1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tư duy biện luận và vai trò của nó trong phát triển kĩ năng giao tiếp

24 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cách ứng dụng tư duy phản biện vào giao tiếp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM - -

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG (2,0)Mã học phần: KTCH005 Học kỳ 1 Năm học 2023– 2024

Tên đề tài: Tư duy biện luận và vai trò của nó trong việc phát

triển kỹ năng giao tiếp

Giảng viên giảng dạy/hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Huế

THÀNH VIÊN NHÓM:1 Nguyễn Phan Hoàng Ngọc MSSV: 2323104010026

Bình Dương, ngày 17 tháng 12 năm 2023

Trang 2

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN:TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG (2,0)

Mã học phần: KTCH005

Tên đề tài: Tư duy biện luận và vai trò của nó trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp

Bảng tự đánh giá của nhóm:STTHọ và tênCông việc được phân côngMức độ hoàn

thành (%)

1 Nguyễn Phan Hoàng NgọcTìm tài liệu, trình bày tiểu luận 100%

Đánh giá của giảng viên

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Xuất phát điểm là một sinh viên ngành tâm lý học, giao tiếp là một trong nhữngchủ đề thuộc về lĩnh vực kiến thức nền tảng ngành mà tôi đặc biệt quan tâm Cụ thể,tôi tâm đắc với hai quan điểm: “Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hộiloài người.” và nếu: “Không có giao tiếp cuộc sống của con người sẽ trở nên cô đơn,trống trải và vô nghĩa ” Thực vậy, trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, conngười luôn phải giao tiếp và nó đã trở thành là một phần không thể thiếu trong cuộcsống của chúng ta

Đi cùng với sự phát triển của xã hội, cụ thể là thời kì bùng nổ thông tin nhưhiện nay, kĩ năng giao tiếp của con người cũng đòi hỏi phải được nâng cao để có thểtận dụng được đà phát triển này mà tích lũy thêm cho bản thân vốn hiểu biết, xây dựngcác mối quan hệ phục vụ cho đời sống cá nhân và đồng thời bảo vệ được chính mìnhkhỏi các luồng thông tin sai lệch Tuy nhiên, sau khi tham khảo qua các quyển sáchbàn về kỹ năng giao tiếp có lượng độc giả lớn như: Đắc nhân tâm, Khéo ăn nói sẽ cóđược thiên hạ và Sức mạnh của ngôn từ, hay là các video kỹ năng giao tiếp trênyoutube có tới hàng trăm nghìn hay hàng triệu lượt xem Tôi nhận thấy rằng ở các tácphẩm trên đều có một xu hướng chung là thông tin cho độc giả cách thức để xây dựngcác mối quan hệ thông qua hoạt động giao tiếp nhiều hơn là hướng dẫn họ cách giaotiếp như thế nào để đảm bảo được chất lượng của các nguồn thông tin và kiến thức màhọ sẽ truyền đạt hay được tiếp nhận

Từ thực tiễn đó, tôi mong muốn thông qua chủ đề: “Tư duy biện luận và vai tròcủa nó trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp” có thể làm rõ được tầm quan trọng củaTư duy biện luận trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở con người Cụ thể là tìmcách ứng dụng các kiến thức của học phần tư duy biện luận để nâng cao chất lượng cácnguồn thông tin được trao đổi trong hoạt động giao tiếp của chúng ta

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC THU NHẬN QUA HỌC PHẦN TƯ DUY

