1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC BẾN NINH KIỀU, CẦN THƠ

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Phần 1: Cho biết quan điểm của bản thân về 2 nhận định sau: Bản chất của bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội không phải là sự xung đột mà là do nhận thức và thiếu sự phối hợp để giải quyết hài hòa. Đóng góp của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản đô thị là điều vô cùng cần thiết, không chỉ góp phần cho dự án được triển khai nhanh chóng, hiệu quả mà còn giúp tìm ra được những giá trị phi vật thể gắn liền với không gian di sản đó. Qua việc phân tích 1 hoặc 2 ví dụ bảo tồn điển hình trong và ngoài nước để làm rõ quan điểm bản thân về các nhận định trên. I. 2 NHẬN ĐỊNH: Trước hết, em hoàn toàn đồng ý với 2 quan điểm trên. Với nhận định thứ nhất, theo quan điểm bản thân em, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội không nên được coi là hai khía cạnh đối lập, mà thực tế chúng có thể hoạt động cùng nhau để tạo ra sự phát triển bền vững: • Về nhận thức, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội yêu cầu một nhận thức sâu sắc về giá trị của di sản và vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì danh tính, lịch sử và mang lại lợi ích cho cộng đồng. • Để đạt được mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa trong khi phát triển kinh tế xã hội, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, người dân và doanh nghiệp. • Mục tiêu cuối cùng của bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội là tạo ra sự hài hòa giữa việc bảo tồn di sản và thúc đẩy sự phát triển. Điều này yêu cầu các biện pháp quản lý thông minh để đảm bảo rằng việc bảo tồn không chỉ là việc đóng kín di sản, mà còn mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng. Nhưng để đạt được sự cân bằng này, chúng ta cần nhận thức chính xác về giá trị của di sản và sự phối hợp hiệu quả để đạt được sự hài hòa giữa các yếu tố này. Cho ví dụ điển hình là công viên quốc gia Yellowstone ở Hoa Kỳ. Công viên này được coi là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1978. Tuy công viên Yellowstone có giá trị văn hoá và thiên nhiên lớn, nhưng việc duy trì cân bằng giữa việc bảo tồn di sản và phát triển kinh tếxã hội đã gặp khó khăn trước đây. Trước khi công viên Yellowstone được thành lập, các hoạt động khai thác tài nguyên như săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ đã gây ra sự suy thoái môi trường.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC • GVHD: NGUYỄN HOÀNG NAM • SVTH: TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC • MSSV: 199934 • LỚP: DH19KTR01 Cần Thơ, ngày 29 tháng 09 năm 2023 MỤC LỤC I 2 NHẬN ĐỊNH: .1 II GIẢI PHÁP BẢO TỒN BẾN NINH KIỀU 4 I BƯỚC 1: Chuẩn bị dự án, khảo sát tổng quát, các định các cơ sở 4 1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bến Ninh Kiều: 4 2 Các cơ sở khoa học để xác định giá trị: 5 3 Xác định giá trị kiến trúc – cảnh quan đô thị tại khu vực bến Ninh Kiều: 5 II BƯỚC 2: Lập dự án, khảo sát toàn diện, đề xuất phương án bảo tồn 7 1 Những ảnh hưởng tới bảo tồn đối tượng: 7 2 Tầm nhìn mang tính tổng thể khi hoàn thành: 8 3 Đề xuất định hướng cơ bản cho các phương án bảo tồn cụ thể: 8 4 Thu thập ý kiến chuyên gia và cộng đồng: 8 5 Khảo sát hiện trạng một số di sản trong khu vực: 9 III BƯỚC 3: Thực thi triển khai dự án và khảo sát bổ sung quá trình triển khai tu bổ ( sau khi phương án tu bổ đã được duyệt) 11 IV BƯỚC 4: Tổng kết công tác tu bổ, khảo sát so sánh và đề xuất giải pháp bảo tồn trong tương lai 12 1 Tổng kết quá trình tu bổ và bài học kinh nghiệm: 12 2 Đề xuất giải pháp tu bổ và hướng phát triển trong tương lai: 13 3 Tổ chức hội thảo trong giới chuyên môn 13 4 Biên