1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Con Người Ý Nghĩa Của Tư Tưởng Đó Đối Với Con Người Mới Ở Nước Ta Hiện Nay.pdf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Con Người Ý Nghĩa Của Tư Tưởng Đó Đối Với Con Người Mới Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Khúc Nam Long
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kĩ thuật cơ khí
Thể loại Thảo luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người trong xã hội Kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hóa dân tộc và nhân loại, tiếp thu, vậndụng, phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, Hồ C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THẢO LUẬNNHÓM 10ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ CON NGƯỜIÝ NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐIVỚI CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

Sinh viên: Khúc Nam LongLớp: Kĩ thuật cơ khí 1 - K63

Mã SV: V221800079

Trang 2

Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Ý nghĩa của tư tưởng

đó về con người mới nước ta hiện nay ? 2

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người trong xã hội 2

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí của con người trong xã hội 3

III Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người 5

IV Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng con người 11

-V Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với con người mới nước ta hiện nay - 17 -

Trang 3

Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Ý nghĩa của tư tưởng

đó về con người mới nước ta hiện nay ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc mà còn để lại cho thế hệ sau một kho tàng tư tưởng vô cùngquý giá, trong đó có tư tưởng về con người Sinh thời Hồ Chí Minh chorằng, mục tiêu của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là giải phóngdân tộc, giải phóng xã hội để đi đến giải phóng con người

Như vậy, con người vừa là chủ thể cũng là mục tiêu cao nhất của cáchmạng Việt Nam, chính vì thế trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân ngaysau ngày giải phóng là phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và đượchọc hành Người căn dặn, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hếtsức chăm nom đến đời sống của nhân dân Người cho rằng, “muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởngxã hội chủ nghĩa” Kế tục quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chủtrương phải xây dựng và phát triển con người Việt Nam một cách toàndiện

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người trong xã hội

Kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hóa dân tộc và nhân loại, tiếp thu, vậndụng, phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đãnâng tư tưởng về con người lên một tầm cao mới, hình thành nên chủ nghĩanhân văn Hồ Chí Minh Vấn đề con người trở thành mục tiêu thiêng liêng,cao cả nhất của công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước Nó trở thànhmục tiêu, lý tưởng, được tỏa sáng trong từng suy nghĩ, cử chỉ, hành độngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong quan điểm của Hồ Chí Minh con ngườitồn tại không chỉ với tư cách là một cá nhân mà còn là thành viên của giađình và của cộng đồng “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họhàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loàingười” Với cách hiểu này, con người có tính xã hội, là con người xã hội vàthành viên của một cộng đồng xã hội Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khôngcó con người chung chung trừu tượng mà là con người cụ thể và gắn vớihoàn cảnh lịch sử cụ thể

Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất bao gồmtâm, trí và lực Tất cả các mối quan hệ đó được con người thể hiện bằng

Trang 4

tình yêu, lòng nhân ái, sự hi sinh và sự hợp tác để phát triển con người toàndiê Zn Mỗi yếu tố đó có vai trò khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, ảnhhưởng, tác động và là điều kiện cho nhau cùng tồn tại Hồ Chí Minh quanniệm, “Con người dù có xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”, chữtình phải hiểu theo nghĩa rộng là tình người, tình quốc gia, dân tộc Hồ ChíMinh rất coi trọng việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới trongđiều kiện đất nước đã giành được độc lập, tự do Trên quan điểm duy vậtmácxít, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính lịch sử - xãhội, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, con người vừalà động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

Từ việc đề cao vai trò của con người Hồ Chí Minh cho rằng, conngười là vốn quý nhất, động lực quyết định mọi thắng lợi của cách mạngViệt Nam “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giớikhông gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Do vậy, làm bất kỳviệc gì cũng phải có vai trò của nhân dân, nếu không thì không thể nào làmđược Người cho rằng, “việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấycũng trở nên dễ dàng và làm được tốt Các đồng chí ở Quảng Bình nói rấtđúng: Dễ mười lần không dân cũng chịu; Khó trăm lần dân liệu cũngxong” Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần và giảiquyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những ngườitài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra Hồ Chí Minh có niềmtin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng nhân dân trongđấu tranh dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, nhân dân có vai tròquyết định đến sự thành công của cách mạng

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí của con người trong xã hội

Lịch sử đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn con người luôn cóvị trí vô cùng quan trọng và quyết định đến sự phát triển của xã hội Cácnhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sựphát triển của xã hội không phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào, màchính là con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loàingười Hồ Chí Minh đề cao vị trí của con người đối với sự nghiệp cáchmạng nên Người xem con người là mục tiêu của cách mạng, chính vì thếmọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích chính đáng