BIỆN LUẬN1.1.Tư duy biện luận là gì

Trước khi đi vào tìm hiểu về các định nghĩa của “Tư duy biện luận”, thì ta cầnphải minh bạch rằng các cụm từ như: Tư duy biện luận, Tư duy phê phán hay Tư duyphản biện là đều đang đề cập đến cùng một khái niệm và khi dịch sang tiếng anh ,chúng đều mang nghĩa là “Critical thinking” Nhằm tránh các nhận định sai lệch về cáitên “Tư duy phản biện” thì trong quyển sách “Tư duy biện luận ứng dụng”, các tác giảđã làm rõ cụm từ “phản biện” hay “phê phán” trong văn cảnh này không hề có ý nghĩa“phản đối” hay “tiêu cực”; đồng thời họ cũng nhấn mạnh tư duy phản biện khác vớiviệc ta đi tranh cãi hay phê phán người khác Các kỹ năng của tư duy phản biện quảthực có thể được dùng để phơi bày các ngụy biện và lý luận sai lệch, tuy nhiên, xét vềmặt tổng thể thì tư duy biện luận vẫn mang tính đóng góp, xây dựng cho lập luận chứkhông nhằm vào mục đích công kích lập luận hay công kích cá nhân

Về định nghĩa, theo trang Oxford Learner’s Dictionaries thì Tư duy biện luận

(Critical thinking) được hiểu là: “the process of analysing information in order to

make a logical decision about the extent to which you believe something to be true orfalse” tạm dịch “Quá trình phân tích thông tin nhằm đưa ra quyết định hợp lý về mức

độ ta tin điều gì đó là đúng hoặc sai” Hay ở một góc độ khác, Từ điển Cambridge chorằng Tư duy biện luận được xem là một quá trình ta suy nghĩ cẩn thận về một chủ đềhoặc ý tưởng nào đó, mà không cho phép cảm xúc hoặc ý kiến ảnh hưởng đến mình.Từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách tổng quát rằng Tư duy biện luận là khảnăng nhìn nhận mọi thứ một cách hợp lý, không bị xúc cảm chi phối, từ đó kết hợp cácthông tin lại với nhau để hình thành các đánh giá và đưa ra quyết định một cách logic

Thông thường, người thực hành tư duy biện luận sẽ có các hoạt động chủ đạonhư: Tìm kiếm luận cứ, Xây dựng luận cứ và Phát hiện những ngụy biện trong lậpluận Cả ba hoạt động trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động giao tiếp củacon người Ta càng thành thạo việc tìm kiếm luận cứ, xây dựng luận cứ và phát hiện

Trang 5

ngụy biện trong hoạt động giao tiếp bao nhiêu thì chất lượng các nguồn thông tin và trithức mà ta truyền đạt hoặc tiếp nhận càng nâng cao bấy nhiêu.

1.2 Cách xây dựng luận cứ tốt

1.2.1 Luận cứ là gì ?

Nắm bắt được khái niệm về luận cứ là nền tảng quan trọng giúp ta thuận lợi hơntrong việc tìm kiếm luận cứ trong giao tiếp cũng như biết cách làm sao để xây dựngnhững luận cứ cho riêng mình Vậy luận cứ là gì? Theo quyển Tư duy biện luận-Cẩm

nang thực hành thì luận cứ là:“nỗ lực đưa ra những lý do ủng hộ cho việc nghĩ rằng

một niềm tin nào đó là đúng” Ví dụ, ta có luận cứ sau: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế LanViên, Chính Hữu đều là các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam và họ đều có tácphẩm về chủ đề lòng yêu nước Vì vậy, các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam đềucó tác phẩm về chủ đề lòng yêu nước

Cần phải có hai thành phần để cấu thành nên một luận cứ, thứ nhất là những lýdo ta dùng để nâng đỡ cho kết luận được gọi là Tiền đề và thứ hai là niềm tin được cáclý do ấy nâng đỡ được gọi là Kết luận Ở mỗi luận cứ cần có tối thiểu một tiền đề, xétví dụ đã được nêu trên, ta có (Tiền đề 1): Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, ChínhHữu đều là các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam, (Tiền đề 2): Tố Hữu, Xuân Diệu,Chế Lan Viên, Chính Hữu đều có tác phẩm về chủ đề lòng yêu nước và (Kết luận):Các nhà thơ lớn của nền thi ca Việt Nam đều có tác phẩm về chủ đề lòng yêu nước

