1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này đã dẫn dến xu hướng đẩy mạnh các mảng chovay khách hàng cá nhân tại các NHTM ngày nay Lê Hoàng Trường Hải, 2021.Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh quận 7 nói riêng cũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THUHOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀIGÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 7

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân HàngMã số chuyên ngành: 8340201

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THUHOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀIGÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 7

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, sốliệu bài viết, kỹ thuật xử lý mô hình trình bày trong nghiên cứu này là chân thực vàchưa được nộp cho bất cứ công trình khoa học nào

Ngày 01 tháng 06 năm 2024

Tác giả

Phạm Thị Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS Hồ Thị Ngọc Tuyền, người đã hướngdẫn tôi hoàn thành đề án này Với những chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫnvà những lời động viên của Cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trìnhthực hiện đề án này

Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn đến các Quý thầy, cô thuộc Khoa sau đại họcTrường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốtquá trình tôi tham gia khóa học

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp đã cho tôi những ýkiến quý báu để hoàn thiện đề án được tốt hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Ngày 01 tháng 06 năm 2024

Tác giả

Phạm Thị Thu

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Từ khóa: Tín dụng, cá nhân, phát triển, cho vay.

Từ xưa đến nay, hoạt động cho vay cá nhân đã góp phần tạo nên sự phát triển bềnvững của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nói chung và Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh quận 7 (Sacombank chi nhánh quận 7)nói riêng Hoạt động cho vay đối với các cá nhân hiện nay tại Sacombank chi nhánhquận 7 đã đạt được nhiều kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xứngvới tiềm năng cũng như chưa thực sự đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động cho vaycủa ngân hàng

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp về lý luận và thực tiễn, trong đề án này,tác giả đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay, phát triển hoạt động cho vaycá nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề phát triển cho vay khách hàng cá nhân đãtrở thành một yêu cầu tất yếu khách quan và xu thế phát triển của các ngân hàng

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng các phương pháp định tínhthông qua thu thập dữ liệu tại Sacombank chi nhánh quận 7, tiến hành thống kê dữliệu, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp để giải quyết những vấn đề phát sinh trongcông tác phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánhquận 7 Đề án trình bày được dựa trên cơ sở khoa học của các vấn đề nghiên cứu, đánhgiá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7,từ đó rút ra được các ưu điểm và nhược điểm đang tồn tại và còn hạn chế, nhằm đề racác giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chinhánh quận 7

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

11 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa đề án 3

6 Kết cấu của đề án 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨULIÊN QUAN 4

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thươngmại 4

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thươngmại 5

1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 61.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 6

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 7

1.2.2.1 Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 7

1.2.2.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 8

1.2.2.3 Tỷ suất sinh lời từ cho vay KHCN 8

1.2.2.4 Tỷ trọng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân 9

1.2.2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân 9

1.3 Một số quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10

Trang 8

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại

ngân hàng thương mại 10

1.4.1 Các yếu tố khách quan 10

1.4.1.1 Yếu tố thuộc về khách hàng 10

1.4.1.2 Các yếu tố khách quan khác 11

1.4.2 Các yếu tố thuộc về phía ngân hàng 12

1.4.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng 12

1.4.2.2 Chính sách cho vay 13

1.4.2.3 Quy trình cho vay 13

1.4.2.4 Chất lượng nhân sự 13

1.4.2.5 Các yếu tố khác thuộc về ngân hàng 13

1.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 14

1.5.1 Các nghiên cứu trong nước 14

1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài 15

1.5.3 Các vấn đề cần nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHINHÁNH QUẬN 7 19

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 7 19

2.1.1 Quá trình hình thành - phát triển của Sacombank 19

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của Sacombank chi nhánh quận 7 19

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sacombank chi nhánh quận 7 20

2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín chi nhánh quận 7 21

2.2.1 Cho vay kinh doanh 21

2.2.2 Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống 22

2.2.3 Cho vay mua bất động sản 22

2.2.4 Cho vay mua xe ô tô 22

2.3 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín chi nhánh quận 7 23

2.4 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín chi nhánh quận 7 giai đoạn 2019 - 2023 24

Trang 9

2.5 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài

Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7 giai đoạn 2019-2023 26

2.5.1 Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánhquận 7 26

2.5.1.1 Tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân 26

2.5.1.2 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng 28

2.5.1.3 Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn 30

2.5.2 Phân tích tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánhquận 7 31

2.5.3 Phân tích hiệu quả cho vay cá nhân Sacombank chi nhánh quận 7 34

2.6 Đánh giá chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7 giai đoạn 2019-2023 37

2.6.1 Những thành tựu đạt được 37

2.6.2 Những mặt hạn chế 40

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 42

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7 giai đoạn 2019-2023 43

2.7.1 Nguồn vốn của ngân hàng 43

2.7.2 Chính sách cho vay 43

2.7.3 Quy trình cho vay 44

2.7.4 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng 45

2.7.5 Trình độ cán bộ nhân viên cho vay 45

2.7.6 Áp dụng công nghệ số hoá hiện đại 46

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAYKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍNCHI NHÁNH QUẬN 7 48

3.1 Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín chi nhánh quận 7 48

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7 49

3.2.1 Đẩy mạnh tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay cá nhân 49

3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay cá nhân 50

3.2.3 Cải tiến quy trình và chinh sách cho vay cá nhân 51

Trang 10

3.2.4 Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cán bộ cho vay cá nhân 51

3.2.5 Kiểm soát công tác quản trị rủi ro trong cho vay cá nhân 52

3.2.6 Kiến nghị hỗ trợ từ trụ sở chính của ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín 53

3.3 Hạn chế của đề án và hướng nghiên cứu tiếp theo 54

PHẦN KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Sacombank chi nhánh quận 7 (2019-2023) 24Bảng 2.2 Tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân của Sacombank chi 28

nhánh quận 7 (2019-2023)Bảng 2.3 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng của Sacombank chi 29

nhánh quận 7 (2019-2023)Bảng 2.4 Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn của Sacombank chi nhánh 31

quận 7 (2019-2023)Bảng 2.5 Tình hình nhóm nợ cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7 32

(2019-2023)Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của cho vay cá nhân tại Sacombank chi 33

nhánh quận 7 (2019-2023)Bảng 2.7 Hiệu quả cho vay cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7 (2019- 34

2023)Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ tại Sacombank chi nhánh quận 7 43

(2019-2023)

Trang 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Quy mô và tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của Sacombank chi 27

nhánh quận 7 (2019-2023)Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng thu nhập từ cho vay cá nhân của Sacombank chi nhánh 35

quận 7 (2019-2023)Biểu đồ 2.3 Thu nhập lãi thuần và tỷ suất sinh lời từ cho vay cá nhân của 36

Sacombank chi nhánh quận 7 (2019-2023)