tập để trở thành ấn phẩm và phát hành rộng rãi trong cả nước 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC Phần 1: Cho biết quan điểm của bản thân về 2 nhận định sau: - Bản chất của bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội không phải là sự xung đột mà là do nhận thức và thiếu sự phối hợp để giải quyết hài hòa - Đóng góp của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản đô thị là điều vô cùng cần thiết, không chỉ góp phần cho dự án được triển khai nhanh chóng, hiệu quả mà còn giúp tìm ra được những giá trị phi vật thể gắn liền với không gian di sản đó Qua việc phân tích 1 hoặc 2 ví dụ bảo tồn điển hình trong và ngoài nước để làm rõ quan điểm bản thân về các nhận định trên I 2 NHẬN ĐỊNH: Trước hết, em hoàn toàn đồng ý với 2 quan điểm trên - Với nhận định thứ nhất, theo quan điểm bản thân em, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội không nên được coi là hai khía cạnh đối lập, mà thực tế chúng có thể hoạt động cùng nhau để tạo ra sự phát triển bền vững: • Về nhận thức, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội yêu cầu một nhận thức sâu sắc về giá trị của di sản và vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì danh tính, lịch sử và mang lại lợi ích cho cộng đồng • Để đạt được mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa trong khi phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, người dân và doanh nghiệp • Mục tiêu cuối cùng của bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội là tạo ra sự hài hòa giữa việc bảo tồn di sản và thúc đẩy sự phát triển Điều này yêu cầu các biện pháp quản lý thông minh để đảm bảo rằng việc bảo tồn không chỉ là việc "đóng kín" di sản, mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng Nhưng để đạt được sự cân bằng này, chúng ta cần nhận thức chính xác về giá trị của di sản và sự phối hợp hiệu quả để đạt được sự hài hòa giữa các yếu tố này Cho ví dụ điển hình là công viên quốc gia Yellowstone ở Hoa Kỳ Công viên này được coi là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1978 Tuy công viên Yellowstone có giá trị văn hoá và thiên nhiên lớn, nhưng việc duy trì cân bằng giữa việc bảo tồn di sản và phát triển kinh tế-xã hội đã gặp khó khăn trước đây Trước khi công viên Yellowstone được thành lập, các hoạt động khai thác tài nguyên như săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ đã gây ra sự suy thoái môi trường TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 1 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC Tuy nhiên, sau khi công viên được thành lập, việc áp dụng các biện pháp bảo tồn đã giúp phục hồi môi trường và duy trì sự đa dạng sinh học Tuy nhiên, việc bảo tồn di sản không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ môi trường và các loài động - thực vật Nó cũng liên quan đến việc tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng Công viên Yellowstone đã thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm, mang lại nguồn thu từ du lịch và tạo ra việc làm cho người dân trong khu vực Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng Các biện pháp như quản lý thông minh của du khách, giáo dục về bảo tồn môi trường và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có tính bền vững có thể được áp dụng để tạo ra sự cân bằng Vì vậy, điểm quan trọng là nhận thức và sự phối hợp giữa các bên liên quan để đạt được sự hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội Ảnh 1: Công tác bảo tồn công viên Yellowstone ở Khoa Kỳ đã mang lại hiệu quả cao - Với nhận định thứ hai, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản đô thị vì họ là những người định cư và sinh hoạt trong khu vực bảo tồn Các đóng góp của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng: • Thứ nhất, sự tham gia của cộng đồng giúp xác định và bảo vệ những giá trị phi vật thể của di sản bao gồm: các phong tục, tập quán, câu chuyện, truyền thống, và mối quan hệ xã hội Cộng đồng có thể cung cấp thông tin về những giá trị này và đóng góp vào việc tạo ra các biện pháp bảo tồn phù hợp • Thứ hai, cộng đồng giúp xây dựng sự nhận thức và sự chấp nhận của người dân đối với di sản đô thị qua việc tương tác, giáo dục và tham gia vào các hoạt động bảo tồn, cộng đồng có thể tạo ra một tầng lớp nhân viên chính trị mạnh mẽ để bảo vệ và phát triển di sản đô thị • Cuối cùng, cộng đóng góp phần tạo ra một môi trường tích cực và hỗ trợ cho dự án bảo tồn Sự hiểu biết và ủng hộ từ phía cộng đồng có thể giúp giải quyết các vấn đề phức tạp, vượt qua khó khăn và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho việc bảo tồn di sản đô thị Một ví dụ minh họa cho điều này là việc bảo tồn Phố cổ Hội An ở Việt Nam Đây là một trong những khu phố cổ được bảo tồn tốt nhất ở Đông Nam Á TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 2 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC và đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới Công ty TNHH MTV Di sản Hội An đã thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp để thu thập ý kiến và ý kiến của cộng đồng địa phương Ảnh 2: Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999 Cộng đồng người dân Hội An đã có sự đóng góp to lớn vào việc bảo tồn và phát triển Phố cổ Họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng, tu sửa, và duy trì kiến trúc truyền thống của khu vực này Bằng việc chăm sóc và bảo vệ các công trình kiến trúc lịch sử, người dân Hội An không chỉ giữ gìn nét đẹp của thành phố mà còn duy trì được những giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng Ngoài ra, cộng đồng còn tham gia vào việc quản lý du lịch và giáo dục về di sản Họ tổ chức các hoạt động như hướng dẫn du lịch, trình diễn nghệ thuật truyền thống và các sự kiện văn hóa để tăng cường nhận thức của người dân và khách du lịch về giá trị của Phố cổ Hội An Nhờ có sự đóng góp tích cực từ phía cộng đồng, việc bảo tồn Phố cổ Hội An đã thành công Không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng, khu phố này đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng của Việt Nam Điều này chứng tỏ rằng sự tham gia của cộng đồng không chỉ mang lại hiệu quả cho dự án bảo tồn mà còn tạo ra những giá trị phi vật thể không thể thiếu trong không gian di sản TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 3 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC Phần 2: Thực hiện giải pháp bảo tồn 4 bước cho trường hợp sau đây: Khu vực bến Ninh Kiều lịch sử thuộc thành phố Cần Thơ, đoạn từ nhà lồng chợ cổ cho đến cầu đi bộ Cần Thơ _ II.GIẢI PHÁP BẢO TỒN BẾN NINH KIỀU I BƯỚC 1: Chuẩn bị dự án, khảo sát tổng quát, các định các cơ sở 1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bến Ninh Kiều: - Năm 1876, Pháp đánh chiếm Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) , tại đây được chọn làm cứ điểm quân sự với tên gọi Sở giám binh và pháo đài, theo tài liệu của chính quyền Pháp (1899) có mô tả như sau: “…Pháo đài này được xây dựng mới bằng gạch, có lổ châu mai; cửa sổ bịt bằng lưới sắt Tòa nhà có một tầng dưới, một tầng trên Trên có mái ngói bằng, chỉ che phân nữa của tòa nhà Sân thượng ở xung quanh, với vị trí cao của nó cho phép nhìn xa trêncánh đồng và các sông lớn…” - Ngoài là một căn cứ quân sự, bến Ninh Kiều còn là khu vực giao thương sầm uất, tấp nập thuyền bè qua lại, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông ( bến Hàng Dương) Nơi đây được người Pháp chỉnh trang,xây dựng và mở rộng Bến nước này được người Pháp đặt tên