b Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiềungười biết đến;c Dấu hiệu chỉ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI THẢO LUẬN NHÓMĐỀ BÀI: Năm 2020, ông A (Nhật Bản) đã bảo hộ nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện” tạiNhật Bản và một số nước trên thế giới cho nhóm sản phẩm: thực phẩm và chất dinhdưỡng, chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người, chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam,nhưng đã có bán sản phẩm mang nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện” tại một số webonline và cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam Năm 2022, Ông B (Việt Nam) đãnộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Việt” cho cùng nhóm sản phẩm tại CụcSHTT Việt Nam, và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ÔngA muốn bảo hộ nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện tại Cục SHTT Việt Nam cần phảicung cấp các chứng cứ để phản đối giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho ông Btại Cục SHTT Việt Nam Hãy cho biết ông A căn cứ vào những quy định nào củaLuật SHTT Việt Nam và những chứng cứ gì để phản đối giấy chứng nhận nhãn hiệuđã cấp cho ông B?
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN: Ths Đỗ Thị Diện
NHÓM THỰC HIỆN: 02
Thừa Thiên Huế, năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1 Lê Thị Cẩm Ly Chương 2+ Thuyết trình
2 Nguyễn Thị Thanh Thảo Chương 2+ Chỉnh sửa hoàn thiện bài
3 Nguyễn Thị Thương Chương 2+ Tổng hợp Word
4 Trần Thị Mỹ Ngân Chương 2 + PowerPoint
5 Nguyễn Phạm Hàn Ni Chương 1 + Thuyết trình
6 Lê Quỳnh Trúc Nguyệt Chương 1
7 Lê Thị Minh Ngọc Chương 1
8 Đào Thị Hoài Nhi Chương 1
9 Phạm Thị Thu Thảo Chương 1
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 3
1.1 Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 3
1.2 Từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 6
1.3 Quy trình, thủ tục phản đối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 7
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 10
C.KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
1
Trang 4MỞ ĐẦU
Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ là khía cạnh quan trọng của luật sở hữu trí tuệ mà cònlà một bức tranh quan trọng trong công việc bảo vệ độc quyền và giá trị của các sảnphẩm và dịch vụ Đứng sau mỗi nhãn hiệu độc đặc và biểu tượng thương hiệu nổitiếng là một hệ thống phức tạp của quy định pháp lý và quy trình quản lý Bảo hộnhãn hiệu không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp lớn mà còn ảnh hưởng đến sự cạnhtranh, sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ trong xã hội Trong phần tiếp theo, chúng tasẽ cùng tìm hiểu tầm quan trọng của bảo vệ nhãn hiệu
2
Trang 52 Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hànghoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Khả năng phân biệt nhãn hiệu được quy định tại điều 74 luật này như sau:
1.Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặcmột số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổngthể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2Điều này.
2 Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệuthuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ khôngthông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộngrãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
3
Trang 6b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiềungười biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mangtính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năngphân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệuđó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặcđược đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tạiLuật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gâynhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tươngtự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trongtrường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệuđược nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngườikhác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặctương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đượchưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngườikhác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu
4
Trang 7đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứtvì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi lànổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự vớihàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụkhông tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năngphân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uytín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của ngườikhác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vềnguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sửdụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lýcủa hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịchnghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếudấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốcxuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp củangười khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngàynộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơnđăng ký nhãn hiệu.
5
Trang 81.2 Từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại Điều 117 Luật sở hữu trítuệ hiện hành thì:
1 Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý Bị từchối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện bảo hộ;
b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ Nhưng không phải làđơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất
c) Đơn thuộc trường hợp có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất Mà khôngđược sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn
2 Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợpkhông đáp ứng yêu cầu về hình thức
3 Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định trên thì Cơquan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ Trong đó phải nêu rõ lý do vàấn định thời hạn, Để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
b) Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ Nếu người nộp đơn không có ý kiếnphản đối Hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối
c) Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu côngnghiệp Nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối
6
Trang 94 Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ Đơn đăng ký sởhữu công nghiệp tương ứng được thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối.
