TRƯƠNG LA – Sửdụngvỏquảcacao 37 SỬDỤNGVỎQUẢCACAOTRONGKHẨUPHẦNNUÔIVỖBÉOBÒTẠIĐẮKLẮK Trương La 1 , Vũ Văn Nội 2 và Trịnh Xuân Cư 2 1 Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây nguyên ; 2 Viện Chăn nuôi Quốc gia *Tác giả liên hệ: Trương La, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên Tel: 0500.3862790/0913411442; Email: trlanlntn@gmail.com. ABSTRACT Utilization of cocoa pod husk for fattening cattle in Daklak province Fifteen Laisind (Red Sindhy x Yellow cattle) bulls aging approximately 18 months old were used in a completely randomized design experiment to investigate effect of cocoa pod husk (CPH) inclusion at different levels in the diets on performance and economic return of the fattened beef cattle. The animals were allocated into 3 treatments with the level of CPH meal increased from 25% dietary DM (Treatment 1) to 30% (Treatment 2) and to 35% (Treatment 3). The experiment lasted 98 days including 14 days adaptation and 84 days measurement periods. The results show that ADG of the animals varied from 0.679 kg/head/day in treatment 3 to 0.707 kg/head/day in treatment 1 and was not affected by the level of CPH in the diets (P>0.05). Similarly, FCRs of the animals (from 7.60 to 8.16kg DM/kg liveweight gain) were not significantly different between the treatments (P>0.05). Economic return, however, was increased as the level of CPH increased in the diets (VND 181,529/head/month in treatment 1 to VND 192,907/head/month in treatment 3). It was concluded that increasing level of CPH meal from 25 to 35% dietary DM in the fattening ration did not affect ADG and FCR of the animal but improved economic return. Key words: Cocoa pod husk, Laisind bulls, fattening, ADG. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nguyên là khu vực dồi dào về nguồn phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có vỏquảca cao, một loại phụ phẩm mới được sửdụng làm thức ăn cho bò. Sau khi thu hoạch lấy hạt, từ quảcacao loại ra một khối lượng vỏ rất lớn, khoảng 50% khối lượng quả (Nguyễn Văn Uyển, 1999), nếu tận dụng nguồn phụ phẩm này để làm thức ăn chăn nuôi sẽ giải quyết được sự thiếu hụt thức ăn cho bò, đồng thời góp phần làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Chế biến phụ phẩm cacao làm thức ăn đã được một số tác giả trên thế giới tiến hành, theo Wood và Lass (2001) vỏquảcacao khô có thể xay nhỏ trộn vào thức ăn cho bò, cừu, dê với tỉ lệ 50%. Bột vỏcacao có thể thay thế bột ngô và trộn với tỉ lệ 35% trongkhẩuphần mà vẫn không thay đổi mức tăng khối lượng của lợn (Bo Gohl, 1981). Nghiên cứu của Wong và cs (1986) khi nuôibò Brahman lai với khẩuphần có 50% vỏcacao cho tăng trọng 500g/ngày cao hơn lô đối chứng cho ăn cỏ Voi chỉ đạt 260g/con/ngày. Ở Việt Nam, cho đến nay việc sửdụngvỏquảcacao làm thức ăn cho gia súc còn rất ít. Vì vậy, với sự phát triển mạnh mẽ trồng cây cacao ở Tây Nguyên và các vùng khác thì việc nghiên cứu sửdụngvỏquảcacao làm thức ăn vỗbéobò là cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi hiện nay. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Phụ phẩm nông nghiệp sửdụng làm thức ăn cho bò là vỏquảcacao khô sau thu hoạch. Gia súc thí nghiệm: Sửdụng 15 bò đực lai Sind 18 tháng tuổi. Thí nghiệm được tiến hành năm 2007 tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu Trước khi phối hợp khẩu phần, các loại thức ăn được phân tích thành phần hoá học gồm các chỉ tiêu: chất khô (CK), protein thô (Pth), chất béo (CB), xơ thô (Xth), khoáng tổng số (Ash), VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 38 NDF (Neutral Detergent Fiber), ADF (Acid Detergent Fiber) theo các tiêu chuẩn: *Lấy mẫu phân tích: Mẫu thức ăn được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325-86. Tỉ lệ nước: Xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326-86. Protein thô: Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldall theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328-2001. Tính protein thô như sau: Protein thô (%) = Nitơ tổng số x 6,25. Chất béo: Xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331-2001 Xơ thô: Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329-93 trên máy FIBRETEC SYSTEM. Khoáng tổng số: Xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327-93 *Các thành phần NDF, ADF: Xác định theo phương pháp của Goering và Van Soest (1970). Phương pháp ước tính năng lượng trao đổi (ME - Metabolizable Energy) dựa vào năng lượng tiêu hoá (DE - Digestible Energy) và tổng chất dinh dưỡng tiêu hoá (TDN - Total Digestible Nutrients) theo công thức của Viện Chăn nuôi (2003): ME (Kcal/kg CK) = 0,82 * DE = 0,82 * 0,04409 * TDN Trong đó: TDN ((% CK thức ăn) của từng loại thức ăn được tính như sau: Thức ăn thô khô: TDN = -17,2649 + 1,212*Pth + 0,8352*DXKĐ + 2,4637*CB + 0,4475*Xth. Thức ăn năng lượng: TDN = 40,2625 + 0,1969*Pth + 0,4228*DXKĐ + 1,1903*CB - 0,1379*Xth. Thức ăn giàu protein: TDN = 40,3227 + 0,5398*Pth + 0,4448*DXKĐ + 1,4218*CB - 0,7007*Xth. Trong đó: DXKĐ (%) = CK - (Pth + CB + Xth + Ash). Phương pháp bố trí thí nghiệm nuôivỗbéobòKhẩuphầnvỗ béo: Xây dựng 3 khẩuphần (1; 2 và 3) có tỉ lệ vỏcacao khác nhau tương ứng: 25%; 30% và 35%. Thức ăn vỗbéo gồm vỏquảca cao, rỉ mật, bột ngô, khô dầu lạc, urê và khoáng premix. Vỏcacao được xay nhỏ có kích thức 2-5mm, sau đó trộn đều với các nguyên liệu khác thành hỗn hợp nuôi bò. Khẩuphần thí nghiệm được trình bày tại Bảng 1. Trước khi nuôivỗbéo bò, các khẩuphần được tiến hành đánh giá khả năng phân giải chất khô bằng phương pháp in vitro gas production của Menke và Steingass (1988). Ghi chép số liệu: Động thái sinh khí khi lên men in vitro tích luỹ trong 96 giờ được tính theo quy trình của Orskov và Mc Donald (1979): P = a + b(1 - e -ct ) Trong đó: P: Lượng khí sinh ra ở thời điểm t (ml) ; a: Lượng khí ban đầu (ml); b: Lượng khí sinh ra trong khi lên men (ml) ; a + b: Tiềm năng khí sinh ra (ml); e: Logarit tự nhiên Xử lý số liệu: Dùngphần mềm NEWAY của Chen (1997) để xử lý số liệu về đặc điểm sinh khí in vitro. Bố trí thí nghiệm nuôivỗbéo bò: Sửdụng 15 bò đực lai Sind chia làm 3 lô thí nghiệm cho ăn theo 3 khẩuphần tương ứng tại Bảng 1. Bò được nuôitrong 84 ngày. Toàn bộbò được tẩy giun sán và cho làm quen thức ăn trong 14 ngày trước khi vỗ béo. Trong thời gian nuôi, bò được cho uống nước tự do. Thức ăn cho ăn được chia làm 2 bữa, sáng vào lúc 8 giờ và chiều vào lúc 16 giờ. Các chỉ tiêu theo dõi: Tăng khối lượng: Bò được