Thông qua ví dụ đã được phân tích phía trên, ta có thể thấy rằng trong luận cứ,các tiền đề và kết luận đều là các câu đưa ra những tuyên bố một điều gì đó là đúnghoặc sai Và các câu mang tính chất này được định nghĩa là phán đoán Từ đó suy ra,các phán đoán chính là các phần tử cấu thành nên luận cứ Các câu không phải là phánđoán là những câu không mang giá trị chân lý, chẳng hạn như: câu hỏi (Đang ở đâu?),câu đề nghị (Sáng mai đi xem kịch nhé.), câu cảm thán (Cái áo này xinh quá!), câumệnh lệnh (Tắt máy tính đi.) và câu chỉ thị (Cả lớp hãy đọc chương 5 của giáo trìnhnày.) Tóm lại, luận cứ nào cũng được cấu tạo từ hai hay nhiều phán đoán mà trong đó:“Kết luận là phán đoán mà tác giả luận cứ muốn nâng đỡ, các tiền đề là những phán

đoán thực hiện chức năng nâng đỡ cho kết luận.” (Tư duy biện luận – Cẩm nang thực

hành) Xét ví dụ: Thực vật quang hợp để trao đổi không khí mà cây xoài là một loài

Trang 6

thực vật cho nên cây xoài cũng phải quang hợp để trao đổi không khí, từ luận cứ này tacó (Tiền đề 1): Thực vật quang hợp để trao đổi không khí , (Tiền đề 2): Cây xoài làmột loài thực vật và (Kết luận): Cây xoài cũng quang hợp để trao đổi không khí

1.2.2 Tìm kiếm luận cứ

Nhằm đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí thời gian của một cuộc giao tiếp,người nghe nên thật tích cực và chủ động tìm kiếm các luận cứ để nắm bắt được nhữngnhu cầu và thông tin mà người nói đang muốn truyền đạt Trong quyển “Tư duy biệnluận–Cẩm nang thực hành” , tác giả có đề xuất cho chúng ta ba bước như sau tìm kiếmluận cứ như sau: Thứ nhất, ta cần xác định xem có sự nỗ lực thuyết phục nào không,bởi lẽ luận cứ trong giao tiếp có mục đích là thuyết phục người nghe tin tưởng hoặclàm một điều gì đó Nếu trong lời nói của người truyền đạt, ta phát hiện có sự nỗ lựckhiến ta tin hay làm theo một điều gì, thì đó là luận cứ Thứ hai, ta cần tìm các kết luậnthông qua việc trả lời câu hỏi sau: “Tác giả của luận cứ đang cố thuyết phục ta điềugì?”, khi câu hỏi này được ta tìm ra đáp án nghĩa là ta đã tìm ra được kết luận của luậncứ đó muốn truyền đạt Thông thường, đứng trước các kết luận đều có các từ chỉ báonhư: cho nên, vì vậy, do đó, tóm lại, vì thế, điều đó cho thấy,…Căn cứ vào các từ này,việc tìm kiếm kết luận của ta sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Bước thứ ba, tacần phải tìm các tiền đề, bằng việc trả lời câu hỏi sau: “Tác giả dùng những lý do nàođể thuyết phục ta?” Tương tự như kết luận ở các phán đoán tiền đề cũng tồn tại nhữngtừ chỉ báo riêng cho chúng, ta sẽ thường gặp các cụm từ như: vì, bởi vì, lý do là, dựatrên, xét thấy rằng, giả sử, căn cứ theo,… Xét ví dụ minh họa: “Để phát triển kỹ nănggiao tiếp, người nghe cần biết cách phát hiện các ngụy biện trong lời nói của ngườitruyền đạt Bởi vì tư duy biện luận hướng dẫn ta cách phát hiện ngụy biện cho nên tưduy biện luận có thể giúp người nghe phát triển kỹ năng giao tiếp.” Ta có (Tiền đề 1):Để phát triển kỹ năng giao tiếp, người nghe cần biết cách phát hiện các ngụy biệntrong lời nói của người truyền đạt, (Tiền đề 2): Tư duy biện luận hướng dẫn ta cáchphát hiện ngụy biện–(Từ chỉ báo: Bởi vì) và (Kết luận): Tư duy biện luận có thể giúpngười nghe phát triển kỹ năng giao tiếp- (Từ chỉ báo: cho nên)

