1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tác giả Huỳnh Tấn Phương
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,04 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Ý nghĩa của đề án (18)
  • 7. Bố cục của đề án (18)
  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC (20)
    • 1.1. Một số cơ sở lý luận về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (20)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài (20)
        • 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (20)
        • 1.1.1.2. Đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam (21)
      • 1.1.2. Khái niệm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài (23)
        • 1.1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (25)
        • 1.1.3.2. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động (26)
        • 1.1.3.4. Nội dung và hình thức giao kết hợp đồng lao động (27)
        • 1.1.3.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao kết HĐLĐ (29)
        • 1.1.3.6. Hiệu lực của hợp đồng lao động (31)
    • 1.3. Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (33)
      • 1.3.1. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (33)
      • 1.3.2. Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (34)
    • 1.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài làm việc hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 26 1. Tình hình sử dụng lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương (37)
      • 1.4.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với (47)
        • 1.4.2.1. Các kết quả đạt được (47)
        • 1.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân (50)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (56)
    • 2.1.1. Về phía cơ quan nhà nước (56)
    • 2.1.2. Về phía cụm khu công nghiệp (58)
    • 2.1.3. Về phía người sử dụng lao động (60)
    • 2.1.4. Về phía người lao động (62)
    • 2.1.5. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật (64)
    • 2.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam (67)
  • KẾT LUẬN (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (77)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH TẤN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngPháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự dịch chuyển lao động quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu Việt Nam với lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí lao động cạnh tranh đang ngày càng thu hút nhiều lao động nước ngoài đến làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp trọng điểm Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng và sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng đặt ra không ít thách thức về mặt pháp lý, đòi hỏi sự hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống quy phạm điều chỉnh, trong đó trọng tâm là các quy định về giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động giữ vai trò cốt lõi trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh Đối với lao động là người nước ngoài, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tập quán làm việc đòi hỏi các quy định về hợp đồng lao động phải bảo đảm sự công bằng, minh bạch và tương thích với chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về tính ổn định và đồng bộ của pháp luật hiện hành cũng tạo ra những lỗ hổng, bất cập gây khó khăn cho các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng

Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với sự tập trung của nhiều tập đoàn đa quốc gia và lao động nước ngoài Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, số lượng lao động nước ngoài tại đây đã tăng đáng kể, từ 13.447 người năm 2019 lên 23.370 người năm 2023 Sự gia tăng này cho thấy nhu cầu lớn về lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan Việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Bình Dương sẽ cung cấp bức tranh sinh động và thiết thực, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi Qua đó, đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, công bằng và hiệu quả cho người lao động nước ngoài, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương’’ làm đề tài nghiên cứu Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với sự tập trung của nhiều tập đoàn đa quốc gia và lao động nước ngoài Việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Bình Dương sẽ cung cấp bức tranh sinh động và thiết thực, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi Qua đó, đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, công bằng và hiệu quả cho người lao động nước ngoài, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề pháp luật về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài đang thu hút sự quan tâm của giới học thuật và các nhà hoạch định chính sách Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này dưới các góc độ khác nhau Điển hình là nghiên cứu của tác giả Elena Sychenko (2018) với tiêu đề "The Protection of Foreign Workers' Labour Rights: International and National Perspectives" Công trình này phân tích khung pháp lý quốc tế và quốc gia về bảo vệ quyền lao động của người lao động nước ngoài, chỉ ra những thách thức trong việc đảm bảo sự công bằng và không phân biệt đối xử Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề nảy sinh

Bên cạnh đó, công trình "Cross-border Employment Contract and Applicable Law" của tác giả Olaf Meyer (2020) tập trung vào khía cạnh xung đột pháp luật trong hợp đồng lao động xuyên quốc gia Nghiên cứu chỉ ra sự đa dạng và phức tạp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất và dễ dự đoán của pháp luật áp dụng

Trong khi đó, tác giả Petra Herzfeld Olsson (2019) lại tiếp cận vấn đề từ góc độ quyền con người trong bài viết "Migrant Workers' Access to Justice: The Role of Labour Rights" Dựa trên các công ước quốc tế về quyền con người và tiêu chuẩn lao động, tác giả lập luận rằng việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người lao động di cư là yếu tố then chốt để bảo vệ quyền lao động của họ Nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản thực tế và đưa ra khuyến nghị chính sách để cải thiện tình hình

Tại Việt Nam, nghiên cứu về pháp luật hợp đồng lao động đối với người nước ngoài còn khá mới mẻ và chưa thật sự đồng bộ, hệ thống Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như luận văn thạc sĩ "Pháp luật về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập như sự chồng chéo, thiếu tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự bất đồng về ngôn ngữ trong hợp đồng lao động, hay vấn đề bảo hiểm xã hội và sức khỏe cho người lao động nước ngoài Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp và còn thiếu những đánh giá sâu sắc về thực tiễn

Gần đây, bài viết "Thu hút lao động nước ngoài và thực thi pháp luật về hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Việt Nam" (2022) của nhóm tác giả Trần Văn Quyền và Hoàng Thị Ngọc Anh đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu Bài viết tập trung phân tích các yếu tố thúc đẩy và cản trở việc thu hút lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng để tạo môi trường minh bạch, công bằng và hấp dẫn hơn Các tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách như đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội cho người lao động

