoản: mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; mở tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác,

Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia,

Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;

Tham gia đấu thầu, mua, bán tín phiếu Kho bạc, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ;

Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Những quy định về đánh giá rùi ro môi trường đối với các dự án của ngân hàng theo hướng dẫn từ phía Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ là cơ sở để Agribank triển khai hoạt động tín dụng xanh và phát triển tín dụng xanh Cụ thể như sau:

Một là, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ban hành ngày 9 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong Nghị định có nêu đến các chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng cho vay tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc tiêu thụ sản phẩm; Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có thể được xem xét vay tối đa 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Hai là, Quyết định số 1552/QĐ – NHNN ban hành ngày 6/8/2015 về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020

Quyết định đã nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu, bao gồm: (i) Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh; (ii) Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng – tín dụng xanh; (iii) Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng – tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; (iv) Tổ chức tuyên truyền phổ biến về hoạt động ngân hàng – tín dụng xanh Như vậy, trong quyết định đã chỉ rõ về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã tạo cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc triển khai, phát triển các sản phẩm, nhấn mạnh đến sản phẩm tín dụng xanh

Ba là, Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ban hành ngày 07 tháng 08 năm

2018, phê duyệt Đề án phát triển NHX tại Việt Nam

Quyết định đã phê duyệt Đề án với các mục tiêu và giải pháp trong hoạt động quản lý Nhà nước của NHNN và hoạt động kinh doanh của các TCTD nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; góp phần từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Trong đó đã đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng, cụ thể:

- Từng bước tăng tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong danh mục dự án xanh do NHNN ban hành;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng;

- Đến năm 2025 phấn đấu: 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng; Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh

Bốn là, Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

Quyết định đề cập đến nhiệm vụ của các TCTD cần phải phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có tính tới lợi ích về môi trường Cụ thể là ưu tiên phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng

Năm là, Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 7 tháng 1 năm 2019 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng

Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trong quyết định này nêu rõ, mục tiêu của chiến lược là thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh Triển khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh; tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng

Sáu là, Chỉ thị số 03/CT – NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Đây là một Chỉ thị khuyến khích khuyến khích, định hướng các ngân hàng trong phát triển tín dụng xanh Chỉ thị đã chỉ rõ hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người đảm bảo phát triển bền vững Đây là cơ sở để các ngân hàng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiệt với môi trường và xã hội Chỉ thị đặc biệt đã đề cập đến việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện quy trình, thủ tục cấp tín dụng, các nguồn lực và chính sách thực hiện Tuy nhiên Chỉ thị vẫn chưa có các hướng dẫn pháp lý và kỹ thuật cần thiết để ngân hàng tuân thủ và áp dụng, trong khi việc phát triển tín dụng xanh là một sáng kiến mới mang tính chuẩn mực quốc tế mà hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm

Bảy là, Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ban hành ngày 23 tháng 12 năm

2022 về Hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với các dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

Ngoài ra, còn có một số hướng dẫn của NHNN về phát triển tín dụng xanh như: Bộ công cụ đánh giá rủi ro MTXH đối với 15 ngành cụ thể do NHNN phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) xây dựng, Luật số 72/2020/QH14 Luật bảo vệ môi trường và một số các văn bản hướng dẫn khác

3.2.1.2 Chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho hoạt động tín dụng xanh

Một là, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020- 2025

Trong đó có nhấn mạnh: “Phát huy vai trò lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện; đổi mới sáng tạo, tiếp tục xây dựng Agribank hiện đại và hội nhập, tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với đổi mới mô hình tổ chức hướng tới ngân hàng số; chuyển đổi thành NHTM cổ phần; phấn đấu đứng trong Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á về quy mô tài sản; hoạt động an toàn, hiệu quả; giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn”

Hai là, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 05/01/2023 của HĐTV

Nghị quyết đã nêu về chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023 giao nhiệm vụ xây dựng tổng thể tiêu chuẩn môi trường - xã hội - quản trị trong doanh nghiệp (ESG) và xây dựng lộ trình áp dụng vào hoạt động của Agribank, phù hợp với xu hướng thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững

Ba là, Quy định số 1289/QyĐ-NHNo-RRTD ngày 31/5/2023 về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank

Agribank đã ban hành quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank (Quy định 1289) để triển khai thực hiện Thông tư số

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.3.1 Cơ sở và giả thuyết nghiên cứu

Kế thừa các nghiên cứu trước đây và tình hình thực tế tại Agribank, tác giả đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng (6 nhân tố)

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TDX

Agribank Mức độ hiện đại hóa công nghệ của Agribank

Nguồn nhân lực của Agribank

Phát triển tín dụng xanh

Năng lực tài chính của ngân hàng Chính sách pháp luật

Tầm nhìn, hiểu biết về tín dụng xanh của nhà quản lý và nhân viên Agribank

Về nhân tố Tầm nhìn, hiểu biết về tín dụng xanh của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng

Nghiên cứu của Tara và cộng sự (2015) chỉ ra rằng, tầm nhìn của lãnh đạo ngân hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định tài trợ tín dụng xanh tại mỗi ngân hàng Chiến lược, tầm nhìn của nhà lãnh đạo trong nghiên cứu này được hiểu là quan điểm cũng như cách nhìn nhận của nhà lãnh đạo về việc tài trợ tín dụng xanh Đây là nhân tố tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh Theo Ritu (2014) và Masukujjaman (2016), việc thiết kế, xây dựng chiến lược tài trợ tín dụng xanh của mỗi ngân hàng phần lớn bị ảnh hưởng bởi nhận thức của lãnh đạo Khi các cấp lãnh đạo của ngân hàng chưa đủ quan tâm và dành sự ưu tiên đối với tài trợ tín dụng xanh thì quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn (SBP, 2015) Khi nghiên cứu thực trạng tín dụng xanh tại Bangladesh, Uddin và Ahmed (2018) cũng đã chỉ ra nguyên nhân của việc chưa cấp tín dụng xanh một phần là do giới hạn nhận thức của các lãnh đạo ngân hàng về cơ hội và lợi ích của việc tài trợ tín dụng xanh

Sharma và các cộng sự (2014) cho rằng nhận thức của nhân viên ngân hàng về tín dụng xanh là một trong những rào cản của việc triển khai cấp tín dụng xanh Các ngân hàng có thể vẫn thiếu nhân viên đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để định lượng rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các dự án xanh và ra quyết định có cho vay hoặc không cho vay đầu tư cho một hoạt động công nghệ xanh Theo các nghiên cứu trước thì có thể đưa ra giả thuyết:

H1: Tầm nhìn, hiểu biết về tín dụng xanh của nhà quản lý và nhân viên ngân hàng có tác động tích cực đến phát triển tín dụng xanh

Theo Khúc Thế Anh (2022) Chính sách là việc khu vực quản lý công thể hiện cam kết một cách chắc chắn sẽ ủng hộ một vấn đề nào đó, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho một khu vực dịch vụ có đủ điều kiện phát triển N Phuong (2020) cho rằng, đó là vấn đề hỗ trợ của Chính phủ cho cả hệ thống ngân hàng khi tài trợ cho tín dụng xanh Trong nghiên cứu này, chính sách của pháp luật được phát triển từ vấn đề thể chế và được hiểu rằng, đây là các chính sách được đưa ra bởi các cơ quan quản lý nhà nước

H2: Chính sách pháp luật có tác động tích cực phát triển tín dụng xanh

Về nhân tố Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính là khả năng tài chính để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả, đồng thời, đó chính là thước đo thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội Quy mô ngân hàng và sở hữu của ngân hàng chính là những nhân tố then chốt giúp các ngân hàng có tầm nhìn và từ đó, xây dựng kế hoạch để thực hiện phát triển tín dụng xanh (Barner và Han, 2013) Nghiên cứu này cho rằng năng lực tài chính thể hiện qua nguồn vốn của ngân hàng dành cho tín dụng xanh có đủ lớn và đảm bảo đủ để tài trợ dài hạn cho dự án xanh Năng lực tài chính sẽ tác động gián tiếp đến quyết định tài trợ tín dụng xanh Một số khó khăn, thách thức về tài chính mà các ngân hàng thường gặp phải trong việc tài trợ tín dụng xanh: Thiếu vốn hoặc thiếu nguồn tài chính dài hạn; các điều kiện tài chính không phù hợp để cho vay

H3: Năng lực tài chính có tác động tích cực đến phát triển tín dụng xanh

Về nhân tố Nguồn nhân lực của Agribank

Con người là yếu tố trung tâm muốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng thì cần phải có đội ngũ cán bộ ngân hàng có tâm huyết có tinh thần trách nhiệm cao và phải có kiến thức chuyên môn do đó các giải pháp về nhân sự giữ 1 vai trò cốt yếu (Nguyễn Thúy Quỳnh và Lê Thu Hoài, 2021) Chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng được đề cập trong nghiên cứu là mức độ về năng lực của đội ngũ nhân lực Nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực cao đóng vai trò quyết định đối với phát triển tín dụng xanh của ngân hàng Tác giả đề xuất giả thuyết sau đây:

H4: Nguồn nhân lực của Agribank có tác động tích cực đến phát triển tín dụng xanh

