Nhằm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa đọc và sự phát triển của nguồn tài nguyên sách điện tử ở Việt Nam, nghiên cứu này, với tên gọi “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý địn
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Washington, DC, sự phát triển công nghệ thông tin đã biến đổi hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm thương mại, tài chính, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chính phủ, dẫn đến những phát triển kinh tế đáng kể và những thay đổi tiêu dùng trong xã hội (National Academies Press 2020) Trong đó, sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng kéo theo việc thay đổi cách thức mà chúng ta tiếp nhận và xử lý thông tin Một trong những phát minh đáng chú ý nhất là thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng (e-reader), góp phần tạo sự thay đổi cách thức mà con người tiếp cận với nền tri thức và văn hóa đọc
Hiện nay, có hai loại thiết bị đọc sách chính: thiết bị chuyên dụng như Amazon Kindle hay Sony Digital Reader,… và thiết bị không chuyên như máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh có khả năng hiển thị sách điện tử Trong nghiên cứu này, thiết bị đọc sách điện tử dùng để chỉ các thiết bị đọc chuyên dụng (hay còn gọi là máy đọc sách) có màn hình hiển thị và các chức năng cụ thể, chẳng hạn như tải xuống, tải lên, đọc sách điện tử, ghi chú và các tác vụ đọc khác,…Thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng được đặc biệt đánh giá cao nhờ khả năng lưu trữ hàng nghìn cuốn sách trong một thiết bị, cỡ chữ có thể điều chỉnh và mức sử dụng năng lượng bền lâu, khiến chúng trở thành một sản phẩm hấp dẫn đối với những người đam mê đọc sách (technavio 2024)
Song đó, nhu cầu được học hỏi, tiếp thu kiến thức để bắt kịp với tốc độ phát triển của xã hội đã thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường sách điện tử trên toàn cầu Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin đã mở ra những cánh cửa mới cho người đọc, làm cho việc đọc sách trở nên linh hoạt và tiện lợi hơn nhờ vào sách điện tử và các thiết bị đọc sách điện tử Trong thập kỷ tiếp theo, thị trường sách điện tử được dự đoán sự tăng trưởng đột phá, dự kiến đạt doanh thu 17,20 tỷ đô la Mỹ (USD) vào năm 2024 và đạt 21,73 tỷ USD vào năm 2029 Đáng chú ý, khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, đang trở thành một trong những thị trường lớn nhất với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về số lượng người dùng và doanh số (E-book Reader Market, 2019) Tại Việt Nam, trong bối cảnh dịch COVID-19, môi trường số hóa tại Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu giải trí và học tập từ xa Thiết bị đọc sách điện tử, với khả năng chứa hàng ngàn đầu sách trong một thiết bị nhỏ gọn, trở thành công cụ hữu ích cho cả người dùng cá nhân và các tổ chức giáo dục Khi thị trường tiếp tục phát triển, thiết bị sẽ có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phức tạp hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các lựa chọn đọc kỹ thuật số, nâng cao trải nghiệm người dùng
Thế hệ trẻ - những người đặc biệt quan tâm đến việc tiếp cận thông tin và kiến thức có độ tin cậy cao thông qua các phương tiện kỹ thuật số, đang dẫn đầu trong việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng thay cho ứng dụng đọc sách điện tử tích hợp hoặc sách truyền thống, đặc biệt là tại các thành phố lớn như thành phố
Hồ Chí Minh Năm 2019, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là gần 9 triệu người, trong đó có hơn 27% ở độ tuổi từ 15 đến 29 (Cục thống kê dân số Việt Nam 2019) Nhóm người này thường xuyên tiếp xúc với công nghệ và có xu hướng tiếp nhận các sản phẩm công nghệ mới nhanh chóng hơn các nhóm tuổi khác Điều này làm nên tiềm năng lớn cho sự phát triển của thiết bị đọc sách điện tử trong giới trẻ tại khu vực này
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trước đó về việc sử dụng sách điện tử và máy đọc sách điện tử ở một số khu vực và quốc gia khác trên thế giới, nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về thái độ và ý định của người dùng trẻ đối với việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh Điều này khiến cho các nhà cung cấp thiết bị đọc sách điện tử không thể hiểu rõ và đáp ứng chính xác nhu cầu và mong muốn của nhóm người dùng này, từ đó hạn chế khả năng phát triển của thiết bị đọc sách điện tử nói riêng và chuyển đổi số trong văn hoá đọc nói chung tại TP.HCM Nghiên cứu này hứa hẹn sẽ mở ra nhiều góc nhìn mới cho các nhà nghiên cứu về sản phẩm máy đọc sách hiện tại và tương lai tại Việt Nam
Vì vậy, việc chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh" là hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và công nghệ hiện nay Nghiên cứu này không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần vào quá trình số hóa văn hóa đọc và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc tăng cường tiếp cận tri thức và ứng dụng công nghệ vào giáo dục, biến công nghệ trở thành phương tiện tiếp cận tri thức cho người trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên kết quả phân tích được, nghiên cứu sẽ đưa ra hàm ý quản trị để có thể hỗ trợ các nhà nghiên cứu, phát triển và phân phối thiết bị đọc sách điện tử, giúp hiểu rõ hơn nhu cầu và kỳ vọng của người dùng trẻ trong nhóm tuổi từ 15 – 27 tuổi, từ đó có thể đáp ứng được hiệu quả hơn nhu cầu của nhóm khách hàng này trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM
- Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố dẫn đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người trẻ tại địa bàn TP.HCM
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm phát triển thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng, đáp ứng tốt nhu cầu và kỳ vọng của người trẻ.
Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM như thế nào?
- Có những hàm ý quản trị nào nhằm phát triển sản phẩm, ứng dụng đọc sách điện tử chuyên dụng, đáp ứng tốt các nhu cầu và kỳ vọng của người trẻ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát: Người trẻ thuộc thế hệ gen Z - những người được sinh từ năm 1997 đến năm 2009 (Kolter và cộng sự, 2021), tức thuộc nhóm tuổi 15 –
27 tuổi hiện nay tại địa bàn TP.HCM
- Không gian nghiên cứu: Giới hạn trong khu vực TP.HCM
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2024 đến tháng 06/2024.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm có thể thu thập và phân tích dữ liệu một cách toàn diện
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp giúp thẩm định và chọn lọc được mô hình phù hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Tìm đọc về các khái niệm, nghiên cứu liên quan về đề tài đã được chứng minh trước đó, kết hợp tham khảo 05 người dùng thuộc nhóm đối tượng khảo sát và các chuyên gia trong ngành sách điện tử cũng được tham khảo ý kiến, từ đó phát triển mô hình nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho giai đoạn định lượng
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM Dựa trên mô hình được đề xuất, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và thu thập đủ dữ liệu liên quan thông qua bảng khảo sát câu hỏi trực tuyến từ người trẻ trên địa bàn TP.HCM Tiếp theo, tác giả sử dụng các phương pháp đo lường phân tích mối quan hệ giữa các biến ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Đối tượng khảo sát :
Người trẻ thuộc thế hệ Gen Z – những người được sinh từ giữa 1997 – 2009, tức thuộc nhóm tuổi từ 15 – 27 tuổi hiện nay (Kotler, Philip và cộng sự 2024) tại địa bàn TP.HCM Mẫu nghiên cứu sẽ là mẫu đại diện được khảo sát ngẫu nhiên với số lượng đủ để đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy, chính xác của kết quả nghiên cứu
Số lượng mẫu sẽ bằng số lượng biến quan sát * 5 (hoặc 10).
Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn chi tiết về các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng, làm rõ các tính năng đặc trưng của chúng so với việc đọc sách truyền thống và sử dụng sách điện tử trên các thiết bị đa năng Điều này góp phần xây dựng một nền tảng lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn về công nghệ và hành vi tiêu dùng của thiết bị công nghệ này Đồng thời, nghiên cứu cũng phát triển và kiểm chứng mô hình gồm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên nhóm người tiêu dùng cụ thể đối với việc sử dụng máy đọc sách chuyên dụng Trong tương lai, mô hình này có thể được các nhà nghiên cứu khác sử dụng tham khảo hoặc mở rộng để phân tích hành vi tiêu dùng trong các lĩnh vực này và những lĩnh vực số khác có đặc điểm tương tự
Phát hiện của nghiên cứu mang lại cái nhìn sâu sắc về các yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn sử dụng bị đọc sách chuyên dụng Các thông tin này có thể được các nhà sản xuất và phát triển sản phẩm sử dụng để tối ưu hóa thiết kế và cải tiến sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn cho yêu cầu của thị trường Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp cơ sở thông tin giá trị, tạo điều kiện cho các đơn vị tiên phong sản xuất thiết bị đọc sách tại Việt Nam.
