1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn chiến lược kinh doanh

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng chiến lược trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Chiến lược Kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Điều này nói lên tầm quan trọng đặc biệt củachiến lược trong mọi hoạt động của tổ chức, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hoạt động kinh doanh như hiện nay, khi mà chúng ta đang phải tồn t

Trang 1

TRƯỜNG Đ I H C GIAO THÔNG V N T IẠỌẬẢ

KHOA V N T I KINH TẾẾẬẢ

BÀI T P L NẬỚ

NĂM 2022

Trang 2

Lời nói đầu“Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược cũng giống như một con tàu không có bánh lái, không biết sẽ đi về đâu” Điều này nói lên tầm quan trọng đặc biệt củachiến lược trong mọi hoạt động của tổ chức, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hoạt động kinh doanh như hiện nay, khi mà chúng ta đang phải tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh luôn là vấn đề mà các cấp lãnh đạo phải quantâm Hiểu điều đó, mỗi doanh nghiệp luôn đặt ra cho mình một chiến lược kinh doanh riêng, giúp doanh nghiệp mình đứng vững trên thị trường.Để có thể tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh riêng biệt Dhirubhai Ambani đã nói.

“Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn để xây dựng ước mơ của họ.”Nếu bạn biết rằng bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng một doanh nghiệp thành công, thì việc bạn giúp người khác xây dựng doanh nghiệp là hành động vô cùng hào phóng.Nhưng nó không giúp bạn thực hiện được tham vọng của riêng mình.Các doanh nghiệp cũng vậy,mỗi doanh nghiệp đều có những đội ngũ chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp có những chiến lược tối ưu nhất,nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp,chúng em chọn chủ đề: Xây dựng chiến lược trong nền kinh tế thị trường hiện

Trang 3

A)Chiến lược kinh doanh là gì?a)khái niệm

Chiến lược kinh doanh (tiếng anh: Business Strategy) là nghệ thuật phối hợp các hoạtđộng và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theotrình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốttrong một thời gian dài

b) nhiệm vụ của quản trị chiến lược

 Tạo lập một viễn cảnh Thiết lập các mục tiêu Phân tích lựa chọn chiến lược kinh doanh Thực thi và điều hành các chiến lược Đánh giá và điều chỉnh

c) mô hình hoạch định chiến lượ

Trang 4

d) Các chiến lược kinh doanh phổ biến tại các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Nếu như ví người lái đò là người đưa khách sang sông, là người kết nối và tạo ra lối đicho người du mục thì chiến lược kinh doanh được xem là đường đi, nước bước, là ácchủ bài nơi mỗi doanh nghiệp hiện nay Có rất nhiều chiến lược kinh doanh trên thịtrường, song mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề đều có một hoặc những chiến dịchkinh doanh riêng

+ Chiến lược doanh nghiệp & Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó thuộc loại phân khúc thị trườngnào, mô hình kinh doanh ra sao

Chiến lược doanh nghiệp thông thường sẽ quyết định những vấn đề liên quan đến tầmnhìn và chiến lược của doanh nghiệp, nói với khách hàng rằng họ đã làm gì, tại sao lạitồn tại và trở nên như thế nào trong tương lai

Chiến lược cạnh tranh sẽ xác định những giá trị cốt lõi được sử dụng để cạnh tranhChiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanhnghiệp khi đem so sánh với đối thủ trực tiếp cùng ngành

Ví dụ: Theo Michael Porter – giáo sư của trường đại học Harvard, chiến lược cạnh

tranh được tác động bởi 5 yếu tố chính:

Trang 5

 Mối đe dọa từ đối thủ mới tham gia thị trường. Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế. Sức mạnh của nhà cung cấp.

 Sức mạnh của người mua hàng. Sự tranh giành giữa các doanh nghiệp đang tồn tại

Ông cũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến lược cạnh tranh cầnsở hữu: (1) sự tập trung, (2) sự khác biệt, và (3) đội ngũ lãnh đạo.

