Tính cấp thiết phải trùng tu di tích kiến trúc - Công tác trùng tu di tích chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA KIẾN TRÚC BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ KIẾN TRÚC
CHUYÊN ĐỀ
BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU
DI SẢN KIẾN TRÚC
GVHD: TS.KTS Trần Anh Tuấn SVTH: Võ Thị Ngọc Trâm
MSSV: 20510101435
TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Trang 21
MỤC LỤC
Câu 1: Những yêu cầu trong công tác trùng tu di tích 2 Câu 2: Quá trình lập dự án bảo quản và trùng tu di tích 2-3 Câu 3: Ví dụ cụ thể hiện đang được trùng tu 4-28
1 Giới thiệu chung 5 2 Liệt kê, đánh giá, phân tích di tích………8-10 3 Hồ sơ bản vẽ, hình ảnh 3D khảo sát hiện trạng điện Thái Hòa………11-12 4 Quá trình trùng tu điện Thái Hòa trong lịch sử……….13 5 Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng điện Thái Hòa………14-19 6 Phương án bảo tồn điện Thái Hòa……… 20-28
Kết luận 29
Trang 32
Câu 1: Những yêu cầu trong công tác trùng tu di tích kiến trúc
Có 6 yêu cầu trong công tác trùng tu Di tích Kiến trúc:
1 Tính cấp thiết phải trùng tu di tích kiến trúc
- Công tác trùng tu di tích chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết
(di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên và con người) và phải được lập thành dự án
- Tu sửa cấp thiết di tích được áp dụng cho trường hợp di tích cần được
sửa chữa nhằm chống đỡ, gia cố, gia cường các bộ phận để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trươc khi tiến hành công tác trùng tu 2 Tính nguyên gốc, chân xác và toàn vẹn của di tích kiến trúc
- Vật liệu: tôn trọng các vật liệu lịch sử, phân biệt vật liệu mới và vật liệu
- Môi trường: bảo tồn di tích trong khung cảnh nguyên gốc, gìn giữ mối
quan hệ giữa di tích với môi trường xung quanh 3 Tính ưu tiên trong các công tác trùng tu di tích kiến trúc
Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác
4 Kỹ thuật và vật liệu trùng tu di tích kiến trúc Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích
5 Trùng tu bộ phận, cấu kiện lẻ trong di tích kiến trúc Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc
6 Tính an toàn và bền vững của di tích kiến trúc Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình trong suốt quá trình thực hiện trùng tu di tích và độ bền vững nhất định của di tích sau khi trùng tu di tích
Câu 2: Quá trình lập dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc - Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tiên, bản dự án trùng tu đã phải mang tính chất
cụ thể, đầy đủ (với mức độ chi tiết hóa các chủ đề tương ứng ở từng giai đoạn
khác nhau
- Dự án trùng tu phải sử dụng những ý kiến đóng rõ ràng và có sức thuyết phục
của các chuyên gia, vận dụng những cơ sở khảo sát và nghiên cứu bước đầu ở
Trang 43
di tích mà đề suất ra phương pháp đảm bảo sự ổn định và trạng thái bảo quản kỹ thuật của đối tượng đó, và trình bày những kiến giải của mình về khả năng
thích ứng của ngôi nhà đối với biện pháp sử dụng trong tương lai
- Các nội dung đề cập trong dự án bảo quản và trùng tu di tích (theo Quy chế
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003)
1 Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
a Báo cáo về nội dung lịch sử di tích: lịch sử nhân vật, sự kiện liên quan đến di
tích; lịch sử quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
b Báo cáo về khảo cổ học của di tích: trích dẫn tài liệu khảo cổ trước đây của
di tích (nếu có); đánh giá dự báo mức độ nghiên cứu khảo cổ học đối với di tích; kiến nghị về công tác khảo cổ
c Báo cáo về kết cấu và nền móng công trình của di tích d Báo cáo về mỹ thuật của di tích: tài liệu viết, ảnh mô tả về giá trị lịch sử mỹ
thuật của di tích; đánh giá các trang trí mỹ thuật; đánh giá giá trị các thành phần được trang trí (màu sắc, thể loại, trang trí, chất liệu, niên đại); báo cáo tình trạng, chất lượng các trang trí mỹ thuật
e Báo cáo vật liệu của di tích: số liệu các loại vật liệu (chủng loại, chất liệu,
kích thước, màu sắc, thành phần, niên đại,…); đánh giá tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư hỏng các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích qua các thời kỳ, giai đoạn xây dựng
2 Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích a Tài liệu viết về di tích; mô tả hiện trạng tổng thể từng công trình; đánh giá
nguyên nhân hư hại từng công trình; số liệu cơ bản về hiện trạng của di tích
b Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích: mặt bằng vị trí; mặt bằng tổng thể; mặt bằng các hạng mục di tích; mặt đứng các hạng mục di tích, mặt cắt các hạng mục di tích; hiện trạng các bộ phận của các hạng mục di tích; thuyết minh hồ sơ bản vẽ
c Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích 3 Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án) 4 Bản dập các chi tiết quan trọng
5 Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích a Thuyết minh các phương án
b Bản vẽ kiến trúc phương án 6 Phân tích, xác minh hạng mục đầu tư
a Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư b Lựa chọn phương án phù hợp
Trang 54
7 Kết luận và kiến nghị a Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ b Kiến nghị về phương án
c Kiến nghị chung 8 Tư liệu tham khảo
Toàn bộ các tư liệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dập và những tư liệu khác có liên quan đến di tích đã được nêu trong dự án sẽ được coi là tư liệu dẫn chứng có giá trị
Câu 3: Ví dụ cụ thể hiện đang được trùng tu
Trang 6Vị trí công trình
Điện Thái Hòa nằm trong Đại Nội.Địa chỉ: Hai Mươi Ba Tháng Tám, Phú Hậu,Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện Thái Hòa
1 GIỚI THIỆU CHUNG
Khí hậu của khu vực
- Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đếnnội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miềnNam nước ta
- Độ ẩm: Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế có độ ẩm cao, với độ ẩm trung bìnhhàng năm khoảng 80% đến 90% Độ ẩm cao cũng là một trong những đặc điểm củakhí hậu Thừa Thiên Huế, làm cho cảm giác nóng bức, ẩm ướt và khó chịu trongnhững ngày nắng nóng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng vàđộng vật sống sinh sống, phát triển
- Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độtrung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khônóng, nhiệt độ cao
Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh
- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từBắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũlụt, xói lở
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.Do ảnh hưởng của biển Đông, đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế thường xuyên gặp
các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt và khô hạn > Gây ảnh hưởng, hư
hại đến các công trình kiến trúc, đặc biệt là những công trình lâu năm.
Độ ẩm cao cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên công trình
Trang 72 LIỆT KÊ, ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH DI TÍCH - Chức năng:
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn Điện, cùng với sânchầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như:lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổiđại triều được tổ chức 2 lần vào mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng Vào những dịpnày, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàngthân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến Các quan khác cómặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhấtphẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải Tất cả các vịtrí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu
- Sơ lược quá trình xây dựng và trùng tu:
Năm 1805: Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm 1805
và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm
Năm 1833: vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại
Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam, làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn
Năm 1923: dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh tiết
của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hòa đãđược “đại gia trùng kiến”
Quá trình xây dựng và trùng tu Điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kỳ chính; mỗithời kỳ đều có những thay đổi lớn, cải tiến về kiến trúc và trang trí:
Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chữa nhỏ khác dướithời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (vào năm 1960, 1970,1981 và 1992) điện Thái Hòa đã ít nhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảmđi một phần Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó thì vẫn còn được bảo lưu, nhất làphần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật
Sơ đồ vị trí Điện Thái Hòa trong ở Hoàng Thành – Huế
Trang 8Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái,ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái Hainhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là máivỏ cua.