Kết cấu của đề tài
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nêu được tính cấp thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Tổng hợp các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thiết bị đọc sách, lược khảo các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan để xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát phù hợp Kết quả thu thập được từ khảo sát sẽ được đánh giá, kiểm định bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy và các kiểm định t-test bằng phần mềm SPSS
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả nghiên cứu từ nguồn số liệu khảo sát trực tuyến thông qua thống kê mẫu mô tả, kiểm tra độ tin Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Nêu kết luận, đề xuất những hàm ý quản trị phù hợp dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nêu hạn chế của nghiên cứu và gợi mở hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Chương này đề cập đến sự quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Song đó, tác giả cũng đã xác định được mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, từ đó có thể tiến hành tìm hiểu sâu hơn về cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu của nghiên cứu trong chương tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về sách điện tử
Sách điện tử được định nghĩa là bất kỳ tác phẩm văn bản điện tử nào, không kể kích thước hay thành phần (một đối tượng kỹ thuật số), nhưng không bao gồm các ấn phẩm tạp chí, được cung cấp theo hình thức điện tử (hoặc quang học) cho bất kỳ thiết bị nào (cầm tay hay để bàn) có màn hình (Armstrong và cộng sự 2002) Ngoài ra, sách điện tử còn được hiểu là sản phẩm được dựa trên việc mô phỏng đặc điểm cơ bản của sách truyền thống trong một định dạng điện tử (Quyết và Cường 2019) Sách điện tử thường có các tính năng khi sử dụng như chức năng tìm kiếm và tham chiếu chéo, liên kết siêu văn bản, tích hợp dấu trang và ghi chú, đa phương tiện và công cụ tương tác (Vassiliou và Rowley 2008)
Sách điện tử được ra đời và phát triển vào những năm 1980 - 1990, các thư viện thường đưa sách điện tử trên CD-rom vào bộ sưu tập của họ Lúc bấy giờ sách điện tử ít phổ biến với những người dùng cá nhân và những người yêu sách vì đa phần các đầu sách điện tử khi đó là những tác phẩm bách khoa và cần phải được xem trên máy tính bàn (Barker 1992) Tuy nhiên, vào những năm 2000, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ cá nhân hoá, nhiều nền tảng đọc sách điện tử và thiết bị đọc sách ra đờiđã làm cho sách điện tử trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Việc đọc sách điện tử đã nhanh chóng trở thành một xu hướng thương mại với đa dạng các thiết bị, phần mềm, hệ thống phân phối, cùng với sự phong phú của các thể loại nội dung khác nhau (Renear và Salo 2003)
2.1.1.2 Khái niệm về thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng
Một trong những bước phát triển mới trong lĩnh vực văn bản điện tử là việc phát hành thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng nhằm cải thiện trải nghiệm đọc sách điện tử (Godwin-Jones 2007) Thiết bị đọc sách điện tử dùng để chỉ các thiết bị đọc chuyên dụng (hay còn gọi là máy đọc sách) có màn hình hiển thị và các chức năng cụ thể, chẳng hạn như tải xuống, tải lên, đọc sách điện tử, có khả năng ghi chú và cung cấp các tác vụ đọc khác Một số máy đọc sách phổ biến hiện nay có thể kể đến là Amazon Kindle Paperwhite (11th Gen), Kobo Libra 2, Amazon Kindle Oasis, Kobo Sage, PocketBook Touch Lux 5, Sony Digital Reader PRs-950,
Các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng đầu tiên, Rocket eBook và SoftBook Reader, được giới thiệu vào năm 1998 (Lebert 2011) Mặc dù khi ra mắt, các thiết bị đọc sách chuyên dụng này thu hút sự quan tâm của công chúng và giới chuyên môn về sách, nhưng số lượng người thực sự mua các thiết bị này lại rất hạn chế Nguyên nhân có thể vào thời điểm đó, giá của các thiết bị này thường cao ngất ngưỡng nhưng chất lượng thì chưa cao, đầu sách thì bị giới hạn chủ yếu bao gồm các tác phẩm phổ thông; không đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người dùng (Ormston 2013) Tuy nhiên vào năm 2007, sự ra đời của Kindle từ Amazon đã thay đổi cả thị trường sách toàn thế giới Thiết bị Kindle đầu tiên có giá là 399 USD, dù là một số tiền không hề nhỏ lúc bấy giờ, nhưng thành tích đáng ngạc nhiên là chúng đã hết hàng chỉ trong vòng 5,5 giờ từ khi mở bán và liên tục cháy hàng trong 5 tháng tiếp theo đó (Nilay Patel 2007) Nối đuôi sau đó là sự gia nhập của các ông lớn công nghệ khác vào trong ngành thiết bị sách này là Sony, Microsoft, Kobo, Barnes & Noble Nook, Kéo theo sự bùng nổ của thiết bị đọc sách chuyên dụng là sự phát triển nhanh chóng về sách điện tử và các nhà xuất bản cung cấp sách điện tử Năm 2010, Amazon đưa ra báo cáo rằng lần đầu tiên doanh số bán sách điện tử của họ vượt xa doanh số bán sách giấy (Teather 2010)
Khi cạnh tranh trong thị trường đang phát triển, chất lượng của các thiết bị đọc sách điện tử cũng ngày càng được cải thiện Kể từ khi ra đời, máy đọc sách hiện nay đã có những cải tiến lớn như: dung lượng lưu trữ ngày càng tăng lên để cho phép lưu trữ hàng nghìn tựa sách, tuổi thọ pin đã được kéo dài để cho phép thời gian đọc lâu hơn giữa các lần sạc,…Các phát triển công nghệ như mực điện tử đã đem đến một sự đổi mới, cho phép trải nghiệm đọc sách điện tử mô phỏng như đọc từ sách giấy (Gibson và Gibb 2011; van der Velde và Ernst 2009)
2.1.1.3 Khái niệm ý định sử dụng Ý định thường được xem như một chỉ báo mạnh mẽ của hành vi tiêu dùng tương lai Theo Ajzen (1991), trong lý thuyết hành vi kế hoạch, ý định được xác định bởi ba yếu tố: Thái độ đối với hành vi, nhận thức về áp lực xã hội (quy chuẩn chủ quan) và nhận thức về sự kiểm soát hành vi Ý định được coi là sự thể hiện của sự sẵn sàng và nỗ lực mà một cá nhân sẽ đầu tư vào việc thực hiện một hành vi cụ thể Ý định chiếm khoảng 28% sự biến thiên trong hành vi, cho thấy khả năng dự đoán mạnh mẽ của ý định đối với các hành vi thực tế (Fishbein và Ajzen 1975) Ý định sẽ có khả năng dự đoán hành vi thực tế với độ chính xác cao hơn khi hành vi đó không vấp phải nhiều rào cản bên ngoài hoặc khi cá nhân có sự kiểm soát cao đối với hành vi đó
2.1.2 Các lý thuyết liên quan
2.1.2.1 Lý thuyết chấp nhận công nghệ Được Fred Davis phát triển vào năm 1989, Mô hình Chấp Nhận Công Nghệ (Technology Acceptance Model – viết tắt là TAM) là sự mở rộng của Lý thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory of Reasoned Action – viết tắt là TRA) TAM đã trở thành một công cụ nghiên cứu phổ biến để dự đoán sự chấp nhận và sử dụng công nghệ
Mô hình này cho rằng ý định chấp nhận công nghệ mới của một cá nhân được xác định bởi thái độ của họ đối với việc sử dụng công nghệ đó Thái độ này lại được hình thành bởi hai niềm tin: nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng của công nghệ (Davis, Bagozzi và Warshaw 1989) Nhận thức về tính hữu ích đề cập đến mức độ mà một người tin tưởng rằng việc sử dụng một thiết bị hoặc hệ thống công nghệ cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của họ, trong khi nhận thức về tính dễ sử dụng thể hiện niềm tin về việc sử dụng dễ dàng và bỏ ra ít nỗ lực khi tương tác với công nghệ đó
Hình 2.0.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Trong bối cảnh của nghiên cứu này, TAM giúp phân tích lý do tại sao người tiêu dùng chấp nhận hoặc từ chối sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Chẳng hạn, người tiêu dùng có thể thấy thiết bị này hữu ích nếu họ nhận thấy nó có thể giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc Tương tự, họ cũng có thể đánh giá cao tính dễ sử dụng của thiết bị nếu họ cảm thấy rằng nó không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực để học cách sử dụng chúng Do đó, những nhận thức này có thể dẫn đến sự chấp nhận tích cực và sử dụng rộng rãi hơn của thiết bị từ phía người tiêu dùng
2.1.2.2 Lý thuyết phổ biến đổi mới
Lý thuyết phổ biến đổi mới (Inovation Diffusion Theory – viết tắt là IDT), do Rogers phát triển lần đầu tiên vào năm 1962, là một mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích làm thế nào, tại sao và với tốc độ nào của các công nghệ và ý tưởng mới lan truyền trong một xã hội hoặc từ một xã hội này sang xã hội khác Lý thuyết này xác định năm yếu tố chính của đổi mới, được xem là nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận của một sản phẩm được cải tiến và đổi mới: Lợi ích cảm nhận, khả năng tương thích, độ phức tạp, khả năng thử nghiệm và khả năng quan sát được (Rogers 2003)
Hình 0.2.2 Mô hình phổ biến đổi mới (IDT)
Trong đó, khả năng tương thích được định nghĩa là mức độ mà một đổi mới phù hợp với các giá trị hiện tại, kinh nghiệm trước đây và nhu cầu của người tiêu dùng tiềm năng Các sản phẩm đổi mới cung cấp các chức năng chưa tồn tại trước đây hoặc cải tiến các sản phẩm gốc để đáp ứng nhu cầu thị trường và sở thích của người tiêu dùng, khiến khả năng tương thích với các sản phẩm liên quan trước đó trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển và cải tiến sản phẩm (Lai và Chang 2011) Khi các sản phẩm đổi mới phù hợp với thói quen sử dụng trước đây của người tiêu dùng và có thể mang lại giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng thì khi đó người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chấp nhận và áp dụng các sản phẩm đổi mới hơn (Holak và Lehmann 1990)