+ Chiến lược tập trung tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng tập trung sẽ tận dụng các nguồn lực và ưu thế của dịch vụ/sảnphẩm, cách áp dụng cụ thể:

Chiến lược thâm nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt độngMarketing để thu về nhiều khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ.Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng khi doanh nghiệp có khả năng mở rộngsản xuất, đã sở hữu nền tảng Marketing hiệu quả và chất lượng

Chiến lược phát triển sản phẩm nhờ có ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ vàosản xuất, kinh doanh

+Chiến lược phát triển hội nhập

Đây là chiến lược thường được phát triển qua 3 hướng chính:Hội nhập ngược chiều khi thu hút và thâm nhập những nhà cung ứng yếu tố đầu vàođể quản lý thị trường, cung cấp nguyên vật liệu, gia tăng lợi nhuận

Hội nhập thuận chiều sẽ được áp dụng bằng cách thu hút các nhà phân phối hỗ trợ tiêuthụ sản phẩm

Hội nhập ngang làm việc liên kết cùng các đối thủ cạnh tranh để kiểm soát thị phầncủa mình

B Nền kinh tế thị trường và Xây dựng chiến lược trong nền kinh tế thị trường hiện nay

a)Nền kinh tế thị trường là gì?

Trước hết, ta cần giới thiệu sơ lược về nền kinh tế thị trường, đó là nền kinh tế mà ởđó người mua và người bán tác động lẫn nhau theo quy luật Cung- Cầu và quy luật giátrị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường Cụ thể, khi cầulớn hơn cung, làm giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến lợi nhuận tăng thêm, điều nàykhuyến khích người sản xuất tăng cung, và có thêm nhiều người sản xuất tham gia, lúcnày, người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì có tỉ suất lợi nhuận caohơn, cho phép tăng quy mô sản xuất Do đó, các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phíanhững người sản xuất có hiệu quả, ngược lại, đối với những người sản xuất có cơ chếkém hiệu quả hơn sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, khả năng về nguồn lực thấp, dẫn

Trang 6

đến sức cạnh tranh kém, dễ bị đào thải ra khỏi thị trường Qua đó, ta thấy được sựcạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường.

VD: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh Doanh nghiệp muốn đứng

vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý Dovậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để chophép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa

b)Tại sao phải xây dưng chiến lược?

Ngày nay, xã hội không ngừng thay đổi, kỹ thuật không ngừng tiến bộ, những ngườilàm việc ở doanh nghiệp không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốnkhông thất bại phải không ngừng đổi mới Trong hoàn cảnh đó, nếu một doanhnghiệp vừa và nhỏ cố định sự nghiệp của mình trong một thời gian dài là không thểđược Tiến bộ kỹ thuật và mức sống nhân dân được nâng cao đang thúc đẩy sự hìnhthành của nhiều ngành dịch vụ mới Trong tình hình đó, nếu doanh nghiệp dẫm chântại chỗ thì sẽ bị đào thải Vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, mà muốnđổi mới thì phải có chiến lược Dù là đổi mới lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩmdịch vụ, quá trình sản xuất quản lý hiện trường sản xuất, công tác thị trường đều cầncó chiến lược, dựa vào sự chỉ đạo của chiến lược

Hiện nay, việc quốc tế hoá kinh doanh đang là một xu thế, điều đó có nghĩa là cácdoanh nghiệp đang đứng trước một tình thế cạnh tranh quyết liệt hơn Hàng hoá nướcngoài sẽ xâm nhập thị trường nhiều hơn Thị trường trong nước và quốc tế sẽ hoà tan

Trang 7

làm một Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn Nếu các doanh nghiệp không có chiến lượckinh doanh thì sẽ gặp khó khăn Mặc khác, nếu không có một quy trình hoạch địnhchiến lược, nguy cơ bị mất cân bằng trong sự phát triển của doanh nghiệp là rất cao,doanh nghiệp có thể bỏ qua một yếu tố quan trọng nào đó (sự thay đổi của thị trườnghoặc công nghệ, khả năng tài trợ, v.v ) và điều này có thể dẫn đến việc phải chấm dứthoạt động đột ngột (mất khả năng thanh toán, sản phẩm bị thay thế) hay làm đảo lộnquá trình tăng trưởng của doanh nghiệp (công nghệ thay đổi, không giữ được kháchhàng v.v ).