cân để xác định khối lượng 4 tuần 1lần bằng cân điện tử Ruddweigh 200 (Australia), cân bò vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Từ đó tính tăng khối lượng tích lũy và tăng khối lượng bình quân. Thức ăn thu nhận: Cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa của từng cá thể bò để biết được lượng thức ăn thu nhận: CK thu nhận (kg) = (TĂ cho ăn x % CK của TĂ cho ăn) - (TĂ thừa x % CK của TĂ thừa) Tiêu tốn thức ăn: TTTĂ (kgCK/kgTT) = Lượng CK tiêu thụ trong kỳ/KL tăng trong kỳ Ước tính hiệu quả kinh tế: Được tính bằng cách lấy tổng thu trừ tổng chi (trong đó, tổng chi TRƯƠNG LA – Sửdụngvỏquảcacao 39 bao gồm tiền mua bò, chi phí thức ăn; tổng thu gồm tiền bán bò sau khi vỗ béo). Bảng 1. Công thức thức ăn thí nghiệm (%) Loại thức ăn (%) Khẩuphần 1 (25% vỏca cao) Khẩuphần 2 (30% vỏca cao) Khẩuphần 3 (35% vỏca cao) Rỉ mật 34 34 34 Bột ngô 26 21 16 Vỏquảcacao 25 30 35 Khô dầu lạc 13 13 13 U rê 1 1 1 Premix khoáng 1 1 1 Tổng 100 100 100 * Thành phần dinh dưỡng Năng lượng trao đổi (MJ ME/kg CK) 9,7 9,5 9,2 Protein thô (g) 138,5 137,9 137,2 Chất khô (%) 78,46 78,47 78,47 * Mức protein trong kp xây dựng trên cơ sở là tương đương nhau và xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982). Xử lý số liệu : Tất cả các số liệu thí nghiệm đều được sửdụng mô hình toán học để phân tích. Sửdụng cho thí nghiệm 1 yếu tố, mô hình như sau: Xji = + i + eij Trong đó: Xji: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm ; : trung bình tổng thể i : ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm i; eij: sai số ngẫu nhiên Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Minitab 12.1 (1997) trên máy vi tính. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu thức ăn Kết quảphân tích thành phần hoá học cho thấy, vỏquảcacao là loại phụ phẩm mới được sửdụng làm thức ăn cho bò có hàm lượng protein thô là 6,85%, cao hơn so với bột sắn: 4,05%, thân cây ngô: 4,1%, lõi ngô: 2,86% (Trương La và cộng sự, 2008) và cao hơn kết quả của Wood và Lass, 2001 (6,25%). Đặc biệt hàm lượng khoáng tổng số cao: 8,32%, cao hơn so với các phụ phẩm nông nghiệp khác: thân cây ngô (5,35%), lõi ngô (1,38%). Bảng 2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn Thành phần hoá học (% CK) Giá trị dinh dưỡng TT Nguyên liệu CK Pth CB Xth Ash NDF ADF TDN(%) ME(MJ) 1 Bột ngô 89,33 8,23 3,64 2,35 3,28 12,86 3,89 76,3 11,5 2 Rỉ mật 63,88 4,2 0,62 0 4,86 - - 64,7 9,8 3 Vỏcacao 89,45 6,82 1,43 28,62 8,32 56,5 43,63 44,3 6,7 4 Khô dầu lạc 85,79 43,71 12,6 5,61 4,34 25,97 6,31 86,6 13,1 Tổng chất dinh dưỡng tiêu hoá (TDN) vỏcacao khô là 44,3% và năng lượng trao đổi (ME): 6,7 MJ/kgCK. Tuy nhiên, vỏcacao có hàm lượng xơ khá cao (28,62%), đây là một hạn chế trong việc sửdụngvỏcacao vào khẩuphần cho gia súc. Vì vậy, khi sửdụng loại phụ phẩm này để làm thức ăn nuôibò cần phải phối kết hợp với một số nguyên liệu khác giàu năng lượng và protein để làm tăng hiệu quả của nó. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 40 Lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của các khẩuphầnsửdụngvỏcacao Lượng khí sinh ra tích luỹ của các khẩuphần tăng dần qua các thời gian ủ. Tại thời điểm 3 giờ và 6 giờ lên men, lượng khí sinh ra giảm dần từ khẩuphần 1 (25% vỏca cao) đến khẩuphần 3 (35% vỏca cao) và có sự khác nhau giữa khẩuphần 1và 2 với khẩuphần 3 (P<0,05). Bảng 3. Lượng khí sinh ra của các khẩuphầnsửdụngvỏcacao (ml/200mg CK) Lượng khí sinh ra sau các thời điểm ủ mẫu (ml/200mg CK) Khẩuphần 3 giờ 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ KP1: (25% vỏca cao) 7,82 a 14,84 a 37,63 58,22 64,10 67,64 71,15 KP 2: (30% vỏca cao) 6,15 ab 13,12 a 35,86 56,45 63,61 67,16 70,36 KP3: (35% vỏca cao) 5,24 b 10,26 b 34,12 55,82 63,16 66,75 70,00 SEM 0,84 1,18 1,03 1,24 1,06 1,91 1,68 Các giá trị TB trong cùng cột có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì sai khác đáng kể về mặt thống kê (P<0,05). Qua đây cho thấy trongkhẩuphần có các chất dễ lên men nên VSV xâm nhập nhanh để lên men nhanh và tạo ra lượng khí nhiều hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm 12; 24; 48; 72 và 96 giờ lượng khí sinh ra của các khẩuphần là như nhau (P>0,05). Như vậy, với các tỉ lệ vỏcao cao: 25%; 30% và 35% trongkhẩuphần chưa ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra trong thí nghiệm in vitro. Đặc điểm sinh khí in vitro của cac khẩuphần được thể hiện tại Bảng 4. Bảng 4. Đặc điểm sinh khí in vitro các khẩuphầnsửdụngvỏcacao (ml/200mg CK) Khẩuphần Lượng khí sinh ra khi lên men (ml) Tiềm năng sinh khí (ml) Tốc độ sinh khí (%/giờ) Pha dừng (giờ) RSD KP1: (25% vỏca cao) 61,13 68,97 0,075 3,47 3,076 KP 2:(30% vỏca cao) 62,37 68,53 0,073 3,43 2,903 KP 3:(35% vỏca cao) 63,03 68,27 0,070 3,60 3,462 SEM 0,75 1,56 0,002 0,10 0,197 Kết quả cho thấy, với 3 khẩuphần có tỉ lệ vỏcacao khác nhau, không thấy có sự khác nhau về lượng khí sinh ra khi lên men (b), tiềm năng sinh khí (a+b), tốc độ phân giải (c) cũng như pha dừng (L). Điều đó cho thấy khả năng phân giải trong dạ cỏ của 3 khẩuphần là như nhau. Tăng khối lượng của bòvỗbéo Bảng 5. Khối lượng và tăng khối lượng của bò thí nghiệm (Mean ± SD) Chỉ tiêu theo dõi Khẩuphần 1 (25% vỏca cao) Khẩuphần 2 (30% vỏca cao) Khẩuphần 3 (35% vỏca cao) (kg/con/ngày) (kg/con/ngày) (kg/con/ngày) KL đầu kỳ (kg) 207,6 ± 7,92 207,0 ± 7,11 206,8 ± 6,91 KL lúc 28 ngày (kg) 230,2 ± 7,46 229,1 ± 7,22 228,6 ± 7,36 Tăng KL BQ tháng 1 0,807 ± 0,054 0,789 ± 0,039 0,779 ± 0,065 KL lúc 56 ngày (kg) 250,1 ± 7,35 248,8 ± 7,08 248,0 ± 7,07 Tăng KL BQ tháng 2 0,711 ± 0,051 0,704 ± 0,063 0,693 ± 0,079 KL lúc 84 ngày (kg) 267,0 ± 7,91 264,9 ± 7,64 263,8 ± 6,61 Tăng KL BQ tháng 3 0,604 ± 0,033 0,574 ± 0,048 0,564 ± 0,069 Tăng KL BQ cả kỳ 0,707 ± 0,034 0,689 ± 0,015 0,679 ± 0,022 * Ghi chú: KL: Khối lượng; BQ: Bình quân TRƯƠNG LA – Sửdụngvỏquảcacao 41 Kết quả cho thấy, khối lượng bò bắt đầu thí nghiệm khá đồng đều (206,8 - 207,6kg/con). Khối lượng lúc 84 ngày nuôi ở các lô 1 (25% vỏca cao); 2 (30% vỏca cao) và 3 (35% vỏca cao) tương ứng là 267,0; 264,9 và 263,8kg/con. Tăng khối lượng BQ của bò ở 3 lô là tương đương nhau (P>0,05). Mặc dù tỉ lệ vỏquảcacao tăng dần (25%; 30% và 35%) từ KP1 và KP3 nhưng khả năng tăng khối lượng của bò ở các lô TN là không khác nhau rõ rệt. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả về lượng khí sinh ra trong TN in vitro, lượng khí sinh ra và tiềm năng sinh khí của các KP là tương đương nhau. Như vậy, với các tỉ lệ khác nhau của vỏcacaotrong KP chưa làm ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng của bò. Với mức 35% vỏcacaotrong KP, bò vẫn cho tăng khối lượng tương đương các lô cho ăn khẩuphần có tỉ lệ vỏcacao thấp hơn (25% và 30%). Kết quả này cũng phù hợp với Tổ chức Cacao Quốc tế - ICCO (2000) có thể thay bột ngô bằng 45% vỏcacaotrong KP cho bò vẫn không làm ảnh hưởng đến tăng trọng; Wood và Lass (2001) cũng cho thấy, có thể sửdụngvỏcacao với mức 50% trong KP để nuôi bò. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Wong và cs (1986) đã thí nghiệm nuôibò Brahman lai với KP có 50% vỏcacao cho tăng trọng 500g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn của bòvỗbéo Bảng 6. Lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn của bò (Mean ± SD) TT Chỉ tiêu Khẩuphần 1 (25% vỏca cao) Khẩuphần 2 (30% vỏca cao) Khẩuphần 3 (35% vỏca cao) 1 CK ăn vào (kg/con/ngày) 5,37 ± 0,22 5,43 ± 0,32 5,53 ± 0,15 2 CK ăn vào theo KL (%) 2,26 ± 0,08 2,30 ± 0,12 2,35 ± 0,09 3 TTTĂ (kg CK/kg TT) 7,60 ± 0,45 7,88 ± 0,27 8,15 ± 0,34 * Ghi chú: KL: Khối lượng;TT TĂ: Tiêu tốn thức ăn; TT: Tăng trọng . Tiêu tốn thức ăn của bò ở các lô TN tương đương nhau và dao động từ 7,6 - 8,15kg CK/kg TT. Sở dĩ như vậy là do lượng TĂ tiêu thụ và tăng khối lượng của bò ở các lô là tương đương nhau. Với mức TTTĂ này đã đáp ứng nhu cầu phát triển của bònuôi TN. Theo nhu cầu dinh dưỡng cho bò của Kearl (1982) bò tăng trọng 750g/ngày cần 49MJ và 622g protein thô trong một ngày đêm. Trong đó, bò TN chúng tôi tiêu thụ từ 50,8 - 52,1MJ ME và 744 - 759g protein thô/ngày. Như vậy, khi tăng tỉ lệ vỏcacaotrong KP từ 25% lên 30% và 35% đã không làm ảnh hưởng đến tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của bòvỗ béo. Ước tính hiệu quả kinh tế vỗbéo Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của bòvỗbéo Chỉ tiêu Khẩuphần 1 (25% vỏca cao) Khẩuphần 2 (30% vỏca cao) Khẩuphần 3 (35% vỏca cao) Giá thành thức ăn đ/kg) 2.825 2.700 2.575 Giá mua bò (đ/kg) 23.000 23.000 23.000 Gia bán bò (đ/kg) 26.000 26.000 26.000 KL bò lúc mua (kg/con) 207,6 207,0 206,8 KL bò lúc bán (kg/con) 267,0 264,9 263,8 Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con) 574,6 581,2 591,7 * Chi: 6.397.932 6.330.132 6.280.079 Tiền mua bò (đ/con) 4.774.800 4.761.000 4.756.400 Tiền mua thức ăn (đ/con) 1.623.132 1.569.132 1.523.679 * Thu: Tiền bán bò (đ/con) 6.942.520 6.886.880 6.858.800 * Chênh lệch thu - chi (đ/con) 544.588 556.748 578.721 * Tiền lãi/con/tháng (đ/con) 181.529 185.583 192.907 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoahọc Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 42 Căn cứ vào giá nguyên liệu thức ăn, giá mua bán bò thực tế để ước tính hiệu quả kinh tế vỗ béo, kết quả ở Bảng 7. Ta thấy, giá thức ăn hỗn hợp giảm dần theo tỉ lệ vỏcacao tăng dần trongkhẩuphần (KP 1: 2.825đ; KP: 2.700đ và KP 3: 2.575đ), bởi vì giá của vỏcacao thấp hơn bột ngô. Theo đó, chi phí cho vỗbéo cũng giảm dần từ KP1 đến KP3. Nếu so sánh chênh lệch thu - chi giữa các khẩu phần, thì KP3 thu về cao nhất: 578.721đ/con, tiếp đến là KP 2: 556.748đ/con và KP1 là thấp nhất: 544.588đ/con. Do đó, tiền lãi thu về tính trên tháng cũng tăng dần từ KP1 đến KP 3. Sửdụngvỏcacaonuôibò ngoài việc mang lại lợi nhuận cao hơn còn có một ý nghĩa khác là sửdụng nguồn phụ phẩm mới thay thế một số nguyên liệu truyền thống dùngnuôibò trước đây như cây ngô, rơm rạ…Đồng thời, đây là một trong những giải pháp tìm kiếm nguồn TĂ mới nhằm phát triển chăn nuôibò một cách bền vững và hiệu quả. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận: Tỉ lệ vỏcacao khác nhau 25%, 30% và 35% chưa ảnh hưởng rõ đến lượng khí sinh ra và đặc điểm sinh khí in vitro của khẩuphầnvỗbéo bò. Sửdụng bột vỏcacao khô nuôibò với tỉ lệ 25%; 30% và 35% thay thế một phần bột ngô trongkhẩuphần không làm ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của bò (tăng KL tương ứng: 707; 689 và 679g/con/ngày). Chênh lệch thu chi tăng tương ứng khi tăng tỉ lệ bột cacaotrongkhẩu phần. Đề nghị: Sửdụngvỏquảca cao, một nguồn TĂ mới làm nguyên liệu để nuôivỗbéobò như một số loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Có thể sửdụng với tỉ lệ 35% trong KP vỗbéo bò. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bo Gohl, 1981. Tropical feeds. FAO Animal Production and Health. Series. No. 12. Chen, X.B. (1997). Neway Excel. Utility for processing data of feed degradability and in vitro gas production (version 5.0). Rowett Research Institute. UK. Goering, H.K., and Van Soest, P.J. (1970). Forage fiber analyses (apparatus, regents, procedures and some applications) ARS Agric. Handbook 397. Washington, DC International Cocoa Organization - ICCO, 2000. Animal feed from cocoa. Questions and answers by-products animal feed from cocoa. Kearl, L.C.,1982. Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedstuff Institute, Utah Agricultural Experiment Station, Utah State University, Logan, USA. Trương La, Vũ Văn Nội, Trịnh Xuân Cư và Vũ Chí Cương, 2008. Tiềm năng nguồn phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bòtại huyện Ea Kar, Đắk Lắk. Tạp chí KHCN CN - VCN, số 11, 4 - 2008, tr: 34 - 39. Menke, K.H. and Steingass, H. (1988). Estimation of the energetic feed value obtained from chemical analysis and in vitro gas production using rumen fluid. Anim. Res. Develop. 28: 7 - 55. Viện Chăn nuôi, 2003. Thành phần và giá trị dinh dưỡng TĂ gia súc - gia cầm VN. NXB. NN, Hà Nội - 2003. Nguyễn Văn Uyển, 1999. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ca cao. NXB Nông nghiệp, TP HCM. Wong. H. K, Abu Hassan. O and Mohd, Sukri Maji Idris, 1986. Utilization of cocoa by-products as ruminant feed. Ruminant feeding systems utilizing fibrouss Agricultural Residues. Wood, G.A.R and R.A. Lass, 2001. Cocoa. Fourth edition. MPG Books Ltd. Bodmin, Cornwall. Người phản biện: TS. Đỗ Thị Thanh Vân; TS. Đinh Văn Tuyền . ăn của bò vỗ béo. Ước tính hiệu quả kinh tế vỗ béo Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo Chỉ tiêu Khẩu phần 1 (25% vỏ ca cao) Khẩu phần 2 (30% vỏ ca cao) Khẩu phần 3 (35% vỏ ca cao) . TRƯƠNG LA – Sử dụng vỏ quả ca cao 37 SỬ DỤNG VỎ QUẢ CA CAO TRONG KHẨU PHẦN NUÔI VỖ BÉO BÒ TẠI ĐẮK LẮK Trương La 1 , Vũ Văn Nội 2 và Trịnh Xuân Cư 2 . bố trí thí nghiệm nuôi vỗ béo bò Khẩu phần vỗ béo: Xây dựng 3 khẩu phần (1; 2 và 3) có tỉ lệ vỏ ca cao khác nhau tương ứng: 25%; 30% và 35%. Thức ăn vỗ béo gồm vỏ quả ca cao, rỉ mật, bột ngô,