Tuy nhiên, trong thực tiễn giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng trìnhbày luận cứ đầy đủ theo cấu trúc của nó, đôi khi họ sẽ lược bớt các tiền đề hoặc kếtluận nếu cảm thấy nó không cần thiết phải được nói ra một cách rõ ràng Các tiền đề

Trang 7

và kết luận bị lược bớt này được gọi lần lượt là: tiền đề ngầm và kết luận ngầm Cùngxét ví dụ sau: Các sinh viên D23TLHO01 lớp Sinh lý học đều cần phải làm bài tiểuluận để kết thúc môn, cho nên Ngọc cũng cần phải làm bài tiểu luận, ta có (Tiền đề):Các sinh viên D23TLHO01 lớp Sinh lý học đều phải làm bài tiểu luận vào để kết thúcmôn và (Kết luận): Ngọc cũng phải làm bài tiểu luận Đọc qua ví dụ trên ta có thể nhậnthấy rằng tiền đề của luận cứ này không đủ khả năng nâng đỡ được cho kết luận, vìvậy, ở đây tất phải có một tiền đề ngầm và đó chính là phán đoán: Ngọc là sinh viên

D23TLHO01 lớp Sinh lý học Xét ví dụ 2: “ Dầu mỡ xài nhiều lần có hại cho sức

khỏe, mà cá viên chiên lại thường được mấy người bán hàng chiên bằng dầu dùngnhiều lần, nếu có ai đó nói với ta như thế này, thì người đó muốn trình bày một kếtluận ngầm rằng: Ăn cá viên chiên có hại cho sức khỏe

Ngoài tiền đề ngầm và kết luận ngầm, trong giao tiếp thực tiễn còn tồn tại loạitiền đề và kết luận được phát biểu một cách ẩn ý ở các dạng biểu đạt chứ không phảiphán đoán Cụ thể như sau: Chị nên chọn anh Huy làm nhóm trưởng của dự án này,Chẳng lẽ chị không thừa nhận anh ấy là một người dẫn dắt đội nhóm giỏi? Trong vídụ này, phán đoán: Chị nên chọn anh Huy làm nhóm trưởng của dự án này, được rút ratừ câu hỏi: Chẳng lẽ chị không thừa nhận anh ấy là một người dẫn dắt đội nhóm giỏi?

Trước đó, ở phần 1.2.1 ta đã làm rõ rằng, câu hỏi không phải là câu phán đoán, bởi lẽ

nó có mục đích là khai thác thông tin về câu được hỏi chứ không phải đưa ra một nhậnđịnh đúng hoặc sai, nghĩa là một câu hỏi thì cần phải câu trả lời Tuy nhiên, trong hoàncảnh của ví dụ nêu trên, tác giả sử dụng câu hỏi nhưng lại không cần nhận lại câu trảlời,mà câu hỏi của ví dụ nếu trên đang được sử dụng như một phép tu từ với hàm ý:anh Huy là một người có tiềm năng dẫn dắt đội nhóm, và vì thế, nó mang tính chất nhưmột phán đoán tiền đề dùng để nâng đỡ cho kết luận

1.2.3 Xây dựng luận cứ

Bên cạnh việc tìm kiếm luận cứ trong giao tiếp, ta cũng cần phải biết cách xâydựng những luận cứ tốt cho riêng mình để quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả tối ưu.Vậy thế nào là một luận cứ tốt? Theo quyển Tư duy biện luận–Cẩm nang thực hành,

tác giả cho rằng một luận cứ tốt là luận cứ thỏa mãn được hai tiêu chí, thứ nhất là luận

cứ có tiền đề đúng và thứ hai là cấu trúc của nó hợp quy tắc logic Ở tiêu chí thứ nhất,để kiểm tra được tính đúng sai của tiền đề, ta nên quy chiếu nội dung phát biểu của