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển, đặt ra nhu cầu phải có nguồn vốnđể thực hiện các công tác đầu tư, xây dựng, cải tiến cơ sở vật chất,… trong thời kìcông nghệ số hoá đang bùng nổ cũng như tiến trình xu hướng hội nhập kinh tế toàncầu của Việt Nam Ngoài ra, việc tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn của cá nhân cũngnhư các tổ chức kinh tế sẽ giúp các tổ chức này có thể gia tăng mở rộng sản xuất kinhdoanh, đồng thời hỗ trợ các cá nhân có cơ hội cải thiện đời sống của mình Và để đápứng những yêu cầu trên dễ dàng nhất là thông qua sự hỗ trợ từ tín dụng, cụ thể lànghiệp vụ cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nguồn vốn tín dụng nàykhông những giúp các hộ gia đình nâng cao đời sống mà còn góp phần củng cố đấtnước giàu mạnh, xây dựng xã hội công bằng và dân chủ

Các NHTM ngày này đã và đang triển khai nhiều chiến lược nhằm thúc đẩy tín dụng,bởi lẽ mảng cho vay của các NHTM đóng vai trò quan trọng đối với việc hỗ trợ gia tăngtài sản trong xã hội và góp phần vào đẩy mạnh tăng trưởng đối với nền kinh tế

Sau thời gian bùng nổ tín dụng từ năm 2007 đến năm 2010, nợ xấu tăng cao cùng xuhướng sáp nhập các tổ chức tín dụng (TCTD) khiến ngành ngân hàng nước ta gần đây gặpkhông ít khó khăn trong công tác nâng cao hiệu quả cho vay tại các NHTM Bên cạnh đó,Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng ngày càng chú trọng đặc biệthơn đến công tác xử lý các khoản nợ xấu nhằm bảo đảm sự an toàn của hệ thống tài chínhViệt Nam Trước tình hình chung đó, lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân (KHCN)của các NHTM Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể, chủ yếu do nợ xấu tiềm ẩn cao vàáp lực chi phí dự phòng Do đó, đòi hỏi từng NHTM chú trọng hơn trong việc nâng caohiệu quả cho vay đối với KHCN Hơn nữa, tăng doanh số thu nợ và giảm nợ xấu sẽ gópphần hạn chế rủi ro của nghiệp vụ cho vay Những hoạt động trên của các NHTM, ngoàimục tiêu nhằm đáp ứng đẩy đủ nhất nhu cầu của người nhận vốn vay còn giúp tăng khảnăng cạnh tranh của mỗi ngân hàng trên thị trường

Giai đoạn trước, các ngân hàng thường tập trung vào việc cấp tín dụng đối với kháchhàng doanh nghiệp (KHDN), tuy nhiên do hoạt động này ngày càng kém hiệu quả, giatăng rủi ro mất vốn nhiều cho các định chế tài chính (ĐCTC) Nguyên nhân chủ yếu là dođa phần các khoản vay của các KHDN không có đầy đủ tài sản thế chấp, hoặc diễn

Trang 14

biến bất lợi từ thị trường làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và làm giảm khả năngthanh toán gốc và lãi của họ Điều này đã dẫn dến xu hướng đẩy mạnh các mảng chovay khách hàng cá nhân tại các NHTM ngày nay (Lê Hoàng Trường Hải, 2021).

Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh quận 7 nói riêng cũng không ngoạilệ, cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian trở lại đây tại ĐCTC này luôn tăngtrưởng vô cùng mạnh mẽ với 87% tỷ trọng danh mục các khoản tín dụng là sản phẩmcho vay bản lẻ cốt lõi mà Sacombank nhiều năm liền nắm giữ thị phần vượt trội nhưcho vay mua nhà, mua ô tô mới với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh,…

Sacombank đã có những bước tiến đột phá sau 32 năm phát triển, tuân thủ các tiêuchuẩn quốc tế (Basel) và dẫn đầu về quy mô cũng như chất lượng trong cho vay kháchhàng cá nhân Với vốn điều lệ chỉ khoảng 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, Sacombank làmột trong những NHTM cổ phần đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minhbắt đầu hoạt động từ ngày 21 tháng 12 năm 1991 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm2023, Sacombank đã gia tăng vốn điều lệ lên đến 18.852 tỷ đồng; sở hữu tổng tài sảntrên 674.390 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 45.734 tỷ đồng Đến nay, Sacombank cóhơn 18.000 nhân viên đang công tác tại 552 điểm giao dịch, trong đó có 109 chi nhánhvà 443 phòng giao dịch hoạt động tại các tỉnh và thành phố trên cả nước Năm 2023,Sacombank tiếp tục dẫn dầu về quy mô cho vay khách hàng cá nhân với tỷ trọng hơn90% trong tổng dư nợ và hoạt động này tăng trưởng với tốc độ đạt 25% trong 5 nămliên tục

Bên cạnh đó, cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank nói chung và Sacombankchi nhánh quận 7 nói riêng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục về thủtục, quy trình,… Tuy vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận7 năm 2023 đã đạt thành tựu ấn tượng với hơn 7.120 tỷ đồng tăng gần 24% so với năm2022 (5.760 tỷ đồng) Nợ xấu của cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7 năm 2023cũng được kiểm soát tốt hơn (duy trì dưới mức 3%)

Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7”nhằm phân tích rõ hơn về thực trạng cho vay khách hàng cá nhân cũng như đưa ra các

giải pháp hoàn thiện hoạt động này hơn nữa trong tương lai

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Sacombank chinhánh quận 7 giai đoạn 5 năm từ năm 2019 đến năm 2023

Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chinhánh quận 7 giai đoạn 5 năm từ năm 2019 đến năm 2023

Đề xuất giải pháp giúp Sacombank chi nhánh quận 7 hoàn thiện hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cho vay cá nhân hay cho vay khách hàng cánhân tại Sacombank chi nhánh quận 7 trong giai đoạn 2019-2023

Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh quận 7.Phạm vi thời gian: giai đoạn 5 năm, cụ thể là từ năm 2019 đến năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh thôngqua các bảng dữ liệu, đồ thị nhằm đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiSacombank chi nhánh quận 7.

