1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Thời Kì Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ý Nghĩa Tư Tưởng Đó Trong Công Cuộc Xây Dựng Đất Nước Ta Hiện Nay.pdf

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 884,5 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tàiĐể mọi người có cái nhìn trực quan và hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về thờikì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ý nghĩa của nó trong công cuộc xâydựng nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trang 2

Mục Lục

Phần mở đầu 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 4

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

Chương 1: Tư tưởng HCM về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam 5

1.1 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên XHCN ở Việt Nam 5

1.2 Tính chất đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ 6

1.2.1 Tính chất 6

1.2.2 Đặc điểm của thời kì quá độ 6

1.2.3 Nhiệm vụ của thời kì quá độ 6

1.3 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ 7

1.3.1 Mọi tự tưởng, hành động phải được thực hiện trên nên tảng chủ nghĩa Mác - Lênin 7

1.3.2 Phải giữ vững độc lập dân tộc 7

1.3.3 Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em 8

2

Trang 3

1.3.4 Xây phải đi đôi với chống 8

Chương 2: Ý nghĩa tư tưởng HCM về thời kì quá độ lên chủ nghĩaxã hội trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay 9

2.1 Tạo nền móng tư tưởng cho nhân dân: 9

2.2 Lãnh đạo và tư tưởng đường lối: 9

2.3 Nguyên tắc nhân dân làm chủ: 9

2.4 Phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân: 9

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

3

Trang 4

Phần mở đầu1 Lí do chọn đề tài

Để mọi người có cái nhìn trực quan và hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về thờikì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ý nghĩa của nó trong công cuộc xâydựng nước ta hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Chỉ ra được đầy đủ những nội dung về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namvà ý nghĩa của nó trong công cuộc xây dựng nước ta hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì quá độ

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận các thông tin trên mạng và sách báo

4

Trang 5

Chương 1: Tư tưởng HCM về thời kì quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam1.1 Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quáđộ lên XHCN ở Việt Nam

Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳquá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đãkhẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH ở Việt Nam làhình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiếnthẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đặc điểmnày chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệtđể các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầmmống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu

Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâudài chứ “không thể một sớm một chiều” Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hộihoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệtđể những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm biến nướcta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp” Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủnghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hô gi Nếu nhândân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắnhơn

Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạora những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn dânthực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội” Trong đó,“nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệphiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệmvụ chủ chốt và lâu dài” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳquá độ lên CNXH rất toàn diện

Hồ Chí Minh còn chỉ ra những biện pháp hết sức quan trọng để xây dựng CNXH, đó là:Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làmchính; kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai chiếnlược cách mạng; xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm Đặc biệt,Người xác định biện pháp cơ bản, lâu dài quyết định nhất trong xây dựng CNXH ở nướcta là phát huy sức mạnh toàn dân, đem của dân, tài dân, sức dân dưới sự lãnh đạo củaĐảng để làm lợi cho dân

5

Trang 6

1.2 Tính chất đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ

1.2.1 Tính chất

Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ Theo HCM, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toànchưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệtđể những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hang ngàn năm;phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước vănhoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nôngnghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổisâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc,vì vậy tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mauđược mà phải làm dần dần

1.2.2 Đặc điểm của thời kì quá độ

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậutiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Đặc điểm này cùng với những đặc điểm khác và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã quyđịnh nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ

1.2.3 Nhiệm vụ của thời kì quá độ

Kết hợp giữa cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ với xây dựng các yếu tố củaxã hội mới

+)Xây dựng xã hội chủ nghĩa và tiến hành cải cách đất đai:Nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn này là xây dựng một xã hội chủ nghĩa dựatrên tư tưởng Mác-Lênin và phương châm của Hồ Chí Minh Điều này bao gồm việctiến hành cải cách đất đai để phân phối đất cho nông dân, loại bỏ chế độ địa chủ và tạora một hệ thống nông nghiệp xã hội chủ nghĩa

+)Phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa:Phải xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sự kiểm soát nhà nước và quản lýkế hoạch Nhiệm vụ này bao gồm phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, nângcao sản xuất nông nghiệp, và tạo ra điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển.+)Tăng cường giáo dục và văn hóa:

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam coi giáo dục và văn hóa là công cụ quantrọng để nâng cao nhận thức và trình độ của nhân dân Nhiệm vụ bao gồm phát triểnhệ thống giáo dục và đảm bảo mọi người có cơ hội tiếp cận kiến thức và văn hóa.+)Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng:

6

Trang 7

Phải phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, và các dịch vụ công cộngkhác để đảm bảo cuộc sống của người dân được cải thiện.

