1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ wto liên quan đến nguyên tắc nt và trình bày các nội dung sau

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO liên quan đến nguyên tắc NT và trình bày các nội dung sau:
Tác giả Nguyễn Thiên Hà An, Hồ Trịnh Phượng An, Vũ Thu An, Đàm Hiền Anh, Ngô Nhật Nguyệt Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Phạm Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật WTO
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Cộng đồng châu Âu lập luận rằng, theo các biện pháp đã xác định, các bộphận ô tô nhập khẩu được sử dụng để sản xuất xe để bán ở Trung Quốc phảichịu mức thuế tương đương với thuế quan đối

Trang 1

MÔN: LUẬT WTO

Đề bài: Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTOliên quan đến nguyên tắc NT và trình bày các nội dung sau:1.Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp.

2.Lập luận pháp lý của các bên trong vụ việc.3.Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp Bình luận về

Trang 2

Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO liên quan đến nguyên tắcNT và trình bày các nội dung sau:

1 Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp.2 Lập luận pháp lý của các bên trong vụ việc.3 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp Bình luận về ý kiến này

2 Thành viên trong nhómST

3 Biên bản làm việc nhóm

ĐÁNH GIÁCỦA SINH

VIÊN

ĐÁNH GIÁCỦA GIÁO

VIÊN

CHỮKÍ

sốĐiểm

chữ

1 453218 Nguyễn Thiên Hà

An2 462301 Hồ Trịnh Phượng An3 462302 Vũ Thu An

4 462303 Đàm Hiền Anh5 462304 Ngô Nhật Nguyệt

Anh6 462305 Nguyễn Hoàng Anh7 462315 Phạm Ngọc Diệp

Trang 3

Kết quả điểm bài viết:…… Kết quả điểm thuyết trình:………Tổng điểm:………

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

2.1 Lập luận của nguyên đơn 7

2.2 Lập luận của bị đơn 9

3 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp Bình luận về ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp 10

3.1 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp 10

3.2 Bình luận về ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment,gọi tắt là NT) được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dànhcho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kémhơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhàcung cấp của nước mình Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản củaWTO, được đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử và tự dohóa thương mại giữa các nước thành viên Cụ thể trong WTO, NT được quyđịnh tại Điều III GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), ĐiềuXVII GATS (Hiệp định Chung số 203/WTO/VB về thương mại dịch vụ) vàĐiều III TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại củaQuyền sở hữu trí tuệ) Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc NT, Nhóm 1 đã lựa chọn

án lệ DS340: Trung Quốc – Một số biện pháp tác động đến việc nhập khẩuphụ tùng, trang thiết bị ô tô, xe gắn máy làm đề tài nghiên cứu trong bài tập

nhóm môn Luật WTO

NỘI DUNG1 Vụ việc tranh chấp

1.1 Tóm tắt vụ việc

Các bên tham gia tranh chấp: Nguyên đơn (Cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ

và Canada), Bị đơn (Trung Quốc) và các bên thứ ba (Argentina, Úc, Brazil,Nhật Bản, Mexico, Đài Loan, Thái Lan)

Cơ quan giải quyết tranh chấp: DSB (Dispute Settlement Body).Sự kiện pháp lý:

- Khi Trung Quốc gia nhập vào WTO (11/12/2001) đã cam kết biểu thuếquan thông thường đối với ô tô và phụ ô tô theo quy định của WTO (PHỤLỤC 1) Nhưng trên thực tế Trung Quốc đã áp dụng khoản thu 25% đối vớilinh kiện ô tô nhập khẩu vào Trung Quốc vì các linh kiện này “được đặc trưng

Trang 6

như là phương tiện giao thông hoàn chỉnh” Thêm vào đó, nếu loại hàng hóanhập khẩu này được xác định là linh kiện, phụ tùng rời chứ không phải là“phương tiện giao thông hoàn chỉnh” thì mức thuế thu trên giảm xuống còn10%.1

