1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghệ thuật quản trị của henry ford sơ lược về công ty ford motor

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ông không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trongngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn để lại ảnhhưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX đến mức sự phối hợp giữa sản xuấthàng l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA: VIỆN ĐÀO TẠO TT, CLC VÀ POHE

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

I SƠ LƯỢC VỀ HENRY FORD 4

1.1 - Những năm đầu đời của Henry Ford 4

1.2 - Giai đoạn lập gia đình của Henry Ford 4

1.3 - Sự nghiệp của Henry Ford 5

1.4 - Những năm cuối đời của Henry Ford 8

II SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY FORD MOTOR 8

2.1 - Tầm nhìn và sứ mệnh của Ford Motor Company 8

2.1.1 - Tầm nhìn của Ford Motor Company 8

2.1.2 - Sứ mệnh của Ford Motor Company 8

2.2 - Lịch sử phát triển Ford Motor Company 9

2.2.1 - Giai đoạn thành lập (1903 - 1908) 9

2.2.2 - Sự ra đời của Model T và phương pháp sản xuất theo dòng chảy (1908 - 1927) 9

2.2.3 - Giai đoạn chiến tranh và khủng hoảng (1930 - 1945) 9

2.2.4 - Giai đoạn hậu chiến tranh và thời kỳ phồn thịnh (1945 - 1960) 10

2.2.5 - Thách thức và sự đa dạng hóa (1970 - 1990s) 10

2.2.6 - Thời kỳ đổi mới (thế kỉ XXI) 10

2.3 - Các thương hiệu của Ford Motor Company 11

III PHONG CÁCH DÂN CHỦ 12

Trang 3

3.2 - Phong cách dân chủ 14

3.2.1- Khái niệm 14

3.2.2 - Đặc điểm 15

IV PHONG CÁCH QUẢN TRỊ DÂN CHỦ CỦA HENRY FORD 15

4.1 - Quan hệ đối nội 16

4.2 - Quan hệ đối ngoại 17

V ƯU ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA HENRY FORD 18

5.1 - Khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên 18

5.2 - Nâng cao điều kiện làm việc 18

5.3 - Giảm thời gian sản xuất 19

5.4 - Tạo ra giai đoạn kỷ nguyên ô tô 19

5.5 - Thành công toàn cầu 19

5.6 - Chất lượng cao và độ tin cậy 20

5.7 - Sáng lập ra công cụ cùng tiến bộ công nghệ mới 20

5.8 - Tạo ra tiêu chuẩn công nghiệp 21

VI NHƯỢC ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA HENRY FORD 21

6.1 - Cần nhiều thời gian để bàn bạc 21

6.2 - Thiếu sự quyết đoán 21

6.3 - Rủi ro trong việc đưa ra quyết định tối ưu nhất cho công ty 22

VII MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ HENRY FORD 22

7.1 - Không sợ thất bại 22

7.2 - Có lòng đam mê với công việc 22

7.3 - Tin tưởng bản thân 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi nhà quản trị đều có một phong cách lãnh đạo riêng, không có phongcách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình huống quản trị, điều quan trọng là nhàquản trị biết cách vận dụng phong cách lãnh đạo tùy thuộc vào mỗi tình huốngcụ thể Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗlực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Phong cách lãnh đạo làcách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng củahoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nókhông chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướngvà nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo

Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lí,ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa pháthuy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể người lao độngtrong tổ chức của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra Để hiểurõ hơn em đã chọn đề tài “Phong cách quản trị đậm tính dân chủ của HenryFord”

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tiểu luận “Phong cách quản trị đậm tính dân chủ của Henry Ford”, chuyênngành “Quản trị kinh doanh” là công trình thực hiện của nhóm chúng em gồm 6thành viên: Lê Ngọc Anh, Phan Minh Hạnh, Phạm Thanh Hiền, Nguyễn ThịMai Linh, Trần Hải Linh, Bùi Hoàng Khánh Linh Bài tiểu luận đã sử dụng cácnguồn thông tin từ nhiều nguồn tham khảo khác nhau và các thông tin từ cácnguồn đã được trích rõ nguồn gốc trong bài luận Chúng em xin cam đoan sốliệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong bài tiểu luận này là hoàn toàn trungthực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ một học vị nào