6 Kết cấu của đề án

Đề án ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề án được chia làm 3 chương như sau:

▪ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và tổng quan các nghiên cứu liên quan

▪ Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7 giai đoạn 2019 – 2023

▪ Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAYKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), cho vay là quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổchức kinh tế với các ngân hàng, được thực hiện thông qua việc ngân hàng làm trunggian huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các chủ thể nói trên.Trong đó, ngườicho vay chuyển giao một lượng giá trị nhất định cho người đi vay Người đi vay chỉđược sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao đó trong một thời gian nhất định vàcó nghĩa vụ hoàn trả lại cho người cho vay một lượng lớn hơn giá trị ban đầu sau khihết thời gian thoả thuận

Theo Dương Thị Hoàn (2019), với tư cách là người đi vay, ngân hàng thực hiệnnhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu để huy động vốn trong xã hội; còn với tư cách là người cho vay, ngân hàng thựchiện cung cấp tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp Các khoản vay được cấp theonhững thời hạn khác nhau, tuỳ theo các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng thôngqua hợp đồng pháp lý

Cho vay cá nhân là hình thức của hoạt động cho vay đối với KHCN, hộ kinh doanhcủa các TCTD, trong đó ngân hàng giao hoặc cam kết cho cá nhân, hộ kinh doanh mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoảthuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Theo Phan Thị Thu Hà (2013): “Cho vay là nghiệp vụ ngân hàng cung cấp mộtkhoản tiền cho khách hàng, theo đó khách hàng cam kết hoàn trả tiền gốc và lãi chongân hàng trong một khoảng thời gian xác định”

Như vậy, cho vay cá nhân hay cho vay khách hàng cá nhân là hình thức ngân hàngcho vay mà quyền sở hữu vốn được chuyển giao cho cá nhân hoặc hộ kinh doanh với

Trang 17

mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh,… với các điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại

Một số quy định chung về nghiệp vụ cho vay

Theo Luật số 47/2010/QH12 của Quốc Hội quy định rằng: cấp tín dụng là việc thỏathuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng mộtkhoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuêtài chính, thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Qua đó,nguyên tắc có hoàn trả mà khách hàng vay phải thực hiện đầy đủ được nhấn mạnh

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của NHNN quy định một số nội dung chínhvề đặc điểm nghiệp vụ cho vay như:

- Về loại cho vay: các TCTD xem xét cho vay khách hàng vay theo các loại thời hạn củacác khoản vay như sau: (1) cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn tối đa 1 năm;(2) cho vay trung hạn có thời hạn cho vay trong khoảng từ 1 đến 5 năm và (3) cho vay dài hạn có thời hạn cho vay trên 5 năm

- Về mức cho vay: căn cứ vào khả năng tài chính, kế hoạch sử dụng vốn và giới hạnđược cấp tín dụng của khách hàng cũng như khả năng nguồn vốn của TCTD để thoảthuận với khách hàng về mức cho vay

- Về lãi suất cho vay: được TCTD và khách hàng thoả thuận theo cung cầu vốn thịtrường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, đảm bảo mức lãi suấtcho vay không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN Việt Namquy định theo từng thời kỳ

Lãi suất trong hợp đồng vay được thực hiện theo quy định tại Thông tư số43/2016/TT-NHNN Lãi suất cho vay theo thoả thuận và mức lãi suất cho vay quy đổitheo tỷ lệ %/năm (với một năm là 365 ngày) tính theo dư nợ cho vay thực tế và thờigian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất,thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điềuchỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậmtrả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với các khoản vay

Trang 18

Lãi suất cho vay được phân loại như sau: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp.

Các khoản vay của cá nhân thường có một số đặc điểm như:

- Đối tượng đi vay: cá nhân hoặc hộ kinh doanh (gia đình) có nhu cầu vay vốn phục vụnhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh

- Thời hạn vay: tuỳ thuộc vào các mục đích sử dụng vốn khác nhau mà các khoản vay đối với cá nhân có thời hạn là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn

- Rủi ro các khoản vay: ngân hàng có thể phân tán rủi ro cho vay khi số lượng cá nhâncó nhu cầu vay vốn khá cao Tuy nhiên, do các khoản vay của cá nhân một phần đượcđảm bảo bằng thu nhập của chính cá nhân đó, mà các khoản thu nhập này có thể bị ảnhhưởng trực tiếp khi khách hàng gặp khó khăn trong công việc kinh doanh của mình.Do đó, rủi ro của các khoản vay cá nhân cũng cần được các NHTM đặc biệt chú trọng.- Chi phí cho vay: vì nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân , các NHTMthường đầu tư nhiều vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vay nhằm bảo đảm antoàn cho vay một cách nghiêm ngặt Thêm vào đó, việc thu nhập thông tin cá nhân là rấtkhó khăn, dẫn đến các NHTM thường phải chấp nhận một khoản chi phí cho vay khá cao

- Lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn so với của các khoản vay khác: do chi phí cho vay cá nhân cao hơn

1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thươngmại

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Theo Phan Thị Cúc (2008), “Hiệu quả cho vay được hiểu là một chỉ tiêu tổng hợpphản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra đối với nghiệp vụcho vay của các NHTM, hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu vay hợp lý của khách hàng, đảmbảo sự tồn tại - phát triển trong mảng cho vay của ngân hàng, đồng thời thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế xã hội”

Qua đó, có thể nhận định về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM trên 2 khía cạnh chính sau:

- Xét về khía cạnh đối với NHTM, hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTMchính là lợi ích thu được của NHTM từ cho vay đối với cá nhân Theo đó, hiệu quả này

Trang 19

càng cao có nghĩa là lợi ích thu được từ hoạt động này càng lớn so với chi phí đầu vàođã bỏ ra Thêm vào đó, hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM còn được thểhiện thông qua việc giảm thiểu rủi ro cho vay, đảm bảo thanh khoản và sự an toàntrong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

- Xét về khía cạnh đối với khách hàng, hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân chính làviệc các cá nhân được các NHTM đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu về vốn, phù hợpvới các chính sách phát triển kinh tế của địa phương, giúp các cá nhân sản xuất kinhdoanh một cách có hiệu quả nhất, tạo ra được lượng tiền lớn hơn để chi trả đủ chi phí,có lợi nhuận và hoàn trả nợ đầy đủ cho ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn

Trong phạm vi nghiên cứu của đề án tác giả chỉ xem xét hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân dưới góc độ hiệu quả đối với NHTM Do đó, hiệu quả cho vay kháchhàng cá nhân sẽ được tác giả xem xét qua các yếu tố sau:

Về quy mô cho vay cá nhân: các NHTM không ngừng nỗ lực đẩy mạnh về doanh số dư nợ cho vay, nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân góp phần giúp cácNHTM nâng cao khả năng cạnh tranh

Về chất lượng cho vay cá nhân: bên cạnh việc gia tăng quy mô cho vay, các ngân hàngcũng đặc biệt quan tâm kiểm soát rủi ro trong mảng cho vay thông qua việc hạn chế nợquá hạn, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu nhằm cải thiện hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân

Như vậy, hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM là tổng hợp các lợi íchdo nghiệp vụ cho vay mang lại cho các NHTM, được xác định trong mối tương quangiữa thu nhập đạt được và chi phí đã bỏ ra để thực hiện nghiệp vụ này

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân1.2.2.1 Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay cá nhân thể hiện quy mô và khả năng mở rộng cho vay đối với KHCN

Chỉ tiêu này phản ánh số dư tuyệt đối của cho vay khách hàng cá nhân tại một thờiđiểm là bao nhiêu Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ của ngân hàngcàng cao, càng chứng tỏ vị thế của cho vay khách hàng cá nhân trong kinh doanh củangân hàng Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng dư nợ cá nhân ngoài thể hiện xu hướng cho vaykhách hàng cá nhân là tăng hay giảm thì còn thể hiện uy tín của ngân hàng khi so sánhtổng dư nợ và thị phần tín dụng của các ngân hàng với nhau

Trang 20

Khi dư nợ cho vay cá nhân tăng về quy mô càng lớn, sẽ góp tăng thu nhập lãi thuần,gia tăng lợi nhuận và cả thị phần cho vay của NHTM.