Trang 8

chúng vào trong thực tế có thể đối chứng, kiểm tả tính minh bạch được, giả sử tiền đềnào có nội dung phản ánh đúng và trùng khớp với thực tế ấy thì tiền đề ấy đúng; ngượclại nếu tiền đề ấy phản ánh sai lệch thực tiễn thì tiền đề ấy sai Xét luận cứ sau: Bởi vìhoa hồng là thực vật, mà hoa hồng là loài ăn thịt cho nên thực vật là loài ăn thịt, ta có(Tiền đề 1): Hoa hồng là thực vật (Tiền đề 2): Hoa hồng là loài ăn thịt và (Kết luận):Thực vật là loài ăn thịt Trong luận cứ này, ta thấy nội dung ở tiền đề 2 khi đối chiếuvới thực tiễn thì có sự sai lệch, bởi trong thực tế quan sát được và đã được khoa họckiểm chứng thì hoa hồng không phải là loài ăn thịt, cho nên tiền đề này sai và khôngthỏa mãn tiêu chí đầu tiên của một luận cứ tốt

Đi đến tiêu chí thứ hai, một luận cứ được cho là hợp quy tắc logic là khi trongluận cứ đó các tiền đề được tổ chức sao cho có sức mạnh nâng đỡ cho kết luận Thôngthường các luận cứ hợp quy tắc được trình bày hình thức sau: (Tiền đề 1): Mọi S là M,(Tiền đề 2): Mọi P không là M, (Kết luận): Mọi S không phải là P Xét ví dụ Ngườiphương Tây thường có lối sống du mục mà người Việt lại không có lối sống du mục

cho nên người phương Tây không phải là người Việt ; ta có (Tiền đề 1): Người

phương Tây có lối sống du mục (Tiền đề 2): Người Việt không có lối sống du mục,(Kết luận): Người phương Tây không phải là người Việt Quyển “Tư duy biện luận-Cẩm nang thực hành” đã đánh giá về cấu trúc luận cứ theo hình thức trên như sau:“Đây là một cấu trúc logic hợp quy tắc Bất cứ luận cứ nào được tổ chức theo cấu trúcnày đều là luận cứ có sức mạnh về thuyết phục về mặt logic”

Bên cạnh đó, còn có một cấu trúc tổ chức luận cứ khác được quyển Tư duy biệnluận-Cẩm nang thực hành đánh giá là: “không hợp quy tắc logic nên mọi luận cứ đượctổ chức theo câu trúc này đều là luận cứ không đạt cấu trúc logic hợp quy tắc” mà tacần chú ý Cụ thể, luận cứ này có cấu trúc như sau: (Tiền đề 1): S là M, (Tiền đề 2): Plà M, (Kết luận): S là P Xét ví dụ minh họa: “Vì chó là loài động vật có bốn chấn màmèo cũng là loài động vật có bốn chân cho nên chó là mèo”, ta có (Tiền đề 1): Chó làđộng vật có bốn chân, (Tiền đề 2): Mèo là động vật có bốn chân, (Kết luận): Chó làmèo Có thể từ ví dụ trên, mặc dù cả hai tiền đề đều được kiểm chứng thực tế là chínhxác nhưng vì cấu trúc luận cứ thiếu logic nên đã khiến nó trở thành một luận cứ tồi.Chung quy lại, để xây dựng cho mình một luận cứ tốt và chất lượng trong giao tiếp, tacần đảm bảo được cả hai yếu tố: Tiền đề đúng và cấu trúc luận cứ hợp quy tắc