Mặc dù đã có những nghiên cứu nhất định, song tổng thể tình hình cho thấy tài liệu chuyên sâu về vấn đề này ở Việt Nam chưa thực sự dồi dào Hầu hết các nghiên cứu mang tính tổng quan hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ, chứ chưa thực sự đánh giá đầy đủ và hệ thống về pháp luật và thực tiễn áp dụng Bên cạnh đó, nghiên cứu về hợp đồng lao động với người nước ngoài từ góc nhìn của Luật kinh tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp tại Bình Dương vẫn là một khoảng trống cần được lấp đầy Những hạn chế này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và hoàn thiện pháp luật

Nhận thức được những đòi hỏi này, nghiên cứu "Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" hứa hẹn sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh pháp lý và thực tiễn của vấn đề, đồng thời đề xuất những kiến giải mang tính định hướng để khắc phục những hạn chế đang tồn tại

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề trọng tâm:

Thứ nhất, nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến mối liên hệ với Luật Doanh nghiệp trong việc điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Từ đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập và sự cần thiết phải hoàn thiện để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ

Thứ hai, trên nền tảng khảo sát, đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người nước ngoài tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, đề tài sẽ chỉ ra những thành tựu, khó khăn và phân tích nguyên nhân Qua đó, làm rõ những vấn đề nổi cộm cần tập trung giải quyết trong thực tiễn

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường lao động lành mạnh, thu hút nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với những nội dung trọng tâm trên, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ thắp sáng thêm những khía cạnh còn tối của "bức tranh" pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động với người nước ngoài Đồng thời, những bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách thiết thực từ thực tiễn các khu công nghiệp Bình Dương chắc chắn sẽ là tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định và cơ quan hữu quan trong công cuộc cải cách, phát triển.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bao gồm:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thu thập, hệ thống hóa các quy định của pháp luật, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan, tôi tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về pháp luật hợp đồng lao động đối với người nước ngoài

Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập được, tôi sẽ sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

Việc sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp trên sẽ giúp đề tài bảo đảm tính khoa học, khách quan và thực tiễn.

Ý nghĩa của đề án

Ý nghĩa về mặt lý luận:

Nghiên cứu này đóng góp quan trọng vào hệ thống lý luận pháp luật lao động, làm rõ các khái niệm và quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về khung pháp lý hiện hành, từ đó bổ sung vào hệ thống lý luận pháp luật lao động và quản lý lao động quốc tế Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích, đánh giá thực trạng pháp lý và đề xuất các giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Các giải pháp này mang tính khả thi và có thể áp dụng trong thực tế, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc tuân thủ và thực thi pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động nước ngoài Các giải pháp đề xuất giúp cải thiện quy trình cấp giấy phép lao động, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý, và tăng cường đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp Điều này góp phần tạo ra một môi trường làm việc và đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là tại Bình Dương Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động nước ngoài, tạo điều kiện để họ hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc tại Việt Nam.

Bố cục của đề án

Đề tài được kết cấu thành các chương và mục rõ ràng, logic, nhằm đảm bảo tính mạch lạc và khoa học trong việc trình bày nội dung nghiên cứu Cụ thể, đề tài được chia thành 2 chương:

Chương 1: Thực trạng giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chương 2: Một số kiến nghị và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC

Một số cơ sở lý luận về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019,

‘‘người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, trình độ chuyên môn, sức khỏe, lý lịch tư pháp và giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp” 1

Về loại hợp đồng lao động, Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động Do đó, hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài thường là hợp đồng xác định thời hạn Hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn nếu có nhu cầu

Sau khi ký kết hợp đồng lao động với NLĐNN, theo nghị định 70/2023/NĐ-CP NSDLĐ 2 có trách nhiệm gửi hợp đồng lao động (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người lao động đó Việc không gửi hợp đồng

1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019

2 Nghị định 70/2023/NĐ-CP NSDLĐ lao động đã ký đến cơ quan có thẩm quyền được xem là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP 3

Như vậy, hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định chặt chẽ về điều kiện, hình thức, thời hạn hợp đồng cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc gửi hợp đồng đã ký cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp NLĐN khi làm việc tại Việt Nam

1.1.1.2 Đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam

Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng so với hợp đồng lao động thông thường Điều này xuất phát từ sự khác biệt về quốc tịch, ngôn ngữ, văn hóa cũng như sự tương tác giữa pháp luật lao động Việt Nam và yếu tố nước ngoài trong quan hệ lao động Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này

Thứ nhất, hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ được giao kết dưới hình thức hợp đồng xác định thời hạn và thời hạn hợp đồng không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động Điều này khác với hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam khi các bên có thể lựa chọn giao kết hợp đồng không xác định thời hạn Quy định này nhằm phù hợp với tính chất tạm thời của hoạt động làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước thông qua chế độ giấy phép lao động

Thứ hai, nội dung của hợp đồng lao động với người nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật lao động Việt Nam như quy định về nghĩa vụ, quyền của các bên, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận một số nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật Về nguyên

3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP tắc, khi có sự khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và thỏa thuận của các bên thì áp dụng quy định nào có lợi hơn cho người lao động

Thứ ba, theo khoản 5 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, nếu pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn áp dụng cho hợp đồng lao động với người nước ngoài mà có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động theo pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được ưu tiên áp dụng “Quyền lợi tối thiểu của người lao động’’ ở đây có thể được hiểu là những quyền cơ bản như mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn

Do đó, việc lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài cho hợp đồng lao động bị giới hạn trong phạm vi không làm ảnh hưởng đến những quyền lợi tối thiểu này 4