1.2.2.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân là một trong chỉ tiêu đo lường chất lượng tíndụng của NHTM Chỉ tiêu này thể hiện mức độ gia tăng tương đối trong dư nợ cho vaycá nhân của các NHTM, hỗ trợ các NHTM đánh giá được khả năng tìm kiếm kháchhàng, khả năng cho vay và tiến độ thực hiện kế hoạch cấp tín dụng của họ Chỉ tiêunày càng cao thể hiện cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng càng phát triển ổnđịnh và hiệu quả, tuy nhiên chỉ tiêu này phải đúng theo phạm vi được cho phép củaNHNN để duy trì sự an toàn vốn cho các NHTM

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay thường được đo lường bằng số tương đối và xácđịnh bằng công thức:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) =Dư nợ năm t - Dư nợ năm (t-1) x 100% Dư nợ năm (t-1)

1.2.2.3 Tỷ suất sinh lời từ cho vay KHCN

Theo Phan Thị Thu Hà (2013), tỷ suất sinh lời từ cho vay khách hàng cá nhân đượcxác định bằng công thức sau:

Tỷ suất sinh lời từ cho vay cá nhân (%) =TNLT từ cho vay cá nhân x 100% Dư nợ cho vay cá nhân

Trong đó, thu nhập lãi thuần (TNLT) từ cho vay khách hàng cá nhân được xác địnhlà thu nhập từ lãi cho vay cá nhân sau khi đã loại bỏ các chi phí huy động nguồn vốncho vay khách hàng cá nhân (và các chi phí hoạt động liên quan khác) Vì thu nhập củaNHTM chủ yếu đến từ thu lãi của mảng cho vay; do đó thu nhập lãi thuần được tạo ratừ các khoản cho vay nói chung hay các khoản vay cá nhân nói riêng, là một khoản lợinhuận đáng kể của các NHTM

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời từ cho vay khách hàng cá nhân phản ánh kết quả của hoạt độngnày, thể hiện khoản thu nhập lãi thuần mà các NHTM thu về được từ một đồng dư

Trang 21

nợ cho vay Nếu tỷ suất này càng cao chứng tỏ cho vay khách hàng cá nhân đạt hiệuquả càng tốt Đây là chỉ tiêu mang tính quyết định khi đánh giá hiệu quả cho vay kháchhàng cá nhân của các NHTM.

1.2.2.4 Tỷ trọng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân được xác định theo côngthức sau:

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay cá nhân (%)=TNLT từ cho vay cá nhân x 100% Tổng TNLT

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng thu nhập lãi thuần của ngân hàng thì thu nhập thuầnmang lại từ cho vay khách hàng cá nhân là bao nhiêu phần trăm Chỉ tiêu này càng cao,càng cho thấy hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của NHTM càng tốt hơn so vớicác hoạt động khác của các NHTM

1.2.2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 22/04/2005, cácTCTD phân loại nợ thành 5 nhóm với mức độ rủi ro khác nhau, gồm nhóm 1 (nợ tiêuchuẩn); nhóm 2 (nợ cần chú ý); nhóm 3 (nợ dưới chuẩn); nhóm 4 (nợ nghi ngờ) vànhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Nợ quá hạn là các nhóm nợ 2,3,4,5 bao gồm cả nợ xấu và nợ cần chý ý Còn nợ xấulà tổng các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5

Các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giúp các NHTM đánh giá khả năng quản lý cho vayđối với khách hàng, cho thấy tỷ trọng các khoản nợ xấu trong tổng các khoản cho vay.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng các khoản cho vay của NHTM chưa hiệuquả và ngược lại

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được xác định bằng công thức:

Nợ quá hạn cá nhân năm tTỷ lệ nợ quá hạn cá nhân (%)= Tỏng dư nợ cá nhân năm t x 100%

Nợ xấu cá nhân năm tTỷ lệ nợ xấu cá nhân (%)= Tỏng dư nợ cá nhân năm t x 100%

Trang 22

1.3 Một số quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Nguyên tắc cho vay cá nhân

Nguyên tắc cho vay của NHTM được quy định tại Điều 4, Thông tư NHNN quy định về cho vay, được NHNN ban hành như sau:

39/2016/TT Nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích: sau khi hồ sơ vay vốn của người đi vay được phê duyệt, người đi vay phải sử dụng vốn theo đúng mục đích đã cam kết.- Nguyên tắc trả nợ gốc và tiền lãi: khi sử dụng vốn vay, người đi vay sẽ phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi cho ngân hàng cho vay

- Nguyên tắc trả đúng hạn: người đi vay có thể sẽ bị phạt nếu không thực hiện trả nợ đúng hạn, theo các điều khoản đã được thoả thuận trong hợp đồng vay vốn

Điều kiện cho vay cá nhân

- Đối tượng vay vốn bao gồm: các cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịchnước ngoài, có giấy tờ tuỳ thân còn hiệu lực từ đủ 18 tuổi trở lên và có nhu cầu vayvốn nhằm phục vụ các mục đích, hoạt động hợp pháp

- Điều kiện về thu nhập: NHTM sẽ xem xét khả năng tài chính của người đi vay vớinhu cầu vay để đánh giá khả năng thanh toán nợ của cá nhân Yêu cầu đặt ra là nguồnthu nhập của cá nhân phải ổn định và được chứng minh rõ ràng

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.4.1 Các yếu tố khách quan1.4.1.1 Yếu tố thuộc về khách hàng

Yếu tố thuộc về phía người đi vay ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cho vaykhách hàng cá nhân Vì khách hàng là yếu tố quyết định việc sử dụng vốn cho vay củangân hàng có hiệu quả hay không Do đó, để đảm bảo mức độ an toàn vốn cho vay cácNHTM cần quan tâm đến uy tín và đạo đức và tình hình thu nhập của cá nhân vay vốn(Đặng Trần Toàn, 2022)

- Thu nhập của cá nhân: thể hiện khả năng trả nợ của KHCN Khi thu nhập haynăng lực tài chính của khách hàng đủ lớn, ổn định và lành mạnh sẽ đảm bảo cho quátrình thu hồi nợ vay của ngân hàng được thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng chovay của các NHTM và ngược lại

Trang 23

- Uy tín, đạo đức của khách hàng: cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mảngcho vay khách hàng cá nhân Vì đạo đức, uy tín của KHCN ảnh hưởng đến ý thức hoàntrả nợ vay của họ, quyết định chất lượng cho vay của NHTM.

