Sự phá hủy các desmosomes bởi độc tố hội chứng bỏng da do tụ cầu hoặc tự kháng thể ví dụ, pemphigus vulgaris có thể dẫn đến rối loạn liên kết tế bào sừng và mụn nước trong biểu bì.. Soi
CÁC TUYẾN CỦA DA• Các tuyến mồ hôi apocrine: Có từ lúc mới sinh nhưng trở nên hoạt động ở tuổi dậy thì do nội tiết tố kích thích
Liên tục tiết ra một lượng nhỏ chất lỏng nhờn có chức năng không rõ; sự phân hủy nhờn bởi các chất kết hợp trên da tạo ra mùi khó chịu Chủ yếu nằm ở nách, quầng vú, ống tai ngoài, mi mắt và vùng hậu môn sinh dục
• Các tuyến mồ hôi eccrine: Còn được gọi là tuyến mồ hôi merocrine, chức năng chính là điều hoà nhiệt độ
Nằm khắp cơ thể, với mật độ cao nhất ở lòng bàn tay, gan bàn chân và nách Tuyến mồ hôi eccrine không có ở môi, tai ngoài, quy đầu dương vật hoặc môi âm đạo oUSMLE Pearls: Bệnh nhân bị cystic fibrosis (xơ nang) tiết mồ hôi ưu trương do các kênh clorua trong tuyến mồ hôi bị khiếm khuyết Khi tiếp xúc với khí hậu nóng hoặc tập thể dục mạnh, họ có thể nhanh chóng bị mất nước và hạ huyết áp
• Các tuyến bã nhờn: Sản xuất bã nhờn thông qua bài tiết holocrine; các tuyến này chịu sự điều chỉnh của nội tiết tố androgen và nở rộng trong tuổi dậy thì Có thể thấy khắp cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân
Mật độ cao nhất trên mặt, da đầu, tai và thân trên, do đó các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực này (vùng tiết bã nhờn) Các tuyến bã nhờn đóng một vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá.
CÁC SỢI THẦN KINH DAĐầu dây thần kinh tự do là loại thụ thể cảm giác phổ biến nhất trên da, nằm ở lớp biểu bì và lớp bì nông Chúng ghi nhận các cảm giác chạm, đau và nhiệt độ Các loại sợi thần kinh đầu tự do phổ biến gồm sợi loại C (nhỏ, chậm, không có myelin) và sợi loại A (nhỏ, nhanh, nhiều myelin).
• Các tiểu thể Meissner: Chủ yếu nằm ở lớp bì nông của vùng da sáng không lông như đầu ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, môi và lưỡi Các receptor cơ học đáp ứng nhanh chóng mang lại cảm giác chạm nhẹ, rung và vị trí
Biên dịch: Bs Trương Tấn Minh Vũ 5
• Các tiểu thể Pacinian: Chủ yếu nằm ở lớp bì sâu và mô dưới da Các receptor thụ cảm cơ học hình phiến hoặc vảy hành đáp ứng nhanh nhận cảm giác rung và áp lực
Tiểu thể Ruffini là thụ thể cơ học thuộc nhóm thụ cảm chậm, chuyên nhận biết cảm giác căng giãn, áp lực và cảm giác bên trong Những thụ thể này chủ yếu nằm sâu lớp bì sâu và mô dưới da.
• Đĩa Merkel: Chủ yếu nằm ở lớp đáy của biểu bì và nang lông Các receptor thụ cảm cơ học đáp ứng chậm nhận cảm giác áp lực duy trì và cảm giác chạm tĩnh sâu.
