Về nội dung các quy định của pháp luật điều chỉnh trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn .... Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến
Trang 286BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THU TRANG
NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Thị Lan
2 PGS.TS Nguyễn Minh Hằng
HÀ NỘI – 2023
Trang 287LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những phân tích, kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thu Trang
Trang 288
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Thị Lan và PGS TS Nguyễn Minh Hằng- hai giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô, anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản Luận án này
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thu Trang
Trang 289DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS VBQPPL
Bộ luật Hình sự Văn bản quy phạm pháp luật
Nghị Quyết số 35/2000/NQ-QH10
Nghị Quyết số 35/2000/NQ-QH10 Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
TTLT 01/2016/BTP- TANDTC-
VKSNDTC
Thông tư liên tịch số 01/2016/BTP- TANDTC- VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 ngày 06/1/2016
Trang 290MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6 6 Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài 6 7 Kết cấu của luận án 7 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1 Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án 8 1.1 Luận án, luận văn, khóa luận 8 1.2 Sách tham khảo, chuyên khảo 9 1.3 Đề tài nghiên cứu khoa học 10 1.4 Bài viết trên tạp chí 11 1.5 Các công trình nước ngoài 14 2 Đánh giá kết quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi luận án 17 2.1 Về lý luận 17 2.2 Về nội dung các quy định của pháp luật điều chỉnh trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn 17 3 Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 18 1.3.1 Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận về trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 18 1.3.2 Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến nội dung trường
hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn 19
1.3.3 Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải
pháp hoàn thiện pháp luật 19 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NAM, NỮ CHUNG SỐNG 22
Trang 291NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 22
1.1 Khái niệm và đặc điểm của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng
ký kết hôn 22
1.1.1 Khái niệm nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 22 1.1.2 Đặc điểm của nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 38 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 42 1.2.1 Các yếu tố chủ quan 42 1.2.2 Các yếu tố khách quan 47 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh việc chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn tại Việt Nam 50
1.3.1 Pháp luật thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 điều chỉnh việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 50 1.3.2 Pháp luật từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay điều chỉnh việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 53 1.4 Pháp luật của một số nước trên thế giới điều chỉnh việc nam, nữ chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn 58
1.4.1 Pháp luật điều chỉnh việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn ở Vương quốc Anh 60 1.4.2 Pháp luật về chung sống như vợ chồng không kết hôn ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 63 1.4.3 Pháp luật về chung sống như vợ chồng không kết hôn tại Cộng hòa Pháp 65 1.4.4 Pháp luật về chung sống như vợ chồng không kết hôn tại Úc 68 1.4.5 Pháp luật về chung sống như vợ chồng không kết hôn tại Trung Quốc 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 74 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 75
2.1 Các dạng thức nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn theo
pháp luật hiện hành 75
Trang 2922.1.1 Nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng 75 2.1.2 Nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn không vi phạm pháp luật và không được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng 76 2.1.3 Nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn vi phạm pháp luật 80 2.2 Quyền yêu cầu giải quyết việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 842.3 Hậu quả pháp lý của các trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không
đăng ký kết hôn theo luật hiện hành 87
2.3.1 Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng 88 2.3.2 Nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn không vi phạm pháp luật và không được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng 101 2.3.3 Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn vi phạm pháp luật 111 2.4 Các vấn đề về xã hội và pháp lý khác phát sinh khi nam, nữ chung sống như vợ
chồng không đăng ký kết hôn 115