1.4.1.2 Các yếu tố khách quan khác

Theo nghiên cứu của Bùi Trung Hiếu (2021) nhằm giải pháp nâng cao hiệu quả chovay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông Thôn - chi nhánh Vĩnh Long Tác giả đã tìm thấy rằng môi trường bên ngoài cótác đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Cụ thể như:

- Môi trường quốc tếCác ngân hàng phải chịu ảnh hưởng từ rủi ro thị trường và các quy tắc nghiêm ngặtcủa quốc tế Nợ xấu của các NHTM sẽ gia tăng nếu khách hàng làm ăn thua lỗ, phásản (Sagasti, 1991) Sự cạnh tranh giữa các ĐCTC trong và ngoài nước trước bối cảnhhội nhập kinh tế cũng khiến các ngân hàng trong nước có nguy cơ tăng nợ xấu do trìnhđộ quản lý và dịch vụ khách hàng chưa tốt Mặt khác, việc mở rộng liên kết kinh tế vớicác quốc gia khác đã tạo ra những ràng buộc kinh tế và tiềm ẩn những rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và đối với nghiệp vụ cho vay củacác NHTM nói riêng

- Tình hình kinh tế - xã hội trong nướcMôi trường kinh tế ổn định sẽ thúc đẩy đầu tư vào sản xuất và phân phối hàng hóa,tạo ra nhu cầu vốn và đảm bảo khả năng tồn tại của các doanh nghiệp và ổn định thunhập của các cá nhân Môi trường kinh tế xã hội có tác động đến mảng cho vay củangân hàng vì nó làm suy yếu vị thế tài chính của những người đi vay (Kristianti vàYovin, 2016) Các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trảnợ ngân hàng trong điều kiền nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, tuy nhiên trong thờikỳ suy thoái, kinh tế bấp bênh, họ phải đối mặt với nhiều thách thức, khả năng trả nợngân hàng của khách hàng bị suy giảm, phát sinh nợ khó đòi, ảnh hưởng không nhỏđến nghiệp vụ cho vay của các NHTM Đây là một yếu tố quan trọng mà bộ phận quảnlý cho vay phải xem xét

- Môi trường pháp lýHệ thống các văn bản pháp luật kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp và ngườidân là một phần tác động của môi trường pháp lý Các văn bản quy phạm pháp luật có

Trang 24

vai trò định hướng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, thúc đẩy sự cạnh tranhlành mạnh giữa các ngân hàng, hỗ trợ ngân hàng xử lý các tranh chấp trong cho vaykhách hàng cá nhân Mặt khác, môi trường pháp lý có tác động đến hoạt động sản xuấtđầu tư của doanh nghiệp, tác động gián tiếp đến yêu cầu vốn, hiệu quả sản xuất kinhdoanh, hiệu quả đầu tư (Young và cộng sự, 2002) Vì vậy, nền tảng để ngân hàng pháttriển cho vay bán lẻ là môi trường pháp lý phải hoàn chỉnh, đồng bộ và ổn định Tuynhiên, trên thực tế, các thủ tục pháp lý liên quan trực tiếp đến cho vay khách hàng cánhân của NHTM tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện.

Các chính sách của Nhà nước quy định các lĩnh vực kinh doanh được phép và bịcấm, cũng như các hoạt động sản xuất của cả doanh nghiệp và cá nhân Do đó, nếunhững người ra quyết định tạo ra các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp thực tế vàkhuyến khích sự thịnh vượng giữa các cá nhân và tổ chức, họ sẽ có nguồn lực cần thiếtđể trả nợ ngân hàng đúng hạn Thay vào đó, sẽ khiến các doanh nghiệp, cá nhân khôngthể bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khó thanh toán kịp thời cho ngân hàng(Abidat và cộng sự, 2019)

- Môi trường chính trịCác biến số của môi trường chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụngcủa các NHTM vì các hoạt động kinh tế luôn gắn liền với các hoạt động chính trị xãhội Phát triển kinh tế đòi hỏi cấu trúc chính trị ổn định Bất ổn chính trị sẽ cản trở tăngtrưởng kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng, đồngthời làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư, khiến các tổ chức này gặp khó khăn trongviệc huy động tiền mặt Trong trường hợp này, ngân hàng buộc phải giảm tín dụng,điều này có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại nói chung và cho vay của cácNHTM nói riêng (Prihanto và Kurniasari, 2019)

1.4.2 Các yếu tố thuộc về phía ngân hàng1.4.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng

Nguồn vốn của NHTM thường được chia thành hai nguồn chính, đó là vốn tự có vàvốn huy động từ các cá nhân và doanh nghiệp Nguồn vốn dồi dào sẽ góp phần giúpgia tăng khả năng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng (IvanovicMaja, 2016)

Trang 25

Do đó, các NHTM cần đặc biệt quan tâm để gia tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng cácnhu cầu vốn của các KHCN, nhưng cũng đồng thời hạn chế tình trạng nguồn vốn nhànrỗi quá lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân.

1.4.2.2 Chính sách cho vay

Một chính sách cho vay phù hợp, linh hoạt sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng cónhu cầu vay vốn, tạo nguồn thu nhập và gia tăng khả năng sinh lời của cho vay kháchhàng cá nhân (Ali Awdeh, 2017; Bùi Trung Hiếu, 2021; Đặng Trần Toàn, 2022)

Chính sách cho vay hàm chứa nhiều yếu tố có tác động đến hiệu quả cho vay kháchhàng cá nhân, trong đó điển hình như: mức lãi suất cho vay, tài sản sản đảm bảo,…Đây là các yếu tố quyết định trực tiếp đến việc hợp tác thành công giữa các NHTM vàđối tác của mình

1.4.2.3 Quy trình cho vay

Một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khách hàng cánhân đó chính là quy trình cho vay Một quy trình cho vay chặt chẽ, chuyên nghiệp,nhanh chóng sẽ giúp cho các NHTM đảm bảo nghiệp vụ cho vay của mình được thựchiện một cách hiệu quả nhất trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM nhưhiện nay Qua đó, quy trình cho vay tốt sẽ góp phần vừa đáp ứng nhanh chóng nhu cầuvốn của khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho vay của các NHTM, giúp nâng cao hiệuquả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM (Lê Đức Niêm và Phan Công Thân, 2021)

1.4.2.4 Chất lượng nhân sự

Trình độ của nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với hiệu quả cho vay khách hàngcá nhân nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung Do mối quan hệ thân thiết giữa cánbộ ngân hàng với khách hàng, nên trình độ của cán bộ cho vay đóng một vai trò quantrọng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn Đội ngũ cán bộ tín dụng đòi hỏiphải có năng lực chuyên môn cao do nền kinh tế ngày càng mở rộng, các mối quan hệkinh tế ngày càng phức tạp, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng.Khi chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ giúp tối thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vaykhách hàng cá nhân (Abidat và cộng sự, 2019; Bùi Trung Hiếu, 2021)

1.4.2.5 Các yếu tố khác thuộc về ngân hàng

- Công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

Trang 26

Những lợi ích trong công tác kiểm soát nội bộ nói chung và cho vay khách hàng cánhân nói riêng sẽ giúp giảm thiểu các RRTD cho các NHTM, qua đó cũng như tạođiều kiện thuận lợi để các NHTM nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay (Kristiantivà Yovin, 2016).