- Bên Nguyên đơn cho rằng Trung Quốc đã vi phạm một số điều khoản củaGATT 1994, Hiệp định TRIMs Cụ thể: Điều III.2 câu thứ nhất, Điều III.4,Điều III.5 Hiệp định GATT 1994, Điều 3 Hiệp định trợ cấp và các biện phápđối kháng (SCM), Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thươngmại (TRIMs) và Đoạn 93 trong báo cáo gia nhập của Trung Quốc

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:

- Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) - ĐiềuII, II:1, III, III:2, III:4, III:5, XI:1

- Hiệp định Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs) - Điều 2,2.1

- Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) - Điều 3, 3.1(b),3.2

- Nghị định thư gia nhập (Protocol of Accession) - Phần I, đoạn 1.2, Phần I,đoạn 7.2, Phần I, đoạn 7.3

1.2 Vấn đề pháp lý

- Liệu Trung Quốc có vi phạm Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (NT) vì đốixử kém thuận lợi hơn với phụ tùng ô tô nhập khẩu so với phụ tùng sản xuấttrong nước bằng việc áp đặt thêm những gánh nặng tài chính và phí bổ sungđối với các nhà sản xuất sử dụng phụ tùng nhập khẩu vượt quá ngưỡng quyđịnh?

- Việc giảm thuế được ghi nhận cụ thể trong các văn bản pháp luật củaTrung Quốc căn cứ vào chính sách sử dụng hàng nội địa có phải là hỗ trợ tài1 Policy Order 8 (có hiệu lực ngày 21/5/2004), Nghị định 125 (có hiệu lực 1/4/2005), Quy tắc kiểm định phụ

Trang 7

chính không?

2 Lập luận các bên:2.1 Lập luận của nguyên đơn

Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ (30/3/2006) và Canada (13/4/2006) đã yêucầu tham vấn với Trung Quốc về việc Trung Quốc áp đặt các biện pháp ảnhhưởng xấu đến xuất khẩu phụ tùng ô tô từ Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ và

Canada sang Trung Quốc Các biện pháp gây ảnh hưởng xấu đó bao gồm: (a)Chính sách Phát triển Ngành công nghiệp xe gắn máy; (b) Các biện phápquản lý nhập khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô cho xe nguyên chiếc; (c) Quy tắckiểm định phụ tùng nhập khẩu có phải là phương tiện hoàn chỉnh; cũng như

mọi sửa đổi, thay thế, gia hạn, biện pháp thực hiện hoặc các biện pháp kháccó liên quan Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ và Canada cũng cho rằng TrungQuốc đã vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu các lợi ích tích lũy của mình, trực tiếphoặc gián tiếp, theo các văn bản được viện dẫn

Cộng đồng châu Âu lập luận rằng, theo các biện pháp đã xác định, các bộphận ô tô nhập khẩu được sử dụng để sản xuất xe để bán ở Trung Quốc phảichịu mức thuế tương đương với thuế quan đối với xe nguyên chiếc, nếu chúngđược nhập khẩu vượt quá một số ngưỡng nhất định Cộng đồng châu Âu chorằng các biện pháp này không phù hợp với: Điều II:1(a), II:1(b), III:2, III:4,III:5 của GATT 1994, cũng như các nguyên tắc trong Điều III:1; Điều 2.1 và2.2 của Hiệp định TRIMs cùng với các khoản 1(a) và 2(a) của Danh sáchminh họa được đính kèm với Hiệp định; Điều 3 của Hiệp định SCM và cácnghĩa vụ của Trung Quốc theo Nghị định thư gia nhập, đặc biệt là Phần I,đoạn 7.3 của Nghị định thư gia nhập, và đoạn 203 của Báo cáo của Ban côngtác về sự gia nhập của Trung Quốc (Báo cáo WP) kết hợp với Phần I, đoạn.1.2 của Nghị định thư gia nhập, và đoạn 342 của Báo cáo WP