2.4.1 Liên quan đến quan hệ nhân thân 115 2.4.2 Về giao dịch đối với bên thứ ba 120 2.4.3 Xác định cha cho con trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 121 2.5 Cách thức xử lý trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký
kết hôn vi phạm pháp luật theo các ngành Luật khác 123
2.5.1 Cách thức xử lý theo pháp luật Hành chính 124 2.5.2 Cách thức xử lý theo pháp luật Hình sự 126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 129
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 130
Trang 2933.1 Các trường hợp chung sống như vợ chồng trên thực tế tại Việt Nam 130
3.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật và những vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến các trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 1363.2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong việc giải quyết công nhận hay không công nhận là vợ chồng trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 136 3.2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong việc xác định thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 144 3.2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong việc xác định thời điểm chấm dứt quan hệ vợ chồng trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 150 3.2.4 Thực tiễn thực hiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản 153 3.3 Hướng hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh nam, nữ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn 156
3.3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về nam, nữ chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn 156
3.3.2 Những kiến nghị hoàn thiện về nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 159 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 176
KẾT LUẬN CHUNG 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 190 PHỤ LỤC 191 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 191
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM 239
Trang 294PHIẾU KHÁO SÁT THỰC TRẠNG VỀ NAM, NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM 239
Phụ lục Báo cáo kết quả khảo sát về thực trang nam, nữ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn tại Việt Nam 247 Phụ lục bản án liên quan đến đề tài luận án 255
Trang 2951
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là những hiện tượng xã hội phát sinh trong đời sống của con người, phản ánh những nhu cầu mang tính tự nhiên của con người Do gia đình là một thiết chế của xã hội nên việc thực hiện các quan hệ HN&GĐ như thế nào không chỉ liên quan đến quyền lợi của các cá nhân mà còn ảnh hưởng lớn đến lợi ích xã hội Chính vì vậy, việc thực hiện các quan hệ này luôn chịu sự điều chỉnh của đạo đức, phong tục, tập quán và pháp luật
Trên thực tế hiện nay, tình trạng “nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn” đang diễn ra ở nước ta ngày càng phổ biến và có xu
hướng phát triển phức tạp cả về số lượng cũng như về tính chất của quan hệ Bởi lẽ việc chung sống như vợ chồng hiện nay có nhiều biểu hiện đa dạng với những chủ thể không đơn thuần như trước đây chỉ là giữa nam và nữ, mà còn diễn ra giữa những người cùng giới tính, những người chuyển giới…Điều này không chỉ làm phát sinh những hệ lụy về mặt xã hội mà còn gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hậu quả tranh chấp về nhân thân và tài sản phát sinh giữa các bên Thực tế này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải xây dựng một cơ chế pháp lý rõ ràng để giải quyết những quan hệ phát sinh xung quanh việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Bên cạnh đó khung pháp lý cho việc chung sống như vợ chồng ở nước ta còn rất sơ sài, ít ỏi, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội Khi phát sinh những
Trang 2962 tranh chấp xảy ra, trong quá trình giải quyết thì vấn đề về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên đặc biệt là phụ nữ và trẻ em- những người yếu thế trong xã hội sẽ được đặt ra Tuy nhiên, vì pháp luật chưa đủ căn cứ pháp lý để giải quyết thấu đáo nên việc đảm bảo lợi ích cho họ sẽ trở nên khó khăn Từ đó, cần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Thứ hai: Liên quan xu hướng của việc chung sống như vợ chồng không đăng
ký kết hôn
Cần có cách nhìn nhận vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn rộng hơn không chỉ dưới góc độ hôn nhân thuần túy Nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thể chế xã hội đặt ra như: mục đích kinh tế, mục đích yêu thương xây dựng gia đình lâu dài, mục đích duy trì nòi giống thì Luật cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản và các giao dịch phát sinh ngay trong quá trình chung sống không phải chỉ khi họ có yêu cầu giải quyết
Nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ luôn tồn tại như một hiện tượng mang tính khách quan và tất yếu trong đời sống xã hội Chung sống như vợ chồng phản ánh mối quan hệ hai mặt Thứ nhất, đó là mối quan hệ nhằm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên giữa hai người, nhu cầu về tâm lý, sinh lý mong muốn được gần gũi nhau, chia sẻ cảm xúc quan hệ này mang tính quy luật sinh học Mối quan hệ này sẽ luôn tồn tại, là tất yếu khách quan trong mọi chế độ xã hội Thứ hai, việc chung sống như vợ chồng sẽ chịu sự chi phối bởi các điều kiện khác như phong tục tập quán, kinh tế, xã hội, đạo đức, văn hóa, lịch sử phát triển của mỗi nơi, mỗi nước khác nhau