1.3 Quy trình, thủ tục phản đối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Thời điểm thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ khoản 39 điều 1 luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, thủ tục phản đối đơn đăngký nhãn hiệu có thể được thực hiện kể từ ngày đăng ký được công bố trên Côngbáo sở hữu công nghiệp, cho đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.Theo quy định pháp luật, thời hạn này thường trong vòng 05 tháng kể từ ngày đơnđăng ký được công bố Tuy nhiên, khi làm thủ tục phản đối đơn, bên phản đối cầnthực hiện trong thời gian sớm nhất có thể để bảo vệ quyền lợi của mình
Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp đơn
Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Cục Sở hữu trí tuệ.Thành phần hồ sơ phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:Tờ khai phản đối (02 bản)
Công văn giải trình về phản đối cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Tài liệu, chứng cứ liên quan
Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp).Chứng từ nộp phí, lệ phí theo pháp luật quy định
Bước 2: Tiếp nhận ý kiến các bên.
Sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ gửithông báo về ý kiến đó cho bên bị phản đối và yêu cầu bên bị phản đối trả lời bằngvăn bản
7
Trang 10Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của bên bị phản đối, nếu cần thiết, Cục Sở hữutrí tuệ gửi thông báo về ý kiến phản hồi trên cho bên thứ ba và yêu cầu bên thứ batrả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.
Thời hạn dự kiến: 02-03 tháng
Bước 3: Xử lý ý kiến các bên.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và xử lý ý kiến của bên bị phản đối và bên thứ ba trêncơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn
Bước 4: Thông báo kết quả xét đơn phản đối.
Sau khi đã xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo giảiquyết phản đối nhãn hiệu là một trong ba văn bản sau:
Ra quyết định không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong trường hợpnhãn hiệu bị phản đối đã có đủ cơ sở để giải quyết
Thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, trong đó có nêu rõ lýdo; nếu ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở
Thông báo ý kiến phản đối tới bên bị phản đối và ấn định thời hạn để bên này trảlời bằng văn bản; nếu cần thêm ý kiến, tài liệu của các bên Sau khi nhận được ýkiến phản hồi, trong trường hợp cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bênphản đối để tiếp tục có ý kiến bổ sung
Các cơ sở phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu:
Bất kỳ đơn phản đối nào được nêu ra đều phải có căn cứ pháp lý cụ thể và được hỗtrợ bằng bằng chứng, tài liệu chứng minh lý do hoặc nguyên nhân mà bên phản đốicó ý kiến phản đối, chỉ khi đó các đơn phản đối mới được xem xét và chấp nhận
8
Trang 11Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về ba dạng căn cứ pháp lý chủ yếu, thườngđược áp dụng trong thực tế:
(1) Nhãn hiệu bị phản đối không thỏa mãn điều kiện: Điều này ám chỉ rằng nhãn
hiệu đang bị phản đối không đáp ứng các điều kiện quy định, ví dụ như không cókhả năng tự phân biệt (như mô tả, lừa dối hoặc trái đạo đức, trật tự công cộng) và viphạm các quy định tại Điều 73 và 74 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được điều chỉnhvà bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
2) Nhãn hiệu bị phản đối xung đột với các quyền sở hữu khác: Điều này ám chỉ
rằng nhãn hiệu bị phản đối có thể xung đột với các nhãn hiệu đã được đăng kýtrước đó (đơn đăng ký sớm hơn hoặc đã đăng ký trước) hoặc xung đột với cácquyền sở hữu trí tuệ khác như quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu nổitiếng, vi phạm các quy định tại điểm a khoản 3 điều 6, điểm g khoản 2 điều 74,điểm i khoản 2 điều 74 hoặc điểm e khoản 2 điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005
(3) Nhãn hiệu bị phản đối được nộp bởi người không có tư cách nộp đơn hoặc hành
vi nộp đơn không trung thực: Điều này đề cập đến trường hợp nhãn hiệu bị phảnđối được nộp bởi cá nhân không có quyền đăng ký hoặc vi phạm nguyên tắc trungthực trong việc đăng ký nhãn hiệu, vi phạm các quy định tại Điều 87 của Luật Sởhữu trí tuệ năm 2005
9