Hoa Kỳ lập luận rằng các biện pháp được xác định dường như là trừng phạt

Trang 8

các nhà sản xuất sử dụng phụ tùng ô tô nhập khẩu để sản xuất xe bán ở TrungQuốc Theo ý kiến của Hoa Kỳ, mặc dù Trung Quốc ràng buộc mức thuế đốivới phụ tùng ô tô ở mức thấp hơn đáng kể so với mức thuế ràng buộc đối vớixe nguyên chiếc, nhưng Trung Quốc sẽ đánh thuế phụ tùng ô tô nhập khẩubằng với mức thuế đối với xe nguyên chiếc, nếu các bộ phận nhập khẩu đượckết hợp trong một chiếc xe có chứa các bộ phận nhập khẩu vượt quá ngưỡngcho phép Hoa Kỳ cho rằng các biện pháp này không phù hợp với các điềukhoản sau: Điều 2 của Hiệp định TRIMs; Điều II (bao gồm cả đoạn 1) và III(bao gồm cả đoạn 2, 4 và 5) của GATT 1994; Điều 3 (bao gồm cả đoạn 1 và2) của Hiệp định SCM; Nghị định thư gia nhập (WT/L/432) (bao gồm PhầnI.1.2 và I.7.3, và đoạn 93 và 203 của Báo cáo của Ban công tác).

Canada lập luận rằng các biện pháp được xác định ở trên áp đặt các khoảnphí khác nhau đối với các phương tiện được sản xuất tại Trung Quốc tùythuộc vào hàm lượng nội địa của các bộ phận ô tô được sử dụng trong quátrình sản xuất, do đó mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất trong nước nếu họsử dụng các bộ phận trong nước; các khoản phí có thể được đánh giá đối vớicác bộ phận ô tô sau khi một chiếc xe hoàn thành tạo thành một khoản phívượt quá những khoản phí được quy định trong Biểu nhân nhượng của TrungQuốc Trung Quốc cũng áp dụng mức thuế của xe nguyên chiếc đối với cáclinh kiện tháo rời hoàn toàn và bán rời Các biện pháp này cũng cung cấp cáckhoản trợ cấp tùy thuộc vào kết quả xuất khẩu và dựa trên việc sử dụng hàngnội địa hơn hàng nhập khẩu Canada cho rằng các biện pháp trên không phùhợp với: Nghị định thư gia nhập (WT/L/432) (bao gồm Phần I.1.2 và I.7.3, vàđoạn 93 và 203 của Báo cáo của Ban công tác); Điều II (bao gồm cả đoạn 1)và III (bao gồm cả đoạn 2, 4 và 5) của GATT 1994; Điều 2 của Hiệp địnhTRIMs; Điều 2 của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, cụ thể là các đoạn (b), (c)và (d); Điều 3 của Hiệp định SCM

Trang 9

2.2 Lập luận của bị đơn

Trước những khiếu nại của bên Nguyên đơn; Trung Quốc đã cho rằngkhoản thu 25% đối với linh kiện ô tô được nhập khẩu vào Trung Quốc khôngphải là “khoản thu nội địa” được ghi nhận tại điều Điều III:2 GATT 1994 màkhẳng định rằng đó là “thuế quan thông thường” theo Điều II:1(b) Vì vậy, Bịđơn không vi phạm các điều khoản do nguyên đơn đưa ra, mà nếu có thìchúng được xây dựng phù hợp với các ngoại lệ theo quy định Điều XX(d) củaGATT 1994

Sau khi có Báo cáo của Ban Hội thẩm, phía bị đơn đã kháng nghị lên Cơquan Phúc thẩm với những lập luận rằng:

Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng Ban hội thẩm đã không xem xét Hệ thống

HS (Harmonized System) trong việc giải thích Điều II:1(b) GATT 1994 nênđã đánh giá sai bản chất của khoản phí mà Trung Quốc áp dụng đối với các bộphận của phương tiện ô tô Ban Hội thẩm đã không thể phân tách câu hỏi“Liệu khoản phí áp đặt theo các biện pháp là một loại thuế hải quan thôngthường?”