Thứ tư, trong trường hợp người nước ngoài đã ký hợp đồng lao động và làm việc ở nước ngoài trước đó, nay được điều chuyển đến làm việc tại Việt Nam thì về nguyên tắc pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh quan hệ lao động từ thời điểm họ bắt đầu làm việc tại Việt Nam Người sử dụng lao động cần lưu ý việc chấm dứt hợp đồng lao động (nếu có) và các vấn đề liên quan như trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cũng sẽ căn cứ theo pháp luật Việt Nam Trường hợp hợp đồng không ghi rõ luật áp dụng thì theo Công văn

1598/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ LĐ-TB&XH 5 , sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc

Thứ năm, về trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các quy định như gửi hợp đồng đã ký cho cơ quan cấp giấy phép lao động, báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài Đây là những nghĩa vụ hành chính nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước mà không phải thực hiện đối

4 Khoản 5 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015

Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1.3.1 Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất cả nước Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Bình Dương đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Tính đến năm 2024, Bình Dương có 29 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 12.700 ha Các khu công nghiệp này đã thu hút hơn 4.000 dự án đầu tư, trong đó có gần 3.000 dự án FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 35 tỷ USD Một số khu công nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp Mỹ Phước, Khu công nghiệp Sóng Thần, và Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Các khu công nghiệp tại Bình Dương đã tạo ra hơn 500.000 việc làm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thu ngân sách từ các khu công nghiệp đạt hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: sản xuất và chế biến gỗ, sản xuất thiết bị điện - điện tử, dệt may, giày dép, và công nghiệp hỗ trợ

Tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các khu công nghiệp Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, và hỗ trợ hạ tầng Bình Dương cũng chú trọng đầu tư vào hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước, và xử lý nước thải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động

Các khu công nghiệp tại Bình Dương đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Với những chính sách thu hút đầu tư và định hướng phát triển hợp lý, Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững

1.3.2 Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên

Trước hết, Bộ luật Lao động 2019 đã dành Mục 3 Chương XI với 4 điều luật (từ Điều 151 đến Điều 154) quy định riêng về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đây là một điểm mới so với Bộ luật Lao động 2012, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đối tượng lao động đặc thù này Các quy định mới đã làm rõ nhiều vấn đề như điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài, góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động Điểm nổi bật là Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể về loại hợp đồng có thể giao kết với người nước ngoài là hợp đồng lao động xác định thời hạn, với thời hạn tối đa bằng thời hạn của giấy phép lao động Quy định này phù hợp với đặc thù người lao động nước ngoài thường làm việc trong thời gian nhất định theo dự án hoặc nhu cầu của doanh nghiệp, giúp các bên chủ động trong việc thỏa thuận thời hạn hợp đồng

Bên cạnh đó, Bộ luật cũng mở rộng phạm vi đối tượng không cần giấy phép lao động, bao gồm những người kết hôn với công dân Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Quy định này phù hợp với chủ trương mở cửa, hội nhập, thu hút nguồn nhân lực nước ngoài, đồng thời tạo thuận lợi cho người nước ngoài có mối quan hệ gắn bó với Việt Nam trong việc tham gia thị trường lao động trong nước Đặc biệt, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khẳng định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, chống phân biệt đối xử trong lao động cũng như thúc đẩy giá trị nhân đạo trong quan hệ lao động

Cùng với Bộ luật Lao động, nhiều nghị định cũng được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài Chẳng hạn, nghị định 70/2023/NĐ-CP đã quy định rõ thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm và chỉ được gia hạn một lần với thời gian tối đa bằng thời hạn cấp lần đầu Quy định này giúp người nước ngoài và người sử dụng lao động chủ động lên kế hoạch làm việc, tránh tình trạng phụ thuộc vào giấy phép lao động như trước đây Nghị định cũng đưa ra quy trình, thủ tục cụ thể trong việc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, từ đó giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động cũng được nêu rõ, tạo thuận lợi cho một số đối tượng như vợ/chồng của người Việt Nam, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ theo hiệp định quốc tế Điều đáng ghi nhận là ‘‘Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã có những quy định mang tính đột phá để thúc đẩy việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học, lao động kỹ thuật cao nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam” 21 Theo đó, thời hạn giấy phép lao động có thể lên tới 5 năm đối với một số trường hợp Đây là tín hiệu tích cực thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo môi trường làm việc thuận lợi và hấp dẫn cho lao động chất lượng cao

Ngoài các quy định pháp luật chung, các khu công nghiệp tại Bình Dương còn có các quy định nội bộ nhằm quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp và người lao động nước ngoài Những quy định này bao gồm nội quy làm việc, quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu công nghiệp

Cụ thể, theo Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, các khu công nghiệp phải có nội quy làm việc riêng, quy định rõ ràng về giờ làm việc, giờ nghỉ, chế độ làm thêm giờ và các quy định về kỷ luật lao động Nội quy này phải được các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt và thường xuyên kiểm tra, giám sát bởi ban quản lý khu công nghiệp Các

21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP vi phạm nội quy làm việc sẽ bị xử lý nghiêm khắc để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động 22

Ngoài ra, các khu công nghiệp còn phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải thực hiện đánh giá rủi ro lao động, cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động và tổ chức các khóa đào tạo về an toàn lao động cho người lao động, bao gồm cả lao động nước ngoài Các biện pháp này nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động

Các khu công nghiệp tại Bình Dương cũng có các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, bao gồm việc kiểm soát ra vào khu công nghiệp, duy trì an ninh trật tự và phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết các vụ việc xảy ra trong khu công nghiệp Những biện pháp này không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh

Trên thực tế, số lượng và chất lượng lao động nước ngoài tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2020, cả nước có trên 101.500 lao động nước ngoài được cấp giấy phép, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp Giấy phép lao động được cấp cho nhiều vị trí việc làm từ quản lý cấp cao, chuyên gia, kỹ sư cho đến giáo viên, đầu bếp Điều này cho thấy môi trường pháp lý và chính sách ngày càng cải thiện đã góp phần thu hút nguồn nhân lực nước ngoài, bổ sung cho thị trường lao động Việt Nam Việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người nước ngoài cũng diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp Các thỏa thuận trong hợp đồng ngày càng đầy đủ, chi tiết, bao quát được đặc thù công việc và nhu cầu của các bên Nhờ có sự hỗ trợ của các văn bản pháp luật và mẫu hợp đồng hướng dẫn, nhiều doanh nghiệp đã tự tin hơn trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài, hạn chế được những tranh chấp không đáng có

22 Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND

Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài làm việc hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 26 1 Tình hình sử dụng lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương

1.4.1 Tình hình sử dụng lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động nói chung và NNLĐNN nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương không ngừng phát triển trong những năm qua NLĐNN tại Bình Dương bao gồm người làm việc tại các doanh nghiệp, nhà thầu, cầu thủ bóng đá của đội tuyển Becamex Bình Dương, giáo viên dạy Yoga, giáo viên dạy ngoại ngữ tại các Trung tâm, trường học, nhân viên y tế tại các bệnh viện, nhân viên phục vụ nhà hàng và thân nhân của họ Trong đó NLĐNN làm việc tại các doanh nghiệp là chủ yếu

Bảng 1.1 Tình hình lao động nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 – 2023

Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương 23

Bảng 1.1 cho thấy tình hình lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019 – 2023 có nhiều biến động Từ 2019 - 2021, có sự gia tăng lao động nước ngoài là do các dự án đầu tư nước ngoài tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng NLĐNN tăng

Số lượng lao động nước ngoài năm 2021 là 21.620 người, giảm xuống còn 17.478 người vào năm 2022, tương đương mức giảm 4.142 người (tương ứng với 19%) Tuy nhiên, vào năm 2023, số lượng này tăng mạnh lên 23.370 người, tức tăng thêm 5.892 người (tương ứng với 34%) Tương tự, số lao động nước ngoài được cấp phép cũng giảm từ 21.126 người vào năm 2021 xuống còn 12.931 người vào năm 2022, giảm 8.195 người (tương ứng với 39%) Đến năm 2023, con số này tăng lên 14.520 người, tức tăng thêm 1.589 người (tương ứng với 12%)

Sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài trong năm 2023 có thể được lý giải bởi sự phục hồi và phát triển của các dự án đầu tư nước ngoài tại Bình Dương sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 Từ năm 2019, số lượng dự án đầu tư nước ngoài đã tăng từ 3.044 lên 4.011 dự án vào năm 2023, tạo ra nhu cầu lớn về lao động nước ngoài chất lượng cao Mặc dù có sự giảm sút trong năm 2022, nhưng tổng số lao động nước ngoài và số lao động được cấp phép đều có xu hướng tăng trở lại mạnh mẽ vào năm 2023

23 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương

Tình hình sử dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Bình Dương được thực hiện hiệu quả, với tỷ lệ lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động chiếm tỷ lệ cao, đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho cả người lao động và doanh nghiệp Tình hình cư trú và an ninh trật tự liên quan đến người nước ngoài cơ bản ổn định, cho thấy sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc giám sát lao động nước ngoài Tóm lại, bảng số liệu cho thấy tỉnh Bình Dương đã thu hút và quản lý hiệu quả số lượng lớn lao động nước ngoài, đóng góp quan trọng vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy nhiên, việc quản lý và cấp phép lao động cần tiếp tục được duy trì và cải thiện để đảm bảo an ninh và ổn định xã hội

Bảng 1.2 Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo quốc gia, vùng lãnh thổ giai đoạn 2019 – 2023

Quốc gia/ vùng lãnh thổ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Phòng xuất nhập cảnh Công An tỉnh Bình Dương 24

24 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương

Qua bảng số liệu này, ta có thể nhận thấy một số xu hướng nổi bật và biến động đáng chú ý Trước hết, lao động nước ngoài tại Bình Dương chủ yếu đến từ các nước châu Á, chiếm tỷ trọng lớn nhất Trong đó, lao động từ Trung Quốc và Đài Loan chiếm số lượng cao nhất Số liệu cho thấy số lao động từ Trung Quốc đã giảm mạnh từ 10.934 người năm 2021 xuống còn 6.437 người năm 2022 (giảm 41.1%), nhưng sau đó lại tăng vọt lên 12.237 người vào năm 2023 (tăng 90%) Tương tự, lao động từ Đài Loan tăng từ

4.560 người năm 2021 lên 6.014 người năm 2022 (tăng 31.9%) và giữ ổn định với 6.029 người năm 2023

Lao động từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cũng có mặt đáng kể tại Bình Dương

Số lao động Hàn Quốc khá ổn định trong giai đoạn này, chỉ giảm nhẹ từ 2.330 người năm 2021 xuống 2.301 người năm 2022 (giảm 1.2%) và tăng nhẹ lên 2.325 người vào năm 2023 (tăng 1%) Số liệu từ Nhật Bản cho thấy một sự giảm sút mạnh từ 1.018 người năm 2021 xuống còn 587 người năm 2022, nhưng sau đó tăng nhẹ lên 641 người vào năm 2023 Lao động từ Ấn Độ cũng giảm đáng kể từ 2.778 người năm 2021 xuống 164 người năm 2022, và chỉ tăng nhẹ lên 169 người vào năm 2023

