Nhiệm vụ của đề tàiLàm rõ:-Khái niệm gia đình- Vị trí của gia đình trong xã hội- Chức năng cơ bản của gia đình- Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế- Thực trạng biến đổi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ LỚP L11 - NHÓM 20 - HK 223 NGÀY NỘP 25/09/2023 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đặng Kiều Diễm
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
Trang 2- Dòng cuối cùng sẽ viết: Vì vậy, nhóm chọn đề tài “Vấn đề gia đình trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và biến đổi gia đình việt nam trong thời kì hội nhập quốc tế” nhằm
2 Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ:
-Khái niệm gia đình
- Vị trí của gia đình trong xã hội
- Chức năng cơ bản của gia đình
- Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế
- Thực trạng biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quá trình hộinhập quốc tế hiện nay
- Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với gia đình Việt Nam dưới tác độngcủa hội nhập quốc tế
Trang 3PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Khái niệm gia đình
Gia đình là cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của xã hội C Mác và Ph Ăngghen đã cho rằng: “Quan hệ thứ batham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đờisống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôinảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”
Cơ sở để hình thành một gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân( chồng và vợ ) và quan hệ huyết thống ( cha mẹ và con cái ) Hai mối quan hệnày tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởinghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hìnhthành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyếtthống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụcủa các thành viên trong gia đình
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Trang 4Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong
lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những con người là một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”.1
Việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người,gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xãhội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và
phát triển được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”.2
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bảnchất của từng chế độ xã hội, vào đường lỗi, chính sách của giai cấp cầmquyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗihình thức gia đình trong lịch sử Do đó, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tácđộng của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau Trong các xãhội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng
1 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.44.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.300.
Trang 5trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác độngcủa gia đình đối với xã hội Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận tronggia đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho
xã hội và ngược lại Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệgia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong
đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
Mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất
để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, pháttriển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọngcho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dântốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảmthấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hộitốt
1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnhhưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉtrong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa
vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồngnào có được và có thể thay thế
Trang 6Tuy nhiên mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình
mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài cácthành viên trong gia đình
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác độngđến cá nhân Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khixam xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình
Vì thế, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêucầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình, nên đặcđiểm của gia đình ở mỗi chế độ xã hội khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nữa”.3 Cho nên quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác
về chất so với các chế độ xã hội trước đó
1.3 Chức năng cơ bản của gia đình
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thaythế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của conngười, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đápứng về nhu cầu sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội
Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội Vì thực hiệnchức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của mộtquốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.300.
Trang 7Vì vậy, tùy theo từng nơi phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng nàyđược thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích Trình độ phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà giađình cung cấp.
1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệmnuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và
xã hội Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựhình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi người Vì vậy, gia đình làmột môi trường văn hóa, giáo dục; trong môi trường này, mỗi thành viên đều
là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thờicũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa và là khách thể chịu sự giáodục của các thành viên khác trong gia đình
Đây là chức năng hết sức quan trọng mặc dù trong cộng đồng có nhiều xã hộikhác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền, ) cũng thực hiện chức năngnày, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình Vì vậy giáodục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội
Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đòi hỏi mỗi người làm cha, làm
mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, họcvấn và đặc biệt là phương pháp giáo dục
1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trìnhsản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Đặc thù của gia
Trang 8đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được là ở chỗ gia đình là đơn vị duynhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xãhội.
Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cảivật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Đó làviệc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vàoviệc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc
sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh tronggia đình, nhằm nâng cao sức khỏe đồng thời để duy trì sở thích, sắc thái riêngcủa mỗi người
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay
cả ở một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xãhội, chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sởhữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầuvật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình Hiệu quả hoạt động kinh
tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗithành viên trong gia đình Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọitiềm năng của mình về vốn, về sức lao động, tay nghề của người lao động,tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội
1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầutình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý,
Trang 9bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Do vậy, gia đình làchỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứkhông chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người.