+)Thúc đẩy quốc phòng và an ninh quốc gia:Đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia là yếu tố quan trọng để bảo vệ chủ quyền vàsự tồn vong của xã hội chủ nghĩa

+)Khuyến khích tinh thần đoàn kết và quốc gia:Hồ Chí Minh luôn khuyến khích tinh thần đoàn kết trong nhân dân và sự đoàn kếtquốc gia để xây dựng một xã hội mạnh mẽ và thịnh vượng

+)Xây dựng mối quan hệ quốc tế và hợp tác với các nước bạn:Việt Nam phải xây dựng và duy trì mối quan hệ quốc tế với các nước bạn và cộngđồng quốc tế để hỗ trợ phát triển và bảo vệ chủ quyền

1.3 Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ

Xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình sâu sắc nhưng phức tạp, lâu dài, khókhăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, song, theo Hồ Chí Minh, tính năngđộng, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trước hết là:

1.3.1 Mọi tự tưởng, hành động phải được thực hiện trên nên tảng chủ nghĩaMác - Lênin

Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về cách mạng của quầnchúng bị áp bức và bóc lột, là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cảcác nước, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo Người, cuộc cách mạngmà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung thànhsắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin Chính vì vậy Người luôn nhắcnhở, khuyến khích, động viên mọi người phải không ngừng "học lập trường, quanđiểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin”, phải “cụ thể hóa chủ nghĩa Mác -Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”

1.3.2 Phải giữ vững độc lập dân tộc.

Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc là mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìmđường cứu nước Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người đã khẳng định“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tính thần và lực lượng, tính mạng và củacải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Ngay cả mong muốn cuối cùng của Ngườitrước khi từ trần cũng là đất nước thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh vì trongtư tưởng của Người, đối với một dân tộc thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ vớichủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã

7

Trang 8

hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồnvới đầy đủ ý nghĩa chân chính của nó.

1.3.3 Phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em.

Xác định “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình, dân chủ, xãhội chủ nghĩa trên thể giới”, Hồ Chí Minh quan niệm “sự đoàn kết giữa lực lượng cácnước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tấtcả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất” Trong sự đoàn kết này, cách mạng ViệtNam phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt nhữngkinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo

1.3.4 Xây phải đi đôi với chống.

Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì cùng vớiviệc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống lại mọi hình thức của cácthế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng Người căn dặn: “đối với kẻ địchphải luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không vì hoàn cảnh hòa bình mà mấtcảnh giác Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ nhữngthành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân” Phải chống lại“căn bệnh” “Nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh, không biện bác Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ” Đối với tàn dư của xã hội cũ “phải thay đổi triệt đểnhững nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm”.Đối với mỗi người phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân bởi chủnghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, sản sinh ra bệnh tham lam, bệnh kiêungạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật v.v - những thứ bệnh không chỉ làmhại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức Đảng”

8

Trang 9

Chương 2: Ý nghĩa tư tưởng HCM về thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước ta

hiện nay

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay Dưới đây là một sốý nghĩa chính của tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng đất nước:

2.1 Tạo nền móng tư tưởng cho nhân dân:

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng và khích lệ đảng viên và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội chủ nghĩa Ý nghĩa này vẫn tồn tại trong việc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, động viên mọi công dân thamgia vào quá trình xây dựng và góp phần vào sự phát triển của đất nước

2.2 Lãnh đạo và tư tưởng đường lối:

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Namvà sự phát triển của đất nước Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm ở việc cung cấpmột khung nhìn rõ ràng về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp để xây dựng xã hộichủ nghĩa

2.3 Nguyên tắc nhân dân làm chủ:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân làm chủ trong xã hội chủ nghĩa vẫn rấtquan trọng ngày nay Ý nghĩa của nguyên tắc này là tạo điều kiện để mọi công dântham gia vào việc ra quyết định và thực hiện quản lý xã hội, đảm bảo sự dân chủ vàtrách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội

2.4 Phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân:

Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dânlà mục tiêu quan trọng của xây dựng xã hội chủ nghĩa Ý nghĩa này vẫn tồn tại trongviệc tăng cường phát triển kinh tế, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân Việt Nam

Tổng thể, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa sâusắc trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay Nó cung cấp một hướngdẫn về đường lối, nguyên tắc và phương pháp để xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồngthời truyền cảm hứng và khích lệ mọi công dân tham gia vào công cuộc phát triển vàxây dựng đất nước

9

Trang 10

Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Viê gt Nam đã thể hiện nhữngnội dung đặc sắc, trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị của chủ nghĩaMác - Lênin vào đặc điểm, tình hình xã hội Viê gt Nam.có ý nghĩa rất lớn trong côngcuộc xây dựng đất nước ta hiện nay Nó không chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trịtrong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, mà còn được bổsung, phát triển trong điều kiện lịch sử mới; qua đó, tiếp tục khẳng định giá trị củaCNXH và định hướng cho sự phát triển của đất nước ta

10

Trang 11

Tài liệu tham khảo

Copyright(c) 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn) (n.d.) Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Giá trị và những luận điểm cần bổ sung, phát triển | Tạp chí Tuyên giáo https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-thoi-ky-qua-do-len-cnxh-o-viet-nam-gia-tri-va-nhung-luan-diem-can-bo-sung-123889 Studocu (n.d.) THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - BÀI TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ - Studocu

ideology/thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi/20232481

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/ho-chi-minh-Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ - 123docz.net (n.d.) https://123docz.net/trich-doan/1483195-mot-so-nguyen-tac-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-trong-thoi-ky-qua-do.htm#google_vignette Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - Giáo Trình Học Phần Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Trường Đại học Giao Thông Vận Tải - Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - Giáo Trình Học Phần Tư Tưởng Hồ Chí Minh

11

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w