Xu hướng lao động nước ngoài từ các nước châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, và số lao động từ Trung Quốc và Đài Loan là cao nhất và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây Đứng thứ hai là người lao động từ Hàn Quốc, kế đến là Nhật Bản và Ấn Độ Lao động nước ngoài làm việc tại Bình Dương đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, mang theo những nét riêng về văn hóa và phong tục của đất nước họ, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình quản lý và sử dụng lao động

Nhìn chung, các số liệu cho thấy tỉnh Bình Dương đang thu hút một lực lượng lao động nước ngoài đa dạng và phong phú, phần lớn từ các quốc gia châu Á Điều này góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đặt ra những thách thức trong việc quản lý và đảm bảo an ninh, trật tự

Bảng 1.3 Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại Bình Dương theo vị trí việc làm giai đoạn 2019 – 2023

Vị trí việc làm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nhà quản lý, GĐ điều hành 3.106 3.096 3.158 815 1.443

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương 25

Qua bảng số liệu này, ta có thể nhận thấy một số xu hướng và biến động đáng chú ý trong các vị trí việc làm của lao động nước ngoài Trước hết, lao động nước ngoài làm việc tại Bình Dương chủ yếu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, và lao động kỹ thuật Trong đó, số lượng chuyên gia nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất.Và giai đoạn từ

2019 – 2021, số liệu lao động nước ngoài đang có xu hướng tăng dần qua các năm Tuy nhiên, số lượng chuyên gia giảm mạnh từ 15.257 người năm 2021 xuống còn 9.385 người năm 2022 (giảm 38.5%), và tiếp tục giảm xuống còn 5.032 người vào năm 2023 (giảm 46%) Sự giảm sút này có thể do nhiều yếu tố, bao gồm cả sự thay đổi về nhu cầu lao động chuyên gia và các yếu tố kinh tế khác

Số lượng nhà quản lý và giám đốc điều hành cũng giảm đáng kể từ 3.158 người năm 2021 xuống còn 815 người năm 2022 (giảm 74.2%), nhưng tăng trở lại lên 1.443 người vào năm 2023 (tăng 77.1%) Điều này cho thấy sự biến động mạnh mẽ trong nhu

25 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cầu về lao động quản lý, có thể phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp

Trong khi đó, số lượng lao động kỹ thuật cho thấy sự gia tăng rõ rệt, từ 2.711 người năm 2021 lên 2.465 người năm 2022 (giảm 9.1%), nhưng sau đó tăng mạnh lên 6.974 người vào năm 2023 (tăng 183%) Sự gia tăng này cho thấy nhu cầu ngày càng lớn về lao động kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sản xuất và công nghệ của các doanh nghiệp tại Bình Dương Số lượng nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần qua các năm, từ 694 người năm

2021 xuống còn 534 người năm 2022 (giảm 23.1%), và tiếp tục giảm nhẹ xuống 502 người vào năm 2023 (giảm 6%) Điều này có thể phản ánh sự thay đổi trong chính sách đầu tư và môi trường kinh doanh tại Bình Dương

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Về phía cơ quan nhà nước

Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thiết thực, trong đó tập trung vào một số biện pháp trọng tâm sau đây

Thứ nhất, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài và các chủ thể liên quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức đoàn thể, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình truyền thông, tập huấn về các quy định pháp luật mới, cập nhật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến như: hội nghị, hội thảo, tờ rơi, sổ tay hướng dẫn, website, trang mạng xã hội , đảm bảo thông tin đến được nhiều đối tượng Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tổ chức đường dây nóng hỗ trợ pháp lý cho lao động là người nước ngoài

Thứ hai, cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hợp đồng lao động Theo quy định tại Điều 237

Bộ luật Lao động 2019, ‘‘thanh tra chuyên ngành về lao động có quyền thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân” Trên cơ sở đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, trong đó tập trung vào các nội dung: việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, việc đăng ký, quản lý và sử dụng lao động nước ngoài, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng Đối với các trường hợp vi phạm, cần áp dụng nghiêm các chế tài xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm

Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động Cụ thể, cần công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cấp giấy phép lao động, gia hạn, cấp lại giấy phép; rút ngắn thời gian giải quyết và giảm các loại giấy tờ, hồ sơ không cần thiết Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ chế một cửa liên thông điện tử để giải quyết hồ sơ nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp Việc giải quyết các thủ tục hành chính cần đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thời hạn và chịu sự giám sát của xã hội theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Thứ tư, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý và trao đổi thông tin liên quan đến người lao động nước ngoài Hiện nay, việc quản lý thông tin về người lao động nước ngoài đang được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cấp giấy phép lao động), Công an (quản lý tạm trú, cư trú), Cục thuế (quản lý thu nhập, nghĩa vụ thuế), Bảo hiểm xã hội (cấp sổ bảo hiểm, thu phí bảo hiểm) Sự thiếu kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và tiềm ẩn nguy cơ bỏ sót, trùng lặp Do đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động nước ngoài, cho phép các bên có thẩm quyền cùng truy cập, khai thác và cập nhật thông tin, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước

Những biện pháp trên đây tuy không mới nhưng rất thiết thực và cần được các cơ quan nhà nước quan tâm triển khai trong thời gian tới Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các bên, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp Đây cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống pháp luật về hợp đồng lao động thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương.