SỰ THAY ĐỔI MÀU SẮC DA• Màu da có thể cung cấp manh mối nhanh chóng cho vấn đề bệnh lý nền
Bảng 1.1 Sự thay đổi màu sắc da
Da đỏ Da tăng sắc tố (Xanh xám - nâu) Da đỏ tía/ đen
• Ngộ độc CO và cyanide
• Hội chứng carcinoid và VIpoma
• Viêm da cơ và lupus ban đỏ
• Bùng phát do thuốc - Beta-lactam, sulfonamid, tetracyclin và vancomycin (hội chứng “red man”)
• Tác dụng phụ của thuốc - Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) - Axit nicotinic
• Chàm (viêm da dị ứng)
• U máu, u mạch và sarcoma Kaposi
• Tổn thương xuất huyết (chấm xuất huyết)
• Vi rút và vi khuẩn (bệnh sởi)
• Tiếp xúc với asen và thủy ngân
• Viêm da ứ đọng mãn tính
• Tiếp xúc lâu dài với tia UV
• Dermal melanocytosis (bớt Mông Cổ)
• Thuốc - Thuốc chống loạn nhịp tim (amiodarone)
- Thuốc chống sốt rét (hydroxychloroquine) - Thuốc chống loạn thần (chlorpromazine) - Hóa trị (bleomycin, busulfan và daunorubicin)
- Estrogen (thuốc tránh thai) - Tetracyclines (làm vàng răng)
• Rối loạn tế bào hắc tố (tàn nhang, nám, lentigine và nevi)
• Tăng sắc tố sau viêm
• Vết bầm tím (bầm máu)
• Nhiễm trùng - Bệnh than ở da - Ecthyma gangrenosum (pseudomonas)
• Hoại tử da do thiếu máu cục bộ (tắc mạch)
- Hội chứng kháng phospholipid (APL)
- Thiếu antithrombin III - Factor V Leiden - Giảm tiểu cầu do heparin (HIT) - Thiếu protein C và S
- Hoại tử da do warfarin
• Co thắt mạch nghiêm trọng (tê cóng)
• Viêm mạch máu - Bệnh Buerger (viêm tắc nghẽn mạch máu)
- Cryoglobulinemia - Bệnh u hạt bạch cầu ái toan với viêm đa tuyến (Churg Strauss)
- U hạt với viêm đa tuyến (Wegener) - Ban xuất huyết Henoch-Schửnlein - Viêm đa nốt sần (PAN)
- Bệnh viêm động mạch Takayasu
Bảng 1.1 Sự thay đổi màu sắc da (tt)
Da vàng Da xanh (Cyanosis) Da giảm sắc tố (Trắng)
• Beta-carotenemia (ăn quá nhiều rau màu cam như cà rốt, khoai lang và bí)
• Suy thận mãn tính (CRF)
• Bilirubin tuần hoàn tăng quá mức (vàng da)
- Xơ gan - Rối loạn chuyển hóa Bilirubin (hội chứng Gilberts và Crigler-Najjar) - Thiếu máu tán huyết và vi thể -Viêm gan (nhiễm trùng, nhiễm độc, tự miễn hoặc do thuốc)
• Bệnh tim mạch - Bệnh tim bẩm sinh - Suy tim sung huyết và ngừng tim
• Bệnh phổi - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Thuyên tắc phổi (PE) - Dị vật đường hô hấp - Bệnh phổi hạn chế (RLD) - Viêm phổi, viêm thanh quản
• Co thắt mạch - Hạ thân nhiệt - Bệnh Raynaud
• Suy giảm thông khí - Quá liều thuốc (heroin, benzodiazepines) - Co giật kéo dài (co giật do trương lực)
• Bệnh bạch tạng (hội chứng Hermansky-Pudlak)
• Iatrogenic (laser, chất tẩy trắng)
• Giảm sắc tố sau viêm
• Bạch biến (da mất sắc tố)