là Quai de Commerce (tiếng Việt là: bến thương mại) Ngoài ra, còn được gọi là bến Lê Lợi vì con đường dọc bờ sông trước đây gọi là đường Lê Lợi (nay là đường Hai Bà Trưng) - Năm 1957, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (thời Đệ Nhất Cộng Hòa), ông Đỗ Văn Chước – Tỉnh trưởng Phong Dinh (tên gọi khác của Cần Thơ) Ông trình lên Ngô Đình Diệm đặt tên công viên và bến là Ninh Kiều dựa vào một sự kiện trong lịch sử Việt Nam và lấy tên một địa danh lịch sử chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy - Ngày 04/08/1958, Bộ trưởng Nội vụ thời Đệ Nhất Cộng Hoà là ông Lâm Lễ Trinh từ Sài Gòn xuống Cần Thơ dự lễ cắt băng khánh thành, đọc Nghị định đặt tên công viên và bến Ninh Kiều Ảnh 3,4: Ảnh chụp Bến Ninh Kiều năm 1967 và hiện nay có sự thay đổi rõ rệt TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 4 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC - Ngày 02/09/1997, việc nâng cấp công viên nối ra mặt sông được hoàn thành (với bờ kè dài 260m, nâng diện tích công viên lên tới 7665m2) - Ngày 30/04/2009, UBND khởi công trùng tu và nâng cấp tượng Bác (tượng cũ đã được dựng năm 1976 trước đây) tại bến Ninh Kiều Tượng bằng đồng cao 7,2m, phần chân đế cao 3,6m, nặng khoảng 12 tấn (tác giả là Đinh Quang An) Ngày nay, bến Ninh kiều trở thành địa điểm du lịch, văn hóa nổi tiếng tại thành phố Cần Thơ Con đường Hai Bà Trưng được quy hoạch trở thành phố đi bộ và chợ đêm đầu tiên của Thành phố Cần Thơ 2 Các cơ sở khoa học để xác định giá trị: a Cơ sở về hiện trạng: Việc nghiên cứu các yếu tố tự nhiên như : vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, khí hậu và mối quan hệ văn hóa – xã hội – tín ngưỡng góp phần hình thành không gian kiến trúc đô thị của khu vực thành phố Cần Thơ nói chung và bến Ninh Kiều nói riêng b Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về bảo tồn phát huy di sản kiến trúc: Hiến chương Venice (năm 1964), Hiến chương Burra (Australia, năm 1079), Văn kiện Nara (năm 1994), Hiến chương Washington (năm 1987) c Cơ sở pháp lí: Luật di sản văn hóa Việt Nam, Luật kiến trúc Việt Nam, Cơ sở về quy hoạch khu vực thành phố Cần Thơ 3 Xác định giá trị kiến trúc – cảnh quan đô thị tại khu vực bến Ninh Kiều: a Giá trị về chức năng: Trải dài theo bến Ninh Kiều, ta thấy sự đa dạng về các loại hình kiến trúc như : nhà ở ( khu nhà phố đường Hai Bà Trưng…), hành chính ( Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ủy ban phường,…),thương mại (Chợ cổ Cần Thơ) và tôn giáo (Quảng Triệu hội quán hay còn gọi là chùa Ông) Các loại hình kiến trúc trên tại khu vực đã thể hiện sự thay đổi Ảnh 5: Quảng Triệu Hội quán (chùa Ông) được công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 1993 Ảnh 6: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 5 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC nhiều mặt về chính trị - xã hội Ngoài ra, các công trình phục vụ cho quân sự nay đã trở thành các công trình thương mại, dịch vụ - du lịch Ảnh 7: dãy nhà phố đường Hai Bà Trưng mang đặc trưng kiến trúc người Hoa tại Việt Nam Ảnh 8: Nhà lồng Chợ cổ Cần Thơ hàng trăm năm tuổi b Giá trị về niên đại và giá trị văn hóa – lịch sử: Giá trị được phản ánh thông qua sự hình thành và phát triển đô thị tại khu vực bến Ninh Kiều và Thành phố Cần Thơ Từ các công trình mang đậm dấu ấn Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, các công đặc trưng của người Hoa như Chùa Ông gần 130 năm tuổi ( được công nhận là di tích cấp Quốc gia từ năm 1993) Sau năm 1954, sự xuất hiện của các công trình hiện đại dần đánh dấu sự chuyển biến qua các thời kì lịch sử khác nhau (nổi bậc là tượng Bác năm 1976) c Giá trị về nghệ thuật: Tiêu biểu với các phong cách đặc trưng: kiến trúc dân gian đô thị, kiến trúc phương