Trang 9

1.3 Phát hiện các ngụy biện

Ngoài việc xây dựng các luận cứ tốt và chất lượng cho bản thân thì khi tham giavào quá trình giao tiếp, với vai trò là người tiếp nhận thông tin, ta cũng cần nâng cao ýthức về các nguồn tri thức mà ta đang thu nhận Cụ thể, ta cần có kĩ năng nhìn nhận rađược các lập luận sai lệch và thiếu tính hợp lý trong lời nói của đối phương Nói cáchkhác, ta cần tìm ra các luận cứ không thỏa mãn được đủ hai tiêu chí của một luận cứ

tốt như đã trình bày ở mục 1.2.3 Những luận cứ chưa tốt này được gọi là “Ngụy biện”

và có hai loại ngụy biện thường gặp là ngụy biện hình thức và ngụy biện phi hình thức.Ở mỗi loại ngụy biện, lại tồn tại nhiều kiểu ngụy biện khác nhau Vì thế, trong phầnnày, ở mỗi loại ngụy biện tôi sẽ chọn ra hai kiểu ngụy biện mà tôi ấn tượng để bànluận

1.3.1 Ngụy biện hình thức

Ngụy biện hình thức được quyển Tư duy biện luận – Cẩm nang thực hành địnhnghĩa: “là luận cứ sai lầm do phạm lỗi thuộc về cấu trúc logic của luận cứ” Hai trongsố nhiều kiểu ngụy biện hình thức có thể kể đến như: ngụy biện khẳng định hậu kiệnvà ngụy biện khẳng định một lựa chọn

1.3.1.1 Ngụy biện khẳng định hậu kiện

Ngụy biển khẳng định hậu kiện chính là những luận cứ được cấu thành từ cấutrúc logic sau: (Tiền đề 1): Nếu P thì Q, (Tiền đề 2): Q và (Kết luận): P Cùng xét ví dụsau: “Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ đạt điểm 10 trong bài kiểm tra và Minh đãđạt điểm 10 trong bài kiểm tra cho nên Minh hẳn đã học hành rất chăm chỉ”, ta có(Tiền đề 1): Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ đạt điểm 10 trong bài kiểm tra,(Tiền đề 2): Minh đã đạt điểm 10 trong bài kiếm tra và (Kết luận): Minh hẳn đã họchành rất chăm chỉ

Lí do loại luận cứ này bị đánh giá là ngụy biện là vì lỗi logic mà nó phạm phải,cụ thể là từ hậu hiện Q để đi đến kết luận là tiền kiện P Ta cần phải biết rằng, trongcấu trúc phán đoán điều kiện Nếu P thì Q, điều kiện đủ là tiền kiện P còn điều kiện cầnlà hậu kiện P Theo nguyên tắc logic, từ một điều gì làm điều kiện đủ thì ta có thể suyra một cái khác nhưng nếu nó là điều kiện cần thì ta không thể làm điều tương tự Tuynhiên trong luận cứ của ví dụ nêu trên, tác giả đã coi cái điều kiện cần như thể là điều

Trang 10

kiện đủ Cụ thể là từ chỗ khẳng định Minh đã đạt điểm 10 trong bài kiểm tra, thì ta vốnkhông đủ cơ sở để kết luận là Minh đã học hành rất chăm chỉ, vì còn nhiều khả tồn tạicác kết luận khác như Minh đã hỏi đề lớp đã làm bài kiểm tra trước lớp mình rồi về tracứu câu trả lời trước, Minh đã gian lận trong lúc làm bài như chép bài bạn, chép phao,… mà luận cứ này đã bỏ qua mà không hề xét tới

1.3.1.2 Ngụy biện khẳng định một lựa chọn

Ngụy biện khẳng định một lựa chọn tồn tại trong hai cấu trúc logic thường gặp,thứ nhất (Tiền đề 1): P hoặc Q, (Tiền đề 2): P và (Kết luận): Không Q và cấu trúc thứhai gồm (Tiền đề 1): P hoặc Q, (Tiền đề 2): Q và (Kết luận): Không P Xét ví dụ:Ngọc có thể đăng ký học môn Giáo dục học hoặc Giáo dục thể chất ở học kỳ 2 và vìNgọc đã đăng ký môn Giáo dục học cho nên Ngọc không đăng ký môn Giáo dục thểchất, ta có (Tiền đề 1): Ngọc có thể đăng ký học môn Giáo dục học hoặc Giáo dục thểchất ở học kỳ 2, (Tiền đề 2): Ngọc đã đăng ký môn Giáo dục học và (Kết luận): Ngọckhông đăng ký môn Giáo dục thể chất