Về phía cụm khu công nghiệp

Để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật về hợp đồng lao động, cụm khu công nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cụ thể và thiết thực Đầu tiên, việc thiết lập và duy trì các quy định nội bộ chặt chẽ và rõ ràng là điều cần thiết Các khu công nghiệp nên xây dựng và phổ biến một bộ quy tắc ứng xử và quy định làm việc chi tiết, bao gồm các quy định về an toàn lao động, kỷ luật lao động, và chế độ phúc lợi cho người lao động nước ngoài Những quy định này cần được truyền đạt một cách minh bạch và dễ hiểu, đảm bảo rằng mọi người lao động đều nắm bắt được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Bên cạnh đó, các khu công nghiệp cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo định kỳ để cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng cho người lao động Những chương trình đào tạo này nên bao gồm các nội dung về pháp luật lao động Việt Nam, quy trình giải quyết tranh chấp lao động, và các kỹ năng mềm như giao tiếp và làm việc nhóm Việc nâng cao nhận thức và năng lực cho người lao động sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình và biết cách bảo vệ chúng một cách hiệu quả

Một biện pháp quan trọng khác là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Ban quản lý khu công nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, và Cục Thuế để tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất Những cuộc kiểm tra này không chỉ nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm mà còn giúp tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Đồng thời, cần có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng những doanh nghiệp thực hiện tốt quy định pháp luật lao động, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác noi theo

Ngoài ra, cụm khu công nghiệp cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ và tư vấn pháp lý cho người lao động nước ngoài Một trung tâm hỗ trợ pháp lý có thể được thành lập trong khu công nghiệp để cung cấp các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn về các thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lao động Trung tâm này cũng có thể tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp các bên hiểu rõ hơn về nhau và tìm ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề phát sinh

Hơn nữa, việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, an toàn và lành mạnh cũng là một yếu tố quan trọng mà cụm khu công nghiệp cần chú trọng Các khu công nghiệp nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo hộ lao động và các tiện ích phục vụ đời sống của người lao động Đồng thời, cần đảm bảo rằng mọi biện pháp an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt, từ việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân cho đến việc tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn lao động Một môi trường làm việc an toàn và thoải mái sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và nâng cao năng suất lao động

Ngoài ra, cụm khu công nghiệp cần phát triển các chương trình phúc lợi và đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân người lao động chất lượng cao Các chương trình này có thể bao gồm các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp, hỗ trợ nhà ở, đi lại và các hoạt động văn hóa, thể thao Đặc biệt, cần chú trọng đến các hoạt động giao lưu, kết nối giữa người lao động nước ngoài và cộng đồng địa phương, giúp họ dễ dàng hòa nhập và gắn bó với môi trường làm việc tại Việt Nam

Cuối cùng, cụm khu công nghiệp cần tạo dựng một kênh thông tin hiệu quả để liên lạc và trao đổi với người lao động Một hệ thống thông tin nội bộ hiện đại, có thể là một cổng thông tin điện tử hoặc ứng dụng di động, sẽ giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến người lao động Qua kênh thông tin này, người lao động có thể dễ dàng tiếp cận các văn bản pháp luật, thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như các thông báo, tin tức quan trọng từ ban quản lý khu công nghiệp Hệ thống này cũng nên có tính năng phản hồi, giúp người lao động có thể nêu ý kiến, kiến nghị và nhận được sự phản hồi kịp thời từ phía quản lý.

Về phía người sử dụng lao động

Để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi pháp luật về hợp đồng lao động, cụm khu công nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cụ thể và thiết thực Đầu tiên, việc thiết lập và duy trì các quy định nội bộ chặt chẽ và rõ ràng là điều cần thiết Các khu công nghiệp nên xây dựng và phổ biến một bộ quy tắc ứng xử và quy định làm việc chi tiết, bao gồm các quy định về an toàn lao động, kỷ luật lao động, và chế độ phúc lợi cho người lao động nước ngoài Những quy định này cần được truyền đạt một cách minh bạch và dễ hiểu, đảm bảo rằng mọi người lao động đều nắm bắt được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Bên cạnh đó, các khu công nghiệp cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo định kỳ để cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng cho người lao động Những chương trình đào tạo này nên bao gồm các nội dung về pháp luật lao động Việt Nam, quy trình giải quyết tranh chấp lao động, và các kỹ năng mềm như giao tiếp và làm việc nhóm Việc nâng cao nhận thức và năng lực cho người lao động sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình và biết cách bảo vệ chúng một cách hiệu quả

Một biện pháp quan trọng khác là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Ban quản lý khu công nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, và Cục Thuế để tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất Những cuộc kiểm tra này không chỉ nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm mà còn giúp tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật Đồng thời, cần có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng những doanh nghiệp thực hiện tốt quy định pháp luật lao động, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác noi theo

Ngoài ra, cụm khu công nghiệp cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ và tư vấn pháp lý cho người lao động nước ngoài Một trung tâm hỗ trợ pháp lý có thể được thành lập trong khu công nghiệp để cung cấp các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn về các thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lao động Trung tâm này cũng có thể tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, giúp các bên hiểu rõ hơn về nhau và tìm ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề phát sinh

Hơn nữa, việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, an toàn và lành mạnh cũng là một yếu tố quan trọng mà cụm khu công nghiệp cần chú trọng Các khu công nghiệp nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo hộ lao động và các tiện ích phục vụ đời sống của người lao động Đồng thời, cần đảm bảo rằng mọi biện pháp an toàn lao động được tuân thủ nghiêm ngặt, từ việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân cho đến việc tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn lao động Một môi trường làm việc an toàn và thoải mái sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và nâng cao năng suất lao động