Từ những nguyên nhân trên, ta có thể rút ra kết luận: Trong một môi trường cạnhtranh mạnh mẽ như hiện nay,việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với doanhnghiệp hoàn toàn cần thiết, nó quyết định sự tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển của doanh nghiệp

c)Lợi ích và khó khăn của việc xây dựng chiến lược+lợi ích

-Thứ nhất: trong điều kiện kinh doanh mới, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội, song

cũng có những thách thức, nguy cơ luôn rình rập Việc xây dựng cho mình một hướngđi đúng đắn để tồn tại, đứng vững và phát triển là yêu cầu cấp bách Các doanh nghiệpđã đặc biệt quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh Các doanh nghiệp đã đặcbiệt quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh Các nhà quản trị cũng như các bộphận chức năng, đơn vị trực thuộc đã có thay đổi lớn về quan điểm và tư duy kinhdoanh Điều mà các cấp quản trị đều nhận thấy rõ ràng và tâm đắc là phải “ nhìn xatrông rộng” trong tất cả các hoạt động kinh doanh Việc xác định chiến lược kinhdoanh đúng đắn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Sự đổi mới tư duy của cấpquản trị là một thuận lợi lớn cho việc hoạch định các phương hướng kinh doanh củadoanh nghiệp Đó là cơ sở quyết định sự thống nhất, tính chủ động trong hoạt độngthực tế

-Thứ hai: doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động kinh doanh trong khuân khổ

pháp luật Các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh củamình theo định hướng của hệ thống chính sách và pháp luật Doanh nghiệp đượcquyền tự quyết định kế hoạch , chiến lược sản xuất kinh doanh, tự do lựa chọn cáclĩnh vực, mặt hàng kinh doanh tự chủ trong việc tìm kiếm các giải pháp về vốn, laođộng, công nghệ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả của mình

-Thứ ba: xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra thị trường rộng lớn cho hoạt động

kinh doan của các doanh nghiệp.-Thứ tư, tiến bộ khoa học phát triển như vũ bão, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơhội đầu tư cơ sở vật chất cho kinh doanh, lựa chọn các phương án nghiên cứu pháttriển tối ưu (sản phẩm, phương tiện kinh doanh…)

-Thứ năm: hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia được cải thiện, mở rộng, thuận tiện,

đó chính là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh hợp lý

Trang 8

-Thứ sáu, hệ thống dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển, đặc biệt làcác dịch vụ tài chính, ngân hàng cho phép doanh nghiệp có thể khai thách được cơ hộirừ bên ngoài để tằng cường thế mạnh bên trong, khắc phục các hạn chế và nguy cơtiềm ẩn.

-Thứ bảy: trình độ chuyên môn , nghiệp vụ của cán bộ nhân viên nói chung và bộ

phận xây dựng chiến lược nói riêng được nâng cao đáng kể Trong những năm đổimới, đội ngũ cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp không những có đổi mới về tưduy kinh doanh mà còn có thái độ đúng đắn trong nâng cao trình độ nghề nghiệp Đâylà những điều kiện tốt cho việc thu nhân, hệ thống, phân tích các thông tin thị trường,tạo cơ sở thực tế cho lãnh đạo đề ra các quyết định chiến lược có tính khả thi cao.Những thuận lợi cơ bản nêu trên trong quá trình xây dựng chiến lược ở mỗi doanhnghiệp có những mức độ khác nhau Các nhà lãnh đạo cần tìm hiểu, phân tích kỹ càngvà cố gắng khai thác các điều kiện thuận lợi khác đê hoặch định các mục tiêu, các giảipháp chiến lược vừa có tính bao trùm, tính cụ thể, có tính khả thi cao

+ khó khăn-Thứ nhất: Các yếu tố môi trường kinh doanh thay đồi cực kỳ nhanh chóng khiến các

nguồn thông tin thu nhập được trở thành lạc hâu, không chính xác Việc không lườnghết các yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến việc xác định mục tiêu và giải phápkinh doanh Sự thiếu thông tin là một khó khăn lớn trong việc xây dựng chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp

-Thứ hai: Trong điều kiện tự chủ kinh doanh một cách toàn diện, có sự quản lý của

Nhà nước, tình hình cạnh tranh diễn ra khốc liệt Nhiều hiện tượng canh tranh khônglành mạnh xuất hiện ( buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…) Các định hướngchiến lược của doanh nghiệp khó đảm bảo tính khả thi nếu không có phân tích đầy đủ,chi tiết các yếu tố môi trường kinh doanh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh và cáchiện tượng tiêu cực trong thương mại