CÁC THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TRONG DA LIỄU• Thuật ngữ chung oBệnh da (Dermatosis): bệnh của da oViêm da (Dermatitis): tình trạng viêm ở da Thường được dùng để chỉ bệnh chàm oEczematoid: chỉ tổn thương giống như bệnh chàm
(viêm, chảy dịch và đóng vảy) oBan đỏ (Erythema): Da đổi màu đỏ- hồng thứ phát do mạch máu giãn nở hoặc tăng lưu lượng máu oĐỏ da (Erythroderma): Ban đỏ ảnh hưởng đến
>90% bề mặt cơ thể oPhát ban (Rash): Các tổn thương da bùng phát đột ngột hoặc lan rộng dần dần Phát ban có thể cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính oExanthem: Phát ban lan rộng thường liên quan đến tác nhân truyền nhiễm và kèm theo các triệu chứng toàn thân (ví dụ: nhức đầu, đau cơ, sốt) Nếu phát ban xuất hiện bên trong cơ thể trên màng nhầy, nó được gọi là enanthem (ví dụ: đốm Koplik) oHiện tượng Koebner: Xuất hiện bệnh da trên vùng da chưa được chữa khỏi trước đó do chấn thương oTổn thương (Lesion): Vùng da bị thay đổi Tổn thương có thể khác nhau ở: à Màu sắc
Biên dịch: Bs Trương Tấn Minh Vũ 7 à Hình dạng và bề mặt
- Theo nhóm, tuyến tính, dạng ngoằn ngoèo, dạng vòng cung, dạng đồng xu, dạng hình khuyên hoặc dạng bia
- Hình vòm, có cuống, có rãnh, có rốn, có đỉnh phẳng hoặc có mũi nhọn à Phân bổ
- Tại chỗ hoặc toàn thân - Đối xứng hoặc không đối xứng - Một bên hoặc hai bên
- Vùng gấp hoặc vùng duỗi - Phía đầu chi (tay, chân và móng tay) - Trên cùng mặt phẳng
- Vùng tiếp xúc ánh sáng, vùng da hoặc vùng tiết bã nhờn à Kết cấu và độ chắc
Tổn thương da có thể biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau, bao gồm: mềm mại hoặc thô ráp, săn chắc hoặc mềm, di động hoặc cố định, nén được, di động hoặc cứng lại Những hình thái này là những biểu hiện cơ bản và đại diện của tổn thương da và có thể được phân thành tổn thương nguyên phát và thứ phát.
• Tổn thương nguyên phát o Tổn thương cơ bản ban đầu của một bệnh da Tổn thương nguyên phát không bị thay đổi theo thời gian hoặc các yếu tố bên ngoài như chấn thương, trầy xước hoặc nhiễm trùng Các thuật ngữ mô tả cụ thể là: à Dát (Macule): Khu vực đổi màu có đường kính ≤ 1 cm Không thể cảm nhận bằng tay; khi ngón tay lướt trên da, không cảm thấy tổn thương (lang ben) à Khoảng (Path): Khu vực đổi màu có đường kính > 1 cm Không thể cảm nhận bằng tay (bệnh bạch biến) à Sẩn (Papule): đường kính ≤ 1 cm Có thể sờ thấy (nổi lên), thường được gọi là "vết sưng" Các sẩn có thể có đầu phẳng, có cuống, không cuống, có rốn, hình vòm, đầu nhọn hoặc có rãnh (u mềm lây) à Mảng (Plaque): đường kính > 1 cm Da dày, nổi lên và có thể sờ thấy được, thường được hình thành do sự kết hợp của nhiều sẩn (bệnh vẩy nến) à Cục (Nodule): đường kính ≥ 1 cm Tổn thương