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến côNguyễn Thị Hồng Thắm - giảng viên bộ môn Quản trị kinh doanh trường Đạihọc Kinh tế quốc dân Trong quá trình tiếp thu kiến thức và làm bài tiểu luận vềmôn học này, em và các thành viên trong nhóm đã nhận được sự giúp đỡ, chỉbảo nhiệt tình và tâm huyết của cô Nhờ có sự tận tâm tận tình ấy mà chúng emđã thực sự tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm không chỉ trên lý thuyếtmà còn gắn liền với thực tiễn đời sống để có thể hoàn thiện bản báo cáo với đềtài: Phong cách quản trị đậm tính dân chủ của Henry Ford

Tuy nhiên, dù tất cả các thành viên đều đã cố gắng hết sức trong khả năngnhưng chắc chắn toàn đội sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chính vì lẽ đó,em kính mong nhận được những phản hồi, góp ý quý báu từ phía cô để nhữngsản phẩm tiểu luận về sau của chúng em có thể được chỉn chu và hoàn hảo hơn.Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 7

I SƠ LƯỢC VỀ HENRY FORD

Henry Ford là nhà sáng lập của công ty Ford Motor Ông là một trongnhững người đầu tiên phong áp dụng sản xuất dây chuyền lắp ráp trongngành công nghiệp ô tô Ông không chỉ tạo ra một cuộc cách mạng trongngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn để lại ảnhhưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX đến mức sự phối hợp giữa sản xuấthàng loạt, tiền lương cao và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùngđã được gọi là "Chủ nghĩa Ford" Ông đã trở thành một trong nhữngngười giàu nhất thế giới thế kỷ XX

1.1 - Những năm đầu đời của Henry Ford

Henry Ford sinh ngày 30/7/1863 trong một gia đình nông dân ở Dearborn,thuộc tiểu bang Michigan, Mỹ Người ta kể lại rằng ngay từ bé ông đã là mộtđứa trẻ rất tò mò Một lần nọ, khi ông được bố tặng cho một chiếc đồng hồ bỏtúi, ông đã tháo nó ra thành từng mảnh và tự ghép chúng lại một chiếc đồng hồcủa riêng mình Ông mang kĩ năng này đi sửa chữa đồng hồ cho hàng xóm, bạnbè Chẳng bao lâu ông đã nổi danh là thợ sửa đồng hồ giỏi tại địa phương Mặcdù được sinh ra trong một gia đình làm nông nhưng từ nhỏ ông đã có một niềmđam mê đặc biệt với các loại máy móc, ông từng nói “tôi là một kỹ sư từ trongbản năng” khi kể về kỉ niệm thuở ấu thơ đã cho ông tình yêu với chế tạo máy

Trang 8

Niềm đam mê với hệ thống cơ khí của Henry đã đưa ông tới thành phốDetroit 2,5 đô la Mỹ năm 16 tuổi Tại đây ông bắt đầu làm việc với vai trò thợmáy tập sự Một trong những công việc đầu tiên của ông là ở xưởng cơ khíFlowers Brothers, nơi ông kiếm một tuần bằng việc gia công van đồng trên máyphay.

1.2 - Giai đoạn lập gia đình của Henry Ford

Năm 1882, Ford quay về nông trại của gia đình nhưng ông thật sự chẳngcó hứng thú gì với công việc đồng áng Thay vào đó ông miệt mài nâng cấpnhững chiếc máy chạy bằng hơi nước của nông dân địa phương, đồng thời nhậncác công việc phụ ở nhà máy và đốn cây lấy gỗ

Năm 1888, ông kết hôn với Clara Bryant, một cô gái cùng quê ở nông trạibên cạnh Quá mệt mỏi với việc điều hành xưởng cưa để nuôi gia đình, hai vợchồng quay trở lại Detroit năm 1891, ở đây Ford trở thành kỹ sư của Công tyĐiện thắp sáng Edison mặc dù không am hiểu sâu về điện lực Ford coi côngviệc ấy là một cơ hội vàng để ông học hỏi và khám phá những điều mới mẻ.1.3 - Sự nghiệp của Henry Ford

Sau hai năm làm việc ở công ty của thiên tài Thomas Edison, ông đượcthăng chức lên kỹ sư trưởng Ngoài giờ làm việc, ông dành thời gian nghiên cứuphát triển nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe hơi chạy bằng xăng trong xưởngmáy của mình Thời điểm đó, có lẽ sẽ không ai tin rằng ô tô sẽ thay thế ngựa trởthành phương tiện di chuyển phổ biến nhất thế giới Thế nhưng, bằng sự học hỏivà kiên trì của mình, Henry Ford đã chứng minh cho cả thế giới thấy chẳng cógì là không thể Ngoài ra, sự động viên và ủng hộ của Edison với ý tưởng xechạy bằng xăng cũng đã cho ông thêm động lực để tiếp tục nghiên cứu HenryFord tuy không phải là người đã phát minh ra ô tô, nhưng ông đã đóng góp rấtnhiều cho ngành giao thông vận tải thế giới vào đầu giai đoạn đầu thế kỷ XX.Khi ấy, xe ngựa vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu trên thế giới, còn xe hơi làmột thứ quá xa xỉ mà chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể sởhữu Không bằng lòng với thực trạng ấy , nhà sáng lập thương hiệu ô tô Ford