Trang 5

của con người Với hoạt động thực tiễn thì việc gì có lợi cho dân, dù nhỏmấy ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy ta phải hết sứctránh Để biến mục tiêu giải phóng con người trở thành hiện thực Hồ ChíMinh đã giải quyết hết sức khéo léo tính biện chứng giữa mục tiêu và độnglực cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể của cách mạng Con người là động lực của cách mạng, không chỉ là cá nhân riêng lẻmà tất cả con người Việt Nam Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, không phải làmọi người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giácngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôidưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam…Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người.Coi con người là động lực để phát triển chỉ có thể thực hiện được khi hoạtđộng có tổ chức, có sự lãnh đạo đó là Đảng Cộng sản Phải kiên quyết khắcphục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức Đó là chủnghĩa cá nhân, từ đó sinh ra hàng trăm thứ bệnh như thói quen truyền thốnglạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói, không dámlàm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo.Không chỉ quan tâm đến động lực vật chất, Hồ Chí Minh còn rất chú trọngyếu tố tinh thần như đạo đức, chính trị, văn hóa, đặc biệt là chủ nghĩa dântộc trong điều kiện đặc thù của các quốc gia phương Đông Người chorằng, “chủ nghĩa dân tộc là động lực của đất nước” và chính nó đã dấy lênnhiều phong trào cách mạng ở nước ta Chủ nghĩa dân tộc của Hồ ChíMinh không phải là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mà chính là sự kết hợp giữachủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản Ngườithường nói: “Anh em bốn bể là một nhà”, nên phải “đoàn kết, đoàn kết, đạiđoàn kết”, được như vậy thì có một sự “đại hòa hợp” và sẽ có “thành công,thành công, đại thành công” trong đấu tranh giành độc lập, tự do, cơm áo,hòa bình và phát triển xã hội Người cũng luôn coi trọng giáo dục tinh thầnlàm chủ và đạo đức cách mạng cho nhân dân Đạo đức như Người nói là dorèn luyện mà có, “cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyệncàng trong”, tinh thần làm chủ và đạo đức cách mạng ở mỗi người chỉ cóthể thực hiện được thông qua lao động và bằng lao động, mỗi cá nhân gắnvới cộng đồng, tham gia vào sự nghiệp đấu tranh để cải tạo và xây dựng xãhội Hồ Chí Minh nhận thấy nhân dân có vị trí vô cùng quan trọng nênNgười chủ trương phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các

Trang 6

lĩnh vực Khi xác định vị trí của người dân thì nhân dân mới tin, mới dámnói sự thật và đấu tranh cho lẽ phải vì sự công bằng, mới có sự sáng tạo, từđó mà tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

III Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa cách mạng Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạovà rèn luyện con người Người nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xâydựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơbản, lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách Nó liên quan đến nhiệm vụ “trướchết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và “trồng người” Tất cảnhững điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết địnhcủa nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người Xây dựng conngười là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định trong côngtác cán bộ, công tác xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, “vì lợiích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, tư tưởng có tínhchiến lược đó đã được Hồ Chí Minh quán triệt trong toàn Đảng, toàn dânta, như một nhiệm vụ có tính quy luật của cách mạng Trong các bài viết,bài nói của Hồ Chí Minh chúng ta luôn thấy sự nổi bật của vấn đề xây dựngcon người, đặc biệt là con người mới xã hội chủ nghĩa Người nói: “Muốnxã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa Muốn có người xã hộichủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” Con người xã hội chủ nghĩa,theo Hồ Chí Minh, là con người thấm nhuần đạo đức cách mạng, có lòngyêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức làm chủ đất nước, đồng thờiphấn đấu nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, khoa học kỹ thuật để đủsức xây dựng và quản lý xã hội mới Người luôn nhắc nhờ Đảng ta bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, phải chăm lo giáo dục đạo đức cáchmạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xãhội vừa hồng vừa chuyên Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, việc xây dựngcon người mới và việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là hai việclàm đặc biệt quan trọng và có quan hệ biện chứng với nhau Nếu không xâydựng con người mới - những người đang trực tiếp giữ vai trò quyết địnhtrong tất cả các lĩnh vực, thì việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,khó mà thực hiện được, bởi tấm gương của con người là bài học giáo dụccó tính thuyết phục nhất Ngược lại, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng

Trang 7

cho đời sau, thì sẽ tạo ra những con người mới kế tục và phát triển sựnghiệp cách mạng theo định hướng đúng đắn.