rắn, nổi lên và có viền bao quanh, thường nằm trong lớp bì hoặc mô dưới da (ví dụ: u mỡ) à Nang (Cyst): Khoang kín có chứa chất lỏng hoặc chất bán rắn (ví dụ: u nang epidermoid) à Mụn nước (Vesicle): đường kính ≤ 1 cm Vết phồng rộp chứa dịch hoặc máu được bao quanh và nhô cao (ví dụ: herpes simplex) à Bóng nước (Bulla): đường kính > 1 cm Vết phồng rộp chứa dịch hoặc máu (ví dụ: pemphigoid bóng nước)
• Tổn thương thứ phát o Sự thay đổi của tổn thương nguyên phát tiến triển theo thời gian hoặc các yếu tố bên ngoài (ví dụ như chấn thương, trầy xước hoặc nhiễm trùng) à Mụn mủ (Pustule): Các nốt sẩn nhỏ, hình tròn, chứa đầy mủ
Thường có màu trắng hoặc vàng khi khám (ví dụ: mụn trứng cá) à Áp xe (Abscess): tổn thương chứa mủ có vách ngăn, thường nằm trong lớp bì Di động khi khám (ví dụ: mụn nhọt) à Vảy (Scale): gồm các tế bào biểu bì chết bên ngoài, có màu trắng hoặc xám dễ vỡ vụn, dính vào tổn thương (ví dụ: bệnh vảy phấn hồng) à Mài (Crust): Dịch tiết khô màu vàng - nâu ở trên tổn thương
("scab") Có thể xảy ra thứ phát sau nhiễm trùng bội nhiễm (ví dụ, chốc lở) à Lichen hoá (Lichenification): Da dày lên và thô ráp với các mảng da trắng nổi bật Thường xảy ra thứ phát sau xây xát hoặc gãi lâu ngày (ví dụ, lichen simplex chronicus) à Sẹo (Scar): Mô xơ thay thế da bị tổn thương (ví dụ: bỏng) à Sẹo lồi (Keloid): Sẹo bất thường phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương da ban đầu Có thể xảy ra sau chấn thương nhẹ (ví dụ như xuyên lỗ da) à Trợt (Erosion): mất bề mặt da nông, khu trú trên bề mặt chỉ liên quan đến lớp biểu bì (ví dụ, chốc mép) à Trợt dài (Excoriation): trợt kéo dài bề mặt thứ phát sau trầy xước Thường thấy trong các rối loạn ngứa (ví dụ, viêm da dị ứng) à Nứt (Fissure): Khe hở da mỏng, thẳng; có thể ở lớp biểu bì và lớp bì (ví dụ: tinea pedis) à Loét (Ulcer): Mất bề mặt da sâu, có thể ở biểu bì, bì và mô dưới da (ví dụ: loét ứ đọng)
• Các tổn thương khác oTổn thương xuất huyết (Hemorrhagic lesions): Tổn thương có màu từ đỏ đến tím do máu thoát vào trong da, không mất khi ấn và không thể cảm nhận bằng tay Thường thấy trong các rối loạn về tiểu cầu, đông máu và mạch máu (ví dụ: đông máu nội mạch lan tỏa) à Chấm xuất huyết (Petechiae) (đường kính 1 cm) oGiãn mạch (Telangiectasia): Các mạch máu nông nổi rõ và giãn không đều; có thể mất khi ấn (ví dụ, chứng giãn mạch máu do di truyền) oU mạch mạng nhện (Spider angioma): Các dát nhỏ, màu đỏ, có các mạch máu nông giống hình mạng nhện; có thể mất khi ấn
Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân tăng estrogen (ví dụ: xơ gan) bao gồm phù nề thoáng qua tạo thành sẩn hoặc mảng phù (ví dụ: mày đay).