Lỗi thiếu logic của luận cứ này nằm ở chỗ tác giả của nó đã đưa ra một giả địnhlà nếu sự lựa chọn này được cho là đúng thì sự lựa chọn còn lại sẽ sai, trong khi đó xétvề tính hợp lí vẫn tồn tại khả năng cả hai lựa chọn đều đúng Giả sử xét ví dụ nêu trên,việc đăng ký môn Giáo dục học không phải là lựa chọn duy nhất của bạn Ngọc vì bạnhoàn toàn có thể đăng ký một lúc hai môn là Giáo dục học lẫn Giáo dục thể chất

1.3.2 Ngụy biện phi hình thức

Khác với ngụy biện hình thức là các luận cứ phạm lỗi về cấu trúc logic thì ngụybiện phi hình thức lại phạm lỗi về mặt nội dung của luận cứ Ngụy biện phi hình thứcđược chia làm hai loại gồm: ngụy biện có tiền đề không liên quan và ngụy biện có cáctiền đề không thể chấp nhận được So với ngụy biện hình thức, số lượng các ngụy biệnphi hình thức đặc biện phong phú hơn, khi cộng số các kiểu ngụy biện thuộc về ngụybiện có tiền đề không liên quan và ngụy biện có tiền đề không thể chấp nhận được lạivới nhau, ta có ước chừng tới khoảng 20 kiểu ngụy biện

1.3.2.1 Các ngụy biện có tiền đề không liên quan

Theo quyển Tư duy biện luận-Cẩm nang thực hành, loại ngụy biện này tồn tạitận 10 kiểu ngụy biện khác kèm theo, tuy nhiên như đã nói ở trên, tôi chỉ chọn ra kiểu

Trang 11

ngụy biện mình ấn tượng để trình bày Và kiểu ngụy biện đó chính là Ngụy biện côngkích cá nhân Luận cứ của ta hay đối phương sẽ biến thành ngụy biện công kích cánhân khi thay vì nhắm vào lỗi cấu trúc thiếu logic hay nội dung thiếu chính xác để bácbỏ một luận cứ thì ta lại nhắm vào tư cách cá nhân của người đó Lí do nó kiểu lậpluận này bị cho là ngụy biện là vì người nói đưa ra một luận cứ không liên quan gì đếnviệc luận cứ ấy tốt hay không Xét ví dụ: Các nhận xét đánh giá về tình hình kinh tếchính trị của bà Lan đều không đáng tin Một người đàn bà nội trợ ít học như bà ta thìbiết gì về kinh tế chính trị mà bày đặt nhận xét chứ Có thể thấy, tác giả của luận cứnày đã đưa ra một tiền đề quá thiếu sức thuyết phục để nâng đỡ cho luận cứ củamình.Giả sử đây là một cuộc giao tiếp thực tiễn, người nghe sẽ cảm thấy được tác giảđang cố gièm pha, bôi nhọ đặc điểm, hoàn cảnh cá nhân của bà Lan nhiều hơn là cảmthấy thuyết phục trước lý do vì sao các nhận xét của bà Lan không đáng tin Bởi lẽ, dùbà Lan có là một người nội trợ, ít học nhưng không có nghĩa bà ấy không biết cách họchỏi để cải thiện tư duy của bản thân cũng như thiếu khả năng đưa ra các nhận địnhchính xác.