-Thứ ba: Nền kinh tế nước ta nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng đã có

những bước phát triền đáng kề, song sự ổn định chưa vững chăc Hệ thống chính sách,pháp luật trong quản lý nền kinh tế còn chưa đồng bộ, vừa thực hiện vừa điều chỉnh,khiến các doanh nghiệp còn nhiều lung tùng và kém độ tin cậy khi xây dựng các chiếnlược cho doanh nghiệp trong thời kỳ dài

-Thứ tư: Nền thương mại mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhiều thói quen

quản lý kinh doanh cũ vẫn còn ngự trị trong một số cán bộ doanh nghiệp Ý nghĩa chủquan của các nhà quản trị kém nhậy cảm là cản trở lớn cho việc định hướng kinhdoanh và năng động trong việc tìm các giải pháp thực thi chiến lược Do vậy có lúc,có nơi việc xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ được xem là công việc có tình chấthình thức

-Thứ năm: Kiến thức, năng lực quản lý điều hành hoạt động thương mại của cán bộ

quản trị, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp còn chưa đáoứng yêu cầu trong điều kiện kinh doanh mới Do đó chưa khai thác hết được tiềmnăng, ưu thế của doanh nghiệp Trong nội bộ một số doanh nghiệp chưa đảm bảo được

Trang 9

sự thống nhất về tư duy chiến lươc, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định cácmục tiêu, hệ thống giải pháp ở các cấp chiến lược.

-Thứ sáu: Tổ chức công tác thông tin và dự báo thị trường ở các doanh nghiệp còn yếukhông đủ các dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh.Công tác phân tích dữ liệu ,đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược chủ yếu theophương pháp ngoại suy từ số liệu thống kê báo cáo và dự án dài hạn kém chính xác vàđộ tin cậy cao, nhât là các tiêu chuẩn định tính, định lượng khi xem xét các phương ánchiến lược Những khó khăn trên đây làm cho quy trình xây dựng chiến lược kinhdoanh ở các doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách thận trọng, hạn chế tính khoahọc, chính xác, khả thi của chiến lược đã xây dựng

C) Một số công ty đã thành công trong việc xây dựng chiến lược1) chiến lược về giá của Coca cola

Trở về thời điểm 02/ 1994 đánh dấu mốc Coca Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quátrình kinh doanh lâu dài, kể từ khi Coca Cola lần đầu được giới thiệu vào năm 1960.Đối với thị trường Việt Nam, chiến lược giá của Coca-Cola là chiến lược giá thâmnhập thị trường Thời gian này, Pepsi đã đến trước và chiếm ưu thế lớn trên thị trườnggiải khát Chính vì vậy, Coca Cola không đặt mục tiêu lợi nhuận mà là mục tiêu thịphần1, bằng cách hạ giá bán xuống thật thấp để giới thiệu “Khẩu hiệu” của nó đếnkhách hàng mục tiêu, chủ yếu là thông qua các xe đẩy của những người bán hàngrong Mộ số các bài nghiên cứu khoa học có ghi lại, giá 1 chai Coca Cola vào thờiđiểm đó là 2000 trong khi giá của 1 chai pepsi là 5000 ở cácquán cà phê và 9000 ở cácnhà hàng Nguyên lý của chiến lược giá thâm nhập thị trường hoàntoàn trái ngược vớinguyên lý của chiến lược giá hớt ván sữa Nguyên tắc chung của chiến lược giá hớtván sữa là tại thời điểm sản phẩm vừa được tung vào thị trường, doanh nghiệp sẽ địnhmột mức giá cao nhất có thể để tối đa hoá lợi nhuận thu được từ phân khúc kháchhàng sẵn sàng chi tiền để có được sản phẩm đó Còn đối với chiến lược giá thâm nhậpthị trường, Doanh nghiệp áp dụng một mức giá thấp nhất có thể khi tung một sảnphẩm mới ra thị trườngvới mục tiêu chiếm được thị phần càng nhiều càng tốt Doanhnghiệp sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian này để đạt được mục tiêu thị phần, sau đó dầnđưa giá sản phẩm về lại mức có thể giúp doanh nghiệp có lãi

2) chiến lược kinh doanh của TH True Milk

Đối với chiến lược kinh doanh của TH True Milk, thương hiệu này đã sử dụng chiếnlược cạnh tranh dựa vào sự khác biệt hóa và chú trọng vào việc cải thiện chất lượngsản phẩm của mình, daonh nghiệp đã định hướng lối đi riêng trên thị trường sữa vớiđịnh vị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh cũng như đánh vào tâm lý người tiêu dùng