Vì vậy, để xem xét về xu hướng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn trong những năm tới là sẽ tăng hay giảm thì phải dựa trên một số yếu tố cơ bản, có ảnh hưởng bao trùm nhất đến tình trạng chung sống này Đó là các yếu tố: yếu tố kinh tế- xã hội và yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán
- Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết, thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kinh tế, an ninh chính trị mà còn thúc đẩy xã hội phát triển tác động trực tiếp các mối quan hệ HN&GĐ cũng phát triển Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài gia tăng và cả trường hợp chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngoài cũng gia tăng Vấn đề cần đề cập tới đó là việc chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngoài không chỉ
Trang 2973 đơn giản là việc nam và nữ chung sống với nhau mà bao gồm cả trường hợp những người đồng tính, người chuyển giới là người nước ngoài chung sống với nhau hoặc chung sống với người Việt Nam tại Việt Nam
Thứ ba: Liên quan đến vấn đề pháp luật
Hiện nay, ở nước ta, các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đã có nhưng chưa toàn diện, chưa kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này
Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn tồn tại dưới nhiều dạng thức: chung sống như vợ chồng được pháp luật công nhận; chung sống như vợ chồng không vi phạm pháp luật; chung sống như vợ chồng trái pháp luật; chung sống như vợ chồng đối với người cùng giới tính, chuyển giới, chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngoài Vì vậy, để điều chỉnh các dạng thức này một cách phù hợp là một điều khó khăn trong kĩ thuật lập pháp ban hành văn bản pháp luật và thực hiện luật trên thực tế
Về quan hệ giữa cha, mẹ và con, Luật cần quy định rõ nguyên tắc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên chung sống như vợ chồng với con chung theo các quy định chung về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con Thực tế Luật mới quy định việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con khi họ có yêu cầu thì sẽ giải quyết như trường hợp quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con khi cha mẹ ly hôn Tuy nhiên, khi không còn chung sống với nhau thì họ dễ bị vi phạm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con mà chưa có căn cứ pháp lý cụ thể để xử lý
Về quan hệ tài sản và giao dịch, pháp luật chưa điều chỉnh các quyền của các bên chung sống như vợ chồng về thỏa thuận trong xác định tài sản, xác lập và thực hiện giao dịch Đây là quy định rất cần thiết bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt bảo vệ bên thứ ba khi tham gia giao dịch với mỗi bên nam, nữ hoặc cả hai bên Vì vậy, pháp luật nên có những quy định rõ thỏa thuận về tài sản giữa các bên chung sống như vợ chồng xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của con, của người thứ ba hoặc có mục đích trốn tránh nghĩa vụ thì bị tuyên vô hiệu
Từ những lý do trên NCS quyết định chọn đề tài “Nam, nữ chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về chung sống như vợ
Trang 2984 chồng không đăng ký kết hôn Qua đó, NCS có sự khái quát và đa chiều về chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Thứ nhất, xây dựng khái niệm và làm rõ đặc điểm của việc nam, nữ chung
sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Thứ hai, làm rõ các dạng thức chung sống như vợ chồng không đăng ký kết
hôn và hậu quả pháp lý tương ứng với các dạng thức Đồng thời, nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước trên thế giới theo hướng so sánh với các quy định pháp luật của Việt Nam, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
Thứ ba, cùng với việc nghiên cứu quy định của pháp luật, tác giả còn tìm hiểu
thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện pháp luật dân sự về chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa lý luận về chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn và các khái niệm có liên quan;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chung sống như vợ chồng đặc biệt qua dạng thức chung sống như vợ chồng không có giá trị pháp lý và chung sống như vợ chồng trái pháp luật
- Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về giải quyết các dạng thức chung sống như vợ chồng không đăng ký kết và thực trạng thực thi pháp luật
- Tham khảo kinh nghiệm một số nước về giải quyết trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
- Đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
- Bên cạnh đó tác giả có hướng tới những cá nhân với nhiều tiêu chí khác nhau để thu thập thông tin cho bản khảo sát của mình: Về độ tuổi, cơ bản từ độ tuổi 18 đến trên 35 tuổi; nghề nghiệp là tất cả nghề nghiệp có hoặc không liên quan đến pháp lý;