Cấu trúc chính của công trình
Có hai mái (trước và sau) thường sử dụng với chức năng của cung điện, miếuđiện hay tẩm điện và đóng vai trò là kiến trúc chủ (chính) trong một quần thể tổhợp các công trình kiến trúc Kết cấu chủ đạo là hệ khung gỗ gồm hai ngôi điệnhợp thành thường gọi là Tiền điện & Chính điện, bộ vì từ 8 đến 10 hàng cột, hệmái được chia làm hai tầng gồm 12 mái Mái lợp ngói lưu ly Trên nóc mái trangtrí các mô tip như “Lưỡng long tranh châu”, “Lưỡng long chầu nguyệt”,… Đây làthể loại kiến trúc có thứ bậc cao nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình Nguyễnhiện còn
Trang 9Sân chầu còn được gọi là Bái đìnhhay Long trì (sân rồng), là sân phíatrước Điện Thái Hòa, nơi các quanđại thần đứng sắp hàng theo phẩmtrật quay mặt vào Điện Thái Hòalàm lễ đại triều Ở trong Điện TháiHòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng,các Hoàng thân và 4 vị đại thần caonhất (tứ trụ) đứng chầu.
Ảnh mặt trước điện Thái Hòa được chụp khoảng năm 1991.(Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế)
Toàn cảnh mặt sau điện Thái Hòa năm 1993, cho thấy vẫn giữ lại phần mái lợp ngói liệt
(Nguồn: Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế)
Trang 10Vật liệu:
Gỗ, bên cạnh vàng, chính là biểu tượng cho sự xa hoa và quý tộc trong thờiphong kiến xưa Vì thế khi cho xây dựng cung điện Thái Hòa, nhà vua cũng đãcho xây dựng hệ thống sườn nhà tại đây chủ yếu bằng gỗ lim quý hiếm, có độbền cao với thời gian
Các hàng cột gồm 80 cái đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh.
Phần chính giữa điện là ngai vàng được thếp vàng rất lộng lẫy.
Ngai vàng - biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua.Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm Phía trên ngai vàng có bửu tán bằng gỗthếp vàng và trang trí pháp lam lộng lẫy
Bên dưới là bệ ngai vàng với ba tầng bệ bằng gỗ sơn son thép vàng Tất cả đềuđược làm bằng gỗ với nhiều hình con rồng mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầumay mắn
Trang 11Giữa hai tầng mái trên có dải cổ diêm chạy quanh các mặt của điện và các ôhộc phân cách được trang trí bằng hình vẽ và các câu thơ văn độc đáo.Đứng trên sân Đại triều nhìn vào hoặc từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra thìchúng ta đều quan sát được mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồngđược khảm bằng sành sứ với những tư thế đứng ngồi khác nhau như: lưỡnglong chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quayđầu lại), rồng ngang v.v…
Trang trí:
Nói đến phần trang trí cũng góp phần tạo lên nét đẹp kiến trúc của cungđiện 1 điểm đặc biệt mà cần chú ý đến là số 5 và số 9 Đây là 2 con số khốngnhững xuất hiện trong trang trí nội ngoại thất của cung điện mà nó còn xuấthiện trên những bậc thềm dẫn lên điện
Từ Đại Cung Môn của Tử Cấm Thánhđến điện Thái Hòa, nhà vua sẽ phảibước lên 1 hệ thống những bậc thềm ởtầng nền dưới với 9 cấp và ở tầng nêntrên là 5 cấp Trước mặt điện số bậccấp để bước lên Đệ nhị Bái Đình và Đệnhất Bái đình cộng lại thành 9 Tiếp đó,hệ thống bậc thềm ở nền điện cũngthuộc 5 cấp
Chi tiết trang trí hình rồng.