Tây, kiến trúc người Hoa … d Giá trị về kỹ thuật xây dựng: Giá trị này phản ánh về sự tiếp thu, thay đổi về mặt công nghệ, vật liệu và kỹ thuật trong quá trình hình thành và phát triển Đầu tiên là sử dụng các cấu trúc gạch và gỗ có quy mô một tầng hoặc gác, đến thời Pháp thuộc thì chuyển đổi thành các công trình hai tầng có tường gạch chịu lực, sàn bê tông Hiện nay, các công trình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ bằng việc xây dựng các công trình thương mại dịch vụ cao tầng e Giá trị sử dụng: Nhiều công trình trong khu vực vẫn còn giữ nguyên giá trị sử dụng vốn có như: Chùa Ông, chợ cổ Cần Thơ,…Với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các công trình vẫn tồn tại song song bằng sự thích nghi và linh hoạt, một số có sự chuyển đổi chức năng mới để phụ hợp và đa dạng hơn f Giá trị cảnh quan: TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 6 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC - Sự kết hợp giữa các không gian cảnh quan tự nhiên và nhân tạo như: không gian sông nước, bến tàu, quảng trường, công viên tạo nên một tổ hợp không gian hoàn chỉnh với đa dạng chức năng - Sự đa dạng về hình ảnh đô thị được thể hiện qua không gian đường phố, nơi đây phản anh sự năng động và sức sống của khu vực Qua nhiều quá trình sửa đổi, nâng cấp đã trở thành một không gian hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của các tầng lớp, vừa là không gian xanh, vừa là văn không gian văn hóa nhằm phát huy giá trị tinh thần của người dân nơi đây g Giá trị phi vật thể: - Sự đa dạng về khung cảnh sinh hoạt, tập quán thể hiện qua hình ảnh “dòng sông – bến nước – con đò” đã in sâu vào tâm thức người dân nơi đây Các hoạt động kinh tế lớn nhỏ trên đường phố, sông nước đan xen với khách tham quan, du lịch, những người buôn bán tự phát đã tạo nên khung cảnh sinh động, nhộn nhịp - Sự đa dạng về các lễ hội đã đóng góp một phần quan trọng nhằm hình thành sắc thái đặc trưng về văn hóa như: lễ hội hoa đăng, hội hoa ngày Tết, các đêm diễn văn nghệ truyền thống, lễ vía Quan Thánh Đế,… II.BƯỚC 2: Lập dự án, khảo sát toàn diện, đề xuất phương án bảo tồn 1 Những ảnh hưởng tới bảo tồn đối tượng: - Về thiên nhiên: Vào mùa mưa hằng năm, đặc biệt là các tháng cao điểm của triều cường ở Cần Thơ, bến Ninh Kiều đều chịu không ít các tác động do lũ lụt, mưa lớn kéo dài dẫn đến ngập lụt ở nhiều nơi trong khu vực do vị trí gần bở sông Hậu Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - du lịch đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ Ngoài ra, những công trình cổ có tuổi thọ lâu đời chịu nhiều ảnh hưởng: kết cấu bị hư hỏng, rong rêu, ẩm móc và sụt lún ở một số nơi Đến mùa khô thì nhiệt độ tăng cao, các công trình bằng gạch, gỗ và bê tông dễ bị nứt, phân hủy và phai màu Ảnh 9: Mực triều cường dâng cao hàng năm gây ảnh hưởng đến lưu thông và hoạt động mua bán tại khu vực bến Ninh Kiều - Về con người: Việc chuyển đổi chức năng di tích đã làm giảm các giá trị vốn có của khu vực Nguyên nhân là do nhận thức và trình độ dân trí của con người dẫn đến việc bảo tồn thiếu hiệu quả TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 7 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC - Vì là một trong những trọng điểm phát triển du lịch nên lượng du khách khá đông, điều này gây ra khó kiểm soát an ninh, rác thải ra môi trường, phần nào làm xấu đi mỹ quan xung quanh di sản - Các gian hàng phát triển rầm rộ, chèo kéo khách gây bức xúc, khó chịu đã làm góp phần làm xấu hình tượng vốn có của bến Ninh Kiều - Ngoài ra, việc vận hành các bãi xe và nhà vệ sinh công cộng không hợp lí (chỉ hoạt động ngày thứ bảy trong khi các ngày còn lại không mở) gây tình trạng lãng phí, bỏ trống khu vực 2 Tầm nhìn mang tính tổng