Mức độ hiện đại hóa công nghệ của Agribank

Tín dụng xanh là dịch vụ tiêu tốn ít năng lượng, giảm tác động đến môi trường thông qua sử dụng các công nghệ ngân hàng như sử dụng các giao dịch trực tuyến, ngân hàng không giấy tờ… Theo Kaufer, để giải quyết các thách thức đặt ra hiện nay cho nền kinh tế, các ngân hàng cần chuyển đổi từ ngân hàng 2.0 sang ngân hàng 3.0 Nghiên cứu của Hasnain và các cộng sự (2015) cho thấy sự phát triển của công nghệ trong hoạt động ngân hàng làm tăng năng suất và giảm chi phí của ngân hàng Về mặt giao dịch với khách hàng, ngân hàng không giấy tờ được xem là một cách cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thông qua phương tiện điện tử Trong một nghiên cứu khác của Manohar và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng sự phát triển của công nghệ là một phần của ngân hàng xanh Công nghệ đóng vai trò chiến lược trong việc thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và không còn được coi là một chức năng hỗ trợ mà trở thành nòng cốt trong việc phát triển tín dụng xanh Điều này khiến cho việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng trở lên hết sức quan trọng, nhất là trong việc phát triển tín dụng xanh Từ nghiên cứu thực nghiệm của Hasnain và các cộng sự (2015), tác giả đề xuất giả thuyết sau đây:

H5: Mức độ hiện đại hóa công nghệ của Agribank tác động tích cực đến phát triển tín dụng xanh

Về nhân tố Chiến lược Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng là tổng hợp những phương pháp quản trị của ngân hàng để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong môi trường kinh doanh 1 cách tích cực và hướng đến mục tiêu sau cùng là lợi nhuận hoạt động marketing ngân hàng sẽ là sự kết nối quan trọng trong việc cung cấp các thông tin khai thác khả năng về huy động và phân chia vốn theo nhu cầu của thị trường một cách hợp lý

Marketing ngân hàng giúp cho các nhà quản lý của ngân hàng có thể kết hợp và định hướng hoạt động của ngân hàng 1 cách hiệu quả nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng cao nhất cho việc phát triển tín dụng xanh việc tăng cường các hoạt động marketing đa dạng hóa đối tượng khách hàng sẽ làm tăng thị phần cho vay theo Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Lê Thu Hoài (2021) vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết liên quan tới yếu tố chiến lược marketing như sau:

H6: Chiến lược marketing có tác động tích cực đến phát triển tín dụng xanh của ngân hàng thương mại

Bảng 3.12: Các nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố Nhân tố thành phần

Các nghiên cứu liên quan

Tầm nhìn, hiểu biết về tín dụng xanh của nhà quản lý

- Ngân hàng có định hướng, chiến lược trong phát triển tín dụng xanh

- Ngân hàng ban hành quy định, chính sách tín dụng xanh

- Ngân hàng tập huấn, triển khai quy trình cấp tín dụng xanh

- Ngân hàng có đánh giá hiệu quả cấp tín dụng xanh đối với ngân hàng

- Hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường

- Quy định của nhà nước và ngân hàng về tín dụng xanh

- Chính sách thuế hỗ trợ cho các hoạt động tài chính liên quan đến tín dụng xanh, các chương trình khuyến khích đầu tư vào các dự án tín dụng xanh

Việc NHNN có những quy định cụ thể về quy trình thẩm định tín dụng xanh và hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường - xã hội

Năng lực tài chính của ngân hàng

- Hình thức pháp lý của ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển tín dụng xanh

- Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng để đáp ứng mục tiêu phát triển tín dụng xanh

- Ngân hàng đủ nguồn lực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng xanh của khách hàng

- Ngân hàng có mức độ an toàn vốn cao, kiểm soát tốt hơn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng xanh

- Ngân hàng hoạch định nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho phát triển tín dụng xanh

- Ngân hàng có chính sách thu hút và lựa chọn nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu TDX

- Ngân hàng bố trí và sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh

- Ngân hàng thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xanh

Nguyễn Thúy Quỳnh và Lê Thu Hoài (2021)

Mức độ hiện đại hóa công nghệ

- Ngân hàng đã có chiến lược đầu tư hiện đại hoá để hỗ trợ cho việc phát triển TDX

- Nền tảng công nghệ của ngân hàng hiện nay được đánh giá là khá hiện đại và đồng bộ đáp ứng yêu cầu trong việc phát triển TDX

- Nguồn lực tài chính là một trong những trở ngại đối với ngân hàng để có nền tảng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển TDX

- Nền tảng công nghệ Ngân hàng không phải là yếu tố trở ngại đối với NH trong phát triển TDX

Adelphi (2016), Ahmad và các cộng sự (2013)

- Kế hoạch và chiến lược marketing

- Ngân hàng tìm hiểu nhu cầu và mong mốn của khách hàng về TDX

- Ngân hàng đầu tư cả nguồn lực và tài chính cho hoạt động Marketing

- Ngân hàng kiểm tra chất lượng, hiệu quả hoạt động Marketing

Scholtens và Dam (2007) Wang (2016); Phan Thị Hoàng Yến và Cộng sự (2020)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.3.2 Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng xanh tại Agribank