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năngchính trị Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ văn hóa của dân tộccũng như tộc người Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộngđồng được thực hiện trong gia đình Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn
là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội
Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổchức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hương ước)của làng, xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Giađình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
Trang 10Chương 2 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế
Gia đình Việt Nam ngày nay sau hơn 35 năm đổi mới đã có sự chuyển biến mạnh mẽ Những sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình hiện nay so với thời
kì trước đổi mới do sự tác động mạnh mẽ của công việc, cụ thể là dưới tác động của cơ chế thị trường Tuy vậy, gia đình vẫn được xây dựng dựa trên và
kế tục các giá trị truyền thống Dưới đây là các biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Về quy mô, kết cấu của gia đình, tồn tại xu hướng gia đình thu nhỏ hơn, số
thành viên gia đình đã giảm đi đáng kể so với trước đây Cụ thể, nếu gia đình truyền thống sống tập thể với ba hoặc bốn thế hệ thì gia đình hiện đại thường chỉ có hai thế hệ (cha mẹ - con cái) hoặc ba thế hệ (ông bà – cha mẹ - con cái)
Cá biệt, do sự thu hút nhân tài ở các thành phố lớn hoặc chủ nghĩa độc thân dẫn đến sự xuất hiện của gia đình đơn thân Đặc biệt, sự bình đẳng nam nữ và cuộc sống riêng tư đã được chú trọng hơn, đặc biệt là khu vực thành phố lớn
Về tái sản xuất ra con người, việc sinh đẻ đã được tiến hành một cách chủ
động, xác định thời điểm do sự tiến bộ của y học hiện đại Điều này giúp cha
mẹ có thể tạo điều kiện một cách chủ động và tốt hơn so với ngày trước Ngoài ra, việc kiểm soát dân số của chính phủ được thực thi tốt nhờ vào các cuộc vận động, tuyên truyền Nhu cầu đông con và phải có con trai nối dõi đã
có những thay đổi theo chiều hướng giảm số con mong muốn và giảm nhu cầucon trai Đồng thời, yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế ngày càng quan trọng trong việc giữ tính bền vững hôn nhân
Về kinh tế và tổ chức tiêu dùng, do nhiều yếu tố như sự bùng nổ các nhà máy
có vốn đầu tư nước ngoài cũng như điều kiện dân số đông, có sự chuyển dịch
về nguồn lao động đến các thành phố công nghiệp-dịch vụ như TP.HCM, Bình Dương hay Hà Nội Theo báo Lao Động, tính đến 2021, có khoảng 3,5 triệu người từ các tỉnh làm việc tại các tỉnh thành miền Nam, đóng vai trò quan trọng đối với các nhà máy ở các địa phương Thậm chí, sự thiếu hụt nguồn nhân lực từ lao động nhập cư có thể gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng thị trường lao động, gây hệ lụy tiêu cực đến các chuỗi cung ứng khác trong
Trang 11nền kinh tế Ở một khía cạnh khác, sự chuyển dịch này đã và đang thay đổi chức năng kinh tế của gia đình Không còn là mỗi gia đình là một đơn vị kinh
tế như xã hội phong kiến
Về giáo dục (xã hội hóa), trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia
đình là nền tảng của giáo dục xã hội, nhưng giáo dục xã hội ngày nay bao hàm
cả giáo dục gia đình và xác định mục tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội Điểm tương đồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới là
sự nhấn mạnh liên tục đến sự hy sinh cá nhân cho cộng đồng Giáo dục tại nhàhiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng gia tăng đầu tư tài chính của các gia đình vào việc học tập của con cái Nội dung giáo dục tại nhà hiện nay không chỉ chú trọng giáo dục đạo đức, ứng xử mà còn truyền tải những kiến thức khoa học hiện đại và trang bị cho trẻ những công cụ để hòa nhập vớithế giới cũng hướng tới
Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội và sự phát triển kinh
tế hiện nay, vai trò giáo dục của gia đình có xu hướng giảm sút Kéo theo sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như suy đồi đạo đức, sa đọa vào các tệ nạn xã hội Đặc biệt, sự tiêu cực trong việc đặt kỳ vọng quá mức của bậc cha mẹ cản trở sự phát triển về cảm xúc, tinh thần, tư duy của trẻ, dẫn đến hàng loạt những trường hợp tự sát ở các trường học Những hiện tượng như con cái hư hỏng, bỏ học sớm, sống lang thang, nghiện ma túy, mại dâm phần nào cho thấy sự kém cỏi của xã hội và sự bất lực của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái
Về nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm, sự hòa hợp trong mối quan hệ trong
gia đình được đề cao hơn là sự ràng buộc về trách nghiệm, nghĩa vụ, hi sinh
Cụ thể hơn, nhu cầu thỏa mãn về tâm lý, tình cảm ngày càng tăng cao khi gia đình có xu hướng chuyển từ đơn vị chủ yếu là kinh tế sang đơn vị chủ yếu là tình cảm Việc thực hiện đặc điểm này là yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại
và bền vững của hạnh phúc hôn nhân và gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em và người già Tuy nhiên, do tỷ lệ sinh không cao, đời sống tâm lý, tình cảm của nhiều trẻ em và thậm chí cả người lớn sẽ trở nên kém phong phú do thiếu tình yêu thương về anh chị em trong cuộc sống gia đình
Trang 12Sự tác động của kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, gây ra sự khó khăn trong việc thỏa mãn tâm sinh lý mối quan hệ trong gia đình Ngoài
ra, cần phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò con trai, tạo khái niệm bìnhđẳng giữa nam và nữ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và thờ cúng tổ tiên Điều này đòi hỏi hình thành những chuẩn mực mới, đảm bảo sự hài hòa lợi íchgiữa các thành viên gia đình/
Về quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng – gia đình lỏng
lẻo, tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn Xuất hiện nhiều bi kịch gia đình, người già trẻ nhỏ cô đơn, bạo hành gia đình, xâm hại tình dục,… Từ đó, giá trịtruyền thống bị xem nhẹ, tệ hạn gia tăng Mặt khác, mô hình phụ nữ - người
vợ làm chủ gia đình hoặc mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình phổ biến hơn Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng
Về quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình, trong
hoàn hiện tại, không chỉ những giá trị gia đình, chuẩn mực văn hóa mà mối quan hệ giữa các thế hệ cũng không ngừng thay đổi Trong các gia đình truyềnthống, con cái được sinh ra và lớn lên dưới sự hướng dẫn thường xuyên của ông bà, cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ Trong các gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em phần lớn được giao cho nhà trường, ông bà và cha mẹ không
thường xuyên giảng dạy Ngược lại, người lớn tuổi phải đối mặt với cảm giác
cô đơn và thiếu thốn tình cảm thay vì sống chung với con cháu như xã hội cũ
2.2 Thực trạng biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hoá, xã hội thay đổi Đồng thời kéo theo sự biến đổi của hôn nhân vàgia đình Việt Nam
Trong thời phong kiến: Trước đây gia đình chịu ảnh hưởng của thời kỳNho giáo và đạo hiếu là nguyên tắc đặt ra trong mối quan hệ bố mẹ - con cái,