2.1.2.3 Lý thuyết độ đa dạng phương tiện truyền thông
Lý thuyết độ đa dạng phương tiện truyền thông (Media Richness Theory – viết tắt là MRT), được phát triển bởi Daft và Lengel, là một khung lý thuyết nhằm giải thích khả năng của các phương tiện truyền thông khác nhau trong việc truyền tải thông tin phức tạp Nếu thông tin được truyền đạt có thể được truyền tải chính xác trong thời gian ngắn thì thông tin có độ phong phú rất cao và ngược lại (Daft và Lengel 1983) Lý thuyết này xếp hạng các phương tiện truyền thông dựa trên độ phong phú của chúng, tức là khả năng xử lý sự không chắc chắn và giảm thiểu sự mơ hồ
Sự phong phú về thông tin của phương tiện truyền thông có thể được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chí sau: phản hồi, nhiều tín hiệu, sự đa dạng về ngôn ngữ và sự tập trung vào cá nhân (Daft, Lengel và Trevino 1987) Trong bối cảnh của nghiên cứu này, MRT có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà các tính năng phong phú của thiết bị ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng thiết bị của người tiêu dùng Từ đó cung cấp dữ liệu để thiết kế và cải tiến sản phẩm, nhắm đến việc tăng cường độ phong phú và hiệu quả của thiết bị trong mắt người tiêu dùng
2.1.3 Tổng quan thị trường sách điện tử và máy sách điện tử
Ngày nay, thị trường máy đọc sách điện tử toàn cầu đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ Quy mô thị trường máy đọc sách điện tử toàn cầu 2024-2028 dự kiến sẽ tăng thêm 7,01 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,46% từ năm 2023 đến năm 2028 (technavio 2024) Tỷ lệ tăng trưởng trên là minh chứng cho thấy tiềm năng và sự đón nhận của người tiêu dùng trên thế giới
Ngoài ra, thị trường thiết bị đọc sách điện tử cũng được phân chia theo dung lượng, trong đó mẫu 8 GB đặc biệt phổ biến Những thiết bị này thường có giá từ
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Jung-Yu Lai và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về thái độ của người dùng đối với việc sử dụng thiết bị đọc sách chuyên dụng để đọc Mục tiêu của nghiên cứu trên là khám phá ra những yếu tố nào thúc đẩy người dùng sử dụng thiết bị đọc sách điện tử và làm thế nào các yếu tố như sự tiện lợi, tính tương thích và độ phong phú của nội dung ảnh hưởng đến thái độ của người dùng Nghiên cứu được thực hiện thông qua 288/300 đối tượng khảo sát Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là học sinh và sinh viên đang học và đã tốt nghiệp, với tỷ lệ giữa nam và nữ gần như ngang bằng Nghiên cứu cho thấy rằng sự tiện lợi và khả năng tương thích là những yếu tố quan trọng trong việc chấp nhận thiết bị đọc sách điện tử Hạn chế của nghiên cứu là chỉ chủ yếu tập trung vào thái độ về tính hữu ích, dễ sử dụng và tiện lợi mà chưa xem xét đến các yếu tố về mặt cảm xúc – một trong những yếu tố quan trọng để người dùng chấp nhận một sản phẩm cải tiến từ một sản phẩm gốc
Wayne Read và cộng sự (2011) đã nghiên cứu mô hình chấp nhận công nghệ với sự gắn bó tình cảm với thiết bị đọc sách điện tử Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm một phiên bản mở rộng của TAM là TAME (The Technology Acceptance Model with Emotional Attachment, tạm dịch: Mô hình chấp nhận công nghệ với sự gắn kết tình cảm), bổ sung thêm yếu tố sự gắn bó về mặt cảm xúc trong bối cảnh người tiêu dùng áp dụng công nghệ đọc sách điện tử Nghiên cứu được thực hiện thông qua cuộc khảo sát một nhóm người tiêu dùng gồm
500 người, theo hình thức trực tuyến, được cung cấp bởi nhà cung cấp bảng điều khiển của Úc, Pureprofile Thông qua các yếu tố: nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về tính hữu ích và sự gắn bó về mặt cảm xúc, nghiên cứu chỉ ra rằng một số người tiêu dùng có cảm xúc gắn bó với sách giấy và chính hình thức chứ không phải chỉ nội dung sách mới là quan trọng Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thiết bị đọc sách được xây dựng trong bối cảnh là một thiết bị phục vụ cho việc đọc giải trí, chưa bao gồm bối cảnh tổng quát sử dụng thiết bị đọc sách điện tử trong bối cảnh học thuật
Nancy M Foasberg (2011) đã thực hiện một khảo sát về sự chấp nhận thiết bị đọc sách chuyên dụng của sinh viên Mục đích của nghiên cứu là để xác định xem sinh viên đại học có sở hữu và sử dụng thiết bị đọc sách điện tử hay không và nếu có thì họ sử dụng chúng như thế nào Từ đó hiểu rõ hơn về thái độ và hành vi sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của sinh viên, đặc biệt trong bối cảnh học thuật Khảo sát được thực hiện trên 1,705 sinh viên tại trường Đại học Queens, nước Mỹ Kết quả cho thấy ở thời điểm hiện tại, sinh viên kể cả những người chưa dùng hoặc đang dùng thiết bị đọc sách đều nhận thức được tính hữu ích và sự tiện lợi của thiết bị đọc sách điện tử, tuy nhiên lúc này thiết bị đọc sách vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi chi phí dành cho máy đọc sách là cực kỳ đắt đỏ, thiết bị còn thiếu hụt nhiều tính năng cho người dùng và chưa mang lại hiệu quả cao trong học tập Ngày nay, thiết bị đọc sách điện tử và thị trường sách điện tử có sự thay đổi nhanh chóng, vậy nên nghiên cứu có thể đã lỗi thời với những phát triển mới Giá thành của thiết bị đọc sách hiện tại mang tính cạnh tranh và hợp lý hơn, đồng thời cũng được nâng cấp và tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho việc học tập Vậy nên yếu tố giá cả và sự đa dạng có thể không còn là một yếu tố đáng được quan tâm trong bối cảnh hiện nay
Sarah Ormston (2013) đã có một cuộc điều tra về nhận thức của người tiêu dùng khi sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Mục đích của cuộc điều tra là khảo sát và phân tích nhận thức của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các thiết bị đọc sách điện tử, cả chuyên dụng và không chuyên dụng Công trình này đã thu thập dữ liệu từ 6,247 người đọc sách, bao gồm cả những người đã và chưa sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Kết quả từ nghiên cứu chỉ ra rằng người sử dụng thiết bị đọc sách điện tử có xu hướng đọc nhiều sách hơn mỗi tháng so với những người không sử dụng thiết bị này Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, mặc dù có nhiều lợi ích rõ ràng như khả năng tiết kiệm không gian và thuận lợi trong mua sắm, người tiêu dùng vẫn cảm thấy thiếu đi những trải nghiệm cảm giác, thính giác như mùi của sách, cảm giác khu lật sách của sách giấy truyền thống Hạn chế đáng kể của nghiên cứu này là mẫu nghiên cứu thiên về phụ nữ, chiếm tới 92%, điều này có thể ảnh hưởng đến tính đại diện và khách quan của kết quả nghiên cứu Ngoài ra, đây là bài nghiên cứu chỉ thiên về điều tra và tổng hợp tất cả thiết bị đọc sách điện tử Vậy nên khó nhận biết được yếu tố nào ảnh hưởng đến thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng hay không chuyên dụng để có thể xác định rõ hành vi tiêu dùng chính xác đối tượng người dùng
Russell Torres và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của loại nội dung và tính khả dụng đối với việc chấp nhận thiết bị đọc sách chuyên dụng Nghiên cứu xây dựng khung mô hình dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ, lý thuyết động lực, cùng với các yếu tố mới về nội dung hữu ích và giải trí Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 256 mẫu khảo sát đối với sinh viên đại học Các phát hiện chính chỉ ra rằng khả năng truy cập nội dung, nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng và nhận thức về tính vui thú là yếu tố then chốt trong quyết định sử dụng máy đọc sách điện tử Nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại của những rào cản nhận thức vẫn còn là một trở ngại lớn đối với việc chấp nhận rộng rãi thiết bị đọc sách điện tử, nhưng không cung cấp giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề này Ngoài ra, nghiên cứu này nghiên cứu tập trung vào ý định đọc sách điện tử và sử dụng thiết bị di động để đọc sách thay vì chuyên dụng
Yu-Zhou Luo và cộng sự (2021) đã phân tích ý định sử dụng sách điện tử của sinh viên bằng cách kết hợp lý thuyết hành vi có kế hoạch (The Theory of Planning Behaviour, viết tắt là TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Nghiên cứu nhằm hiểu sâu hơn về ý định của sinh viên đối với việc đọc sách điện tử Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 263 sinh viên từ Trường Đại học Công nghệ Guilin tại Trung Quốc Các phát hiện từ nghiên cứu cho thấy tính dễ sử dụng và nhu cầu đọc là các yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng sách điện tử Tính dễ sử dụng được nhấn mạnh thông qua khả năng tìm kiếm từ khóa dễ dàng, tính di động của thiết bị và khả năng đọc sách ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào Tuy nhiên, sự chấp nhận sách điện tử còn gặp phải hạn chế do các vấn đề về phần mềm và phần cứng Nghiên cứu cũng cho thấy người đọc đã quen với việc đọc sách điện tử và nhu cầu về chất lượng đọc sách kỹ thuật số của họ dần cần được nâng cao Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung vào một trường đại học cụ thể, có thể không phản ánh chính xác thói quen đọc sách điện tử của sinh viên ở các khu vực khác hoặc trong các nhóm dân cư khác