Sơ đồ 3.3: Quy trình nghiên cứu

* Thiết kế bảng hỏi và phương pháp lấy mẫu Để đảm bảo tính hiệu quả của bảng hỏi, tác giả tiến hành thử nghiệm bằng cách gửi bảng hỏi tới các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tín dụng xanh (5 chuyên gia) và các nhà quản lý Agribank (12 nhà quản lý) Mục đích nghiên cứu thử nghiệm là hỏi người trả lời xem mức độ họ hiểu các câu hỏi, đồng thời xin ý kiến của họ về nội dung bảng hỏi và các ý kiến khác để chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi nhằm nâng cao hiệu quả khảo sát Sau khi nghiên cứu thử nghiệm thí điểm, tác giả đã tiến hành điều chỉnh và sửa đổi cần thiết để đảm bảo ý nghĩa của câu hỏi Đến giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng công cụ gửi trực tiếp, google form, mail để gửi câu hỏi khảo sát cho các nhà quản lý, cán bộ Agribank

Phiếu khảo sát dưới dạng bảng hỏi được chia làm hai phần:

- Phần một: Các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của người trả lời như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn…

- Phần 2: Thông tin khảo sát đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHX Bảng hỏi gồm 29 biến quan sát Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: “1 –Không đồng ý”, “2 - Không hoàn toàn đồng ý”, “3 – Đồng ý phần lớn”, “4 – Đồng ý”, “5 – Rất đồng ý” để đo lường các biến này

* Thu thập dữ liệu nghiên cứu Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu bao gồm lãnh đạo và cán bộ công tác tại Agribank Để xác định kích cỡ mẫu, tác giả đã áp dụng nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) về phân tích nhân tố khám phá EFA, trong đó đối với mỗi biến quan sát cần có tối thiểu 5 quan sát tương ứng với 5 đáp viên Với bảng hỏi của nghiên cứu này gồm 29 biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 145 quan sát

Bảng 3.13: Các bước thu thập dữ liệu

Phương thức thực hiện Hình thức khảo sát Thời gian Địa điểm

(sơ bộ) Phỏng vấn trực tiếp Tháng 10,11 năm

Khu vực Hà Nội, một số địa phương khác

Chính thức Gửi câu hỏi trực tiếp, qua mail, công cụ Google form

Khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

* Kết quả thu thập dữ liệu

Kết thúc khảo sát, trong tổng số 400 phiếu phát ra, số phiếu hợp lệ tức là số phiếu có các câu trả lời đầy đủ nội dung trong bảng hỏi là 396 phiếu Số phiếu đưa vào phân tích là 395 phiếu Nghiên cứu đảm bảo các điều kiện chọn mẫu cho phép

3.3.2.2 Phân tích kết quả khảo sát a) Thống kê mô tả người tham gia khảo sát

Bảng 3.14: Thống kê thông tin cán bộ nhân viên ngân hàng

STT Thống kê Tần số Tỷ lệ %

Dưới đại học 21 5,3 Đại học 229 58

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng thống kê mô tả này cung cấp thông tin về một số đặc điểm của nhân viên ngân hàng, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức lương và số năm công tác, vị trí công tác, khu vực làm việc

1 Giới tính: Tần suất của nam giới là 56,4%, và của nữ giới là 43,6% Tỷ lệ nam giới là cao hơn so với nữ giới

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Agribank đã bước đầu ban hành khung pháp lý tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng xanh

Nhằm chỉ đạo toàn hệ thống, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường, xã hội, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với các vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường, đồng thời các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường - xã hội, để từ đó Agribank chủ động hơn trong việc tham gia vào nhiều dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp, cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, điện gió, đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung - Tây Nguyên,…

Thứ hai, Quy mô tín dụng xanh của ngân hàng ngày càng gia tăng

Chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, dư nợ TDX của Agribank không ngừng gia tăng, dư nợ TDX năm 2023 gấp gần 5 lần so với năm 2019, với tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng Agribank là một trong những ngân hàng tốp đầu trong số hơn 40 ngân hàng triển khai hoạt động tín dụng xanh có thị phần TDX lớn Thành công này của ngân hàng đã góp phần chung tay cùng ngành ngân hàng thực hiện thành công chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Thứ ba, Các sản phẩm tín dụng xanh tại Agribank không chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh mà còn được phát triển khá đa dạng ở một số các lĩnh vực khác

Dựa trên số liệu về dư nợ giải ngân tín dụng xanh và Cơ cấu dư nợ tín dụng xanh của Agribank trong nhiều năm, có thể nhận thấy rằng tín dụng xanh của ngân hàng này đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm cấp tín dụng xanh như: Lâm nghiệp bền vững, Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế sử dụng các nguồn tài nguyên Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp xanh, Lâm nghiệp bền vững các lĩnh vực được ngân hàng cấp vốn tín dụng nhiều nhất Điều này cho thấy sự chuyển đổi và tập trung vào các hoạt động kinh doanh bền vững của Agribank, tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Thứ tư, Đóng góp thu nhập từ TDX ngày càng tăng trong tổng thu nhập lãi của Agribank