Thứ hai, Trung Quốc lập luận rằng các hiệp định có liên quan không đề

cập đến việc liệu một sản phẩm chưa lắp ráp nên được phân loại là các bộphận tách rời hay là sản phẩm hoàn chỉnh Trung Quốc cho rằng, Hệ thốngHS dù không phải là một phần của Hiệp định Marrakesh nhưng có liên quantới Hiệp định này và cung cấp các quy tắc đối với việc phân loại các bộ phận -phần không có trong GATT 1994

Thứ ba, Bị đơn cho rằng, Ban Hội thẩm đã có thể xác định khoản phí là

“phí hải quan thông thường” hay “khoản thu nội địa” thông qua đánh giá liệukhoản phí đó có phù hợp với phân loại sản phẩm trong Hệ thống HS haykhông Vì không có cơ sở xác định tình trạng (condition) hay trạng thái(status) của hàng hóa tại thời điểm nhập hàng vào lãnh thổ hải quan nên theo

Trang 10

quan điểm của Trung Quốc, không thể xác định liệu một khoản phí có liênquan trực tiếp tới sản phẩm tại thời điểm được nhập vào lãnh thổ hải quan Dođó, Ban Hội thẩm thiếu chứng cứ để xác định nó là một thuế hải quan thôngthường.

Thứ tư, Trung Quốc khẳng định rằng, nếu các biện pháp áp đặt một khoản

phí được dựa trên một phương pháp hợp lệ để phân loại sản phẩm theo Hệ thống HS, khoản phí này là thuế hải quan thông thường theo Điều II:1(b) và không phải là khoản phí nội bộ theo Điều III:2 Theo Quy tắc 2(a) của Quy tắc Chung về Giải thích Hệ thống hài hòa (General Interpretative Rules) quy định vật phẩm chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại là vật phẩm hoàn chỉnh chứ không phải bộ phận tách rời của nó Trung Quốc cho rằng GIR 2(a)cho phép cơ quan hải quan quốc gia phân loại các bộ phận ô tô chưa lắp ráp làphương tiện cơ giới hoàn chỉnh với điều kiện là các bộ phận chưa lắp ráp đó có những "đặc tính cơ bản" của một phương tiện cơ giới

Cuối cùng, Trung Quốc đồng ý với Ban hội thẩm rằng một khoản thu cụ

thể không thể đồng thời là “thuế quan thông thường” theo Điều II:1(b) của GATT 1994 và “thuế nội địa”' theo Điều III:2 của GATT Đi đến kết luận cuốicùng, Trung Quốc cho rằng vì sự đánh giá sai bản chất của khoản thu 25% vớinhững linh kiện ô tô được nhập khẩu tới từ Ban Hội thẩm, và rằng Ban Hội thẩm đã dựa trên sự đánh giá sai đó để đưa đến kết luận Trung Quốc vi phạm Nguyên tắc đối xử quốc gia được ghi nhận trong Điều III:2 và Điều III:4 GATT 1994 nên được Cơ quan Phúc thẩm hủy bỏ

3 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp Bình luận về ý kiến của cơquan giải quyết tranh chấp

3.1 Ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp

Vào 26/10/2006, Ban Hội thẩm được thành lập 18/07/2008, Ban Hội thẩmra quyết định giải quyết tranh chấp Theo đó:

Trang 11

Thứ nhất, liên quan đến Nguyên tắc NT tại Điều III:2 GATT 1994 BanHội thẩm cho rằng hành động nhập khẩu các phụ tùng ô tô là yếu tố quantrọng để xác định liệu biện pháp của Trung Quốc có thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Điều III:2 hay không Khoản thu thuế quan của Trung Quốc được áp dụngđối với các nhà sản xuất ô tô, chứ không phải các nhà nhập khẩu nói chung vàkhoản thu này được xác định không phải căn cứ vào các linh kiện tại thờiđiểm linh kiện được nhập khẩu vào lãnh thổ thuế quan của Trung Quốc Vậynên, Ban Hội thẩm kết luận rằng khoản thu mà Trung Quốc áp dụng đối vớicác linh kiện nhập khẩu từ Châu Âu, Hồng Kông và Canada là khoản thu nộiđịa theo Điều III:2 câu đầu tiên của GATT 1994

