*Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong BLDS 2005 - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luậ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ
GiGIAO DỊCH DÂN SỰ
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3:-Đàm Văn Hiếu
-Đặng Thị Thu Hương-Hoàng Phương Hiền-Nguyễn Thái Bảo Hân-Ngô Nhất Huy
-Đỗ Thị Trà My-Nguyễn Triệu Thu Hằng-Đinh Lê Thu Huyền
Trang 3NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ
TRONG XÁC LẬP GIAO DỊCH
(Vấn đề 1)
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên *Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong BLDS 2005
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
-Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
*Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong BLDS 2015
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
+ Cả hai BLDS đều yêu cầu cần phải có năng lực hành vi dân sự nếu cần tham gia giao dịch dân sự Tuy nhiên BLDS 2015 yêu cầu rõ ràng hơn chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
+ Thay vì sử dụng khái niệm “Người tham gia” như trong BLDS 2005, BLDS 2015 đã dùng một khái niệm khác bao quát hơn là “Chủ thể” Chủ thể bao gồm một cá nhân hay một tổ chức tham gia vào một quan hệ pháp luật
Trang 4*Suy nghĩ của nhóm em về sự thay đổi trên: Việc thay đổi từ “Người tham
gia” thành “Chủ thể” khiến cho việc phân biệt thêm rõ ràng và dễ hiểu hơn Và không chỉ chủ thể khi giao dịch dân sự cần có năng lực hành vi dân sự màchủ thể khi có năng lực hành vi dân sự cũng cần phải phù hợp với giao dịch dân sự đã được xác lập Vậy theo BLDS 2015, người dân sẽ phải hiểu rõ ràngvề tính chất của cuộc giao dịch dân sự để có thể xem xét về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của mình để thực hiện
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
-Trong nhận định của Tòa án đã cho biết:
+ Giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổcư và tờ nhường đất thổ cư không tuân theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định tại điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và điều 117 của BLDS nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng.+ Ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở ViệtNam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà tại Việt Nam” “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ”
+Do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ
Trang 5quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của BLDS và căn cứ theo Điều 131 của BLDS thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
+Ông T và bà H đã không thỏa mãn những điều kiện của Luật đất đai 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 nên ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Câu 3: Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu?
Trong Quyết định của Tòa án đã nêu tuyên xử: “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?
Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là xác đáng Theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, khi chủ thể (trong Bản án trên là ông T và bà H) tham gia giao dịch dân sự (trong Bản án trên là Hợp đồng mua bán nhà đất) thì để giao dịch dân sự có hiệu lực, chủ thể trước tiên cần có năng lực pháp luật dânsự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Ông T và bà H không thuộc diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam nhưng lại xác lập giao dịch dân sự với bà Đ Vì vậy theo Điều 122 BLDS 2015, giao dịch dân sự này không đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117, Tòa án tuyên bố vô hiệu là xác đáng và đúng theo quy định pháp luật
GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN
THỨC(Vấn đề 2)
Trang 6Câu 1: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhậnthức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hànhvi dân sự
-Năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được.-Ngày 10/08/2010 Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội mấtnăng lực hành vi dân sự
Câu 2: Giao dịch của ông Hội ( với vợ là bà Hương) được xác lập trướchay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
-Giao dịch của ông Hội ( với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hộibị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
-Vì ngày 10/8/2010 Tòa án nhân dân tỉnh Tuy Hòa mới tuyên bố ông Hội bịmất năng lực hành vi dân sự Trong khi đó, giao dịch của vợ chồng ông Hội,bà Hương với vợ chồng ông Hùng, bà Trinh diễn ra vào ngày 8/2/2010 Nhưvậy, giao dịch diễn ra trước khi Tòa án tuyên bố ông Hội bị mất năng lựchành vi dân sự
Câu 3: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vôhiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?
-Theo Tòa án nhân dân tối cao, giao dịch của ông Hội bị vô hiệu mặc dù giaodịch đó ( cùng với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi Tòa án tuyên bốông bị mất năng lực hành vi dân sự Bởi vì, năm 2007 ông Hội đã nằm liệtmột chỗ và không nhận thức được nhưng giao dịch được xác lập vào năm2010 nên giao dịch đó Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu Theo điều 128BLDS năm 2015 quy định “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xáclập giao dịch vào đúng thời điểm không nhân thức và làm chủ được hành vicủa mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu”.-Như vậy giao dịch của ông Hội bị vô hiệu
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ôngHội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụviệc mà anh/ chị biết.
