1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh đề tài trình bày tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc
Tác giả Trần Ngọc Vân Anh, Trần Thị Trà My, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Châu Ngọc Quỳnh Như, Phạm Minh Phú, Lê Ngọc Thắm, Nguyễn Thị Phương Thảo, Thân Đặng Nữ Thanh Thơ, Phạm Thị Phương Thùy, Lê Thị Hồng Yến
Người hướng dẫn Phạm Thanh Vân, GVHD
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUTư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phần không thểthiếu trong lịch sử và triết lý cách mạng của Việt Nam.. Ông coi đại đoàn kết dân tộc là nềntảng vững

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN

KẾT DÂN TỘC

GVHD: PHẠM THANH VÂN Lớp: 22DLK1B

Nhóm: MƯỜI

Trang 2

Danh Sách Nhóm MƯỜI STT MSSV HỌ VÀ TÊN ĐÓNG GÓP

7 2200001433 Nguyễn Thị Phương Thảo 100%

8 2200007049 Thân Đặng Nữ Thanh Thơ 100%

9 2200001172 Phạm Thị Phương Thùy 100%

Trang 3

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 2

1 Cơ sở lí luận 2

2 Cơ sở thực tiễn 2

2.1.Nền tảng văn hóa Việt Nam: truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần gắn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam 2

2.2.Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam 3

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 4

1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng 4

2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 5

3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 5

4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng 5

CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH 7

1 Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng 7

2 Phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân 7

3 Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ 7

4 Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 7

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8

1 Thực trạng 8

2 Nhiệm vụ và yêu cầu 8

3 Những chú ý khi vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh 9

Trang 4

5.1 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc 10

5.2 Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc 10

5.3 Những bước làm cụ thể hơn 12

KẾT LUẬN 13

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong lịch sử và triết lý cách mạng của Việt Nam Ông coi đại đoàn kết dân tộc là nền tảng vững chắc nhất, là nguồn sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam có thể vượt qua thử thách, chống lại thế lực thực dân, và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, và tiến bộ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ đơn giản là sự liên kết về chính trị hay tôn giáo mà còn là một tinh thần thấm nhuần trong mỗi con người Việt Nam,

từ các tầng lớp, tôn giáo, đến các dân tộc thiểu số Đây là sự hòa nhập, lòng yêu nước và khát vọng tự do, tự chủ của toàn thể nhân dân, được định hướng và kêu gọi bởi lãnh đạo nhân dân

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng sự đoàn kết dân tộc là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và chủ quyền quốc gia Ông khuyến khích mọi người dành sự tôn trọng và sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề dân tộc, thúc đẩy tinh thần đoàn kết và sự thống nhất trong hành động chung

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là một mục tiêu mà là một

lý tưởng, là một điểm tựa vững chắc để dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến lên phía trước, với niềm tin rằng chỉ khi đoàn kết vững vàng, toàn dân tộc hội tụ lại với nhau, thì Việt Nam mới thực sự mạnh mẽ và vươn lên trong cuộc đối đầu với các thế lực áp bức và thực dân

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tỉnh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng

1 Cơ sở lí luận

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân

là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự mài phóng Lênin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp còng nhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng

hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được

Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới đề từ đó chuyển hóa thành hệ thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc

2 Cơ sở thực tiễn

2.1.Nền tảng văn hóa Việt Nam: truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần gắn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

Từ ngàn đời nay, đối với người Việt Nam tỉnh thần yêu nước - nhân nghĩa đoàn kết trở thành đức tính, lẽ sống, tình cảm tự nhiên của mỗi người Đó là những triết lý nhân sinh:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng hay “nước mất, nhà tan" Truyền thống

ấy được thể hiện ngày càng sinh động qua các thời kỳ lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung và đều được nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước, thành kế

2

Trang 7

xây dựng quốc gia xã tắc vững bền Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống của dân tộc Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tỉnh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” Rõ ràng truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là cơ sở quan trọng; cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

2.2.Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam

Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát

từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài của Hồ Chí Minh

Trang 8

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng

Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể

và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng

- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

- Đoàn kết quyết định thành công cách mạng Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành mô –t khối thống nhất Giữa đoàn kết

và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quy mô,mức

độ của thành công

- Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng

Tại sao Đế quốc Pháp có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh kh™ng định: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích:

“ Vì sao có cuộc thắng lợi đó"?

Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc.Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai thắng được lực lượng đó”

Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận:

4

Trang 9

“Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”

Và Người khuyên dân ta rằng:

“Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do

2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Hồ Chí Minh cho rằng “ Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc” Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người

3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ , gái, trai, giàu, nghèo Nói dến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”

Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu

vì quyền lợi của dân Người cho rằng: liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc

4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc:

- Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế đô – xã hô –i mới có thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 10

- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng

- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt

6

Trang 11

CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH

Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán sau

1 Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức

và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phía trên thì mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi công dân nước việt tuy nhiên đó không phải là một tập hợp lỏng lẻo ngẫu nhiên tư pháp của quần chúng mà là một khối đoàn kết chặt chẽ có tổ chức trên nền tảng khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo Người viết: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất” đồng thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng làm cách mạng thì phải có trí thức và tầng lớp trí thức đây là lực lượng cực kỳ quan trọng đối với cách mạng, trong sự nghiệp cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang và công nông chí cùng đoàn kết chặt chẽ thành khối

2 Phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân

Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu, đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận

3 Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

Hoạt động của Mặt trận phải dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để

đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức

4 Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; đồng thời Người nêu rõ: “Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập

Trang 12

trường thân ái, vì nước, vì dân” 10 để tạo nên sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài tạo tiền

đề mở rộng khối đại đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC

ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Thực trạng

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường do dân vì dân, chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì độc lập và phát triển.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay đã đi thu được những thành tựu cơ bản

- Kinh tế phát triển với nhịp độ cao

- Tình hình chính trị luôn được giữ ổn định

- Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

- Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao

Cơ hội và thách thức:

- Sự nghiệp đổi mới trong nhiều năm tới có nhiều cơ hội để phát triển, giúp cho chúng ta có

cơ hội đi trước đón đầu, tiếp nhận những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới

- Rút ra được những bài học từ thành công và dự yếu kém trong quá trình đổi mới

- Nạn tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán

bộ, Đảng viên

- Các thế lực phản động không ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu"diễn biến hoà bình", phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

2 Nhiệm vụ và yêu cầu

- Hơn bao giờ hết phải quán triệt và vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong tình hình mới

- Lòng tin vào Đảng, Nhà nước của nhân dân chưa được vững chắc, họ bất bình với những bất công như: sự phân hoá giàu nghèo, tệ tham nhũng, điều này cần phải được phân tích và

xử lí kịp thời

8

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w