thể khi hoàn thành: - Tính tới thời điểm hiện tại, bến Ninh Kiều đã đã và đang được định hướng phát triển tốt về nhiều mặt, vì thế, trong tương lai nên tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời phát triển các mặt hiện đại tích cực góp phần tăng cao giá trị của di sản: tổ chúc các hoạt đông lễ hội, bố trí thêm các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bến Ninh Kiều ngày càng nâng tầm các giá trị phi vật thể - Người dân cần đóng góp sức lực trong công tác bảo tồn như: giữ lại các khu phố cũ ở đường Hai Bà Trưng và các di sản khác Mặc khác, có thể chuyển đổi một cách phù hợp chức năng di sản phục vụ cho nhu cầu kinh tế - Ngoài ra, cần duy trì và phát triển các hoạt động buôn bán trên bến dưới thuyền để các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, nhờ đó công tác bảo tồn cũng trở nên thuận lợi hơn - Nên xử lí rác thải trong khu vực, vệ sinh môi trường hợp lí tránh ô nhiễm, tăng cường an ninh giám sát tư trang du khách Đặc biệt, khi phát hiện các di tích bị hư hại cần thông báo cho các cơ quan chuyên môn ngay lập tức để tiến hành khắc phục, sửa chữa kịp thời 3 Đề xuất định hướng cơ bản cho các phương án bảo tồn cụ thể: - Định đướng bảo tồn, trùng tu di sản cần đảm bảo giữ gìn giá trị di sản, tu bổ các công trình sao cho phục hồi nguyên trạng trước đó - Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng hợp lí để đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - Quản lí, phát triển du lịch một cách bền vững nhằm nâng cao chất lượng phục vụ - Tăng cường ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị di sản và bảo vệ môi trường xung quanh khu vực 4 Thu thập ý kiến chuyên gia và cộng đồng: - Quá trình trùng tu, sửa chữa hoặc chuyển đổi chức năng giá trị của các di sản như: Chợ cổ Cần Thơ, Chùa Ông, dãy nhà phố người Hoa,… bắt buộc phải có chuyên gia tư vấn một cách hợp lí để phát huy giá trị di sản - Các đề án, văn bản cần công bố minh bạch, lấy ý kiến và tiếp thu đóng góp người dân một cách hiệu quả TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 8 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC 5 Khảo sát hiện trạng một số di sản trong khu vực: ✓ Chợ cổ Cần Thơ: - Phần mái nhà và chân tường có hiện tượng bám rong rêu, ẩm mốc, nứt rảnh hư hại kết kết cấu tường Ảnh 10, 11: Do điều kiện thời tiết thất thường nên phần mái và tường Chợ cổ Cần Thơ bị xuống cấp nghiêm trọng - Các cấu kiện bằng gỗ bị mối mọt ăn mòn, màu sơn bị phai và bong tróc - Các chi tiết hoa văn bị hư hại ✓ Công viên và đường đi bộ Ninh Kiều: - Khu vực lối đi bộ ở bờ sông có dấu hiệu sụt lún, gây mất mĩ quan, gạch lát vỉa hè bị hư hại Ảnh 12, 13: Khu vực đi bộ ở bến Ninh Kiều bị sụt lún, đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với du khách cũng như công đồng dân cư khi đi lại TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 9 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC Phần tường bao quanh bám rong rêu và phai màu Ảnh 14, 15: Các chân tường, bồn hoa đứt gãy, ảnh hưởng tới kết cấu bên trong - Hệ thống đường ống dẫn bị đứt gãy, hư hại nghiêm trọng Ảnh 16, 17: Đường ống bị vỡ, gây rò rỉ, ảnh hướng tới môi trường xung quanh ✓ Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông): Ảnh 18, 19: Phần mái nhà xuống cấp nghiêm trọng gây tình trạng dột nước, ẩm thấp, rỉ sét TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 10 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC Ảnh 20, 21: Trần và tường bị phai màu và bong tróc do tác động bên ngoài ✓ Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ảnh 22, 23: Phần tường gạch bị ẩm móc lâu ngày làm xuất hiện rong rêu, cây dại mọc len lỏi khiến kết câu công trình bị tổn hại III BƯỚC 3: Thực thi triển khai dự án và khảo