1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SỬ DỤNG BỨC XẠ HỒNG NGOẠI TRONG KĨ THUẬT SẤY BÁNH TRÁNG" doc

4 601 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 328,08 KB

Nội dung

SỬ DỤNG BỨC XẠ HỒNG NGOẠI TRONG KĨ THUẬT SẤY BÁNH TRÁNG USING INFRARED RADIATION IN DRYING TECHNOLOGY LÊ VĂN HOÀNG Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nguồn bức xạ hồng ngoại được dùng có hiệu quả cao trong kĩ thuật sấy các vật liệu mỏng (bánh tráng, các loại củ được sấy lát ) thường là những đèn gương. Sự phân bổ đường đẳng nhiệt của một đèn không đều dẫn đến làm cong vênh vật liệu. Để cho vật liệu được chiếu đều cần phải bố trí khoảng cách thích hợp giữa các nguồn đèn. Để tăng hiệu suất chiếu, tiết kiệm nhiên liệu cần chọn khoảng cách chiếu tối ưu từ nguồn đến vật liệu và chọn vật liệu thích hợp làm tường ngăn cho các máy sấy hồng ngoại. Tất cả những vấn đề trên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng bức xạ hồng ngoại để sấy nguyên liệu. ABSTRACT Infrared radiation source is very highly effective in the drying technology for film materials (rice cake, sliced roots of various species), and expecially for glass lamps. The irregular distribution of isothermal line of a lamp makes the material curved. To ensure that the materials are exposed regularly, there must be suitable distances between energy sources. To increase the exposure efficiency and save materials, we must decide on the opimal exposure distance between the energy sources and the materials, and choose the appropriate material for the separating walls of the infrared drying equipment. Generally, all the mentioned factors are very important in material drying technology using infrared radiation. 1. GIỚI THIỆU Hiện tại các nhà máy sản xuất bánh tráng xuất khẩu, các dây chuyền sản xuất thực phẩm trong đó có công đoạn sấy, dây chuyền bảo quản nguyên liệu ngũ cốc chưa áp dụng bức xạ hồng ngoại cho nên sản phẩm thu được có chất lượng chưa cao (cảm quan, lượng vi sinh vật ). Để đảm bảo chất lượng cao cần áp dụng kĩ thuật sấy bằng tia hồng ngoại. Nếu tạo được độ chiếu đều, chọn thế hiệu thích hợp và giảm tổn thất nguồn chiếu sẽ tạo ra đột phá về chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu của bài báo là nghiên cứu kĩ thuật chiếu bằng tia hồng ngoại để nâng cao chất lượng sản phẩm và qua đó khuyến cáo việc sử dụng rộng rãi bức xạ hồng ngoại trong các kĩ thuật sấy thực phẩm, trước mắt là những loại nguyên liệu mỏng. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Băng bánh tráng (0,42m) được sản xuất ở hợp tác xã Nhơn lộc, An Nhơn, Bình Định với độ ẩm 53% 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Xác định nhiệt độ bề mặt chiếu bằng cặp nhiệt kế được gắn phía sau bề mặt miếng kim loại phủ đen. - Xác định buồng nhiệt độ bằng nhiệt kế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự phân bố trường nhiệt của nguồn Dùng đèn BCW để làm nguồn bức xạ trong quá trình nghiên cứu. Trên hình 1. Giới thiệu