Chung quy lại “Khi đánh giá một luận cứ, ta xét xem các tiền đề có đúng haykhông, mối liên hệ logic giữa tiền đề và kết luận như thế nào, chứ không phải ngườiphát biểu ra luận cứ ấy là ai” (Tư duy biện luận-Cẩm nang thực hành) Việc mắc phảilỗi ngụy biện công kích cá nhân là một trong những rào cản rất lớn để hình thành sựlogic trong tư duy, nó khiến ta biếng nhác trong việc tìm kiếm ra cơ sở lý luận chặt chẽvà hợp lý để củng cố cho luận cứ của mình, thay vào đó lại vịn vào sự công kích vô lýlên đối tượng khác

1.3.2.2 Ngụy biện với tiền đề không thể chấp nhận

Loại tiền đề này cũng tồn tại đa dạng các kiểu ngụy biện kèm theo, ước chừngcó khoảng sáu kiểu, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với kiểu Ngụy biện lưỡng nan giải.Luận cứ của ta sẽ bị đánh giá là kiểu ngụy biện này khi trong quá trình giao tiếp ta cốtình đặt người nghe vào tình thế lựa chọn một trong hai đề xuất trong khi bản chất vấnđề có thể có nhiều khả năng chọn lựa khác Đây là một luận cứ bị đánh giá là ngụybiện: Các em phải lựa chọn học ban tự nhiên, nếu không các em sẽ tự giảm đi cơ hộitrúng tuyển đại học của mình Ban tự nhiên là ban học được nhiều trường đại học lựachọn để tuyển sinh và các em cần phải học ban tự nhiên, ta có (Tiền đề 1): Các em

Trang 12

phải lựa chọn học ban tự nhiên hoặc các em sẽ tự giảm đi cơ hội trúng tuyển đại họccủa mình, (Tiền đề 2): Các em không muốn giảm đi cơ hội trúng tuyển đại học và (Kếtluận): các em cần phải học ban tự nhiên

Thoạt nhìn, luận cứ này có vẻ giống với kiểu ngụy biện khẳng định một lựachọn đã được nêu ở mục 1.3.1.2, tuy nhiên như đã trình bày, ngụy biện phi hình thứclà kiểu luận cứ mắc sai phạm về nội dung của luận cứ Cụ thể, xét trong ví dụ này, ởtiền đề đầu tiên, tác giả đã tối giản quá mức về đề cần xem xét, đặt người nghe vào thếphải lựa chọn một trong hai khả năng mà không thêm bất cứ sự lựa chọn nào nữa.Trong khí đó, hai lựa chọn tác giả cung cấp hoàn toàn có thể không loại trừ nhay, Khichọn học ban tự nhiên ta vẫn có thể giảm cơ hội trúng tuyển đại học của mình nếu cácmôn thuộc ban tự nhiên vốn không phải thế mạnh của ta; mặt khác để không bị giảmđi cơ hội trúng tuyển đại học của mình, cái ta cần là tìm ra tổ hợp môn cũng như banhọc thế mạnh của mình, từ đó phấn đấu học tập, luyện đề và ôn tập để đạt được thànhquả như mong đợi Bên cạnh đó, hiện nay, các trường đại học tuyển sinh bằng rất đadạng khối ngành thuộc cả ban tự nhiên lẫn xã hội, việc khuyên học sinh chuyển hếtqua ban tự nhiên để đảm bảo cơ hội đậu tuyển sinh là thiếu thuyết phục Từ đó thấyrằng, tiền đề tác giả nêu ra để ủng hộ cho kết luận của mình là không thể chấp nhậnđược Do đó, đây là một kiểu ngụy biện phi hình thức

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã đi làm rõ thuật ngữ Tư duy biện luận Cùng với đótác giả cũng hệ thống lại các kiến thức cơ bản giúp người đọc có thể thực hành cácthao tác như tìm kiếm luận cứ, xây dựng luận cứ và phát hiện các ngụy biện Từ đó,tạo cơ sở cho phần trình bày về vai trò của tư duy biện luận tỏng giao tiếp ở chươngsau

Ngày đăng: 17/09/2024, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w