sát bổ sung quá trình triển khai tu bổ ( sau khi phương án tu bổ đã được duyệt) 1 Công tác bảo tồn và tu bổ di sản: ✓ Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ : thực hiện tiểu tu - Lau chùi và nhổ những cây bám trên tường, nền gạch - Vệ sinh đường ống thoát nước trên mái nhà và sơn sửa lại mái, thay thế các viên ngói bị hư hại nặng - Xử lí, gia cố các vết nứt trên bề mặt bằng cách dùng keo, quét vôi và xịt chống thấm ✓ Công viên và khu vực đi bộ: thực hiện trung tu và bảo quản cấp thiết TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 11 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC - Để đề phòng sạc lở và lũ ngập vào mùa mưa cần có các biện pháp gia cố và nâng cao nền khu vực bờ sông, cải tạo hệ thống thoát nước, lưu ý tiến hành thăm dò khoan địa chất trước khi tu bổ - Xử lí rễ cây bám vào tường và nền một cách kịp thời, trong trường hợp rễ ăn sâu có thể dùng hóa chất để xử lí Phần tường đá hoặc tường không trát nên sử xử dựng kim loại để neo véo và chống đỡ, tránh làm hư hại đến các bộ phận khác - Phần gạch lát bị vỡ và hư hại cần được thay thế tương tự - Bố trí thùng rác phân loại rác thải, dựng các biển báo nhắc nhở người dân bỏ rác đúng nơi quy định và tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - Quản lí các điểm buôn bán một cách hợp lí, không chèo kéo khách gây ảnh hưởng đến hình tượng du lịch - Hạn chế xe lưu thông tại các khu vực đi dạo, mặt khác bố trí hợp lí các bãi đỗ xe vừa thuận tiện, vừa thẩm mĩ cho các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí ✓ Quảng Triệu hội quán (Chùa Ông): tiến hành trung tu - Tiến hành vệ sinh, nạo vét cống rãnh trên mái Thay thế các phần mái bị hỏng, sơn sửa và xịt chống thấm cho ngói - Các cấu kiện bằng gỗ cần được gia cố bằng keo lấp kín vết nứt gãy, các phần hư hại trên cấu kiện do nước mưa, ẩm thấp cần được thay thế và gia công bằng phương pháp truyền thống Sau đó xịt chống ẩm, chống mối mọt - Phần tường bị bong tróc và nứt nẻ cần được vệ sinh bề mặt và phủ sơn mới đồng thời, xử lí thực vật bám trên tường ✓ Ngân hàng nhà nước Việt Nam : tiến hành tiểu tu Xử lí bề mặt tường bị bám rông rêu, xịt chống thấm và khử ẩm Ngoài ra, sau khi thực công tác sửa chữa, tu bổ các di sản trong khu vực cần thực hiện công tác bảo quản thường xuyên và định kỳ Khi phát hiện hư hỏng cần tổ chức sửa chữa một cách kịp thời nhằm duy trì trạng thái ổn định của di sản trong trong tương lai IV BƯỚC 4: Tổng kết công tác tu bổ, khảo sát so sánh và đề xuất giải pháp bảo tồn trong tương lai 1 Tổng kết quá trình tu bổ và bài học kinh nghiệm: Sự quan tâm đến di sản văn hóa: Để thành công trong việc trùng tu di sản, việc hiểu và định hình giá trị văn hóa của khu vực là rất quan trọng Điều này có thể bao gồm sự nắm bắt rõ về lịch sử, kiến trúc và các yếu tố văn hóa đặc trưng Bài học này nhấn mạnh sự cần thiết của việc đối xử tôn trọng và bảo vệ giá trị văn hóa khi trùng tu Đội ngũ chuyên gia đa ngành: Sự đa ngành trong đội ngũ chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình trùng tu di sản Các chuyên gia kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 12 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC kỹ sư xây dựng và các chuyên gia môi trường phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc, sự bền vững và bảo tồn môi trường xung quanh Tương tác với cộng đồng: Sự tương tác tích cực với cộng đồng địa phương là một yếu tố quan trọng để thành công trong quá trình trùng tu di sản Điều này bao gồm việc nghe và tham gia vào mong muốn và ý kiến của người dân địa phương, tạo niềm tin và ủng hộ đối với quá trình trùng tu, và tạo cơ hội cho người dân tham gia vào việc bảo tồn và quản lý di sản Sự bền vững và tái sử dụng: Bài học quan trọng khác là tận