Để duy trì hiệu quả của HĐCV phù hợp với mục tiêu, quy tắc và yêu cầu của chínhphủ, các ngân hàng phải luôn thực hiện công tác quản trị này một cách thường xuyên

- Công nghệ ngân hàng

Việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động của các NHTM đã cải thiệnđáng kể chất lượng cho vay của ngân hàng Các công nghệ giúp ngân hàng gia tăngcông tác đánh giá khách hàng trước khi cho vay, cảnh báo RRTD khi phê duyệt chovay và đảm bảo công tác quản lý sau cho vay được hiệu quả hơn như hệ thống thôngbáo nợ, thu hồi nợ của cá nhân một cách tự động và đúng hạn,…

Qua đó, cho thấy khi sử dụng công nghệ một cách hợp lý, sẽ giúp cho các NHTMtận dụng các cơ hội kinh doanh, quản lý tốt các khoản vay dễ dàng và nhanh chóng, cắtgiảm chi phí hoạt động và hấp dẫn khách hàng (Kristianti và Yovin, 2016)

1.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan1.5.1 Các nghiên cứu trong nước

Tô Thiện Hiền (2019), đã tìm hiểu khái quát mảng cho vay của NHTM Pvcombank– chi nhánh An giang giai đoạn 2016-2018, nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả HĐCVtại Pvcombank Bằng phương pháp suy luận tổng hợp, bài viết đã trình bày thực trạng,đánh giá HĐCV của Pvcomank Qua đó, đưa ra kết luận các NHTM cần thận trọngtrong công tác quản trị rủi ro, bảo đảm sự an toàn trong cho vay của đơn vị

Nghiên cứu Bùi Trung Hiếu (2021) tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vaykhách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển NôngThôn - chi nhánh Vĩnh Long Tác giả đã tìm thấy rằng tác động của các nhân tố ảnhhưởng đến cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ĐCTC này theo thứ tựmức độ ảnh hưởng giảm dần gồm: cơ sở vật chất ngân hàng (Beta = 0,379), chính sáchtín dụng và marketing (Beta = 0,248), môi trường bên ngoài (Beta = 0,129), cán bộ chovay (Beta = 0,124) và khách hàng (Beta = 0,115)

Trang 27

Nghiên cứu Nguyễn Xuân Thăng (2021) cũng đã hệ thống các lý luận về cho vaykhách hàng cá nhân Nhận diện rõ các mặt làm được và chưa làm được trong cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – phòng giao dịch Sóc Sơn.

Nghiên cứu của Đặng Trần Toàn (2022) đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụngtrong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VIB giai đoạn 2018 – 2022 Nhằmmục tiêu đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay kháchhàng cá nhân tại đơn vị này Dữ liệu phân tích trong nghiên cứu là dữ liệu thực tiễnqua các năm của VIB Kết quả cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trảnợ của cá nhân điển hình như là: chính sách cho vay (lãi suất, thời hạn) và yếu tố liênquan đến KHCN (như khả năng tài chính, việc làm, số người phụ thuộc, )

Nghiên cứu Lê Đức Niêm và Phan Công Thân (2021) về cho vay khách hàng cánhân khu vực nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cho vay KHCN khu vực nông thôn, bao gồm:(1) Đa dạng hóa các hoạt động marketing, truyền thông để giữ chân khách hàng cũ vàthu hút khách hàng mới; (2) Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ tíndụng; (3) Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng vay vốn; (4) Tăng cường phốihợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong công tác xử lý nợ

1.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Về chủ đề liên quan đến hoạt động cho vay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoàinước được thực hiện, đa phần với mục tiêu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả cho vay khách hàng cá nhân nói chung hay tăng trưởng dư nợ cho vay KHCNnói riêng tại các NHTM Có thể điểm qua một số nghiên cứu như:

Abdullah, M và cộng sự (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểnngân hàng khách hàng cá nhân tại New Zealand thông qua sự hài lòng của khách hàng.Vì sự giữ chân khách hàng trung thành có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởngmảng cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng Nhóm tác giả đãthực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng đến chất lượng hoạt động cấp tín dụngKHCN và đã cho thấy các yếu tố liên quan đến cán bộ nhân viên cho vay là yếu tốquan trọng quyết định chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của KHCN, hỗ trợ cảithiện hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

Trang 28

Ofori-Abebrese, G và cộng sự (2016) đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩmô đến hiệu quả HĐCV của các NHTM tại Ghana trong giai đoạn 2008 -2015 Vớibối cảnh tỷ lệ vỡ nợ ngày càng gia tăng tại Ghana, nhóm tác giả đã tìm ra kết quả rằngtrong dài hạn các yếu tố như lạm phát và lãi suất tín phiếu kho bạc có ảnh hưởng đếnhiệu quả cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng Qua đó, rút rakết luận sự ổn định kinh tế vĩ mô góp phần tác động đến hiệu quả cho vay các NHTM.

Ivanovic Maja (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của chovay của 11 NHTM tại Montenegro từ năm 2004 – 2014 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tỷlệ vốn chủ sở hữu có tác động tích cực và và tỷ lệ chi phí hoạt động lại có tác động tiêucực đến tăng trưởng cho vay của các NHTM này

Tương tự Ivanovic Maja (2016), Ali Awdeh (2017) cũng đã thực hiện nghiên cứuđối với 14 NHTM ở Lebanon trong giai đoạn năm 2000 - 2015 Và đã cho thấy thêmcác kết quả khác như chính sách cho vay (lãi suất cho vay) cũng có tác động tiêu cựcđến tăng trưởng cho vay của các NHTM

Theo khảo sát của Di-Marketing (2016) về việc sử dụng các khoản vay khách hàngcá nhân của Thái Lan, Krungthai, Siam Commercials và Krungsri là ba ngân hàng nổitiếng nhất về cho vay khách hàng cá nhân ở Thái Lan Đến 95% khách hàng Thái Lanthực hiện khảo sát cho biết họ lựa chọn hình thức vay trả góp với giá trị khoản vaynhỏ, chỉ dưới 250 đô la cho mỗi khoản vay, thời hạn trả góp thường ngắn, từ 6 đến 12tháng Khách hàng thực hiện khảo sát cho biết quảng cáo trên TV, Facebook và web làcác kênh chính khiến họ biết đến dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân Lý do chínhkhiến khách hàng lựa chọn dịch vụ dựa trên độ tin cậy của ngân hàng và việc đăng kývay vốn đơn giản trong khi lãi suất cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi và thủ tụcđăng ký phức tạp là lí do khiến khách hàng Thái Lan không hài lòng Bên cạnh việcthực hiện quảng cáo, một lý do khác thu hút các khách hàng vay tiêu dùng là việcthường xuyên có các chương trình khuyến mại đi kèm khoản vay để thu hút kháchhàng như: tặng quà, phiếu giảm giá (vouchers), chiết khấu khi mua sản phẩm khác…