Biên dịch: Bs Trương Tấn Minh Vũ 9
CÁC THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TRONG BỆNH HỌC DA LIỄU• Nghiên cứu mô bệnh học trong các rối loạn da thường cần thiết khi chẩn đoán không chắc chắn hoặc để hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng Nhìn các tổn thương da bằng kính hiển vi cũng có thể tương quan với các phát hiện lâm sàng o Tăng sản (Hyperplasia): Tăng tổng số tế bào sừng trong lớp biểu bì (ví dụ: ung thư biểu mô tế bào vảy) o Tăng sừng (Hyperkeratosis): Lớp sừng dày lên mà không giữ lại nhân tế bào sừng Trên lâm sàng, da có biểu hiện đóng vảy (ví dụ bệnh vảy cá) o Á sừng (Parakeratosis): Lớp sừng dày lên và giữ lại nhân tế bào sừng Trên lâm sàng, da có biểu hiện đóng vảy (vẩy nến) o Dày lớp gai (Acanthosis): Tăng độ dày của lớp biểu bì Trên lâm sàng, da có thể dày lên (ví dụ: dày sừng tiết bã nhờn) o Teo biểu bì (Epidermal atrophy): Giảm độ dày của lớp biểu bì
Trên lâm sàng, da có thể mỏng, dễ tổn thương và rối loạn sắc tố (ví dụ, lichen sclerosus) o U nhú (Papillomatosis): Hình chiếu giống như ngón tay của các nhú bì lên trên bề mặt biểu bì xung quanh Trên lâm sàng, da có thể nhô cao và nổi như hột cơm (ví dụ mụn cóc) o Phù lớp malpighi (Spongiosis): Phù giữa các tế bào sừng Biểu bì có vẻ ngoài “giống như mạng lưới”, thường đi kèm với sự giãn nở của các mạch máu da và bạch huyết Trên lâm sàng, da có thể phù nề và nổi lên, thường có mụn nước (ví dụ như chàm) o Bong lớp gai (Acantholysis): Tách tế bào sừng do mất kết nối giữa các tế bào (desmosomes) Trên lâm sàng, da có thể dễ tổn thương và dễ bong tróc (ví dụ, pemphigus vulgaris) o Palisading: Tổ chức các tế bào theo kiểu hàng rào thẳng ở ngoại vi của tổn thương (ví dụ: ung thư biểu mô tế bào đáy).
CÁC QUÁ TRÌNH CHẤN ĐOÁN TRONG DA LIỄU• Soi da (Dermoscopy): Kiểm tra bên ngoài da không xâm lấn bằng kính hiển vi cầm tay, tương tự như kính lúp Soi da cho phép bác sĩ nhìn vào lớp biểu bì và lớp bì nông để xem các chi tiết da không thể nhìn thấy bằng mắt thường Soi da được dùng cho các chỉ định : o Tổn thương sắc tố (hỗ trợ phân biệt lành tính với ác tính) o Ghẻ và sự xuất hiện của chấy rận o Chấn thương do mảnh vỡ o Bệnh vẩy nến, mụn cóc và u mềm lây o Mao mạch móng tay
• Thử nghiệm băng dán (Patch testing): test da được dùng để xác định các chất gây dị ứng trong các bệnh rối loạn dạng chàm mãn tính (ví dụ: viêm da tiếp xúc dị ứng) Thông thường, vùng da của lưng trên được phủ một lớp băng dán gồm các đĩa nhỏ chứa các chất gây dị ứng thường gặp Băng được để trong 48 giờ và sau đó được tháo ra để kiểm tra da xem có bị kích ứng và dị ứng hay không Da được đánh giá lại sau 96 giờ và thường là tuần sau đó Kết quả dương tính sẽ có ban đỏ, sẩn và/hoặc mụn nước trên vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể Một thử nghiệm tương tự được gọi là thử nghiệm photopatch được sử dụng cho các phản ứng quang dị ứng
• Diascopy: Chủ yếu được sử dụng để phân biệt giữa các quá trình viêm và các tổn thương xuất huyết Một phiến kính được ấn vào các tổn thương ban đỏ để xem nó có chuyển sang màu trắng hay không Nếu tổn thương chuyển màu, đó là một quá trình viêm (giãn mạch hoặc tăng lưu lượng máu) Nếu tổn thương không chuyển màu, đó là tổn thương xuất huyết (máu thoát khỏi mạch)
Lấy mẫu bằng cách cạo da, tóc hoặc móng tay là phương pháp phổ biến trong xét nghiệm bệnh lý học Mẫu vật thu được dùng để thực hiện các xét nghiệm chuyên biệt như: nhuộm KOH để hòa tan keratin và phát hiện nấm, nhuộm dầu khoáng để tìm ghẻ, nhuộm Tzanck để tìm tế bào khổng lồ đa nhân trong các bệnh nhiễm virus herpes và kiểm tra trường tối để quan sát xoắn khuẩn giang mai.