dụng các vật liệu sẵn có và áp dụng các biện pháp tái sử dụng trong quá trình trùng tu Việc sử dụng lại vật liệu và áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng giúp giảm lượng rác thải, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra môi trường bền vững 2 Đề xuất giải pháp tu bổ và hướng phát triển trong tương lai: - Bảo tồn và phục hồi cấu trúc: Để duy trì tính nhất quán văn hóa và kiến trúc của Bến Ninh Kiều, quá trình bảo tồn và phục hồi cấu trúc là rất quan trọng Điều này bao gồm sửa chữa và bảo trì công trình, tái thiết theo các kỹ thuật truyền thống và sử dụng vật liệu cổ truyền - Kiểm tra và cải tạo hệ thống cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng, công viên cảnh quan, làm tăng mĩ quan khu vực - Tăng cường bảo vệ môi trường bền vững, quản lý nguồn nước ô nhiễm và phát triển tái tạo năng lượng - Không ngừng tiếp tục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư khu vực và khách tham quan trong quá trình bảo tồn và phát triển di sản, thúc đẩy tương tác xã hội - Sắp xếp hoạt động buôn bán, kinh doanh ki-ốt khu vực chợ cổ Cần thơ mang tính văn hóa lịch sử: quà lưu niệm, đặc sản địa phương, thư pháp,… hướng tới phát triển du lịch bền vững - Cải tạo lại nhà vệ sinh công cộng, nâng cấp trang thiết bị - Bố trí bãi đỗ xem đảm bảo phục vụ bán kính và số lượng xe lưu thông của khách tham quan Nên bố trí bãi đỗ xe tại phà Xóm Chài vì từ đây có thể đi bộ tham quan hết khu vực công viên Ninh Kiều - Duy trì việc tổ chức các hoạt động vui chơi – văn hóa, văn nghệ để phát huy giá trị truyền thống của di sản: lễ hội hoa đăng, hội hoa ngày Tết, các đêm diễn văn nghệ truyền thống, lễ vía Quan Thánh Đế,… 3 Tổ chức hội thảo trong giới chuyên môn 4 Biên tập để trở thành ấn phẩm và phát hành rộng rãi trong cả nước TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 13 TIỂU LUẬN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC TÀI LIỆU THAM KHẢO ✓ TS.KTS Vũ Thị Hồng Hạnh, Báo cáo nghiên cứu khoa học: Xây dựng danh mục công trình kiến trúc tiêu biêu tại thành phố Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, 2021 ✓ Nguyễn Minh Tuấn, Nghiên cứu trao đổi: Phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ở Cần Thơ để phục vụ phát triển du lịch bền vững ✓ Đỗ Duy Khang, Nghiên cứu trao đổi: Kiến trúc Chợ cổ Cần Thơ, NXB Đại học Xây dựng Miền Tây, 2019 ✓ Nguyễn Khởi, Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, NXB Xây Dựng, 2014 ✓ Tài liệu Bảo tồn và trùng tu Di sản Kiến trúc, trường Đại học Nam Cần Thơ ✓ https://bazantravel.com/cho-hang-duong-ngoi-cho-co-can-tho-noi-tieng-mien- tay/ , Chợ Hàng Dương - Ngôi chợ cổ Cần Thơ nổi tiếng miền Tây ✓ https://smjahome.vn/nha-long-cho-co-can-tho-bieu-tuong-kien-truc-xu-tay-do/ , Nhà lồng Chợ cổ Cần Thơ – Biểu tượng kiến trúc xứ Tây Đô ✓ https://www.baogiaothong.vn/vi-sao-chua-the-khai-thac-cho-co-can-tho- 192578556.htm ✓ https://baocantho.com.vn/chua-ong-di-tich-lich-su-van-hoa-doc-dao-cua-can- tho-a21035.html, chùa Ông – Di tích lịch sử văn hóa độc đáo của Cần Thơ ✓ https://vuahoachat.com/cong-vien-quoc-gia-yellowstone-nhin-vao-cac-no-luc- ve-lich-su-dia-chat-dong-vat-hoang-da-va-bao-ton-cua-no/, Công viên quốc gia Yellowstone ✓ https://hoianheritage.net/vi/trao-doi-chuyen-nganh/chuyen-de-nghien-cuu-trao- doi/cong-tac-bao-ton-di-san-van-hoa-khu-pho-co-hoi-an-trong-thoi-gian-qua- 889.html, Công tác bảo tồn di sản văn hóa khu Phố cổ Hội An trong thời gian qua ✓ https://nemtv.vn/ben-ninh-kieu, Bến Ninh Kiều ✓ https://www.vamvo.com/CanTho/tabid/1808/ArticleId/2568/ben-ninh-kieu-lich- su.aspx, Bến Ninh Kiều lịch sử TRƯƠNG KHA BẢO NGỌC – DH19KTR01 -MSSV: 199934 14

Ngày đăng: 12/03/2024, 00:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w