Theo Xinmin Xhang và Chaoxiang Jia (2014), nhu cầu vay vốn của những ngườinông dân Trung Quốc là rất lớn Mặc dù các ngân hàng thương mại có mặt ở khắp mọimiền Trung Quốc, từ thành thị tới nông thôn nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhucầu của những người nông dân Như là một thói quen lâu đời, những người nông dân

Trang 29

Trung Quốc thường vay mượn lẫn nhau, từ vay tiêu dùng cho tới vay vốn để sản xuất,đầu tư Nghiên cứu đã chỉ ra ba lý do chính khiến các hộ nông dân chọn vay vốn lẫnnhau thay vì vay từ các ngân hàng chính thống, đó là công sức và chi phí bỏ ra để vayđược vốn từ ngân hàng thường cao, vay vốn ở ngân hàng tốn nhiều thời gian hơn khingười nông dân có nhu cầu vay nóng và có nhiều mục đích vay vốn không được ngânhàng chấp nhận Tuy nhiên, việc vay vốn từ các cá nhân và tổ chức phi ngân hàng tồntại nhiều rủi ro, đặc biệt là những vấn đề về pháp lý, gây bất ổn cho xã hội Do vậy,nhằm hạn chế việc vay mượn phi ngân hàng, các tổ chức tài chính Trung Quốc tìmcách phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng dành cho hộ gia đình tại nông thôn.

Theo Jingyue Xu và các cộng sự (2017), ngân hàng điện tử MYbank, một trong nămngân hàng tư nhân đầu tiên được cấp phép của Trung Quốc, đã phát triển một chươngtrình hỗ trợ cho vay nông dân vào năm 2015 trong nỗ lực mở rộng dịch vụ tài chính tớicác hộ nông dân ở vùng nông thôn Trung Quốc Đối tượng khách hàng mục tiêu màchương trình hướng đến là những người nông dân chưa từng tiếp xúc với các dịch vụngân hàng Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay, giải pháp mà ngân hàng này đưara nhằm xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng là thiết lập một hệ thống chấmđiểm tín dụng toàn quốc Là công ty con thuộc công ty tài chính Ant Financial - tậpđoàn Alibaba, MYbank tận dụng lợi thế từ nguồn dữ liệu lớn về thông tin khách hàngvà các giao dịch mua bán hàng hóa qua internet, sử dụng cổng thanh toán và ví điện tửAlipay để xây dựng cơ sở dữ liệu xác định mức độ tín nhiệm cho các khách hàng, đặcbiệt là cho người nông dân ở nông thôn Chương trình thành công không chỉ giảm chiphí cho vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc màcòn mở rộng thị trường tiềm năng cho các dịch vụ tài chính và internet

1.5.3 Các vấn đề cần nghiên cứu

Qua việc tóm lược các nghiên cứu trước đây về đề tài cho vay khách hàng cá nhân,tác giả nhận thấy chủ đề này các nghiên cứu trên thế giới xem xét theo nhiều khía cạnhkhác nhau như: phát triển cho vay khách hàng cá nhân , tăng trưởng dư nợ cho vay vàrủi ro cho vay đối với cá nhân Tất cả những khía cạnh này nhìn chung đều đề cập đếnđánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân

Mặt khác, đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về hiệu quả cho vay tại các NHTM ViệtNam như: GPBank (Nguyễn Chí Linh, 2021); Agribank chi nhánh Vĩnh Long (Đỗ

Trang 30

Quốc Việt, 2021); BIDV chi nhánh Đăk Nông (Nguyễn Thị Hồng, 2021),…Nhưngchưa có tìm hiểu về cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7, dođó tác giả lựa chọn triển khai đề án này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát các cơ sở lý thuyết về hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân, hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN Ngoài ra, tác giả còn trình bày tổngquan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay KHCN nhằm xác định các vấnđề cần nghiên cứu của đề án

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHOVAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẬN 7

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh quận 7

2.1.1 Quá trình hình thành - phát triển của Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tên viết tắt là Sacombank, là một trongnhững NHTM cổ phần được thành lập đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.Sacombank bắt đầu hoạt động từ ngày 21 tháng 12 năm 1991 với chỉ khoảng 3 tỷđồng vốn điều lệ ban đầu Và đã có những bước tiến đột phá sau 32 năm tồn tại pháttriển, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (Basel) và dẫn đầu về quy mô và chất lượng trongcho vay cá nhân

Năm 2019, Sacomank cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, cơ sở dữliệu, hệ thống thông tin, tổ chức nhân sự, chính sách quản trị rủi ro và chiến lược cungứng vốn với mục tiêu đảm bảo ngân hàng luôn duy trì các tỷ lệ an toàn vốn của đơn vịtheo đúng quy định của NHNN Chính nhờ nền tảng vững chắc này, Sacombank đãluôn có thị phần tín dụng khách hàng cá nhân ổn định trong những năm gần đây Năm2023, Sacombank tiếp tục dẫn dầu về quy mô cho vay cá nhân với tỷ trọng đạt gần90% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Sacombank và với tốc độ tăng trưởngkép của mảng cho vay đạt 25% trong giai đoạn 5 năm liên tục

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, vốn điều lệ của Sacombank đã vượt 18.852 tỷđồng; tổng tài sản vượt 674,4 nghìn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 45.734 tỷ đồng Đếnnay, Sacombank có hơn 18.000 nhân viên cung cấp dịch vụ cho gần 18 triệu kháchhàng tại 109 chi nhánh và 443 phòng giao dịch trên các tỉnh, thành phố quan trọngkhắp cả nước Tính về quy mô, Sacombank nằm trong top 4 ngân hàng TMCP tư nhâncó mảng khách hàng cá nhân lớn nhất, và liên tục dẫn đầu thị phần trong các lĩnh vựckinh doanh trọng yếu như cho vay ô tô, bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển của Sacombank chi nhánh quận 7

Trang 32

Sacombank chi nhánh quận 7 là một trong những chi nhánh lớn mạnh củaSacombank, toạ lạc tại địa chỉ số 370 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7,Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 26/03/2018.