trường nhiệt độ khi chiếu một đèn có công suất 250W (đường kính bầu đèn 125mm), được phân bổ dụng cụ đo với những khoảng cách khác nhau so với đèn. Khi giảm khoảng cách thì nhiệt độ trên bề mặt của đối tượng bị chiếu tăng lên nhưng độ chiếu đều lại giảm đáng kể (mẫu bánh tráng có đường kính 0,2m bị cong vênh, có chổ khô, có chổ ướt) Dựa vào kết quả thí nghiệm có thể biểu diễn sự phân bố nhiệt độ của đèn theo một khoảng cách từ đèn đến bề mặt sấy và theo bán kính bằng đồ thị, hình 2. Hình 1: Đường đẳng nhiệt đặc trưng cho trư ờng chiếu của một bóng đèn BGW Đường kính của vỏ đèn 12,5cm 20 16 12 8 4 0 4 8 12 16 20 Khoảng cách 10cm 161 0 C 81 0 C 45 0 C 40cm b b Nhi ệt độ 2 0 60 100 140 180 240 40 80 120 160 200 0 C 20cm Hình 2: Đồ thị vẽ trong không gian ba chiều II=30cm II=40cm II=50cm II=60cm II=70cm S1 S4 S7 S10 30 40 50 60 70 300 350 400 450 500 550 600 650 700 Bán kính (cm) Nhi ệt độ ( 0 C) Khoảng cách,cm Mục đích của nghiên cứu là phải tìm biện pháp làm giảm đáng kể sự thay đổi trường nhiệt độ và tăng cường khă năng chiếu cho vật liệu sấy. Để giải quyết những vấn đề trên cần phải nghiên cứu những vấn đề sau đây: - Phương pháp phân bổ nguồn sáng. - Xác địng khoảng chiếu từ nguồn bức xạ đến vật liệu sấy. - Chọn vật liệu để làm tường ngăn cho máy sấy hồng ngoại. 3.2. Nghiên cứu phân bổ nguồn bức xạ Trong tất cả các phương pháp phân bố nguồn (theo hình vuông, hình chữ nhật có chiều dài thay đổi, hai hàng, ba hàng, quả trám ) mà chúng tôi đã nghiên cứu thì nhận thấy rằng chỉ có phương pháp phân bố kiểu bàn cờ là tối ưu nhất vì kết quả cho trường nhiệt đều nhất, hình 3 và 4. 3.3. Xác định khoảng chiếu Với khoảng cách xác định giữa các đèn L, các trường chiếu bị chồng lên nhau, điều đó đảm bảo đều trường nhiệt độ. Sự phụ thuộc giữa mật độ chiếu (độ chiếu sáng năng lượng) và khoảng cách giữa các đèn khi phân bổ theo kiểu bàn cờ được thể hiện bỡi công thức sau: 2 1 L87,0 P q   3,5 Ở đó: q - Mật độ chiếu, W/cm 2 P 1 - Công suất định mức của đèn, W.  - Hệ số hiệu suất sử dụng năng lượng. L - Khoảng cách giữa các đèn, cm Từ công thức trên ta thấy rằng khi giảm khoảng cách giữa các đèn, công suất của đèn có thể bị giảm xuống do chập các biểu đồ bức xạ của các đèn riêng biệt. Trong thực tế có nhiều loại đèn khác nhau với những thế hiệu khác nhau. Mỗi một thế hiệu có một khoảng cách tối ưu. Cho nên vấn đề chọn giá trị tối ưu L có ý nghĩa thực tế lớn. Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi đề xuất 3,1hL  , (h là khoảng cách nguồn đến bề mặt đối tượng chiếu, 125143 ). Hình 3: Sơ đồ phân bố các đèn theo đỉnh của hình tam giác đều 500 500 143 125 143 143 Hướng chuyển động của băng tải H ình 4: Đường đẳng nhiệt đặc trưng cho trư ờng chiếu của bóng đèn BGW được xếp theo đỉnh các hình tam giác đều (khoảng cách giữa các đèn và đối tượng chiếu 200mm) 60 50 40 30 20 10 0 10 20 30 40 50 60cm 20 60 100 140 180 40 80 120 160 200 0 C 188 0 C 120 0 C 500 wat 250 wat b b 3.4. Chọn vật liệu để làm tường ngăn cho máy