Hồ Chí Minh luôn lưu ý sự nghiệp “trồng người” phải được thựchiện ngay từ rất sớm: Uốn cây từ lúc cây non, cho nên cần ưu tiên chăm logiáo dục, đào tạo các cháu thiếu niên, nhi đồng Uốn nắn cả một lớp người,một thế hệ đó là trách nhiệm của toàn xã hội, của Đảng và Chính phủ Đểthực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáodục - đào tạo là biện pháp quan trọng nhất Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ratính thiện đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên Ngược lại, giáo dụctồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên Nội dung và phương pháp giáo dụcphải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảmcách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức, tài thốngnhất với nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển Phảikết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm có như vậymới có thể học để làm người Trồng người là công việc làm rất lâu dài,không thể nóng vội, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùytiện đến đâu hay đến đó Mà phải là chiến lược lâu dài, bền bỉ trong suốtcuộc đời mỗi con người, suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ngườirất chú trọng đến việc đào tạo con người, đặc biệt là đào tạo cán bộ Vì, cánbộ là cái gốc của mọi công việc, “không có giáo dục, không có cán bộ thìcũng không nói gì đến kinh tế văn hóa Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dụclà bước đầu” Do vậy, trong quá trình hoạt động, Người luôn nghĩ đến việcđào tạo cán bộ cách mạng Việc đào tạo cán bộ phải được tiến hành bằngnhiều hình thức khác nhau như: gửi người sang đào tạo ở trường PhươngĐông, tổ chức huấn luyện trực tiếp, viết sách báo, tài liệu tuyên truyền chủnghĩa Mác-Lênin, v.v Nhờ vào việc đào tạo bài bản đã cho ra đời nhữngcán bộ có tâm, có tầm và có trí để giáo dục quần chúng và đưa cách mạngViệt Nam phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Việc giáo dục đó đãxây dựng được một đội ngũ thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩaquốc tế vô sản, vừa hồng vừa chuyên Đó là những con người mới có đạođức cách mạng, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi, hiện diện trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn liền việcgiáo dục, đào tạo con người với hoạt động thực tiễn và lấy kết quả tronghoạt động thực tiễn làm thước đo giáo dục, đào tạo

Trang 8

Vấn đề giáo dục đạo đức cho con người được Hồ Chí Minh đặc biệtchú trọng Việc giáo dục đạo đức phải được bắt đầu từ nhỏ, nhiệm vụ củaviệc giáo dục đạo đức đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng là của toàn xãhội, và phương pháp giáo dục tốt nhất là phương pháp nêu gương Trongnội dung giáo dục, Hồ Chí Minh chủ trương phải giáo dục toàn diện baogồm: thể dục, trí dục, mỹ dục và đức dục Tại Đại hội sinh viên Việt Namlần thứ hai (7-5-1958), Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻvang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởngcủa mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình Tức là thanh niên phải cóđức, có tài” Người thanh niên có đạo đức là những người luôn sẵn sàng đốimặt với những khó khăn thử thách Làm việc gì cũng nghĩ đến lợi íchchung trước và phải luôn kịp thời sửa chữa những khuyết điểm của mình.Phải luôn biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, lao động trí óc nếu khôngbiết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thì chỉ là lao động trí óc một nửa, cònlao động chân tay mà không có văn hóa, không có trí tuệ thì làm việc gìcũng hỏng Đối với công nhân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Công đoàn phảigiáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng” Giai cấpcông nhân là lực lượng nòng cốt của Đảng do vậy phải hiểu tương lai củacông nhân và tương lai của xí nghiệp luôn gắn liền với nhau Mỗi cá nhânphải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang,phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động,phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ Công nhân cần phải hiểu lao động là vẻvang, là động lực cho toàn xã hội phát triển Hồ Chí Minh ý thức sâu sắcviệc phát huy vai trò của tất cả tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng conngười mới trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Việc giáo dục tâm,trí cho toàn dân là việc làm cần thiết Tuy nhiên việc giáo dục phải có tínhphù hợp với từng đối tượng cụ thể Người chú trọng xây dựng con ngườitoàn diện, nhưng đạo đức cách mạng luôn đặt lên hàng đầu.

Hồ Chí Minh cho rằng, người có “tâm” chính là người có đạo đức vàđạo đức phải xét trên hai phương diện đó là lý luận và thực tiễn đối với conngười Về mặt lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểmsâu sắc và toàn diện về đạo đức Về thực tiễn, Người luôn coi thực hànhđạo đức là một mặt không thể thiếu của con người nói chung và của cán bộ,đảng viên nói riêng “Tâm” ở đây chính là người có lý tưởng về sự giảiphóng con người, có lý tưởng mang lại hạnh phúc, tự do cho con người.Người có tâm là người không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích

Trang 9

chung của Đảng, của dân tô Zc, của loài người tiến bô Z Hồ Chí Minh quyếttâm xây dựng đạo đức cách mạng vì Người chủ trương xây dựng một nhànước của dân, do dân và vì dân, phụng sự nhân dân vì mục tiêu chung Dovậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng để có thể“tận trung với nước, tận hiếu với dân”, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân,thực sự là đầy tớ của nhân dân Nếu người cách mạng không có đạo đức thìkhó có sức chịu đựng kiên trì, dẻo dai và không thể hoàn thành được nhiệmvụ cách mạng vẻ vang Người nói: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khókhăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước” Nếu người cánbộ có tâm với cách mạng thì chỉ lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, đêm ngàynghĩ đến sự nghiê Zp cách mạng và cứu đô Z nhân loại, và lúc nào cũng luôngiữ kỷ luâ Zt, hoạt bát, siêng năng, dũng cảm, có sáng kiến, trở thành tấmgương điển hình cho dân noi theo Theo Hồ Chí Minh, cách mạng xã hộichủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất.Muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng ấy, chúng ta phải đem hếttinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cáchmạng Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, nó phải qua quátrình tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện gian khổ mới có được Người khôngchỉ là nhà lý luận đạo đức mà còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời vềthực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Bản thânNgười đã thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khátvọng đạo đức cách mạng Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ HồChí Minh đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảngviên, nhân dân và các thế hệ kế cận để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng đặtra trong mỗi giai đoạn Con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội là con đường đấu tranh lâu dài, khó khăn, con đường của các thế hệ nốitiếp nhau, bởi lẽ sự nghiê Zp đô Zc lâ Zp dân tô Zc và chủ nghĩa xã hô Zi là sự nghiê Zprất to lớn, khó khăn và nă Zng nề Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng củamỗi người, mỗi thế hê Z, hơn nữa còn của nhiều thế hê Z nối tiếp nhau Chămlo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công viê Zc thường xuyên củatoàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hô Zi Khi đánhgiá vai trò của đạo đức trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằngđạo đức cách mạng là mô Zt trong những yếu tố hàng đầu giữ vai trò quyếtđịnh sự phát triển của sự nghiê Zp cách mạng, là bô Z phâ Zn trọng yếu của nềntảng tinh thần xã hô Zi mới Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là

Trang 10

gốc của người cách mạng, hay muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải lấyđạo đức làm gốc.

Hồ Chí Minh cho rằng, nhân tài là nguyên khí của quốc gia do vậyNgười luôn chú trọng phát triển trí tuệ con người Người nói: “Trí thức làvốn liếng quý báu của dân tộc Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng nhưthế Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người tríthức Việt Nam đã chung một phần quan trọng Một số thì trực tiếp tham giavào công việc kháng chiến, hi sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ độinhân dân Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài” Hồ Chí Minhcho rằng, những người có trí tuệ chân chính là những người biết đem sựhiểu biết của mình, tài năng, đạo đức của mình tham gia công cuộc bảo vệTổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước Khi đất nước bị xâm lăng, phảibiết đem tài đức của mình ra phục vụ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước như là“chiến sĩ trí thức” Khi đất nước hòa bình phải biết đem tri thức khoa họccống hiến cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng kiến thiết đất nước.Người cho rằng: “Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biếtsự tranh đấu sinh sản Khoa học tự nhiên do đó mà ra Hai là hiểu biết tranhđấu dân tộc và tranh đấu xã hội Khoa học xã hội do đó mà ra Ngoài haicái đó, không có trí thức nào khác” Theo Hồ Chí Minh, con người có trítuệ là người nhận thức rõ được những đặc điểm yêu cầu to lớn của hoàncảnh đất nước và thế giới Không chỉ là những người có trình độ hiểu biết,tài năng mà còn phải là những người có đạo đức Trong đó, phẩm chất đạođức cao quý nhất là phải biết phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng, chiến lược trồng người phải chú trọng đếnviệc phát triển trí tuệ con người Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ cáchmạng, Hồ Chí Minh quan niệm việc phát triển trí tuệ con người không cầnchú trọng đến sự xuất thân, giai cấp, tôn giáo miễn là họ có tinh thần yêunước là được Hồ Chí Minh xem người có trí tuệ là những người lao độngbằng trí óc chứ không phải lao động bằng chân tay Xuất phát từ thực tiễncủa cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, trí thức là vốn quý củadân tộc Từ hậu quả của chính sách chia để trị của thực dân Pháp đối vớinhân dân ta, Hồ Chí Minh cho rằng, trong chiến lược trồng người cần chútrọng đến phát triển trí tuệ cho nhân dân Do đó, việc phát triển trí thức trởthành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Điều đó đãđược Hồ Chí Minh khẳng định cả trong tư tưởng, quan điểm và trong thực

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w