Trang 9

danh tiếng khẳng định với quyết tâm: “Tôi sẽ tạo nên một chiếc xe dành cho sốđông dân chúng”.

Năm 1896, ông đã hoàn thành phương tiện tự hành đầu tiên của mình vớitên gọi Quadricycle, gây chấn động dư luận lúc bấy giờ Động cơ hai xi-lanh, 4mã lực, chạy xăng được gia cố trong chiếc khung kim loại nhẹ kèm 4 bánh xetrông như bánh xe đạp Việc điều khiển được thực hiện qua chiếc cần gạt trôngnhư cần điều khiển bánh lái trên thuyền Cỗ xe chỉ có hai số tiến và không thểchạy lùi

Năm 1899 ông đã xin từ chức tại công ty của Edison để cùng một sốngười có cùng tâm huyết thành lập ra công ty xe hơi Detroit nhưng do bất đồngvề phương hướng phát triển khi các cổ đông chính muốn sản xuất nhiều ô tô đểtăng lợi nhuận mà lúc ấy Ford còn hạn chế về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm củaông ở thời điểm ấy chỉ cho phép ông sản xuất 1 xe 1 lần nên sau một thời gianvà ông cũng chỉ một mực muốn cải tiến ô tô của mình, ông bị buộc rời khỏicông ty và công ty đó được tổ chức lại thành Cadillac

Năm 1903 ông cùng với Alexander Malcomson - một người buôn thangiàu có ở Detroit thành lập công ty xe hơi Ford với số vốn 28.000 đô la Mỹ và21.000 đô la Mỹ từ bạn bè, họ hàng và các mối quan hệ làm ăn khác Công ty códoanh thu cao khi bán ra 15,5 triệu xe trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ

Trang 10

Năm 1914 nhà máy Ford đã áp dụng công nghệ đột phá vào sản xuất vàđã giúp ông trở thành một nhân vật nổi tiếng khắp thế giới Trong những nămđầu sản xuất Model T, phải mất ít nhất 12,5 giờ đồng hồ để hoàn thành mộtchiếc xe Henry muốn cắt giảm con số đó còn một nửa và còn hơn thế nữa Ôngvà đội ngũ của mình bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật của những ngành công nghiệpkhác Họ quan sát khu làm việc bên trong của những người thợ sửa đồng hồ, thợlàm súng, thợ làm xe đạp và thợ chế biến thịt Sau đó họ góp nhặt những ýtưởng đó và tổng hợp lại thành một quy trình sản xuất Quy trình đó đã cáchmạng hóa không chỉ ngành công nghiệp chế tạo ô tô mà còn vạn vật ở nước Mỹ.

Việc tăng năng suất chóng mặt này cho phép Henry Ford hạ giá chiếcModel T xuống hàng trăm đô la Mỹ, chỉ còn 269 đô la Mỹ cho một chiếc xe.Năm 1922, sản phẩm của Ford chiếm hơn 55% tổng lượng xe hơi đầu ra trênnước Mỹ Henry Ford đã thành công trong việc hiện thực hóa ước mơ của mìnhnhư ông đã từng tuyên bố “Tôi sẽ chế tạo ô tô cho đông đảo nhân dân Giá củanó sẽ thật thấp để bất cứ ai cũng có thể sở hữu”

Năm 1932, Henry Ford tiến hành cuộc cách tân vĩ đại cuối cùng của mìnhvới động cơ V8 Khi động cơ này được ra mắt, nó ngay lập tức chiếm được cảmtình của công chúng Mỹ Thị trường khi ấy cần những chiếc xe sang trọng vàmạnh mẽ hơn và V8 đáp ứng được điều đó với tốc độ gần 130km/h Bên cạnhngười dân Mỹ, những tên cướp nhà băng và gangster trong kỉ nguyên Suy thoáicũng ưa chuộng chiếc xe này Thậm chí John Dillinger, một trong những têngangster nổi tiếng ở Mỹ, đã dành thời gian viết cho Henry Ford một lá thư về

Trang 11

chiếc V8 của ông “ Xin chào ông bạn già Ông có chiếc xe hơi tuyệt vời đấy.Thật là thú vị khi lái chiếc xe như thế Khẩu hiệu của ông đáng lẽ ra phải là ‘ Láixe Ford và xem những chiếc xe khác tụt lại phía sau bạn.’ Tôi có thể khiến bấtkì chiếc ô tô nào khác hít khói xe Ford.”