Dư nợ tín dụng xanh qua các năm không ngừng tăng về quy mô, do vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng xanh của ngân hàng cũng hàng có bước tăng trưởng qua các năm, đóng góp vào thu nhập lãi thuần của ngân hàng Như vậy có thể thấy phát triển tín dụng xanh đem lại hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này Đây là kết quả cho quá trình nỗ lực tập trung nguồn lực phát triển của Agribank

Thứ năm, Chung tay cùng ngành Ngân hàng thực hiện thành công Chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Trong những năm qua, việc đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank luôn là điểm sáng của ngành ngân hàng, góp phần xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững Agribank đã hiện thực hóa việc triển khai Chiến lược thông qua các hành động cụ thể như: Ban hành văn bản về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm chỉ đạo toàn hệ thống; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội; đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng Từ năm 2016, Agribank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” với quy mô vốn không hạn chế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại… tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Agribank

Bên cạnh đó ngân hàng cũng tích cực đầu tư tín dụng hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, trở thành chiến lược quan trọng của Agribank trong định hướng phát triển của ngân hàng Agribank đã quan tâm tới đầu tư tín dụng vào nền kintế các- bon thấp, bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và phát triển nông nghiệp sạch Trên thực tế, từ nguồn vốn Agribank, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã và đang được hình thành trên khắp mọi vùng, miền đất nước: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai,…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi), chanh dây, hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)… Các mô hình này đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, góp phần đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trở thành niềm tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam

Thứ sáu, Rủi ro TDX được kiểm soát tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Theo số liệu của Agribank, tỷ lệ nợ quá hạn TDX luôn ở mức thấp, ngoại trừ năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn của TDX tăng đột biến với mức sấp xỉ 12% Tuy nhiên, tình trạng nợ quá hạn cao năm 2019 không quá trầm trọng khi các khoản nợ quá hạn ở lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượn sạch đã nhanh chóng được thu hồi Điều này cho thấy ngân hàng đã khá thành công trong việc đôn đốc thu hồi nợ

3.4.2 Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1 Một số hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển tín dụng xanh tại Agribank còn gặp một số tồn tại như sau:

Một là, Dư nợ TDX chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng của Agribank và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cấp TDX của hệ thống ngân hàng

Theo bảng 3.1, mặc dù dư nợ TXD có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng nhìn chung dư nợ TDX vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng dưới 2%, trong khi tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng tính đến năm 2023 chiếm khoảng 4% so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế Như vậy có thể thấy tổng dư nợ TDX của ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn so với khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng

Hai là, Quy mô tín dụng xanh chưa thực sự phát triển so với tiềm năng, lợi thế của Agribank

Mặc dù dư nợ tín dụng xanh của ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn khảo sát, với tốc độ tăng bình quân trên 25%/năm, tuy nhiên tính đến cuối năm

2023, dư nợ TDX mới chỉ chiếm 1,8% so với tổng dư nợ tín dụng được cấp ra đối với nền kinh tế Mặt khác, là một trong những ngân hàng lớn nhất, mạng lưới dày đặc khắp các tỉnh thành và có thế mạnh trong cấp tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nhưng dư nợ cấp tín dụng xanh của Agribank tính đến cuối năm 2022 vẫn thua xa so với các ngân hàng BIDV (Dư nợ TDX của BIDV cuối năm 2022 khoảng 63.800 tỷ đồng – Báo cáo phát triển bền vững của BIDV), Viettin bank sấp sỉ 17.000 tỷ đồng, trong khi Agribank đạt sấp sỉ 12.000 tỷ đồng Bên cạnh đó, là một ngân hàng có thế mạnh về cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng dư nợ tín dụng xanh cũng khá khiêm tốn, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh lĩnh vực nông nghiệp xanh chiếm khoảng 20% trong tổng dư nợ TDX, còn của toàn hệ thống tỷ trọng nông nghiệp xanh là 31% [15] Điều này cho thấy Agribank chưa thật sự khai thác được hết lợi thế của mình trong chiến lược phát triển TDX

Ba là, Số lượng sản phẩm cho vay xanh của Agribank chưa có sự khác biệt, tăng trưởng Các sản phẩm vẫn chỉ tập trung vào 7 sản phẩm chủ lực trong giai đoạn 2019 - 2023, nhiều sản phẩm tín dụng xanh không phát sinh dư nợ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 165 4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh

Trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh tại Agribank từ năm

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chuẩn bị cho Agribank cổ phần hóa khi đủ điều kiện theo chỉ đạo của Chính phủ Trước bối cảnh thế giới - thời đại đã thay đổi về cấu trúc, về nội dung, về tốc độ… đây là tiền đề quan trọng để Agribank hướng tới tương lai, xác định tầm nhìn mới để thực hiện chiến lược phát triển của mình Định hướng phát triển của Agribank cụ thể như sau:

Một là, Tiếp tục nỗ lực tiên phong và giữ vị thế dẫn đầu, cạnh tranh tốt hơn, hội nhập quốc tế tích cực hơn để phục vụ nền kinh tế, phục vụ thị trường hiệu quả hơn và phải tiến lên trên mọi phương diện