• Kiểm tra bằng đèn Wood: Kiểm tra không xâm lấn da, tóc hoặc nước tiểu dưới ánh sáng do đèn Wood phát ra Được sử dụng để làm nổi bật các thay đổi là sắc tố da và kiểm tra các mẫu màu huỳnh quang không thể nhìn thấy bằng mắt thường Được sử dụng phổ biến trong: o Erythrasma (huỳnh quang đỏ như san hô) o Bệnh bạch biến và tuberous sclerosis (huỳnh quang trắng xanh) o Porphyria cutanea tarda urine (huỳnh quang đỏ hồng) o Nấm da đầu (phân biệt giữa các loại nấm da) à Microsporum canis hoặc M audouinii (huỳnh quang xanh lam) à Trichophyton sp (không có huỳnh quang)
Sinh thiết da là phương pháp cắt bỏ mẫu da để xét nghiệm bệnh học, thường dùng để xác nhận hoặc bác bỏ chẩn đoán lâm sàng như tổn thương ác tính Sau khi nhuộm hematoxylin và eosin (H&E), mẫu được phân tích dưới kính hiển vi Có thể nuôi cấy mẫu, nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và soi kính hiển vi điện tử Các vết nhuộm hỗ trợ xác định loại tế bào, mô và sinh vật gây bệnh Tùy theo tình trạng bệnh da mà áp dụng các kiểu sinh thiết khác nhau Sinh thiết cạo dùng lưỡi dao để lấy lớp da bề mặt, thường không cần khâu và lành da sau 1 đến 2 tuần Phương pháp này dùng để chẩn đoán bệnh da tại lớp biểu bì và lớp bì nông hoặc điều trị các tổn thương da nhỏ như dày sừng tiết bã, u mềm treo, hạt cơm, BCC và SCC nông Tuy nhiên, sinh thiết cạo không hiệu quả để đánh giá.
Biên dịch: Bs Trương Tấn Minh Vũ 11 o Sinh thiết bấm lỗ (Punch biopsy): Một dụng cụ hình trụ được sử dụng để lấy mẫu da tròn, đủ độ dày một cách nhanh chóng và thuận tiện với mức độ tổn thương mô tối thiểu Sinh thiết bấm lỗ có đường kính từ 2 đến 8 mm và thường cần khâu 1 đến 2 mũi để đóng vết thương Chủ yếu được sử dụng cho các bệnh lý liên quan đến lớp biểu bì và bì (ví dụ: bệnh chàm, bệnh vẩy nến, phát ban do thuốc, viêm mạch, các rối loạn tự miễn hoặc bóng nước) o Sinh thiết vết cắt: một phần da tổn thương có đủ độ dày được cắt bằng dao Thường cần khâu để đóng vết thương Chủ yếu được sử dụng khi cần lấy mẫu lớn hơn hoặc khi bệnh lý nghi ngờ liên quan đến các mô sâu hơn, như mỡ dưới da hoặc cân mạc (ví dụ: erythema nodosum) o Sinh thiết cắt bỏ: toàn bộ tổn thương được cắt bỏ bao gồm cả rìa, thường dùng vết cắt hình elip Cần khâu đóng vết cắt (ví dụ: ghép da) Chủ yếu được sử dụng cho tổn thương lớp bì, mô dưới da và ung thư tế bào hắc tố hoặc như một phương thức điều trị (ví dụ: melanoma)
• Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (DIF): Một kháng thể đã biết được liên kết với tác nhân huỳnh quang nhắm vào một kháng nguyên cụ thể Khi kháng thể liên kết với kháng nguyên đích, nó phát huỳnh quang và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi Hình thái và vị trí của huỳnh quang được sử dụng để chẩn đoán các bệnh da cụ thể bao gồm rối loạn tạo bóng nước (ví dụ: bệnh pemphigoid bóng nước) và các bệnh da tự miễn (ví dụ: lupus ban đỏ).