Sacombank chi nhánh quận 7 là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,có chức năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ gồm: huy động vốn, cho vay, thực hiệnthanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong vàngoài nước,…), kinh doanh ngoại tệ,…

Sự ra đời của Sacombank chi nhánh quận 7 đã hỗ trợ nhu cầu vốn cần thiết của cácKHCN và KHDN trên địa bàn Sau hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, Sacombankchi nhánh quận 7 đã phát triển kiện toàn bộ máy nhân sự, tuyển dụng và đào tạo cáccán bộ có năng lực, xây dựng định hướng các chính sách kinh doanh đúng đắn.Sacombank chi nhánh quận 7 đã đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và đảm bảolợi thế cạnh tranh trên địa bàn thông qua các hoạt động cải tiến, hoàn thiện, phát triểnkhông ngừng các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại

Và với sự kiên trì và cố gắng trong giai đoạn vừa qua, tập thể Sacombank chi nhánhquận 7 đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể như nhận được sự đánh giá cao củaNHNN Việt Nam; đồng thời uy tín của Sacombank chi nhánh quận 7 trên địa bàn khuvực Thành phố Hồ Chí Minh cũng ngày càng được khẳng định

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sacombank chi nhánh quận 7

Qua hơn 5 năm phát triển, Sacombank chi nhánh quận 7 đã nhiều lần thay đổi về cơcấu tổ chức để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, từ đó giúp Sacombank chi nhánhquận 7 đạt được những kết quả tốt nhất trong những năm vừa qua Cơ cấu phòng ban,nhân sự của Sacombank chi nhánh quận 7 bao gồm các phòng ban cụ thể như sau:

- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc chi nhánh Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh

- Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện các công tác quản lý nhân sự, triển khai cácchính sách chế độ của cán bộ nhân viên trong đơn vị, quản lý tài sản của chi nhánh vàmột số nhiệm vụ khác

- Phòng Quản trị tín dụng: là bộ phận trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cho vay vàquản lý cho vay như thu hồi nợ, theo quy định của Chi nhánh và của hệ thống ngânhàng Sacombank

Trang 33

- Phòng dịch vụ khách hàng: là bộ phận trực tiếp thực hiện các giao dịch với kháchhàng như bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại quầy, quản lý tài khoản của kháchhàng, tác nghiệp giải ngân, thu nợ gốc và lãi vay theo yêu cầu của Phòng Quản trị tíndụng và các phòng quản lý khách hàng,…

- Phòng khách hàng ưu tiên: có chức năng chăm sóc các khách hàng có số dư tiền gửi hay dư nợ cho vay bình quân trong kỳ tại chi nhánh đạt mức cao hơn mức bình quân

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh quận 7

Nguồn: Báo cáo nội bộ Sacombank chi nhánh quận 7

2.2 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín chi nhánh quận 7

2.2.1 Cho vay kinh doanh

Vay kinh doanh là chìa khóa giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng,Sacombank quận 7 cung cấp các khoản vay được tùy chỉnh phù hợp theo từng nhu cầucủa khách hàng

Đặc tính nổi bật:- Đáp ứng tất cả nhu cầu vốn phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô, đầu tư tài sản cố định

- Linh hoạt về mức vay, thời gian vay phù hợp với dòng tiền, chu kỳ kinh doanh, tiết kiệm chi phí

- Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt và giải ngân nhanh chóng

Trang 34

2.2.2 Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống

An tâm tận hưởng cuộc sống khi mọi nhu cầu tài chính cá nhân đều được giải quyết với vay tiêu dùng tại Sacombank quận 7

Đặc tính nổi bật:- Đáp ứng nhiều nhu cầu: mua sắm, học tập, du lịch, xây nhà, sửa chữa nhà ở, v.v- Phương thức vay linh hoạt, thời gian vay lên tới 240 tháng, tài sản đảm bảo đa dạng- Số tiền vay lên đến 100% nhu cầu vốn

- Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt và giải ngân nhanh chóng

2.2.3 Cho vay mua bất động sản

Sacombank tài trợ vốn cho khách hàng mua nhà thuận lợi và nhanh chóng hơn.Đặc tính nổi bật:

- Đáp ứng 100% nhu cầu vốn mua nhà, đất, căn hộ, hoàn lại phần vốn đã thanh toán bất động sản, tài trợ thuế

- Thời gian vay lên đến 360 tháng, giúp khách hàng giảm áp lực về tài chính- Chấp nhận tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán,chuyển nhượng bất động sản Khách hàng có thể thế chấp bằng chính tài sản mua hoặctài sản hiện hữu khác

- Đảm bảo quyền lợi của các bên qua dịch vụ trung gian thanh toán- Sacombank tài trợ lên đến 100% giá trị mua, nhận chuyển nhượng bất động sản- Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt và giải ngân nhanh chóng

2.2.4 Cho vay mua xe ô tô

Hành trình nâng tầm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn với sản phẩm cho vay mua xe ôtô tại Sacombank, đảm bảo những quyền lợi và mức lãi suất ưu đãi tốt nhất

Đặc tính nổi bật:- Đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn mua ô tô (đi lại, vận tải, kinh doanh, v.v)- Cho vay mua xe mới, xe cũ, tất cả các thương hiệu, hoàn lại phần vốn đã thanh toán mua xe

- Giải ngân ngay khi có giấy hẹn đăng ký xe- Số tiền vay lên đến 100% theo giá trị xe (bao gồm VAT và lệ phí trước bạ)- Thời gian vay lên đến 120 tháng

- Tài sản đảm bảo là chính xe mua hoặc thế chấp tài sản hiện hữu khác

Trang 35

- Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt và giải ngân nhanh chóng

2.3 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7 bao gồmcác bước như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và thu thập hồ sơCán bộ ngân hàng thường sẽ khảo sát trước nhu cầu của cá nhân thông qua tư vấn,hỏi đáp về mục đích và số vốn cần vay, thời hạn vay, tài sản đảm bảo, nguồn tài chínhcủa cá nhân,…và nếu đáp ứng điều kiện cho vay thì cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫnkhách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và cung cấp hồ sơ cho ngân hàng

- Bước 2: Đề xuất và thẩm định, tái thẩm định (nếu có)Cán bộ ngân hàng sẽ kiểm tra hồ sơ và tiến hành các bước thẩm định hồ sơ kháchhàng cung cấp bằng các quy chế thẩm định riêng nhằm hạn chế rủi ro cho vay

Cán bộ ngân hàng lập tờ trình đề khoản khoản vay của khách hàng đến các cấp thẩmquyền phê duyệt theo quy định

- Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụngCấp thẩm quyền phê duyệt thẩm định lại hồ sơ và ra quyết định cho vay - Bước 4: Triển khai phán quyết

Sau khi khoản vay được cấp thẩm quyền phê duyệt, ngân hàng và khách hàng sẽtiến hành ký kết hợp đồng và giải ngân khoản vay

- Bước 5: Quản lý và thu hồi nợSau khi khoản vay được giải ngân, cán bộ khách hàng theo dõi và kiểm tra sau chovay định kỳ theo quy định, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích đồng thờitheo dõi quá trình thanh toán nợ vay của khách hàng

- Bước 6: Tất toán khoản cấp tín dụngCán bộ ngân hàng thực hiện thu hồi đầy đủ gốc và lãi của khoản vay, đồng thời thựchiện thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản cho khách hàng (nếu có)

- Bước 7: Lưu hồ sơ tín dụngLưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm toán sau này

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w