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước
Tên nghiên cứu Tác giả Các nhân tố
Thái độ của người dùng đối với việc sử dụng thiết bị đọc sách chuyên dụng để đọc
Nhận thức tính hữu ích (+) Nhận thức tính dễ sử dụng (+) Tính tiện lợi (+)
Khả năng tương thích (+) Độ phong phú của phương tiện (+)
Sự lãng mạn mới: Mô hình chấp nhận công nghệ với sự gắn bó tình cảm
Nhận thức tính dễ sử dụng (+) Nhận thức tính hữu ích (+) Thái độ (+)
Sự gắn bó về mặt cảm xúc (-)
Một cuộc khảo sát về sự chấp nhận thiết bị đọc sách chuyên dụng của sinh viên
Sự tiện lợi (+) Khả năng lưu trữ (+) Giá cả (-)
Cuộc điều tra về nhận thức của người tiêu dùng khi sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
(Ormston 2013) Lợi thế tương đối (+)
Khả năng tương thích (+) Độ phức tạp (-) Khả năng trải nghiệm (+) Khả năng hiển thị (+) Tính dễ sử dụng (+) Hình ảnh (+)
Nghiên cứu về ảnh hưởng của loại nội dung và tính khả dụng đối với việc chấp nhận thiết bị đọc sách chuyên dụng
(Russell R Torres, Vess Johnson và Benjamin
Nhận thức về tính hữu ích (+) Nhận thức về tính dễ sử dụng (+) Nhận thức về tính vui thú (+) Tính sẵn có của nội dung giải trí (+) Tính sẵn có của nội dung hữu ích (+)
Thảo luận về ý định đọc sách điện tử của sinh viên với việc tích hợp lý thuyết về hành vi có kế hoạch và mô hình chấp nhận công nghệ
Nhận thức về tính dễ sử dụng (+) Nhận thức về tính hữu ích (+) Thái độ (+)
Chuẩn chủ quan (+) Nhận thức về kiểm soát hành vi (+) Ý định hành vi (+)
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả (2024)
Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu:
Trong quá trình phân tích các nghiên cứu liên quan, tác giả thấy được rằng những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử là rất đa dạng và phức tạp Các nghiên cứu trước đã xét đến nhiều khía cạnh khác nhau từ đặc điểm cá nhân của người dùng như thái độ và nhận thức về chức năng của thiết bị, mức độ gắn bó cảm xúc, đến các yếu tố bên ngoài như chuẩn mực xã hội và sự ủng hộ từ bạn bè hoặc gia đình Điều này cho thấy quá trình chấp nhận công nghệ không chỉ phụ thuộc vào các thuộc tính của công nghệ mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ cách mà người dùng nhận thức và tương tác với công nghệ đó trong môi trường xã hội và văn hóa của họ
Về mặt khác, việc đọc sách cũng giống như việc tiếp thu một nội dung từ bên ngoài vào tâm trí con người, vậy nên độ phong phú của nội dung cũng được nhận định là yếu tố quan trọng, như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu liên quan đến lý thuyết độ đa dạng phương tiện truyền thông Độ phong phú này không chỉ cải thiện trải nghiệm của người dùng mà còn thúc đẩy khả năng hấp thụ và tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả hơn Độ tương thích của thiết bị với thói quen và kỳ vọng của người dùng cũng là một yếu tố quan trọng, nhất là khi thiết bị mới được thiết kế để phù hợp hoặc cải tiến hơn so với các phương tiện truyền thống
Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy sự quan tâm đáng kể đối với sách điện tử và thiết bị đọc sách điện tử từ phía người dùng, đặc biệt là sinh viên và người dùng trẻ - những người được xem là một đối tượng phù hợp và dễ dàng chấp nhận những điều mới mẻ và cải tiến Ngoài ra, dựa vào kết quả tìm kiếm, dù đã có nhiều nghiên cứu về sách điện tử và thiết bị đọc sách điện tử tại Việt Nam, tác giả không tìm thấy nghiên cứu nào về thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại Có vẻ thông tin về nghiên cứu cụ thể về thiết bị đọc sách tại Việt Nam còn là một đề tài chưa được khai thác hoặc công bố rộng rãi Điều này tạo nên một khoảng trống trong nghiên cứu về thiết bị đọc sách tại Việt Nam, cụ thể là về cách thức mà người dùng trẻ tại địa bàn TP.HCM tiếp nhận và sử dụng các thiết bị công nghệ chuyên dụng này
Vậy nên, nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của thái độ, cảm xúc người dùng và ảnh hưởng của thiết kế và tính năng của thiết bị đọc sách điện tử đối với thói quen và nhu cầu đọc của người dùng trẻ tại địa bàn TP.HCM - một trong những thành phố lớn và phát triển nhất hiện nay tại Việt Nam Điều này sẽ cung cấp thông tin quý giá cho các nhà cung cấp và phân phối thiết bị này trên địa bàn thành phố, đồng thời là nguồn tham khảo thông tin cho các nhà phát triển thiết bị đọc sách điện tử ở hiện tại và tương lai, nhằm tạo ra sản phẩm thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng có thể tối ưu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhóm người dùng tiềm năng này.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Với mục tiêu đề ra ban đầu là đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử bởi người dùng trẻ tại TP.HCM, thông qua đó có thể xác định đúng, hiểu rõ được nhu cầu và đáp ứng tốt kỳ vọng của người dùng trẻ Nghiên cứu đã dựa vào các ý tưởng và kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đây, học hỏi, kế thừa và điều chỉnh một số chi tiết để thích hợp với mong muốn của mục tiêu nghiên cứu
Sau khi đã tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, cùng với việc xem xét các lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã có, bài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên nền tảng của mô hình Chấp Nhận Công Nghệ (TAM), kết hợp với Lý thuyết Độ Đa Dạng Phương Tiện (MRT) và Lý thuyết Phổ Biến Đổi Mới (IDT), cùng với yếu tố sự gắn bó về mặt cảm xúc Nghiên cứu đã chọn lọc và tích hợp các yếu tố quan trọng phù hợp với mục tiêu của đề tài, bao gồm 5 yếu tố: (1) Nhận thức về tính hữu ích (Perceived Usefullness - PU) , (2) Nhận thức về tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use - PEOU), (3) Khả năng tương thích (Compatibility - C), (4) Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (Media Richness
- MR) và (5) Sự gắn bó cảm xúc (Emotional Attachment - EA)
Mối quan hệ giữa nhận thức về tính dễ sử dụng và ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Các nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ thực nghiệm về ảnh hưởng của PEOU và PU đến ý định áp dụng hoặc sử dụng hoặc cách sử dụng thực tế trong bối cảnh học tập điện tử (Chiu và Wang 2008; Lee 2006; Roca và Gagné 2008) Có thể ngoại suy cho thiết bị đọc sách điện tử, vì người dùng có thể sử dụng trình đọc sách điện tử chuyên dụng để học tập
Nhận thức về tính dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không đòi hỏi nhiều nỗ lực (Davis và cộng sự 1989) Trong trường hợp của thiết bị đọc sách điện tử, điều này bao gồm nhận thức về sự tiện lợi, hữu ích thiết bị mang lại và không gặp khó khăn khi sử dụng thiết bị để đọc sách và quản lý nội dung số Thiết bị đọc sách điện tử được cho là mang lại trải nghiệm đọc dễ dàng như đọc tiểu thuyết bìa mềm Ví dụ, thiết bị đọc sách điện tử sử dụng màn hình e-ink 1 , là loại màn hình điện tử được thiết kế để mang lại trải nghiệm giống như đọc văn bản trên giấy thực (Ruth, 2008) Khi người dùng cảm nhận rằng thiết bị đọc sách điện tử dễ sử dụng, họ ít có khả năng cảm thấy e ngại về mặt công nghệ Điều này làm giảm các rào cản tâm lý và thực tế, dẫn đến việc tăng ý định sử dụng thiết bị Khi đánh giá PEOU của thiết bị đọc sách điện tử, người tiêu dùng có thể xem xét các khía cạnh như tính dễ dàng khi vận chuyển, mức độ thoải mái và dễ dàng khi đọc và sự dễ dàng trong việc truy cập vào nhiều nội dung (Read và cộng sự 2011)
Theo TAM, niềm tin rằng công nghệ thiết bị đọc sách điện tử dễ sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng nó (Davis và cộng sự 1989), giúp thiết bị có khả năng được chấp nhận rộng rãi hơn trong cộng đồng người dùng, bao gồm cả những người không quen với công nghệ Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm công nghệ mới như thiết bị đọc sách điện tử, nơi mà sự chấp nhận của người dùng mới có thể quyết định thành công của sản phẩm
Vì vậy xem xét đề xuất nội dung giả thuyết về nhân tố này như sau:
H1: “Yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng ảnh hưởng c ù ng chi ều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
1 Màn hình E-ink sử dụng công nghệ mực điện tử để hiển thị văn bản và hình ảnh, giảm chói và tiết kiệm pin, giúp đọc sách dễ dàng hơn, mang lại cảm giác như đang đọc sách giấy in
Mối quan hệ giữa nhận thức về tính hữu ích và ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Nhận thức tính hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ cải thiện hiệu quả công việc của họ (Davis 1989) Trong bối cảnh của thiết bị đọc sách điện tử, tính hữu ích có thể được hiểu là những lợi ích mà người dùng cảm nhận được từ việc sử dụng thiết bị này