Hai là, Với sứ mệnh là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam và tầm nhìn phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”

Ba là, Tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Bốn là, Ngân hàng khẳng định đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Agribank hướng tới trở thành một ngân hàng đa dạng hóa hoạt động, một tập đoàn tài chính hiện đại, vươn lên “top” đầu khu vực và có thứ hạng trong hệ thống tài chính toàn cầu trong cấu trúc hợp tác và liên kết phát triển toàn cầu

Năm là, Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng tăng của khách hàng, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm khách hàng tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững

Sáu là, Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh Tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích dựa trên ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần “xanh hóa” ngành NH, thông qua xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong việc tiếp cận, sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH Để đạt được các định hướng chiến lược phát triển này, Agribank đã đề ra một số nhóm giải pháp chủ yếu, gồm: Nhóm giải pháp về tín dụng; Nhóm giải pháp nghiệp vụ và quy trình tín dụng; giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng; Nhóm giải pháp hỗ trợ Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh; Tăng cường quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Mở rộng và nâng cao hiệu quả công nghệ thông tin; Đẩy mạnh kinh doanh ngoại hối và hợp tác quốc tế; Phát triển thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh Phát huy truyền thống và thành tựu của bề dày lịch sử 30 năm xây dựng và trưởng thành, với tinh thần, quyết tâm chính trị đã được tôi luyện trong những chặng đường gian khó, Agribank sẽ tiếp tục viết thêm những trang sử vẻ vang, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra và tiếp tục đồng hành cùng Tam nông, lớn mạnh cùng kinh tế đất nước.

Định hướng phát triển tín dụng xanh

Thực hiện cam kết quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó xác định 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm

2030 và hàng loạt các nghị quyết, thông tư, quyết định về mục tiêu, lộ trình và giám sát, đánh giá việc triển khai kế hoạch Với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, yêu cầu phát triển bền vững càng trở nên cấp thiết Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng cũng đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản về phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, trong đó định hướng phát triển bền vững đặt ra cho ngành ngân hàng rất rõ ràng và cụ thể, như thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia của Việt Nam về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Đề án phát triển NH xanh tại Việt Nam Xác định mục tiêu hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Agribank đã và đang đặt ra những định hướng trong phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng, cụ thể như sau:

Một là, Tiếp tục bám sát các chủ trương, chính sách: Agribank tiếp tục bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và điều hành của Ngân hàng Nhà nước về phát triển tín dụng xanh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng xanh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, nâng cao vị thế hoạt động tại khu vực thành thị Cập nhật các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp thu kinh nghiệm thế giới về tiêu chuẩn, điều kiện ngân hàng xanh nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế nội bộ; chủ động và áp dụng các điều kiện để phát hành trái phiếu xanh và thu hút nguồn vốn quốc tế xanh để tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án xanh; cập nhật các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Hai là, Tập trung vào thế mạnh, phát triển tín dụng xanh lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao:

Là một ngân hàng với sứ mệnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sự lớn mạnh không ngừng của Agribank trong suốt 35 năm qua là minh chứng của phát triển bền vững, không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, nguồn vốn của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp diện mạo nông thôn từng bước đổi thay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, bảo vệ an ninh trật tự, môi trường sinh thái Tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị gia tăng, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng và có giá trị cao

Ba là, Tiếp tục cấp tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi, hợp lý và hiệu quả Để kích thích nhu cầu tín dụng xanh, Agribank đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất cho vay tín dụng không xanh cho khách hàng tùy từng trường hợp cụ thể Cùng với đó, khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank sẽ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank Trong thời gian tới Agribank sẽ tiếp tục lãi suất ưu đãi đối với các khoản tín dụng xanh, có thể giảm mức lãi suất thấp hơn nếu có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan như Thuế, Ngân hàng Nhà nước

Bốn là, Thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường và xã hội và quản lý, giám sát việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng

Agribank cần nghiêm túc thực hiện đúng định hướng đảm bảo công tác nghiên cứu Từng bước chuyển đổi các quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, cung cấp các dịch vụ tín dụng và thanh toán trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường, chủ động xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh hướng tới thực hiện các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực bền vững; từ đó, hạn chế cấp các khoản vay gây hại môi trường

Năm là, Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Phát triển đội ngũ người lao động quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển tín dụng xanh, đặc biệt đánh giá tác động của các dự án đến môi trường Xây dựng và triển khai các biện pháp tổng thể để tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện tín dụng xanh; tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên về hoạt động NH xanh - tín dụng xanh; nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định về rủi ro môi trường xã hội của các dự án

Sáu là, Triển khai áp dụng ESG

ESG (Chính sách quản trị rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Khung tài chính xanh và khung tài chính xã hội, các chính sách ESG trong hoạt động vận hành của ngân hàng…) toàn diện và hiệu quả trong hệ thống Agribank, bao gồm: Xây dựng bộ chính sách ESG trong đó xác định mục tiêu cụ thể và xây dựng lộ trình triển khai trong ngắn hạn và dài hạn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển tín dụng xanh, NH xanh và thu hút các nguồn vốn quốc tế xanh và bền vững; Hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện ESG