-Xét Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 Tòa án Nhân dân huyện VănChấn tỉnh Yên Bái
-Tóm tắt vụ việc: Ông Cường và bà Bính có diện tích đất 288m chuyển2
nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) là một phần trong tổng diệntích mà mẹ ông Cường để lại sau khi chết không có di chúc Thời điểm
Trang 7chuyển dịch quyền sử dụng đất trên là ngày 20/01/2004 Tòa án căn cứ quyđịnh của pháp luật về thừa kế để chia cho ông Cường được sử dụng 288m2
đất trên và đây được coi là tài sản riêng của ông Cường Ngày 10/08/2005anh Hưng là con trai của ông Cường với bà Chế (vợ cũ ông Cường) mới đăngký giám hộ cho ông Cường Theo đề nghị của anh Hưng, TAND huyện VănChấn đã ra Biên bản quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ôngCường Tại giám định pháp y tỉnh đã kết luận: “Ông Cường bị mắc bệnh‘loạn thần do sử dụng rượu’, thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004.Trên cơ sở giám định như trên, ông Cường được coi là người mất hoàn toànnăng lực hành vi dân sự từ trước 01/01/2004 thì bà Bính là vợ ông Cườngtrong mọi giao dịch dân sự phải tham gia với tư cách là người giám hộ để đạidiện cho ông Cường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường.Nhưng trên thực tế trong quá trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyềnsử dụng đất, bà Bính đã không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộcủa ông Cường, không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồngnhư một chủ thể sở hữu tài sản với chính con riêng của bà Bính là anh Thăng.Như vậy trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất, ông Cường không hề có người giám hộ và không có aiđăng ký việc giám hộ cho ông Cường theo quy định của Điều 58 và Điều 62BLDS 2005
-Hướng giải quyết của Tòa án: TAND huyện Văn Chấn cho rằng anh Thăngđã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường làngười mất năng lực hành vi dân sự, và bà Bính vẫn là người không có quyềnđịnh đoạt, xử lý tài sản là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà khôngcó sự tham gia của người đại diện cho ông Cường Vì vậy đã phát sinh mộthợp đồng với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định tại điều 133BLDS 2005 Vì vậy cần căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 137 BLDS2005 để hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người đại diện là anh Hưng
Câu 5: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dântối cao trong vụ việc trên ( liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)?Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.
-Thiết nghĩ, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trênlà hợp lý:
Trang 8-Việc chuyển nhượng phần đất này là giao dịch hợp đồng nên phải có sự thỏathuận giữa các bên, nhưng vì ông Hội trên thực tế đã không còn khả năngnhận thức trước khi thực hiện giao dịch Mặc dù giao dịch được xác lập vàothời điểm trước khi Tòa án tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự.Theo Điều 128 BLDS 2015: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đãxác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hànhvi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vôhiệu” Vì thế mà giao dịch do ông Hội và vợ thực hiện bị vô hiệu một phần(phần của ông Hội).
-Mảnh đất là tài sản chung của bà Hương và ông Hội, nên giả sử quyết địnhhủy toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng sẽ đồng thời bác bỏ luôn quyền sở hữucủa bà Hương đối với phần tài sản thuộc sở hữu của bà
-Mặt khác, theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày08/02/2010 giữa vợ chồng ông Hội, bà Hương với vợ chồng ông Hùng thìgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Hội, bà Hương chuyểnnhượng cho ông Hùng quyền sử dụng 120m với giá 300.000.000đ chứ không2
phải 163m với giá 580.000.000đ Quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp phúc2
thẩm chưa xác minh làm rõ phần diện tích 43,7 m đất (chưa được cấp giấy2
chứng nhận quyền sử dụng đất và không có trong hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất ngày 08/02/2010)
-Cho nên việc hủy bộ bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT ngày10/07/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số98/2011/DSPT ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuy Hòa chứkhông hủy toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập vào ngày08/02/2010 là đúng đắn
Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giaodịch đó có bị vô hiệu không? Vì sao?
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho thì vẫn bị vô hiệu bởi vì:-Theo điều 459 BLDS 2015 về tặng cho bất động sản quy định: “Tặng chobất động sản phải được lập văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phảiđăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo theo quy định củaluật.”, “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực từ thời điểm đăng ký”
Trang 9Đây là trường hợp tặng cho đất nên cần phải đăng ký quyền sở hữu theo quyđịnh của pháp luật Ở đây bên được tặng cho (ông Hùng, bà Trinh) đã cóchứng thực hợp đồng tặng cho nhưng chưa đăng ký sở hữu quyền sử dụng đấtnên hợp đồng tặng cho nhà đất chưa có hiệu lực.
-Bên tặng cho tài sản và bên được nhận tài sản đều có năng lực hành vi dânsự trên cơ sở pháp luật tỉnh ở thời điểm làm hợp đồng tặng cho ngày08/02/2010, ông Hội chỉ khi đến ngày 07/05/2010 mới bị Tòa án xem là mấthành vi năng lực dân sự Tuy nhiên, chị Ánh cho rằng tại thời điểm xác lậphợp đồng ông Hội đã rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ đượchành vi Theo Điều 128 BLDS 2015: “Người có năng lực hành vi dân sựnhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủđược hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dânsự đó là vô hiệu” “Đối với giao dịch này, muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố giaodịch dân sự vô hiệu thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đã cho rằng tạithời điểm xác lập giao dịch dân sự, người đó rơi vào trạng thái không nhậnthức, làm chủ được hành vi của mình Trên cơ sở yêu cầu và chúng cử củacác bên, Tòa án sẽ xem xét quyết định giao dịch dân sự có vô hiệu haykhông.” Nếu chị Ánh chứng minh được tại thời điểm xác lập hợp đồng, ôngHội do bị bệnh tai biến nằm liệt giường nên rơi vào trạng thái không nhậnthức được, việc xác lập giao dịch là trái với ý chỉ đích thực thì giao dịch tặngcho vô hiệu
VẤN ĐỀ 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI:
Trang 10- Điều 132 BLDS 2005: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa +Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
+Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó
- Điều 127 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép+Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó
-Câu 2: Đoạn của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối là:
Trích bản án số 521/2010/DS-GĐT:“ Việc anh Vinh và người có liên quan ( ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú - họ hàng của anh Vinh ) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên đã thoả thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi , giải toả, đền bù ( căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối Mặt khác, tại bản “ Thoả thuận hoán nhượng” không có chư kí của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh) Do vậy, giao dịch “Thoả thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết
-Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa là:
+Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ- Vì theo nguyên tắc áp dụng án lệ là khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, tên của án lệ, tính chất, tình tiết tương tự được nêu trong án lệ