Bộ đôi tội phạm nổi tiếng Bonnie và Clyde cũng yêu thích chiếc V8 tớinỗi phải bày tỏ lời nhận xét đối với Ford Clyde Barrow từng nói: “ Cho dù côngviệc của tôi không hợp pháp lắm, nhưng cũng xin khen ngợi vì ông đã chế tạomột chiếc xe rất tốt với động cơ V8”

Thời gian sau đó thế giới chìm trong Thế chiến II Ford theo chủ nghĩahòa bình và đã hoạt động không mệt mỏi để khiến nước Mỹ tránh xa khỏi cuộcxung đột Tuy nhiên, sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, ông bị buộc thamgia vào trận chiến Công ty của ông đã trở thành một trong những nhà thầu quânsự chủ yếu của quốc gia và cung cấp máy bay, động cơ, xe Jeep và xe tăng

Năm 1938 Henry Ford bị đột quỵ lần đầu tiên sau nhiều năm làm việc vàchuyển quyền điều hành cho con trai Edsel

1.4 - Những năm cuối đời của Henry Ford

Năm 1943 Edsel chết và Henry Ford đã chuyển quyền lãnh đạo cho cháutrai là Henry Ford II vào năm 1945 và dành phần còn lại của cuộc đời ở đồnđiền của gia đình tại Dearborn, Michigan

Trang 12

Năm 1947 ông qua đời do xuất huyết não tại Dearborn, thọ 83 tuổi

II SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY FORD MOTOR

2.1 - Tầm nhìn và sứ mệnh của Ford Motor Company

2.1.1 - Tầm nhìn của Ford Motor Company

Tầm nhìn của Ford là "Trở thành công ty ô tô hàng đầu thế giới trongviệc cung cấp các giải pháp di chuyển, với sự đổi mới liên tục, phục vụ mọingười."

2.1.2 - Sứ mệnh của Ford Motor Company

Tầm nhìn của Ford là "Trở thành công ty ô tô hàng đầu thế giới trongviệc cung cấp các giải pháp di chuyển, với sự đổi mới liên tục, phục vụ mọingười."

2.2 - Lịch sử phát triển Ford Motor Company 2.2.1 - Giai đoạn thành lập (1903 - 1908)

Ford Motor Company là một trong những công ty ô tô hàng đầu và lâu đờinhất thế giới, có trụ sở chính tại Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ Công ty đượcthành lập vào ngày 16/06/1903 bởi Henry Ford và được đầu tư bởi AlexanderMalcomson Trong những năm đầu hoạt động, Henry Ford đã liên tục tung ra 8mẫu xe A, B, C, F, K, N, R, S Tuy nhiên do công năng, kiểu dáng và giá cảkhông phù hợp với thị hiếu khách hàng nên ông đã thất bại

2.2.2 - Sự ra đời của Model T và phương pháp sản xuất theo dòng chảy

(1908 - 1927)

Tháng 10 năm 1908 là mốc thời gian đánh dấu sự thành công của FordMotor Company khi cho ra mắt mẫu xe Model T - một chiếc xe có giá phảichăng cho đại đa số người dân Điểm độc đáo nằm ở mô hình sản xuất theodòng chảy tại nhà máy Highland Park vào năm 1913, giúp tối ưu hóa quy trìnhsản xuất và giảm giá thành Chính vì vậy, Model T nhanh chóng trở thành chiếc

Trang 13

xe phổ biến trên khắp thế giới, giúp cho xe hơi tiếp cận được với phần đôngkhách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau chứ không chỉ riêng giới nhà giàu Việcnày đưa Ford trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu và giữ vị thếlãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô khi bán ra 15,5 triệu xe trong 19 năm,trước khi mẫu xe Model T được thay thế bằng Model A vào ngày 20/10/1927, làchiếc xe đầu tiên có kính an toàn chắn gió Sau đó Ford đã mở rộng thị trườngquốc tế với việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Anh và Pháp.