Bảy là, Tiếp tục xây dựng và công khai thông tin cam kết danh sách các ngành nghề Agribank không cấp hoặc hạn chế cấp tín dụng:

Việc triển khai đồng bộ quản trị rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu để triển khai trong toàn hệ thống Agribank sẽ được tiếp tục phát triển; tiếp tục ưu tiên cung ứng vốn và dịch vụ tài chính phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển tài chính toàn diện, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, tiếp tục duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 65-70% trên tổng dư nợ và mô hình ngân hàng lưu động, cho vay qua tổ vay vốn

Tám là, Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tín dụng xanh

Triển khai các sản phẩm tín dụng xanh và có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho vay các dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, thân thiện với môi trường… phù hợp với định hướng kinh doanh, phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu cũng như năng lực, thế mạnh của Agribank

Như vậy, những định hướng chính sách trên giúp cho ngân hàng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội toàn diện, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ tín dụng xanh Bên cạnh đó, việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo các chính sách này được thực hiện hiệu quả Qua đó, ngân hàng sẽ đóng góp tích cực hơn vào việc bảo vệ môi trường và xã hội, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế và xã hội bền vững thông qua phát triển tín dụng xanh.

Quan điểm về phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Là ngân hàng thương mại nhà nước dẫn đầu cho vay nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam, với thị phần tín dụng nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trên toàn hệ thống, Agribank hiểu rõ những rủi ro mà nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm Vì vậy, Agribank quyết tâm đi đầu trong việc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh

Quan đểm số 1: Phát triển tín dụng xanh phải phù hợp với chính sách phát triển tín dụng xanh của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Là ngân hàng thương mại cổ phần 100% vốn nhà nước, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước đặc biệt Nên mọi chỉ đạo, hướng dẫn từ phía Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, ngân hàng luôn tiên phong, dẫn đầu trong việc thực hiện Trong chiến lược phát triển quốc gia đến năm 2050 hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Agribank cũng đã triển khai rất nhiều các giải pháp để xanh hóa hoạt động của mình, trong đó có phát triển dịch vụ tín dụng xanh

Với quan điểm này, ngân hàng đã có những hướng đi đúng đắn, giúp Agribank phát triển tín dụng xanh trong thời gian vừa qua Áp dụng nhiều định hướng của Chính phủ và NHNN về lĩnh vực cho vay xanh, tiêu chuẩn ESG trên mọi mặt của ngân hàng, Tuy nhiên với quan điểm này cũng có thể sẽ là rào cản khi Agribank không chủ động phát triển tín dụng xanh theo năng lực của mình, mà chỉ trông chờ vào quy định, hướng dẫn từ phía cơ quan nhà nước

Quan điểm số 2: Phát triển tín dụng xanh phải phù hợp với chiến lược phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tiếp tục với vai trò tiên phong và trách nhiệm với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng hành cùng với Chính phủ và ngành ngân hàng trong triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Agribank xác định thúc đẩy tín dụng xanh, thực hành ESG, hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của Agribank Agribank từng bước xây dựng mô hình ngân hàng xanh; thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc danh mục phân loại xanh và tác động tích cực đối với môi trường, nâng cao nhận thức của người lao động trong hệ thống Agribank Do vậy phát triển tín dụng xanh cũng luôn đảm bảo cân đối giữa các loại hình tín dụng của ngân hàng, hướng tới ngân hàng trách nhiệm với môi trường, ngân hàng xanh

Bên cạnh đó, quan điểm phát triển tín dụng xanh của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng Theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ tầm nhìn đến năm 2050 rất nhiều lĩnh vực xu hướng sản xuất thân thiện với môi trường, như ở lĩnh vực công nghiệp xu hướng phát triển công nghiệp xanh tập trung vào hai mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường, đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường Chuyển đổi mô hình sản xuất xanh cũng được triển khai, trở thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và là một nội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay Công trình xanh đang là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng trên phạm vi toàn cầu khi mà các công trình xây dựng ngày càng thể hiện trách nhiệm cao hơn với tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái và với chất lượng cuộc sống con người thông qua các khâu như thiết kế, thi công, sản xuất thiết bị, công nghệ, vật liệu, chính sách và tài chính Như vậy nhu cầu tín dụng xanh của doanh nghiệp trong nước ngày càng cao Đây là quan điểm phù hợp với xu thế phát triển xanh của nền kinh tế và mang lại những giá trị to lớn đối với ngân hàng trong phát triển ngân hàng, tăng vị thế ngân hàng trong nước và quốc tế