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ truyền thông không dây trong những năm gần đây, việc truy cập internet bằng thiết bị di động đã dần trở thành xu hướng phong cách sống Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và tựa sách mong muốn trong các hiệu sách điện tử bất cứ lúc nào, dễ dàng hoàn tất các thủ tục mua sách và thanh toán (Lai và Chang 2011) Song đó, máy đọc sách điện tử có trọng lượng nhẹ, có thể mang đi bất cứ đâu một cách thuận tiện cũng như có thể truy cập internet và cung cấp tốc độ tải xuống nhanh (Li 2008) Nhiều máy đọc sách với cấu hình mạnh mẽ còn hỗ trợ tính năng tiết kiệm pin và khả năng đọc sách trong mọi điều kiện ánh sáng, làm tăng tính hữu ích cho người dùng, cho phép họ đọc sách mọi lúc mọi nơi mà không lo hết pin hay lo lắng rằng ánh sáng không đủ có thể gây hại cho mắt
Qua nhiều thử nghiệm thực nghiệm về TAM, nhận thức về tính hữu ích luôn là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến ý định sử dụng (Venkatesh và Davis 2000) Với khả năng chứa hàng nghìn cuốn sách trong một thiết bị duy nhất, máy đọc sách cung cấp giải pháp lưu trữ và truy cập nhanh chóng, điều này làm tăng tính hữu ích của máy đọc sách so với sách giấy truyền thống, đặc biệt với những người có nhu cầu đọc nhiều sách và thường xuyên di chuyển Sinh viên đại học là mục tiêu sử dụng sách điện tử khi họ luôn phải mua một lượng lớn sách cồng kềnh và sẽ sớm bị loại bỏ sau khi kì học kết thúc (Simon 2001) Người tiêu dùng càng cảm thấy thiết bị đọc sách điện tử hữu ích thì thái độ của họ đối với việc sử dụng công nghệ càng tích cực và ý định thực sự sử dụng nó và thực hiện điều đó thường xuyên càng lớn (Rogers và Beal 1958)
Vì vậy xem xét đề xuất nội dung giả thuyết về nhân tố này như sau:
H2: “Yếu tố nhận thức tính hữu ích tác động c ù ng chi ều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Mối quan hệ giữa khả năng tương thích và ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Khả năng tương thích là mức độ mà một sự đổi mới được coi là phù hợp với các giá trị hiện có, kinh nghiệm trong quá khứ và nhu cầu của những người áp dụng tiềm năng (Rogers 2003) Các sản phẩm đổi mới cung cấp các chức năng chưa từng tồn tại trước đây hoặc cải tiến từ các sản phẩm gốc để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường, khiến khả năng tương thích với các sản phẩm liên quan trước đó trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển và cải tiến sản phẩm (Lai và Chang 2011) Một sự đổi mới mà không tương thích với các giá trị và niềm tin của hệ thống xã hội có khả năng được chấp nhận chậm hơn so với những đổi mới tương thích (Ormston 2013) Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến tầm quan trọng của khả năng tương thích và ý định của người dùng, ví dụ như Holak và Lehmann đã lập luận rằng, khi các sản phẩm mới phù hợp với thói quen sử dụng trước đây của người tiêu dùng và có thể mang lại giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng thì khi đó sản phẩm mới này có khả năng sẽ được chấp nhận và áp dụng dễ dàng hơn (Holak và Lehmann 1990); Taylor và Todd khẳng định rằng khả năng tương thích làm tăng việc sử dụng công nghệ thông tin (Taylor và Todd 1995); Guiltinan cũng nhận thấy rằng khả năng tương thích là đặc điểm của đổi mới có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc dùng thử và chấp nhận của người tiêu dùng (Guiltinan 1999) Những nghiên cứu này cho thấy rằng khả năng tương thích có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến ý định sử dụng một thiết bị, vì khi một sản phẩm mới phù hợp với thói quen, nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng, họ có nhiều khả năng hơn trong việc chấp nhận và sử dụng sản phẩm đó
Thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng mang lại trải nghiệm đọc mới lạ so với đọc sách truyền thống, bằng cách tích hợp và mở rộng chức năng so với sách giấy hoặc đọc sách điện tử trên các thiết bị không chuyên dụng Do đó, chúng được coi là một sản phẩm đổi mới sáng tạo Đối với thiết bị đọc sách điện tử, các chức năng như ghi chú và chỉnh sửa dấu trang, cùng với màn hình hiển thị tương tự như sách in, cung cấp khả năng tương thích cao (Lai và Chang 2011) Khi thiết bị đọc sách điện tử tương thích với thói quen và kỳ vọng của người dùng, điều này không chỉ tăng cường tính tiện lợi mà còn nâng cao sự hài lòng khi sử dụng, từ đó có thể thúc đẩy ý định sử dụng thiết bị
Vì vậy xem xét đề xuất nội dung giả thuyết về nhân tố này như sau:
H3: “Yếu tố khả năng tương thích tác động c ù ng chi ều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Mối quan hệ giữa độ đa dạng của phương tiện truyền thông và ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Sự phong phú của phương tiện truyền thông được giá cao khi phương tiện có khả năng truyền đạt các loại tín hiệu phức tạp, hỗ trợ phản hồi nhanh và cá nhân hóa thông tin Sự phong phú về thông tin của phương tiện truyền thông có thể được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chí sau: phản hồi, nhiều tín hiệu, sự đa dạng về ngôn ngữ và cá nhân hoá (Daft và cộng sự 1987) Đối với thiết bị đọc sách điện tử, độ phong phú của phương tiện truyền thông là mức độ mà người dùng tin rằng thiết bị đọc sách điện tử có khả năng cung cấp thông tin hoặc nội dung phong phú (Lai và Chang 2011) Thiết bị đọc sách điện tử hỗ trợ các tính năng như chú thích, từ điển tích hợp và khả năng truy cập nội dung đa dạng như hình ảnh và video, có thể làm tăng cảm nhận về độ phong phú của phương tiện Sự đa dạng này cải thiện trải nghiệm đọc tổng thể, khiến người dùng cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn khi sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Vì vậy xem xét đề xuất nội dung giả thuyết về nhân tố này như sau:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp định tính và định lượng
Với quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tìm kiếm, chọn lọc những nghiên cứu liên quan và mô hình tham khảo để có cái nhìn tổng quan về nội dung nghiên cứu và học hỏi, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước của đề tài Song đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 đối tượng thuộc nhóm đối tượng khảo sát về góc nhìn và những nhận định xoay quanh về việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng Tiếp theo, tác giả liên hệ và kết nối với các chuyên gia, nhà kinh doanh trong lĩnh vực sách điện tử và thiết bị đọc sách điện tử trên địa bàn thành phố để nắm rõ được tình hình tiêu thụ và hành vi, mục đích sử dụng , mong muốn của người dùng hiện tại của thiết bị này tại địa bàn Thông qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng các giả thuyết và khung mô hình nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu để tiến hành giai đoạn nghiên cứu định lượng là thu thập dữ liệu thông qua khảo sát diện rộng
Quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu được thực hiện thông qua việc điều tra bằng bảng câu hỏi qua khảo sát trực tuyến, đối tượng là nhóm người trẻ từ
15 đến 27 tuổi sinh sống tại địa bàn TP.HCM Các câu hỏi khảo sát được phát triển và quản lý thông qua nền tảng khaosat.me - một công cụ hiểu quả trong việc thu thập dữ liệu trực tuyến Phân tích dữ liệu được thực hiện sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20, cho phép xử lý và phân tích các số liệu thống kê một cách chính xác Các câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế theo thang điểm likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng tình của người trả lời đối với các biến nghiên cứu khác nhau, bao gồm các yếu tố cá nhân và cảm nhận về sản phẩm Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét thêm các yếu tố về giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp để phân tích ảnh hưởng của chúng đến quyết định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử.
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu này được thực hiện gồm:
(1) Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Mở đầu quy trình là xác định rõ ràng vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu cụ thể muốn đạt được thông qua nghiên cứu về ý định sử dụng thiết bị đọc sách của người dùng trẻ tại địa bàn TP.HCM
(2) Xây dựng và thu thập cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, (3) Lược khảo các nghiên cứu liên quan trước đó và (4) Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ cho đề tài: Tại đây, tác giả thu thập và lược khảo lý thuyết, nghiên cứu liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu có sẵn được nghiên cứu trước đó, từ đó có thể xác định được khoảng trống kiến thức cần được lấp đầy Từ đó này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ cho đề tài
(5) Tham khảo ý kiến từ giảng viên hướng dẫn và (6) Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ cho đề tài: Đây là bước nhằm đánh giá và tinh chỉnh phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết đã được phát triển, đảm bảo sự phù hợp và chính xác Các công cụ thu thập dữ liệu như bảng câu hỏi được hoàn thiện, qua đó thu thập được dữ liệu cần thiết cho việc phân tích
(7) Tiến hành khảo sát đối tượng đã đề ra, (8) Kiểm định mô hình, xác định mức độ ảnh hưởng: Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu Dựa trên kết quả thu được, tiến hành thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy
(9) Kết luận, thảo luận về đề xuất kiến nghị: Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra các kết luận và khuyến nghị, cung cấp cái nhìn sâu sắc, hạn chế của nghiên cứu và hướng đi tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai.