Thứ hai, Ban Hội thẩm làm rõ thêm liệu Trung Quốc có vi phạm quy định

tại Điều III:2 GATT 1994: (i) sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước cóphải là sản phẩm tương tự hay không; (ii) sản phẩm nhập khẩu có bị đánhthuế cao hơn sản phẩm trong nước không? Bởi các bên tranh chấp không đưara tiêu chí nào để xác định tính tương tự của sản phẩm nhập khẩu và sản phẩmtrong nước nên mặc nhiên sản phẩm nhập khẩu được xem như tương tự vớihàng trong nước Trong vụ việc này, sản phẩm nhập khẩu bị áp thuế trong khisản phẩm tương tự trong nước thì không chứng tỏ Trung Quốc vi phạm ĐiềuIII:2 GATT 1994 câu đầu tiên vì đã áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu“một mức cao hơn” mức áp dụng đối với sản phẩm trong nước

Thứ ba, Ban Hội thẩm kết luận Trung Quốc vi phạm Điều III:4 GATT

1994 dựa trên các tiêu chí: Một là, sản phẩm tranh chấp có phải tương tự haykhông? Bởi nội hàm “sản phẩm tương tự” được ghi nhận trong Điều III:2 hẹphơn Điều III:4 mà sản phẩm nhập khẩu đã được xác định là sản phẩm tươngtự với sản phẩm trong nước theo Điều III:2 thì sản phẩm cũng được coi làtương tự theo Điều III:4 Hai là, Luật và quy tắc Trung Quốc đưa ra có ảnhhưởng đến việc mua bán trong nước, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng sản

Trang 12

phẩm tương tự không? Trung Quốc đưa ra một số văn bản quy định thủ tụcbắt buộc áp dụng trước, trong và sau khi đối với tất cả các nhà sản xuất ô tô,xe gắn máy muốn sử dụng linh kiện nhập khẩu trong khi ưu đãi cho các nhàsản xuất không dùng các sản phẩm nhập khẩu thì không bị áp dụng các thủtục này Do đó, các văn bản này thoả mãn yếu tố luật, quy tắc Ba là, sảnphẩm tranh chấp có bị đối xử kém thuận lợi hơn so với sản phẩm trong nướckhông? Các tiêu chí để đánh giá sản phẩm thường tốn kém, mất thời gian nênđã làm chậm trễ quy trình lắp ráp sản phẩm ảnh hưởng xấu đến phụ tùng nhậpkhẩu Điều này khiến cho các nhà sản xuất không hứng thú với việc sử dụngnhập khẩu và có thêm động lực sử dụng hàng nội địa Từ những kết luận đó,Ban Hội thẩm cho rằng Trung Quốc đã vi phạm Điều III:4 GATT 1994.

Thứ tư, Ban Hội thẩm từ chối giải quyết khiếu nại liên quan đến Điều III:5

GATT 1994 về hàm lượng nội địa hoá Bởi lẽ, Ban Hội thẩm không bị yêucầu bắt buộc phải xem xét tất cả các khiếu nại về pháp lý của nguyên đơn,Nếu Ban Hội thẩm nhận định rằng biện pháp nào đó không phù hợp với điềukhoản của GATT 1994 thì cũng không cần xem xét biện pháp tranh chấp đócó vi phạm các điều khoản khác của GATT 1994 mà nguyên đơn cho rằngbiện pháp này đã vi phạm Vậy nên, nếu Điều III:2 và Điều III:4 GATT 1994đã có thể giải quyết tranh chấp phát sinh trong vụ việc này thì không cần phảixem xét rằng Trung Quốc có vi phạm Điều III:5 GATT 1994 hay không

Thứ năm, Ban Hội thẩm phản đối việc Trung Quốc viện dẫn trường hợp

ngoại lệ theo Điều XX (d) GATT 1994 Ban Hội thẩm đã căn cứ vào các từngữ: “xây dựng ngành công nghiệp trụ cột… nhằm nâng cao năng suất sảnxuất, chất lượng sản phẩm” để kết luận rằng việc Trung Quốc áp thuế đối vớiphụ tùng nhập khẩu nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp nộiđịa phát triển Hơn nữa, nếu Trung Quốc muốn biện minh bằng ngoại lệchung thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng biện pháp áp dụng trong các văn