2.2.3 - Giai đoạn chiến tranh và khủng hoảng (1930 - 1945)

Vào những năm 1930 - 1945, thế giới trải qua cơn đại khủng hoảng kinhtế toàn cầu và Chiến tranh thế giới thứ II, khiến cho nền kinh tế thế giới nóichung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng bước vào giai đoạn suy thoái, vì thếdoanh số của Ford Motor Company cũng giảm mạnh Do đó Ford chuyển hướngsang sản xuất các sản phẩm quân sự như xe tăng, máy bay và các linh kiện phụcvụ cho chiến tranh, tiêu biểu là Ford GPW - một phiên bản của mẫu xe Jeephiện tại và máy bay ném bom B-24 Liberator - được sản xuất hàng loạt tại nhàmáy lắp ráp Willow Run vào năm 1944

2.2.4 - Giai đoạn hậu chiến tranh và thời kỳ phồn thịnh (1945 - 1960)

Sau khi chiến tranh kết thúc và nền kinh tế dần được phục hồi, FordMotor Company quay lại sản xuất các mẫu xe dân dụng Công ty đã áp dụngchiến lược mở rộng toàn cầu bằng cách xây dựng các nhà máy sản xuất trênkhắp thế giới như Đức, Bỉ, Canada và Úc, giúp họ tiếp cận được với nhu cầutoàn cầu và tăng vị thế cạnh tranh quốc tế Ngoài ra, công ty còn phát triển bằngcách đa dạng hóa dòng sản phẩm bằng việc cho ra mắt những thiết kế mới và cảitiến các dòng xe của mình Tiêu biểu cho sự đa dạng mẫu mã là sự ra mắt củadòng xe thể thao Thunderbird (1955) - đã trở thành một biểu tượng của thời đạivà là một trong những dòng xe đặc trưng của Ford trong giai đoạn này Sự nỗlực phát triển của công ty còn được thể hiện qua việc Ford tham gia nghiên cứuvà phát triển trong lĩnh vực xe điện Một số dự án như Ford Comuta (1957) vàFord Electratrike (1961) đại diện cho nỗ lực của họ trong lĩnh vực này Vàonhững năm 1960, Ford giới thiệu dòng xe thương mại E-Series, chủ yếu dành

Trang 14

cho thị trường xe van và xe chở khách và trở thành một trong những dòng xephổ biến trong thập kỷ 1960.

2.2.5 - Thách thức và sự đa dạng hóa (1970 - 1990s)

Trong những thập kỷ cuối thế kỉ XX, Ford Motor và các công ty ô tô Mỹphải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu Nhật Bản như Toyotavà Honda và các nhà sản xuất ô tô Châu Âu như Volkswagen và BMW Vì vậynên trong giai đoạn này, Ford Motor tập trung vào việc mở rộng thị trường sangcác nước Châu Á - Thái Bình Dương và sản xuất các mẫu xe bán tải và SUV -một mẫu xe gia đình phổ biến Trong những năm 1980, Ford bắt đầu sử dụngkhẩu hiệu quảng cáo, "Gần đây bạn đã lái chiếc Ford chưa?" để giới thiệu vớikhách hàng mới về thương hiệu của họ và làm cho phương tiện của họ trônghiện đại hơn

2.2.6 - Thời kỳ đổi mới (thế kỉ XXI)

Ford Motor Company đã tiếp tục sự đổi mới và thí nghiệm trong thế kỷXXI để đáp ứng thách thức của thị trường ô tô ngày càng phát triển và đòi hỏinhiều yếu tố mới như sự bền vững, hiệu suất nhiên liệu và công nghệ trí tuệnhân tạo Ford đã chú trọng mạnh mẽ vào việc phát triển xe điện và xe hybrid vàáp dụng những thiết kế mới với công nghệ hiện đại vào dòng sản phẩm củamình, bao gồm hệ thống giải trí SYNC, trợ lý ảo, và các tính năng an toàn tiêntiến như hệ thống cảnh báo va chạm và lái xe tự động, Sự đổi mới này giúpFord có thể duy trì vị thế và mở rộng sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp ôtô hiện nay

2.3 - Các thương hiệu của Ford Motor Company

- Ford: Là thương hiệu chính của công ty, được biết đến trên toàn thế

giới với nhiều mô hình phổ biến trong cả phân khúc xe hơi và xe thương mạinhẹ

- Lincoln: Là thương hiệu xe hơi hạng sang của Ford Motor Company, ra

đời vào năm 1917 và chuyên sản xuất các mô hình xe sang trọng và cao cấp

Ngày đăng: 19/09/2024, 17:53

w