Xây dựng và điều chỉnh thang đo
Xây dựng và thiết kế thang đo một cách cẩn thận và chi tiết là bước quan trọng để đảm bảo rằng nghiên cứu có thể thu thập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng và thiết kế thang đo nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ trên địa bàn TP.HCM Các yếu tố được xem xét bao gồm: Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Khả năng tương thích (C), Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR) và Sự gắn bó về mặt cảm xúc (EA)
Thang đo likert 5 điểm được sử dụng để đo lường mức độ đồng ý của người tham gia với các phát biểu liên quan đến từng yếu tố, gồm 5 mức độ từ: 1.“Hoàn toàn không đồng ý” tới 5.“Hoàn toàn đồng ý” Đây là một công cụ phổ biến trong nghiên cứu xã hội học và khoa học hành vi, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu định lượng một cách chuẩn xác và đáng tin cậy Thang đo likert có khả năng đánh giá tốt cảm nhận và thái độ của người trả lời, giúp tăng tính chính xác của các phân tích định lượng (Joshi và cộng sự 2015)
Bảng 2.1 Bảng mục câu hỏi và mã hoá các biến của thang đo
Nhân tố Mã hoá Biến quan sát Nguồn tham khảo
Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU)
PEOU1 Tôi cảm thấy thiết bị đọc sách điện tử (sẽ) là một thiết bị dễ sử dụng.
((Ormston 2013; Read và cộng sự 2011)
PEOU2 Tôi nghĩ tôi (sẽ) dễ dàng thực hiện những gì tôi muốn trên thiết bị đọc sách điện tử.
PEOU3 Tôi cảm thấy việc học cách để sử dụng một thiết bị đọc sách điện tử (sẽ) là một việc dễ dàng.
PEOU4 Nhìn chung, tôi tin rằng sử dụng thiết bị đọc sách điện tử là một việc dễ dàng đối với tôi.
Nhận thức về tính hữu ích
PU1 Thiết bị đọc sách điện tử sẽ cho phép tôi đọc sách thường xuyên hơn.
(Lai và Chang 2011; Read và cộng sự 2011; Russell R Torres và cộng sự 2014)
PU2 Việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử giúp tăng hiệu quả đọc của tôi.
PU3 Việc sử dụng một thiết bị đọc sách điện tử sẽ cho phép tôi đọc sách ở nhiều địa điểm hơn.
PU4 Nhìn chung, việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử để đọc sách có ích cho tôi.
C1 Việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử để đọc phù hợp với lối sống của tôi (hay di chuyển, không gian hẹp, cần đọc nhiều )
C2 Tôi nghĩ rằng việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử sẽ phù hợp với lối đọc sách của tôi.
C3 Việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng để đọc không mâu thuẫn với việc đọc sách giấy và đọc trên các thiết bị đọc sách điện tử không chuyên dụng trước đây của tôi.
C4 Việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử là một cách đọc sách yêu thích của tôi. Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR)
MR1 Thiết bị đọc sách điện tử cho phép tôi tiếp cận thông tin/nội dung đáng tin cậy.
MR2 Tôi có thể truy cập vào nhiều nguồn tài liệu phong phú thông qua thiết bị đọc sách điện tử.
MR3 Thiết bị đọc sách điện tử hỗ trợ nhiều định dạng tài liệu khác nhau.
MR4 Thiết bị đọc sách điện tử cho phép tôi lựa chọn thông tin/nội dung tùy theo nhu cầu.
MR5 Thiết bị đọc sách điện tử cung cấp trải nghiệm đọc đa dạng và sinh động.
Sự gắn bó về mặt cảm xúc
EA1 Tôi yêu bộ sưu tập sách giấy của mình.
EA2 Tôi có cảm xúc say mê mạnh mẽ với những quyển sách giấy của tôi.
EA3 Tôi cảm thấy gắn bó với những quyển sách giấy của mình.
EA4 Tôi và bộ sưu tập sách giấy của tôi là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Ý định sử dụng (ITU)
ITU1 Tôi dự định sẽ sử dụng thiết bị đọc sách điện tử trong tương lai.
(Lai và Chang 2011; Read và cộng sự
2011) ITU2 Tôi có khả năng sẽ sử dụng thiết bị đọc sách điện tử trong tương lai.
ITU3 Tôi đoán rằng tôi sẽ sử dụng thiết bị đọc sách điện tử thường xuyên trong tương lai.
ITU4 Tôi cho rằng tôi sẽ sử dụng thiết bị đọc sách điện tử thường xuyên trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp và bổ sung bởi tác giả (2024)
Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM Do đó, mục đích sử dụng dữ liệu là để phân tích và đưa ra các kết luận khoa học, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy việc sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Thông thường, kích thước mẫu tối thiểu cần trong nghiên cứu là gấp 5 lần số biến quan sát (Hair và cộng sự 2019) Nghiên cứu này có tổng cộng 25 biến quan sát, do đó kích thước mẫu tối thiểu cần đạt là n = 5*25 = 125 (n = kích cỡ mẫu) Tuy nhiên, kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt để đảm bảo tính thuyết phục và chất lượng của dữ liệu thu được (Leedy và Ormrod 2005) Do đó, để có thể đảm bảo được độ tin cậy cao và an toàn, có tính đại diện cao hơn, tác giả quyết định sử dụng kích thước mẫu lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu, cụ thể là n 0 Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách, với đối tượng khảo sát là người có độ tuổi từ 15 đến 27 tuổi tại địa bàn TP.HCM
Trong nghiên cứu này về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại TP.HCM, phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất được sử dụng để đảm bảo tính thực tiễn và dễ dàng trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát Phương pháp này giúp nghiên cứu tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với nhóm người dùng trẻ, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực Tuy nhiên, cần lưu ý rằng do phương pháp này không đảm bảo mỗi cá nhân trong nhóm dân số mục tiêu đều có cơ hội ngang nhau để được chọn, kết quả có thể chịu ảnh hưởng của một số sai lệch nhất định và không thể khái quát hóa cho toàn bộ nhóm đối tượng khảo sát mục tiêu Mặc dù vậy, việc sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện vẫn cung cấp những thông tin hữu ích và có giá trị tham khảo cao trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể với thời gian nghiên cứu ngắn và nguồn lực hạn chế.
Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra
Thống kê mô tả giúp xác định các mẫu chung trong dữ liệu, từ đó hỗ trợ việc phát triển các giả thuyết nghiên cứu và các mô hình lý thuyết (Hair và cộng sự 2019) Do đó, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong nghiên cứu này nhằm xử lý và làm rõ các dữ liệu thu thập được, giúp biến đổi các thông tin phức tạp thành những dữ liệu dễ hiểu và có giá trị thực tiễn Thống kê mô tả không chỉ giúp xác định các xu hướng và đặc điểm chung trong dữ liệu mà còn làm cho quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn
Dữ liệu được thu thập thông qua việc triển khai các bảng khảo sát trực tuyến, nhắm vào đối tượng người dùng trẻ tại TP.HCM Tiếp theo, tiến hành kiểm tra và loại bỏ các bảng câu hỏi không hoàn chỉnh hoặc không hợp lệ để đảm bảo chất lượng của dữ liệu Dữ liệu sau khi được xác minh sẽ được nhập vào bảng tính Excel để sao lưu và quản lý Toàn bộ dữ liệu sau đó được chuyển sang phần mềm SPSS phiên bản 20 để thực hiện các phân tích thống kê mô tả (trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất), đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
3.5.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Việc đánh giá độ tin cậy của các thang đo là một bước quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu, nhằm đảm bảo rằng các biến được sử dụng trong nghiên cứu đạt đủ mức độ tin cậy Để thực hiện điều này, nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach's Alpha, một chỉ số phổ biến để đánh giá độ tin cậy nội tại của các thang đo Hệ số
Cronbach's Alpha được xem là đáng tin cậy khi nằm trong khoảng từ 0.7 trở lên (Hoàng và Chu 2008) Chi tiết về hệ số Cronbach's Alpha có thể được diễn giải như sau:
- Từ 0.6 trở lên: Kết quả được xem là đủ điều kiện
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường trong khoảng này được xem là sử dụng tốt
- Từ 0.8 đến gần bằng 0.95: Thang đo lường này được sử dụng phổ biến và rất tốt
- Từ 0.95 đến gần bằng 1: Thang đo lường được chấp nhận nhưng hiệu quả không tốt, có thể xuất hiện hiện tượng trùng lặp giữa các biến quan sát
Trong nghiên cứu này, hệ số Cronbach's Alpha từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biển tổng lớn hơn 0,3 được coi là đủ điều kiện sử dụng Các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0.3 và các thang đo có hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0.6 sẽ được xem xét loại bỏ để đảm bảo độ tin cậy của các thang đo
3.5.3 Phân tích yếu tố khám phá EFA
Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) được thực hiện nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa các biến và xác định cấu trúc tiềm ẩn trong tập dữ liệu, từ đó nhóm các biến liên quan vào các yếu tố chung EFA giúp đơn giản hóa mô hình nghiên cứu bằng cách giảm số lượng biến cần xem xét và làm rõ mối quan hệ giữa các biến Sau khi đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, tác giả tiến hành phân tích yếu tố khám phá EFA Đầu tiên, sử dụng phép quay Promax và phương pháp chiết tách để kiểm tra và xác định các yếu tố tiềm ẩn Tiếp theo là kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng hệ số Kaise-Meyer-Olkin (KMO) Giá trị KMO cần nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 để đảm bảo tính khả thi của EFA (Thọ 2014)