Ngoài ra, cụm khu công nghiệp cần phát triển các chương trình phúc lợi và đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân người lao động chất lượng cao Các chương trình này có thể bao gồm các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trợ cấp, hỗ trợ nhà ở, đi lại và các hoạt động văn hóa, thể thao Đặc biệt, cần chú trọng đến các hoạt động giao lưu, kết nối giữa người lao động nước ngoài và cộng đồng địa phương, giúp họ dễ dàng hòa nhập và gắn bó với môi trường làm việc tại Việt Nam

Cuối cùng, cụm khu công nghiệp cần tạo dựng một kênh thông tin hiệu quả để liên lạc và trao đổi với người lao động Một hệ thống thông tin nội bộ hiện đại, có thể là một cổng thông tin điện tử hoặc ứng dụng di động, sẽ giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến người lao động Qua kênh thông tin này, người lao động có thể dễ dàng tiếp cận các văn bản pháp luật, thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như các thông báo, tin tức quan trọng từ ban quản lý khu công nghiệp Hệ thống này cũng nên có tính năng phản hồi, giúp người lao động có thể nêu ý kiến, kiến nghị và nhận được sự phản hồi kịp thời từ phía quản lý.

Về phía người lao động

Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng lao động, việc trang bị kiến thức và nâng cao nhận thức cho người lao động nước ngoài là vô cùng quan trọng Khi người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, họ sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và tích cực hợp tác với người sử dụng lao động để xây dựng mối quan hệ làm việc tốt đẹp Dưới đây là một số biện pháp cụ thể mà người lao động nước ngoài cần chú ý

Trước hết, người lao động cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của mình Theo Điều 5 Bộ luật Lao động

2019, người lao động có các quyền cơ bản như: quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; quyền đình công; quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn Đồng thời, người lao động cũng phải thực hiện nghĩa vụ như: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động Ngoài ra, người lao động nước ngoài cần nắm rõ các quy định riêng như điều kiện cấp giấy phép lao động, thời hạn của hợp đồng lao động, hạn chế về việc làm đối với một số ngành nghề

Việc tìm hiểu pháp luật có thể thông qua nhiều hình thức như: tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt của công đoàn, tổ chức đại diện người lao động; tra cứu thông tin trên các trang web, ấn phẩm chính thức của cơ quan nhà nước; tham khảo ý kiến tư vấn từ các tổ chức hỗ trợ pháp lý hoặc luật sư Đặc biệt, người lao động cần chú ý cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Có như vậy, người lao động mới nắm được đầy đủ quyền lợi để thực hiện và bảo vệ khi cần thiết

Bên cạnh đó, trước khi ký kết hợp đồng lao động, người lao động cần nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung hợp đồng, đảm bảo các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận đã đạt được với người sử dụng lao động Cần lưu ý kiểm tra các nội dung như: thời hạn hợp đồng, tiền lương, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động Nếu có điều khoản chưa rõ hoặc chưa thống nhất, người lao động cần chủ động thương lượng, đề xuất với bên sử dụng lao động Tuyệt đối không ký kết nếu nội dung hợp đồng còn mơ hồ, chung chung hoặc có dấu hiệu bất lợi, vi phạm quyền lợi của người lao động

Một biện pháp quan trọng khác là người lao động nước ngoài cần tích cực tham gia vào các tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình Điều 188 Bộ luật Lao động

2019 khẳng định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn Thông qua tổ chức công đoàn, người lao động có thể nêu ý kiến, kiến nghị với người sử dụng lao động để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ quyền lợi; tham gia đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; hòa giải tranh chấp lao động Sự gắn kết chặt chẽ với tổ chức đại diện sẽ giúp người lao động không đơn độc, có tiếng nói và vị thế hơn trong mối quan hệ với đối tác

Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện người sử dụng lao động có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm quy định pháp luật, người lao động cần mạnh dạn phản ánh và sử dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ quyền lợi Chẳng hạn, nếu bị quấy rối tình dục, bị cưỡng bức lao động, bị ngược đãi, phân biệt đối xử, người lao động cần kịp thời lưu giữ chứng cứ và trình báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền như Thanh tra lao động, Công an, Tòa án hoặc tổ chức công đoàn để có biện pháp can thiệp, xử lý Đồng thời, người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước nếu bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền nói trên

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp với người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài cũng không nên e ngại mà cần chủ động tìm đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết Họ có thể lựa chọn một trong các phương thức như thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Khi tham gia các phương thức này, người lao động cần trình bày rõ ràng, đầy đủ sự việc, cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan và kiên trì bảo vệ quan điểm của mình trên cơ sở các cam kết trong hợp đồng lao động và quy định của pháp luật Nếu cần, người lao động cũng nên tìm sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn pháp luật hoặc thuê luật sư bảo vệ quyền lợi Đặc biệt, người lao động nước ngoài cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trao đổi và hợp tác với người sử dụng lao động để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa Họ cần chủ động trao đổi thẳng thắn, cởi mở với bên sử dụng lao động về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công việc, chế độ đãi ngộ cũng như đóng góp ý kiến để cải tiến quy trình, nâng cao năng suất lao động Bằng thái độ thiện chí, hợp tác và tinh thần trách nhiệm trong công việc, người lao động sẽ tạo được thiện cảm, sự tin tưởng từ phía đối tác, qua đó hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng không đáng có Một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau sẽ là tiền đề để thúc đẩy việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng cũng như nâng cao chất lượng đời sống và hiệu quả làm việc của người lao động

Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi lâu dài và nâng cao giá trị bản thân, người lao động nước ngoài cũng cần luôn cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng và trau dồi đạo đức nghề nghiệp Đặc biệt, họ cần dành thời gian học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam để thuận lợi hơn trong giao tiếp, hòa nhập với môi trường làm việc Bên cạnh đó, việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng giúp người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh, mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp Những kiến thức và kỹ năng này sẽ là hành trang quý giá để người lao động tự tin hơn khi đàm phán các điều kiện lao động với đối tác, đồng thời khẳng định được giá trị của bản thân trong thị trường lao động.

Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp thiết Những kiến nghị sau đây tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thực tiễn

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 hiện nay mới chỉ đưa ra các tiêu chí khá chung về độ tuổi, trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động nước ngoài Để tránh tình trạng lạm dụng và bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, cần quy định rõ hơn về trình độ chuyên môn tối thiểu, số năm kinh nghiệm phù hợp với từng vị trí việc làm và ngành nghề cụ thể Bên cạnh đó, cũng cần xem xét bổ sung thêm điều kiện về khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh ở mức độ cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc

Thứ hai, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn về hồ sơ, trình tự và thời hạn cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động Theo “Nghị định 70/2023/NĐ-CP, một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đã được đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp’’ Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định gây khó khăn như: yêu cầu nộp bản sao có chứng thực nhiều loại giấy tờ, thời hạn giải quyết hồ sơ kéo dài, thiếu quy định về đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Do đó, cần rà soát và cắt giảm các thành phần hồ sơ không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép và bổ sung cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý để giải quyết hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả hơn

Thứ ba, các quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng lao động cần được làm rõ và cụ thể hơn, phù hợp với tính chất lao động nước ngoài Hiện nay, Điều 21 của

Bộ luật Lao động quy định chung về nội dung của hợp đồng lao động, chưa có sự phân biệt giữa hợp đồng với lao động trong nước và ngoài nước Trong khi đó, hợp đồng với người nước ngoài thường có những nội dung đặc thù như điều khoản về bảo mật thông tin, quy định về bồi thường và giải quyết tranh chấp, điều khoản về luật áp dụng Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật Lao động một điều luật quy định riêng về nội dung hợp đồng lao động đối với người nước ngoài, đồng thời ban hành kèm theo mẫu hợp đồng hướng dẫn để các bên tham khảo, áp dụng

Thứ tư, cần quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động khi giao kết và thực hiện hợp đồng Mặc dù Bộ luật Lao động

2019 và các văn bản hướng dẫn đã đề cập đến vấn đề này, song một số quyền như quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền tham gia tổ chức đại diện người lao động, quyền khiếu nại, tố cáo của lao động nước ngoài chưa được làm rõ Về nghĩa vụ, cũng cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ bảo đảm điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật của người sử dụng lao động, đặc biệt trong một số ngành nghề có tính chất nặng nhọc, nguy hiểm

Thứ năm, pháp luật cần có chế tài đủ mạnh và quy định rõ ràng về xử lý vi phạm đối với các trường hợp không giao kết hoặc thực hiện không đúng hợp đồng lao động Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện còn một số hạn chế như: mức phạt chưa đủ sức răn đe, chưa phân biệt mức độ vi phạm giữa người lao động và người sử dụng lao động, chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi bóc lột sức lao động, cưỡng ép lao động, quấy rối tình dục lao động nước ngoài Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng nặng mức xử phạt, đa dạng hóa các hình thức xử phạt hành chính và hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động cần gắn liền với việc rà soát, sửa đổi các quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan như Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Đồng thời, cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và lồng ghép việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương về hợp tác lao động mà Việt Nam đã ký kết với các nước và vùng lãnh thổ

Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nêu trên xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phản ánh tính cấp thiết trong bối cảnh lao động nước ngoài ngày càng gia tăng tại Bình Dương cũng như trên cả nước Việc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, minh bạch và khả thi sẽ góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, đồng thời khắc phục những lỗ hổng có thể bị lợi dụng để trục lợi và vi phạm pháp luật

Tuy nhiên, để những kiến nghị này sớm đi vào cuộc sống, đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan lập pháp, sự phối hợp chặt chẽ và đóng góp ý kiến tích cực từ phía các bộ, ngành hữu quan, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, tránh tình trạng ban hành các quy định thiếu tính thực tiễn và khả thi Đồng thời, cũng cần có lộ trình và nguồn lực thích hợp để triển khai thực hiện các quy định mới, tránh gây xáo trộn đột ngột đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương Sự đồng bộ, thống nhất về mặt nhận thức và hành động giữa các chủ thể có liên quan sẽ là yếu tố then chốt để hiện thực hóa những nỗ lực hoàn thiện pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển bền vững

Một khi hệ thống pháp luật về hợp đồng lao động được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thực tiễn, kết hợp với các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, chắc chắn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các bên có liên quan Người lao động nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi làm việc, được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi chính đáng, có cơ hội phát huy năng lực và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp và địa phương

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tin tưởng hơn vào môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và trách nhiệm với người lao động, từ đó gia tăng cam kết đầu tư dài hạn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực Niềm tin vào sự nghiêm minh và nhân văn của pháp luật lao động Việt Nam cũng sẽ được củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của tỉnh trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Ngày đăng: 19/09/2024, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tình hình lao động nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 – 2023 - Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 1.1. Tình hình lao động nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 – 2023 (Trang 38)
Bảng 1.2. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo quốc gia, - Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 1.2. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo quốc gia, (Trang 39)
Bảng 1.3. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại Bình Dương theo vị trí việc làm - Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 1.3. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại Bình Dương theo vị trí việc làm (Trang 41)
Bảng 1.4. Số liệu công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các - Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 1.4. Số liệu công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w