Trang 13

bản áp thuế với các bên nguyên đơn là cần thiết để thực thi các cam kết tronglộ trình cắt giảm thuế quan Nhưng nghịch lý là thời gian cần thiết để cácdoanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thủ tục mà Trung Quốc yêu cầu liênquan đến kê khai, đánh giá sản phẩm lại kéo dài một vài năm và điều nàyvượt mức cần thiết để thực hiện cam kết về thuế của Trung Quốc đối vớiphương tiện ô tô, xe gắn máy Do đó, biện pháp Trung Quốc đã áp dụngkhông được biện minh theo ngoại lệ chung tại Điều XX (d) GATT 1994.

Ngày 15 tháng 09 năm 2008, Trung Quốc kháng cáo quyết định của BanHội thẩm Cơ quan phúc thẩm đã tiếp nhận yêu cầu kháng cáo của TrungQuốc và đưa ra kết luận Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng kết luận của BanHội thẩm về luật áp dụng đối với các khoản thu mà Trung Quốc đã áp dụng làsai vì Ban Hội thẩm đã không xem xét đến tình tiết được ghi nhận trong Bảnhệ thống hài hoà thuế quan HS Cơ quan phúc thẩm đã giữ nguyên quyết địnhcủa Ban Hội thẩm sau khi xem xét lại cách phân tích tiếp cận của Ban Hộithẩm, cách giải thích các thuật ngữ này và cách đánh giá của Ban Hội thẩm vềkhoản thu được ghi nhận trong các văn bản của Trung Quốc theo cách giảithích này Cơ quan phúc thẩm cho rằng Ban Hội thẩm đã đúng khi quyết địnhkhoản thu mà Trung Quốc áp dụng là khoản thu nội địa theo quy định tại ĐiềuIII:2 GATT 1994 Thứ hai, Cơ quan phúc thẩm giữ nguyên quyết định củaBan Hội thẩm, cho rằng các biện pháp hành chính của Trung Quốc ghi nhậntrong các văn kiện là không phù hợp với Điều III:4 GATT 1994

3.2 Bình luận về ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp

Từ những ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp, nhóm chúng em có mộtsố bình luận như sau:

Thứ nhất, liên quan tới Điều III:2 GATT và Điều III:4 GATT 1994, nhóm

hoàn toàn đồng ý với ý kiến từ Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm cho rằngkhoản thu mà Trung Quốc áp dụng đối với các linh kiện nhập khẩu từ châu

Trang 14

Âu, Hồng Kông và Canada là khoản thu nội địa, Trung Quốc đã áp dụng chocác sản phẩm nhập khẩu những biện pháp hành chính và một mức cao hơnmức áp dụng đối với hàng tương tự trong nước Ở đây, Trung Quốc đã ápdụng các biện pháp tinh vi, ngụy trang hành vi bảo vệ ngành sản xuất trongnước với sản phẩm nhập khẩu, trong khi, mục đích cơ bản của Điều III là đảmbảo các thành viên WTO phải cung cấp điều kiện cạnh tranh bình đẳng đốivới hàng nhập khẩu so với hàng sản xuất trong nước.

Thứ hai, nhóm bổ sung thêm cách lập luận khác về ngoại lệ chung tại Điều

XX (d) GATT 1994 Cụ thể, nhóm hoàn toàn đồng ý với lập luận của Ban Hộithẩm cho rằng việc Trung Quốc áp thuế chính là một khoản thu nội địa cũngnhư sản phẩm nhập khẩu có tính chất tương tự và bị đối xử kém thuận lợi hơnso với trong nước Mặc dù Trung Quốc giải thích rằng một số quốc gia đãxuất khẩu linh kiện và sau khi vào nước này thì lắp ráp chúng thành một xe ôtô hoàn chỉnh để được hưởng mức thuế thấp hơn nên biện pháp là cần thiết đểđảm bảo tuân thủ luật hải quan thuộc phạm vi Điều XX (d) GATT 1994 Tuynhiên, nhóm nghĩ Trung Quốc muốn đảm bảo sự tuân thủ ở đây là việc giảithích các quy định về thuế quan đánh vào xe cơ giới nằm trong biểu thuế quannội địa của Trung Quốc trong khi các nguyên đơn khiếu kiện quy định về thuếquan vi phạm Điều II GATT 1994 Vì vậy, nhóm nghĩ biện pháp của TrungQuốc không thoả mãn điều kiện để được coi là ngoại lệ theo Điều XX (d)GATT 1994