Kế tiếp là xác định số lượng yếu tố cần trích xuất bằng hệ số Eigenvalue Một yếu tố được xem là có ý nghĩa khi Eigenvalue > 1, đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố Bên cạnh đó, tổng phương sai trích (Total Variance Explained - TVE) cần lớn hơn 0,6 (60%) để đảm bảo rằng phần chung giữa các biến được trích xuất lớn hơn so với phần riêng của chúng (Thọ 2014) Cuối cùng là đánh giá hệ số tải nhân số, với hệ số tải > 0,3 được coi là mức tối thiểu; > 0,4 là quan trọng; > 0,5 được coi là có ý nghĩa hoạt động Sự khác biệt của hệ số tải nhân tố của các biến quan sát phải lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự 2019)
Phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson được áp dụng để khẳng định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc (ý định sử dụng) và các biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng) (Hair và cộng sự 2019) Do đó, phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ giữa ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU) và các yếu tố ảnh hưởng như nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU), nhận thức về tính hữu ích (PU), khả năng tương thích (C), độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR) và sự gắn bó về mặt cảm xúc (EA)
Phân tích tương quan Pearson có thể đánh giá mức độ và hướng của mối quan hệ giữa hai biến, được ký hiệu bằng từ "r" Giá trị của hệ số tương quan Pearson (r) nằm trong khoảng từ -1 đến +1, với ý nghĩa cụ thể như sau:
- r > 0: Cho thấy mối quan hệ tương quan đồng biến giữa hai biến, nghĩa là khi một biến tăng thì biến còn lại cũng tăng
- r < 0: Cho thấy mối quan hệ tương quan nghịch biến, nghĩa là khi một biến tăng thì biến còn lại giảm
- r = 0: Cho thấy rằng không có mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến (Hoàng và Chu 2008)
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy được tiến hành nhằm xác nhận mô hình nghiên cứu Phân tích hồi quy cho phép kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập (như nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về tính hữu ích, khả năng tương thích, độ đa dạng của phương tiện truyền thông và sự gắn bó về mặt cảm xúc) đến biến phụ thuộc (ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử)
Phương trình hồi quy tổng quát có dạng:
- Y là ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
- 𝛽1,𝛽2,𝛽3,𝛽4,𝛽5 là các hệ số hồi quy
- 𝜀 là sai số ngẫu nhiên
Mức ý nghĩa (Sig.) của hệ số hồi quy được kiểm tra để xác định tính thống kê của các hệ số hồi quy Khi mức ý nghĩa Sig < 0,05, điều này cho thấy rằng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc với độ tin cậy 95%
Hệ số R 2 (R-Square) nhằm đo lường phần trăm biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình hồi quy Nếu hệ số R 2 gần bằng 1 cho thấy mô hình có khả năng giải thích phần lớn biến thiên của biến phụ thuộc, từ đó chỉ ra rằng mô hình có độ chính xác cao
Phân tích hệ số phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng để phát hiện đa cộng tuyến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có một mối quan hệ tuyến tính mạnh giữa các biến độc lập, làm giảm độ tin cậy của các ước lượng hồi quy Giá trị VIF vượt quá 10 là một dấu hiệu của đa cộng tuyến (Henseler, Ringle và Sinkovics 2009) Để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của mô hình hồi quy, các kiểm định sau đây được tiến hành:
- Kiểm định phương sai nhiễu: Phương pháp kiểm định White và Breusch- Pagan được sử dụng để phát hiện phương sai nhiễu Phương sai nhiễu xảy ra khi sai số không có phương sai đồng nhất, điều này có thể làm cho các ước lượng hồi quy không hiệu quả Nếu giá trị p-value từ các kiểm định này nhỏ hơn 0,05, có bằng chứng cho thấy hiện tượng phương sai nhiễu tồn tại
- Kiểm định tự tương quan: Kiểm định Durbin-Watson được áp dụng để phát hiện tự tương quan giữa các sai số Tự tương quan xảy ra khi các sai số có mối quan hệ với nhau, điều này vi phạm giả định của hồi quy tuyến tính Giá trị của thống kê Durbin-Watson dao động từ 0 đến 4, với giá trị gần 2 cho thấy không có tự tương quan Giá trị dưới 1 hoặc trên 3 gợi ý sự hiện diện của tự tương quan
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Mô tả Số lượng Phần trăm (%)
Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 119 59.5% Đã đi làm 81 40.5%
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu nghiên cứu là gần như bằng nhau, với nam chiếm 54.0% và nữ chiếm 46.0% Sự đồng đều này cho thấy mẫu nghiên cứu đã được thiết kế để đảm bảo sự đa dạng giới tính trong việc thu thập dữ liệu Điều này là quan trọng để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đối với ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử, để chỉ ra rằng sự quan tâm và tiếp cận với công nghệ này không phụ thuộc vào giới tính
Nhóm từ 18-22 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu với 50.5% cho thấy rằng công nghệ đọc sách điện tử có sự phổ biến đáng kể trong nhóm thanh niên và người trẻ Trong số này, hầu hết là học sinh, sinh viên (59.5%), nhóm có xu hướng tiếp nhận nhanh các thay đổi công nghệ và sẵn sàng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày Điều này có thể giải thích bởi nhu cầu học tập và nghiên cứu của họ, cũng như sự quan tâm đến các công nghệ mới Nhóm từ 22-27 tuổi, chiếm 44.0% trong mẫu nghiên cứu, chủ yếu là nhóm đi làm Đây là nhóm có nhu cầu sử dụng công nghệ đọc sách điện tử để tiếp cận thông tin chuyên ngành, nghiên cứu công việc hoặc phát triển kỹ năng nghề nghiệp Sự phổ biến của thiết bị đọc sách điện tử trong nhóm này có thể phản ánh nhu cầu chuyên môn cao và sự cần thiết để duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn Đối với nhóm đã đi làm (40.5%), việc áp dụng công nghệ đọc sách điện tử có thể mang tính chất học tập chuyên môn hoặc nâng cao năng lực nghề nghiệp Những người này có thể sử dụng công nghệ để tiếp cận các tài liệu nghiên cứu, sách vở liên quan đến nghề nghiệp hoặc thúc đẩy sự nghiên cứu chuyên sâu.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Sau khi tiến hành thực hiện đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần 1, phát hiện biến MR5 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) là 0,001 (nhỏ hơn 0.3), các biến còn lại đều có Hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 Vậy nên, ta tiến hành loại biến MR5 và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha lần thứ 2
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha (lần 2)
Trung bình thang đo (Nếu loại biến)
Phương sai thang đo (Nếu loại biến)
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha PEOU: Cronbach's Alpha 0.844
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Dữ liệu từ bảng 4.2 cho thấy các khái niệm thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 Điều này cho thấy các biến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cùng khái niệm thành phần Bên cạnh đó, các biến đều có Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 Từ đó ta kết luận, thang đo này có độ tin cậy tương đối cao Các biến quan sát này đều được giữ lại cho các bước kiểm định tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Đối với các biến độc lập
Bảng 4.3 Phân tích EFA biến độc lập
Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy SPSS
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 896
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Bảng 4.3 cho thấy, chỉ số KMO = 0.896 > 0.5 và Sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA cho mô hình là phù hợp
Bảng 4.4 Bảng ma trận xoay nhân số
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Theo số liệu từ bảng 4.4, tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố EFA đã trích được 05 nhân tố từ 20 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 81.080% (>50%), giải thích được 81.080% biến thiên dữ liệu của 20 biến quan sát tham gia vào EFA Bảng ma trận xoay đề xuất trích 05 nhân tố với 20 biến quan sát hội tụ giống với mô hình đã đề xuất
4.3.2 Đối với biến phụ thuộc
Bảng 4.5 Phân tích EFA biến phụ thuộc
Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy SPSS
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 837
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Theo bảng 4.5, chỉ số KMO = 0.837 > 0.5 và Sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc là phù hợp
Bảng 4.6 Bảng ma trận nhân tố
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Từ kết quả phân tích EFA cho thấy, phương pháp trích nhân tố Principal Component và phép quay Varimax cho phép trích biến phụ thuộc được 01 nhân tố với 04 biến quan sát và phương sai trích đạt 82.376% (>50%), giá trị Eigenvalue là 3.295 (đạt yêu cầu Eigenvalue > 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 Vì vậy, thang đo này đạt yêu cầu Các biến đo lường độc lập đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo Biến phụ thuộc sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng để sử dụng cho các phân tích kế tiếp.