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỔ BIẾN TRONG DA LIỄU• Steroid tại chỗ: Thuốc bôi ngoài da có chức năng chống viêm và chống ngứa bằng cách ức chế nguyên phân và tổng hợp DNA Các tác dụng phụ bao gồm teo da, rạn da và giảm sắc tố Các chế phẩm khác nhau tùy theo hiệu lực: o Hiệu lực thấp: Hydrocortisone và desonide o Hiệu lực trung bình: Triamcinolone và fluocinolone o Hiệu lực cao: Betamethasone và fluocinonide o Hiệu lực cực cao: Clobetasol và halobetasol
• Chất làm trắng: Được sử dụng để làm sáng da ở các rối loạn tăng sắc tố khác nhau Các tác dụng phụ bao gồm tăng hoặc giảm sắc tố
Các tác nhân chính được sử dụng cho mục đích này là: o Hydroquinone o Retinoids tại chỗ (dẫn xuất vitamin A) o Steroid tại chỗ
• Quang trị liệu (Phototherapy): Trị liệu vùng da bị ảnh hưởng với các bước sóng cụ thể của ánh sáng UV-A hoặc UV-B Quang trị liệu tác động bằng cách giảm tốc độ tăng sinh tế bào sừng và ngăn chặn phản ứng miễn dịch Một loại quang trị liệu phổ biến là PUVA, là sự kết hợp của chất làm nhạy cảm da (Psoralen) với ánh sáng UV-A (UVA) Bệnh nhân tiêu thụ chất làm nhạy cảm da sau đó tiếp xúc với đèn UV-A tại vùng da cần điều trị Các tác dụng phụ chính của quang trị liệu bao gồm: bỏng rát, ngứa, tăng sắc tố, tổn thương mắt, lão hóa da và ung thư Các ứng dụng phổ biến: o Viêm da dị ứng o Ung thư hạch ở da o Bệnh vẩy nến o Bệnh bạch biến
• Vi phẫu Mohs (MMM): Kỹ thuật phẫu thuật đặc biệt được sử dụng để cắt bỏ ung thư da (ví dụ: u hắc tố, SCC và BCC) Các lớp mỏng của da có ung thư được cắt bỏ dần dần và kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến khi chỉ còn lại mô không còn ung thư Được sử dụng cho các bệnh ung thư xâm lấn và tái phát và khi cần hiệu quả thẩm mỹ tối đa (ví dụ: ung thư da mặt)
• Áp lạnh (Cryotherapy): Phá hủy các tổn thương da bằng cách sử dụng nitơ lỏng Đây là thủ thuật nhanh chóng, tiện lợi và an toàn tại phòng khám Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: đau, giảm sắc tố và sẹo Các ứng dụng phổ biến: o Dày sừng ánh sáng o Dày sừng tiết bã o Mụn cóc
• Các phương pháp khác: Một số chất kháng khuẩn được sử dụng trong thời gian dài với liều lượng thấp để sử dụng các đặc tính điều hòa miễn dịch và chống viêm Các thành phần phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích này là: o Dapsone (được sử dụng cho bệnh viêm da mủ hoại thư và viêm da herpes) o Hydroxychloroquine (được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ ở da) o Minocycline và doxycycline (được sử dụng cho pemphigoid bóng nước)
Biên dịch: Bs Trương Tấn Minh Vũ 13