Hình rồng được thể hiện trên nhiều vị trí bằng nhiều chất liệu, với nhiều tưthế, hình dáng, nhiều góc độ Rồng cũng được cách điệu trên những con sơngỗ của hệ kết cấu đỡ mái hiên Các chi tiết trang trí rồng ở trên mái có tínhnghệ thuật rất cao, thể hiện tài năng của những nhà thiết kế và nghệ nhân
Trang 12MẶT BẰNG ĐIỆN THÁI HÒA
MẶT CẮT DỌC ĐIỆN THÁI HÒA3 HỒ SƠ BẢN VẼ, HÌNH ẢNH 3D KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐIỆN THÁI HÒA
Trang 13HÌNH ẢNH 3D ĐIỆN THÁI HÒA
Trang 141868
1878-1879
1889-1907
Năm Minh Mệnh 14, nhà vua cho xây dựng cửa Đại Cung, cửa Ngọ Môn vàdời điện Thái Hòa về phía Nam với quy mô đồ sộ và rộng lớn hơn
Năm Thiệu Trị thứ 6, thay vỏ bọc cho long kỷ.Năm Tự Đức 21, dùng đồng đỏ để đúc chiếc bầu trên nóc điện Thái Hòa.Năm Tự Đức 31, các gỗ ván, rui mè, kèo cột ở điện Thái Hòa bị hỏng, rơi rụng,sơn son thiếp vàng phai màu nên đã cho đại trùng tu nhưng xin để đến thánggiêng năm Tự Đức 32 bắt đầu làm
Tháng 3, Bộ Công lĩnh nhận 71670 viên ngói quán dược, 72500 viên ngói thổbản; tháng 4, lại xin cung cấp hơn 30 vạn viên ngói thổ bản; tháng 7, nhận16000 lá vàng để trang sức tôn điện, sau đó xin thêm 4500 lá vàng Lần sửachữa này huy động đến 3 viên quản vệ, 12 viên suất đội, 600 biền binh Tháng8, nhà vua lại cho sửa chữa nóc chính, nóc trước điện Thái Hòa hợp nhất làmmột tòa Đổng lí công sở điện Thái Hòa Nguyễn Thịnh lĩnh nhận số vật liệugồm: 1672 cây, hộp, tấm, kiện gỗ; 450 lá đồng tây nặng 3296 cân 2 lạng; cáchạng đinh sắt là 39250 kiện (nặng 7453 cân), đá vôi 300000 cân v.v…
Đến triều vua Thành Thái (1889-1907), điện Thái Hòa được lợp lại ngói, sửahình rồng chầu ngọc trên nóc, trang sức lại hình nghê vàng, tu bổ mái đình.Năm Duy Tân 8, sơn son thiếp vàng các cột đại trụ
Năm Khải Định 7, điện Thái Hòa tiếp tục được trùng tu, kinh phí hết đến 6 vạnđồng
4 QUÁ TRÌNH TRÙNG TU ĐIỆN THÁI HÒA TRONG LỊCH SỬ
Tuy điện Thái Hòa đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng vẫn giữ được không gian kiến trúcban đầu Đồng thời, vai trò, chức năng của điện vẫn luôn được giữ nguyên trong suốt thờikì vương triều Nguyễn tồn tại
Trang 155 ẢNH CHỤP VÀ GHI HÌNH HIỆN TRẠNG ĐIỆN THÁI HÒA (THỜI ĐIỂM LẬP DỰ ÁN)
Điện Thái Hòa nhìn từ sau tới trước thẳng hướng ra Kỳ đài
Điện Thái Hòa chụp từ trên cao nhìn từ mặt trước trong một sự kiện tái hiện lại nghi lễ của triều Nguyễn
Trang 16Trải qua hơn 200 năm tồn tại, trước các tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệtmiền Trung, mặc dù nhiều lần tu bổ, trùng tu dưới các triều vua Nguyễn nhưng đến nay,điện Thái Hòa bị xuống cấp nghiêm trọng.
Do di tích xuống cấp nghiêm trọng nên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phải sử dụngnhiều thanh sắt chống ở các cột trụ ngay trước hiên điện
Bên trong ngôi điện là hệ thống 80 chiếc cột bằng gỗ lim được sơn son thếp vàng, trang tríhoa văn rồng mây cùng môtip “nhất thi nhất họa” với hàng trăm bài thơ chữ Hán trên cácô hộc ở phần liên ba Tuy nhiên cột trụ bên trong ngôi điện bị mối mọt nghiêm trọng, phảihạ xuống để đảm bảo an toàn
Hiện trạng
Công trình xuống cấp nên được gia công, chống đỡ