Quan điểm số 3: Huy động đủ nguồn vốn để đầu tư vào các dự án tín dụng xanh

Trong những năm qua, Agribank vẫn duy trì trong nhóm các ngân hàng thương mại chiếm thị phần lớn về huy động vốn quốc tế nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tín dụng xanh Huy động vốn không chỉ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án chính phủ, mà còn đáp ứng cấp tín dụng xannh cho các dự án kết hợp với các tổ chức quốc tế tài trợ dự án xanh Agribank đang huy động và quản lý 18 dự án tín dụng sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, AFD, ADB, EIB, IFAD…với tổng nguồn vốn tương đương hơn 157 triệu USD, trong đó rút vốn lũy kế năm 2023 đạt gần 19 triệu USD Ngoài ra, Agribank đang quản lý 30 dự án ngân hàng phục vụ với tổng giá trị nguồn vốn tương đương 1,72 tỷ USD từ các nhà tài trợ nước ngoài (WB, ADB, KFW, ZICA, AFD…) Agribank luôn được các tổ chức quốc tế, Bộ ngành đánh giá cao về uy tín, kinh nghiệm trong việc quản lý các nguồn vốn ủy thác nước ngoài Trong năm

2023, Agribank tiếp tục làm việc với tổ chức quốc tế về các dự án hỗ trợ phát triển tín dụng xanh mới thuộc các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao… Ngoài ra, xác định huy động trái phiếu xanh là một kênh thu hút vốn hiệu quả để hỗ trợ các dự án dài hạn nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như thực hiện các cam kết quốc gia về Net Zero và biến đổi khí hậu, Agribank đang phối hợp với các nhà tư vấn trong nước và quốc tế nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội tham gia vào thị trường trái phiếu xanh đầy tiềm năng tại Việt Nam Đây là quan điểm phù hợp với giai đoạn đầu trong tăng trưởng tín dụng xanh, đặc biệt với các khoản tín dụng cần nguồn vốn lớn, thời gian dài, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong cho vay của ngân hàng Tuy nhiên qruan điểm này nếu duy trì lâu dài sẽ tạo ra sự phụ thuộc, mất tính chủ động của ngân hàng trong việc huy động vốn tín dụng xanh bằng nội lực Trong thời gian tới, ngân hàng muốn phát triển tín dụng xanh thì cần có thêm các kênh huy động vốn chủ động hơn

Quan điểm số 4: Phát triển tín dụng xanh phải đạt các mục tiêu trách nhiệm xã hội của ngân hàng về môi trường, phát triển bền vững

Với vai trò chủ lực trên thị trường tài chính cho nông nghiệp, nông thôn, Agribank xác định việc cung ứng vốn và dịch vụ tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng xanh, xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững là mục tiêu trọng tâm Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai hỗ trợ tín dụng xanh, mở rộng đầu tư cho vay các dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ Agribank đã ban hành quy trình đánh giá rủi ro môi trường trong cấp tín dụng của ngân hàng, nhận dạng, phân loại dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng xanh bao gồm:

- Nhận dạng, phân loại nhận dạng, phân loại dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

- Rà soát hồ sơ: Rà soát, đánh giá tính đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ pháp lý về môi trường của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật

- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

- Đánh giá tác động: Đánh giá việc ảnh hướng đến tài chính của dự án đầu tư do tác động xấu đến môi trường (giảm doanh thu, tăng chi phí, giảm thu nhập) trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp

- Đề xuất: Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu rủi ro do tác động của rủi ro môi trường đến khả năng trả nợ của khách hàng (nếu có)

Như vậy có thể thấy quan điểm phát triển tín dụng xanh của Agribank đạt các mục tiêu trách nhiệm xã hội của ngân hàng về môi trường, phát triển bền vững trong quy trình cấp tín dụng, sản phẩm, tuân thủ thực thi trong ESG

Quan điểm số 5: Phát triển tín dụng xanh nhưng vẫn phải tối ưu hóa về lợi nhuận, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn vốn trong cho vay

Là NHTM kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, bên cạnh đó cấp TDX lãi suất ưu đãi thấp hơn so với các khoản tín dụng thông thường, thời gian cho vay dài, nguồn vốn lớn Do vậy phát triển tín dụng xanh vì mục tiêu của môi trường, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn rủi ro trong cho vay, đạt được mục tiêu lợi nhuận theo kỳ vọng của ngân hàng trong kinh doanh.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Tại chương 1, tác giả cung cấp thông tin chi tiết về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, bao gồm các công trình nghiên cứu quốc tế về tín dụng xanh, một số bài báo liên quan đến đề tài luận án và đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngân hàng về tín dụng xanh

Bên cạnh đó, chương này cũng chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận, thực tiễn và những vấn đề luận án kế thừa, phát triển Tổng quan nghiên cứu luận án này giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính cấp thiết của đề tài, cũng như trình bày được tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Từ đó, đặt ra được các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp giải quyết vấn đề trong đề tài, đồng thời đề xuất được các giải pháp nghiên cứu nhằm đưa ra ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án.

Ngày đăng: 21/09/2024, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w