Trang 15

bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn biện pháp đối xử sao cho phù hợpvới các doanh nghiệp cũng như sản phẩm nước ngoài, đảm bảo lợi ích của cácthành viên, thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử và tự do hóa thươngmại giữa các nước thành viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO* Giáo trình:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2017

2 Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law,People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2017

* Sách:

1 Nguyễn Thị Anh Thơ (chủ biên), Bình luận án lệ đầu tư quốc tế và việc ápdụng án lệ đầu tư quốc tế tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, 2021.2 Zhixiong Huang, EU-China Trade Disputes in the WTO: Looking Back toLook Forward, Yearbook of Polish European Studies, 13/2010

Sungjoon Cho (2008), China - Measures Affecting Imports of AutomobileParts Nguồn: https://scholarship.kentlaw.iit.edu/fac_schol/169

* Tạp chí:

1 Đinh Khương Duy, Lê Ngọc Khương, Thực tiễn vân dụng Điều XX GATTtrong các tranh chấp về nguyên tắc không phân biệt đối xử và bài học choViệt Nam, Tạp chí Luật học, Số 1/2016, 28-38

* Link:

1 WTO Dispute Settlement: One-Page Case Summaries (1995-2020) Nguồn:

https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/dispu_settlement_e.htm

* Văn bản pháp luật và các hiệp định liên quan:

1 Hiệp định Marrakesh 1994 về Thành lập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) và các phụ lục

Trang 16

2 Hiệp định chung về Thuế quan là thương mại - GATT 1994.3 Hiệp định Chung 203/WTO/VB Thương mại Dịch vụ - GATS.4 Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại - TRIMs.5 Hiệp định 217/WTO/VB về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng – SCM.

PHỤ LỤCLập luận của các bên thứ ba

3.1 ArgentinaArgentina đệ trình rằng Ban Hội thẩm đã không sai trong việc mô tảkhoản thu của Trung Quốc là một khoản phí nội bộ theo nghĩa của Điều III:2GATT 1994 Việc áp đặt phí được quy định bởi các yếu tố bên trong, nghĩa làlắp ráp, trang bị và sản xuất phụ tùng ô tô nhập khẩu thành xe nguyên chiếcđều được thực hiện sau khi nhập khẩu Argentina hỗ trợ kết luận của Ban Hộithẩm rằng các yếu tố như mô tả về cáo buộc theo luật trong nước là "thuế hảiquan thông thường", thực tế là hàng hóa không được lưu thông tự do và mụcđích chính sách của phí, không mang tính quyết định đối với mục đích xácđịnh ngưỡng; cũng không phải là địa điểm hoặc thời điểm của nó bộ sưu tập,như được nêu rõ trong Ghi chú quảng cáo cho Điều III

3.2 AustraliaAustralia khẳng định rằng Cơ quan Phúc thẩm nên giữ nguyên kết luậncủa Ban Hội thẩm rằng khoản thu của Trung Quốc là một khoản thu nội địatheo nghĩa của Điều III:2 GATT 1994 Úc cho rằng Ban Hội thẩm đã có sựxem xét phù hợp với câu hỏi về ngưỡng của liệu khoản phí đó là thuế hảiquan thông thường theo Điều II:1(b) hay thuế nội địa theo Điều III:2 Trongkhi Úc cho rằng Hệ thống hài hòa cung cấp bối cảnh phù hợp cho giải thíchcác Biểu nhân nhượng của các Thành viên WTO, việc xác định điều này làkhông thích hợp câu hỏi về ngưỡng và không thể thay thế các điều khoản rõràng của GATT 1994

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w