sấy hồng ngoại Nguồn tổng năng lượng bức xạ tác dụng tới vật thể trong một đơn vị thời gian bị tổn thất một phần do phản xạ, do xuyên qua vật bị chiếu. Chỉ có một phần năng lượng được vật thể hấp thụ là hữu ích: htxqpx QQQQ  Khi chiếu phải hạn chế được tối đa năng lượng phản xạ và năng lượng xuyên qua, biến các loại năng lượng này thành năng lượng hấp thụ để tăng hiệu suất gia nhiệt. Để thực hiện được điều này cần phải chọn vật liệu bao phủ nguồn bức xạ phù hợp. Mức độ đen của vật thể  là tỉ số giữa khả năng bức xạ toàn phần của vật thể đó E, W/m 2 và khả năng bức xạ toàn phần của vật thể đen tuyệt đối E 0 cũng ở nhiệt độ đó. 0 E E  5 Những số liệu được thống kê trong một số tài liệu 2,4 đã chứng minh rằng: cùng với thành phần hóa học, hình dạng, nhiệt độ và các yếu tố khác thì trạng thái bề mặt vật liệu có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bức xạ. Đối với nhôm được đánh bóng bề mặt =0,04. Còn hệ số phản xạ R (nếu coi nhôm là vật thể xám): R=1-A=0,96. Cho nên nhôm đã đánh bóng được sử dụng rộng rãi để làm tường ngăn cho các máy sấy hồng ngoại. 4. KẾT LUẬN 1. Để tăng cường khả năng sử dụng bức xạ hồng ngoại trong kĩ thuật sấy cần phân bổ nguồn bức xạ loại đèn BGW theo đường tam giác đều, mỗi mét vuông khoảng 56 đèn, với bề rộng của băng tải 0,5m 2 cần 28 đèn. 2. Chọn giá trị khoảng cách tối ưu giữa các đèn có ý nghĩa thực tế lớn. Khoảng cách giữa các nguồn đèn L và khoảng cách từ đèn đến vật bị chiếu h có liên quan nhau, tốt nhất là chọn 3,1hL  . 3. Để tăng hiệu suất gia nhiệt dùng nhôm đã đánh bóng để làm tường ngăn cho các máy sấy hồng ngoại. 4. Đã thiết kế máy sấy liên tục thỏa mãn với điều kiện nghiên cứu trên để sấy bánh tráng với tốc độ của băng tải 12m/ph. Sản phẩm khô đều có độ ẩm 7%, không cong vênh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Asselbergs E.A, Mohr W.P., Kemp I.G. Studies on the application of infrared in foot processing. Food Technol. 14 0 N  9.1980. [2] Hall C.W., Theory of infrad Drying, Transactions of the ASAE, 1982. [3] Schracder H.W., Rosberg D.W, Infrared Drying of Rough Rice, the Rice Journal, 1980. [4] Гинзъурс А.С. Применение инфракpaсного излучения в технологических процессах пищевой промышленности. Сб “Новые физические методы обработки пищевых продуктов”. 1983. [5] Лебедев П.Д. Сушка инфракрасными луцами. Госэнергоиздат. 1975. . tiêu của bài báo là nghiên cứu kĩ thuật chiếu bằng tia hồng ngoại để nâng cao chất lượng sản phẩm và qua đó khuyến cáo việc sử dụng rộng rãi bức xạ hồng ngoại trong các kĩ thuật sấy thực phẩm,. DỤNG BỨC XẠ HỒNG NGOẠI TRONG KĨ THUẬT SẤY BÁNH TRÁNG USING INFRARED RADIATION IN DRYING TECHNOLOGY LÊ VĂN HOÀNG Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nguồn bức xạ hồng. rãi để làm tường ngăn cho các máy sấy hồng ngoại. 4. KẾT LUẬN 1. Để tăng cường khả năng sử dụng bức xạ hồng ngoại trong kĩ thuật sấy cần phân bổ nguồn bức xạ loại đèn BGW theo đường tam giác

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w