+ Chiến lược khác biệt hoá về sản phẩm

Thực tế cho thấy, vào thời điểm TH true MILK ra đời, thị trường sữa nước của ViệtNam có tới 92% là sữa bột pha lại, nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này rút ngắn còn khoảng72%, chủ yếu nhờ sự đóng góp của TH true MILK Hiện Công ty TH là doanh nghiệpsữa duy nhất đạt 50% thị phần sữa tươi trên thị trường Năm 2014, doanh thu của

Trang 10

Công ty đã đạt trên 4.000 tỷ đồng (chiếm 1/3 thị trường sữa tươi) Sản phẩm sữa tươiđược coi là chủ đạo và quan tâm nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủng loại phùhợp thị hiếu khách hàng Nhằm bao phủ thị trường và thực hiện sứ mệnh kinh doanhđặt ra, tập đoàn TH đã nghiên cứu và tung ra sản phẩm sữa tươi sạch học đường THSCHOOL MILK với bộ vi chất nhằm nâng cao thể lực và trí lực cho trẻ lứa tuổi họcđường được Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, Bộ Y Tế chứng nhận hiệu quả trong nghiêncứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em Mới đây, THTrue MILK cũng đã mang đến cho khách hàng sản phẩm sữa tươi thanh trùng đạtchuẩn quốc tế duy nhất tại Việt Nam ra thị trường Đặc điểm khác biệt của sữa thanhtrùng là được xử lý ở nhiệt độ thấp hơn các loại sữa khác nên giữ được gần như vẹnnguyên các chất dinh dưỡng từ thiên nhiên

+ Chiến lược khác biệt hoá về quản lý nhân sự

TH không chỉ khác biệt về sản phẩm “sạch” mà còn khác biệt trong quản lý nhân sự.Chủ tịch của TH đã lựa chọn một phương án “dũng cảm”, đầu tư mà không đặt bàitoán lợi nhuận lên trên hết, được gọi là “mượn vai những người khổng lồ” Bà Hương: chủ tịch tập đoàn TH cho rằng: “Tư duy của tôi là mình không giỏi về sữa thì hãytìm một người nào đó giỏi nhất trên thế giới để họ tư vấn cho mình làm, và tôi đã chọnthuê rất nhiều chuyên gia từ Israel”

Không chỉ dừng ở mức mời tư vấn, tập đoàn TH còn đi thêm một bước táo bạo hơn làthuê hàng loạt chuyên gia Israel đầu quân cho doanh nghiệp và thậm chí còn thuênhiều nông dân Israel sang trang TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An làm việc trong nửa nămvà thực tế: Nông dân Israel là người thầy hiệu quả nhất trong việc hướng dẫn vàchuyển giao công nghệ chăm sóc bò cho công nhân người Việt, vốn chỉ quen với càysâu cuốc bẫm.Có thể nói, quá trình “quốc tế hóa” hay “đa quốc tịch hóa” nhân sự củadoanh nghiệp từ chuyên gia, nông dân đến công nghệ quản trị đàn bò của Israel; Quảntrị thú y: Công ty của New Zealand; Quản trị tài chính: Công ty của Đức đã đem lạithành công vượt bậc thần kỳ cho TH True Milk trong thực thi chiến lược kinh doanhcủa mình

+ Chiến lược marketing vững mạnh

Ngay từ khi xuất hiện, trong các chiến dịch truyền thông, TH True Milk luôn nhấnmạnh sự khác biệt trong sản phẩm của mình với các nhãn hiệu sữa khác trên thịtrường và hãng đã làm việc này rất tốt bằng việc chiếm lĩnh từ “sạch” Với mộtchương trình quảng bá đi kèm PR nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch” đã thu hút sự chúý của truyền thông, dư luận và nhanh chóng đi vào tâm lý người tiêu dùng Sản phẩmsữa tươi được coi là chủ đạo và quan tâm nghiên cứu phát triển, đa dạng hóa chủngloại phù hợp thị hiếu khách hàng

+ Chiến lược giá cao nhấtVới định vị khác biệt và vì TH là người đến sau nên TH cần có một chiến lược giá tạo

nên sự khác biệt để có thể xâm nhập vào thị trường Xác định TH True Milk là dòngsản phẩm cao cấp nên TH đã chọn chiến lược định giá cao nhất có thể bên cạnh việc

cố gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cảvà chất lượng.

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN