1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUI/ Lý do chọn đề tài Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tưtưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấutranh với k

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TIỂU LUẬNTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀÝ NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT

DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

GVHD: TS Lê Kinh Nam

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Quỳnh NhưLớp: DH21TQ2

MSSV: 21031192Lớp học phần: DH20COMã lớp học phần: 010106001611

Vũng Tàu, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦUI/ Lý do chọn đề tài

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tưtưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấutranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Người Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sốngcòn, quyết định sự thành công của cách mạng Đảng lãnh đạo nhân dân làm cáchmạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, màkhông phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản Đảng lãnhđạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới domình làm chủ Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cảdân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặnkẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tốquan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam Do đó, việc tìmhiểu rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề này là hết sức cần thiết để mỗichúng ta hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống, đối vớimọi người, với đất nước Từ đó, giúp chúng ta xác định một cái nhìn đúng đắnvề lòng đoàn kết, nhân nghĩa trong mỗi con người để tự hoàn thiện mình, sống

tốt hơn và có ý nghĩa hơn Vì thế em xin chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđại đoàn kết toàn dân tộc và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoànkết dân tộc ở nước ta hiện nay.”

II/ Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Đề tài góp phần giúp cho mọi người đánh giá khách quan toàn diện nhữngthành tựu và yếu kém; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để góp phần quantrọng khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết từ mỗi gia đình và cộng đồng,tạo nên sức mạnh nội lực của mỗi người dân, ở mỗi khu dân cư để thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần cho các tầng lớp nhân dân Riêng đối với bản thân tìm hiểu kỉ hơn và

~ ~

Trang 3

nhận thức sâu sắc hơn về sự đoàn kết trong cơ quan, đoàn kết trong các tầng lớpnhân dân, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, tôn trọng lẫn nhau, tin cậy nhau,giúp nhau cùng tiến bộ, tương trợ giúp nhau trong mọi mặt đời sống xã hội.

PHẦN NỘI DUNG

I/ Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn dân1/ Vai trò, vị trí của đại đoàn kết toàn dân

1.1/ Những cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếutố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêunước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệtlà chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp vớitình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng

1.1.1/Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dântộc Việt Nam

Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của tatừ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” Trải qua hàng ngànnăm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng,ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạothành một truyền thống bền vững

Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi conngười Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnhcủa cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc Chúng là cơ sở của ýchí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗicon người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của

~ ~

Trang 4

cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nêntruyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủnghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng làtinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phụcthiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta Chủ nghĩayêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầutiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.1.2/ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệpquần chúng

Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò làlãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xâydựng lực lượng to lớn của cách mạng

Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giảiphóng Lên nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp côngnhân là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản Rằng nếukhông có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiênphong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiệnđược

Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sởkhoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chếtrong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêunước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thànhtư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.1.3/ Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phongtrào cách mạng Việt Nam và thế giới

Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này cònxuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ởnước ngoài của Hồ Chí Minh Thực tiễn cách mạng Việt Nam Là một người am

~ ~

Trang 5

hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ ChíMinh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thayđổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha tavới tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” Chínhchủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dàycủa lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhậnnhư những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳcai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã.Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyềnthống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết Nó kết thành một làn sóngvô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua cácxu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thấtbại

Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợplực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏikhách quan của lịch sử trong giai đọan này Đây cũng chính là lý do, là điểmxuất phát để Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước nơi bến cảng Nhà Rồng.Thực tiễn cách mạng thế giới từ năm 1911 đến năm 1941 Hồ Chí Minh đãđi hầu hết các châu lục Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn và công phu đãgiúp Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sứcmạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộcbị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp côngnhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”

Cách mạng tháng 10 Nga 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyếtđịnh trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhândân Từ chỗ chi tiết đến Cách mạng tháng 10 một cách cảm tính, Người đã

~ ~

Trang 6

nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng tháng 10 và nhữngbài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phongtrào cách mạng thế giới đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kếtlực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cáchmạng Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “Cách mạng đếnnơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đường cách mạng

những năm sau này

2/ Những quan điểm về đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh

2.1/ Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cáchmạng

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược Đó là mộttư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc Tập hợp mọilực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộctrong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng Tuy nhiên trongtừng thời kỳ, từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợpvới những đối tượng khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phụcđoàn kết xuôi chiều, hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặt chưa tốt.Người viết: "Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũngphải nhất trí Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học nhữngcái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trườngthân ái, vì nước, vì dân" Người cổ vũ mọi người vào Mặt trận Việt Minh: Dânta phải nhớ chữ đồng: "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".

2.2/ Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cáchmạng

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng.

~ ~

Trang 7

Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân.Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp,hướng dẫn quần chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ chức thành sức mạnhvô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnhphúc cho con người

Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượngcách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Vì vấn đề cơbản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tậphợp sức mạnh toàn dân đánh giặc Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từđòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành Đại đoàn kết dântộc là một chính sách chứ không thể là một thủ đoạn chính trị Đảng phải có sứmệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phátcủa quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộcđấu tranh vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh chorằng yêu nước phải thể hiện ở thương dân, không thương dân thì không có tinhthần yêu nước.

Tư tưởng, quan điểm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đoàn kếtdân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện giá trị nhân văn cao cả, là sứcmạnh vô địch cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân tộc,chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương,chính sách dân tộc, với nội dung cơ bản: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúpnhau cùng phát triển" Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạtđược những thành tựu to lớn, nhất là hơn 25 năm đổi mới đất nước Quan điểmcủa Đảng về công tác dân tộc được thể hiện từ trong các chủ trương, chínhsách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chương trình, dự án đầu tư phát triểncủa Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, (khóa IX) đã nêu rõ:"Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bàodân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; trong

~ ~

Trang 8

những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệtkhó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lươngthực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụsinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùngxa, vùng đặc biệt khó khăn".

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung đầu tư phát triển kinhtế, xã hội hiệu quả tại vùng đồng bào dân tộc trên các lĩnh vực: xóa đói, giảmnghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc, phát triển sản xuất hàng hóaphù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, khai thác tiềm năng, thế mạnh củatừng địa phương; ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cánbộ và đội ngũ trí thức dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyềnthống của các dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng,phong phú, giàu bản sắc dân tộc

Tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đềdân tộc và đại đoàn kết dân tộc Đồng thời, ghi nhận công lao đóng góp to lớncủa đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, trongcông cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế; xâydựng, củng cố niềm tin tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnhđạo của Đảng Đại hội là sự cổ vũ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực,tự cường, phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu: "Dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

2.3/ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Khái niệm "dân" của Hồ Chí Minh: "Dân" theo Hồ Chí Minh là đồng bào,là anh em một nhà Dân là không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu, nghèo Dân làtoàn dân, toàn thể dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc đa số, thiểu số, có đạo,không có đạo, tất cả những người sống trên dải đất này Như vậy dân theo HồChí Minh có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa được hiểu làtoàn thể đồng bào, nhưng dân không phải là khối đồng nhất, mà là một cộngđồng gồm nhiều giai tầng, dân tộc có lợi ích chung và riêng, có vai trò và thái độ

~ ~

Trang 9

khác nhau đối với sự phát triển xã hội Nắm vững quan điểm giai cấp của Lênin, Hồ Chí Minh chỉ ra giai cấp công nhân, nông dân là những giai cấp cơbản, vừa là lực lượng đông đảo nhất, vừa là những người bị áp bức bóc lột nặngnề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, là gốc của cách mạng.

Mác-Vai trò của dân: Hồ Chí Minh chỉ rõ dân là gốc của cách mạng, là nền tảngcủa đất nước, là chủ thể của đại đoàn kết, là lực lượng quyết định mọi thắng lợicủa cách mạng.

Phương châm: Đại đoàn kết theo Hồ Chí Minh là ai có tài, có đức, có lòngphụng sự tổ quốc và nhân dân, thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập,dân chủ thì ta thật thà đoàn kết với họ.

Ba nguyên tắc đoàn kết:

Muốn đoàn kết thì phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, tránh phân biệt giaicấp đơn thuần, cứng nhắc, không nên phân biệt tôn giáo, dân tộc, cần xóa bỏthành kiến, cần thật thà đoàn kết rộng rải Người thường nói: Năm ngón tay cóngón vắn ngón dài, nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay Trong mấy mươitriệu người cũng có người thế này người thế khác, dù thế này, thế khác cũng đềulà dòng dõi của tổ tiên ta.

Muốn đại đoàn kết phải khai thác yếu tố tương đồng, hạn chế những điểmkhác biệt giữa các giai tầng dân tộc, thế giới Theo Hồ Chí Minh, đã là ngườiViệt nam (trừ Việt gian bán nước) điều có những điểm chung: Tổ tiên chung,nòi giống chung, kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, nguyện vọng chung là độclập, tự do, hòa bình thống nhất giai cấp và dân tộc là một thể thống nhất, giaicấp nằm trong dân tộc và phải gắn bó với dân tộc, giải phóng giai cấp công nhânlà giải phóng cho cả dân tộc.

Phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi giai tầng xã hội, nhưng phải đoàn kếtvới đại đa số người dân lao động (công nhân, nông dân, trí thức, các tầng lớp laođộng khác ), Người chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc làcông nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống

~ ~

Trang 10

nhất”.Về sau Người có nêu thêm: lấy liên minh công nông - lao động trí óc làmnền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân Nền tảng càng được củng cố vững chắcthì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lựcnào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc

2.4/ Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo

Đoàn kết là vấn đề chiến lược, sống còn, không phải là tập hợp ngẫu nhiên,cảm tính, tự phát, mà được xây dựng trên một cơ sở lý luận khoa học Do đóphải có tổ chức, lãnh đạo để hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội Cả dân tộc, toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, sức mạnh vô địch khiđược giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, và được tổ chức thành một khốivững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn Nếu không thếthì quần chúng dù đông nhưng cũng chỉ là số đông không có sức mạnh Thất bạicủa các phong trào yêu nước trước kia đã chứng minh rất rõ vấn đề này.

Sau khi tìm ra con đường cứu nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việchình thành các tổ chức để tập hợp mọi lực lượng, giai tầng cho phù hợp với yêucầu của cách mạng, trong đó Mặt trận Dân tộc thống nhất là tổ chức rộng rãinhất Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trênnền tảng liên minh công nông (sau đó là liên minh công- nông- lao động trí óc),dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Mặt khác, Người nêu rõ: “Đoàn kết phảigắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết” Tự nâng cao tinh thần phêbình và tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt để củng cốđoàn kết nội bộ.

Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất cótổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sựlãnh đạo của Đảng Khối đại đoàn kết dân tộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổchức thành khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn.Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giớitính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong tràocách mạng Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ, Mặt trận dân

~ ~

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w