Trang 12CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Năm 2020, ông A (Nhật Bản) đã bảo hộ nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện” tại NhậtBản và một số nước trên thế giới cho nhóm sản phẩm: thực phẩm và chất dinhdưỡng, chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người, chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam,nhưng đã có bán sản phẩm mang nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện” tại một số webonline và cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam Năm 2022, Ông B (Việt Nam)đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Việt” cho cùng nhóm sản phẩm tạiCục SHTT Việt Nam, và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Ông A muốn bảo hộ nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện tại Cục SHTT Việt Nam cầnphải cung cấp các chứng cứ để phản đối giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu choông B tại Cục SHTT Việt Nam Hãy cho biết ông A căn cứ vào những quy địnhnào của Luật SHTT Việt Nam và những chứng cứ gì để phản đối giấy chứng nhậnnhãn hiệu đã cấp cho ông B
Những quy định pháp luật ông A sẽ căn cứ để phản đối giấy chứng nhận nhãnhiệu đã cấp cho ông B:
Căn cứ điều 72 luật sở hữu trí tuệ hiện hành nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ nếu cókhả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịchvụ của chủ thể khác
Căn cứ điểm g khoản 2 điều 74 luật sở hữu trí tuệ hiện hành nhãn hiệu không cókhả năng phân biệt khi có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá,dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trườnghợp đơn được hưởng quyền ưu tiên Trong trường hợp trên nhãn hiệu của ông B là
10
Trang 13‘Nhất Liệu Y Việt’ có dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu củaông A là ‘Nhất Liệu Y Viện’ Nhãn hiệu của ông A đã được bảo hộ tại Nhật Bản,một số nước trên thế giới và cũng đã được bán tại một số cửa hàng tại Việt Nam.Nên việc ông B đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ‘Nhất Liệu Y Viện’ sẽ gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu của ông A.
Đồng thời theo khoản 1 và điểm a khoản 3 điều 77 NĐ 65/2023/NĐ-CP thì nhãnhiệu của ông B tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhãn hiệu của ông Avề cấu tạo và cách trình bày Nhãn hiệu của ông B cũng tương tự về bản chất vớinhãn hiệu của ông A (cùng nhóm sản phẩm) Vì vậy, nhãn hiệu của ông B đã xâmphạm quyền đối với nhãn hiệu của ông A
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 117 luật sỡ hữu trí tuệ hiện hành, đơn đăng ký nhãnhiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêutrong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ Như đã phân tích ở trên thìđơn đăng ký nhãn hiệu của ông B không đáp ứng đủ điều kiện được bảo hộ, vì vậycó thể bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Theo quy định tại khoản 39 điều 1 luật sỡ hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì ông A cóquyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của ông B trong thờihạn 5 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố
Ông A muốn phản đối giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của ông B thì cầncung cấp những chứng cứ sau:
Một là, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Nhất Liệu Y Viện” của ông A tại Nhật
Bản và các nước đã đăng ký bảo hộ Căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 91 nghị định65/2023/NĐ-CP
11
Trang 14Hai là, bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp quy định tại điểm
b khoản 1 điều 91 nghị định 65/2023/NĐ-CP
Ba là, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm của ông B Căn cứ tại điểm b
khoản 1 điều 90 NĐ 65/2023/NĐ-CP
Bốn là, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu, phạm vi lãnh thổ
mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành, doanh số từ việc bán hànghoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra,lượng dịch vụ đã được cung cấp, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu…Nhãn hiệubị phản đối được nộp bởi người không có tư cách nộp đơn, tức là không có quyềnđăng ký hoặc hành vi nộp đơn mang tính chất không trung thực, cạnh tranh khônglành mạnh
C.KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc xem xét về quá trình bảo hộ nhãn hiệu, ta có thể thấy rằngvai trò của nhãn hiệu không chỉ giới hạn trong công việc bảo vệ quyền lợi củadoanh nghiệp mà còn cung cấp sự đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế toàn cầu.Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ là vấn đề của riêng một công ty hay quốc gia mà còn làtrách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế Cần kết hợp hợp lý và đảm bảo rằng hệthống bảo vệ nhãn hiệu ngày càng hiệu quả, công bằng và vững chắc
12