Phân tích tương quan và hồi quy
Trước khi thực hiện phân tích hồi quy, tác giả đã sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến độc lập và phụ thuộc Phân tích tương quan Pearson không phân biệt giữa biến độc lập và phụ thuộc, mà xem xét tất cả các biến như nhau Tuy nhiên, khi các biến có tương quan mạnh, cần lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến trong quá trình phân tích hồi quy tiếp theo
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc là Ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU) và các biến độc lập bao gồm Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU), Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Khả năng tương thích (C) và Sự gắn bó về mặt cảm xúc (EA) Đồng thời, phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau được thực hiện nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các chúng
Bảng 4.7 Bảng phân tích tương quan Pearson
F_ITU F_PEOU F_MR F_PU F_C F_EA
**: Mức ý nghĩa tương ứng với 1%
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Từ bảng 4.7 ta thấy, Sig tương quan Pearson của 05 biến độc lập Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU), Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Khả năng tương thích (C), Sự gắn bó về mặt cảm xúc (EA) với biến phụ thuộc Ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU) đều nhỏ hơn
0.05 Như vậy, có thể sẽ có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc
Các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá tốt với biến phụ thuộc với hệ số r có trị tuyệt đối giao động từ 0.399 đến 0.705, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê Tổng hợp lại, mối quan hệ giữa biến độc lập C với biến phụ thuộc ITU có mối tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.399, trong khi mối quan hệ giữa biến độc lập PEOU và biến phụ thuộc ITU có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.705
Hầu hết các biến độc lập trong tương quan Pearson có hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối thấp hơn 0.5, do đó khả năng xảy ra đa cộng tuyến là rất thấp Tuy nhiên, để có một đánh giá chính xác hơn, chúng ta sẽ sử dụng chỉ số VIF (Variance Inflation Factor) trong phân tích hồi quy
Mối tương quan tuyến tính trong thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử của người dùng trẻ tại địa bàn TP.HCM đã được xem xét kỹ lưỡng ở phần trên Trong phần này, phân tích hồi quy sẽ tiếp tục được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố Ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU) Để kiểm định sự phù hợp giữa thành phần Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU), Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR), Nhận thức về tính hữu ích (PU), Khả năng tương thích (C), Sự gắn bó về mặt cảm xúc (EA) so Ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU), tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) Như vậy thành phần PEOU, MR, PU, C, EA là biến độc lập và ITU là biến phụ thuộc sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:
ITU = β0 + β1*PEOU + β2*MR + β3*PU + β4*C + β5*EA + ε
4.4.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.8 Bảng tóm tắt mô hình
Mô hình R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số của ước lượng Durbin-
1 831 a 691 683 43072 1.682 a Biến độc lập: (hằng số), F_EA, F_C, F_MR, F_PEOU, F_PU b Biến phụ thuộc: F_ITU
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Từ bảng 4.8 cho thấy, hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0.683 cho thấy 5 biến độc lập đã đưa vào ảnh hưởng 68.3% sự thay đổi của biến phụ thuộc, 31.7% còn lại là ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên và các biến ngoài mô hình Bên cạnh đó, Hệ số Durbin-Watson = 1.682, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra
Bảng 4.9 Phân tích phương sai ANOVA
Trung bình bình phương F Sig
Tổng cộng 116.310 199 a Biến phụ thuộc: F_ITU b Biến độc lập: (hằng số), F_EA, F_C, F_MR, F_PEOU, F_PU
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai (Anova) là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể
Trong bảng 4.9, cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig = 0.000 (< 0.05) Điều này thể hiện mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê Giá trị Sig kiểm định F = 0.000 < 0.05 do đó mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được Giá trị F = 86.589 dẫn đến kết luận R bình phương của tổng thể khác 0 Mô hình hồi quy tuyến tính có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lí do: sử dụng mô hình không chính xác, phương sai không phải là một hằng số, số lượng các phần tử dư không đủ nhiều để phân tích Vì vậy, để đánh giá và kiểm tra tính chuẩn của phần dư, chúng ta cần thực hiện nhiều cuộc khảo sát khác nhau Một cách đơn giản là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư (histogram) và biểu đồ PP Plot để đánh giá xem phần dư có tuân theo phân phối chuẩn hay không
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư (Histogram)
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Từ biểu đồ 4.1 ta thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số Đường cong dạng hình chuông phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.967 (gần bằng 1) Do đó, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Thông qua đồ thị P-P Plot, ta có thể đánh giá sự vi phạm giả định về phần dư chuẩn hóa Khi các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành một đường chéo, chúng ta có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
Ngoài ra, biểu đồ Scatter Plot cũng được sử dụng để kiểm tra giả định về liên hệ tuyến tính giữa các biến Việc phân tán ngẫu nhiên các điểm phân vị và tập trung xung quanh đường tung độ 0 cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm
Hình 4.3 Đồ thị phân tán
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Dựa vào đồ thị phân tán, chúng ta quan sát thấy sự phân tán đều Điều này cho thấy giả định về phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm
Ngoài ra, kết quả kiểm định Durbin-Watson với giá trị d = 1.682 (1.5 < d < 2.5) cho thấy các phần dư là độc lập với nhau, tức là không có tương quan giữa chúng Từ các kết quả kiểm định này, ta có thể kết luận rằng các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình đã xây dựng phù hợp với tổng thể
Cuối cùng, giá trị lớn nhất của hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor) là 1.938 < 2 cho thấy các biến độc lập không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy
4.4.2.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.10 Phân tích các hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá
Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá t Sig
Hế số Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU) có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa thống kê đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU), điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về tác động của PEOU đến ý định sử dụng công nghệ trong bối cảnh học tập điện tử, như các nghiên cứu của Chiu và Wang (2008), Lee (2006) và Roca và Gagné (2008) Cả các nghiên cứu trước đây và nghiên cứu hiện tại đều nhấn mạnh rằng PEOU giúp giảm bớt sự e ngại về công nghệ, làm tăng ý định sử dụng thiết bị Điểm khác biệt là các nghiên cứu trước đây tập trung vào các hệ thống học tập điện tử, trong khi nghiên cứu hiện tại mở rộng phạm vi đến thiết bị đọc sách điện tử, cho thấy sự tương đồng trong vai trò của PEOU ở cả hai lĩnh vực Nghiên cứu hiện tại tập trung vào một sản phẩm công nghệ cụ thể (thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng) và đối tượng khảo sát là người dùng trẻ tại địa bàn TP.HCM, còn các nghiên cứu trước đây thường rộng hơn về đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Tuy nhiên, cả hai đều xác nhận rằng nhận thức về tính dễ sử dụng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ý định sử dụng công nghệ
Tiếp theo, sự gắn bó về mặt cảm xúc với sách giấy (EA) có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử, chỉ ra rằng sự gắn bó về mặt cảm xúc đối với khách giấy là yếu tố ngăn cản các bạn trẻ tại TP.HCM tìm đọc sách điện tử Điều này tương thích với lý thuyết về sự gắn bó về mặt cảm xúc với sách giấy được đề xuất bởi Thomson, MacInnis và Park (2005) đã được nghiên cứu và áp dụng để giải thích sự kháng cự của người tiêu dùng đối với việc chuyển từ sách giấy sang sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Những người có sự gắn kết mạnh mẽ với sách giấy, thường có những kỷ niệm và cảm xúc đặc biệt gắn liền với việc đọc sách truyền thống, có xu hướng ít chấp nhận các thiết bị đọc sách điện tử
Khả năng tương thích (C) có tác động tương đối đáng kể và cùng chiều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU), phù hợp với lý thuyết của Rogers (2003) và các nghiên cứu của Lai và Chang (2011) Các nghiên cứu này khẳng định rằng khi một sự đổi mới phù hợp với thói quen, giá trị và nhu cầu hiện tại của người dùng, nó sẽ được chấp nhận nhanh chóng hơn Trong trường hợp thiết bị đọc sách điện tử, các tính năng như màn hình hiển thị giống sách in và chức năng ghi chú giúp thiết bị này tương thích với thói quen đọc truyền thống, tăng cường sự thuận tiện và hài lòng khi sử dụng Điều này cũng được Holak và Lehmann (1990), Taylor và Todd (1995) và Guiltinan (1999) ủng hộ, nhấn mạnh rằng khả năng tương thích là yếu tố quyết định việc chấp nhận công nghệ Nghiên cứu hiện tại, tập trung vào người dùng trẻ tại TP.HCM, nhất quán với các nghiên cứu trước đây, củng cố giả thuyết H3 rằng khả năng tương thích tác động cùng chiều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Sự tương thích giúp giảm bớt rào cản tâm lý và kỹ thuật, làm cho người dùng dễ dàng tiếp nhận và sử dụng thiết bị mới, từ đó thúc đẩy ý định sử dụng. Độ đa dạng của phương tiện truyền thông (MR) có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU), tương thích với lý thuyết về sự phong phú của phương tiện truyền thông của Daft và cộng sự (1987) và các nghiên cứu của Lai và Chang (2011) Theo lý thuyết, sự phong phú của phương tiện truyền thông đánh giá mức độ mà một phương tiện có khả năng truyền đạt các loại tín hiệu phức tạp và hỗ trợ phản hồi nhanh, từ đó cải thiện khả năng cá nhân hóa thông tin Trong bối cảnh của thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng, độ đa dạng của phương tiện truyền thông liên quan đến khả năng của thiết bị cung cấp các tính năng như chú thích, từ điển tích hợp và khả năng truy cập nội dung đa dạng như hình ảnh và video Những tính năng này làm tăng trải nghiệm đọc sách điện tử và giúp người dùng cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn khi sử dụng Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi người dùng cảm nhận được sự đa dạng này, họ có xu hướng cao hơn trong việc chấp nhận và sử dụng thiết bị đọc sách điện tử
Nhận thức về tính hữu ích (PU) gần như không có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử (ITU), ngược lại với các nghiên cứu trước đây như Venkatesh và Davis (2000) và Lai và Chang (2011), nhấn mạnh rằng nhận thức tính hữu ích là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến ý định sử dụng công nghệ Đa phần đối tượng mục tiêu khảo sát đều nhận thức được tính hữu ích của thiết bị, tuy nhiên đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người dùng
Chương 4 của nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá và phân tích các thang đo, cũng như mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu về ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Kết quả cho thấy các thang đo có độ tin cậy cao và mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố và ý định sử dụng thiết bị đọc sách điện tử Dựa trên những phát hiện này, chương cuối cùng sẽ đề xuất các hàm ý quản trị và định hướng cho các nghiên cứu tương lai.