1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề 2 dân chủ xhcn và nhà nước xhcn liên hệ với nhà nước pháp quyền xhcn ở việt nam hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN – Liên hệ với Nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Văn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Thu Thương, Hồ Thị Ngọc Vy, Trương Phan Anh Tú
Người hướng dẫn Th.S Huỳnh Mộng Nghi
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Báo cáo tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 172,67 KB

Nội dung

Phỏng Vấn và Khảo Sát: Thực hiện phỏng vấn với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, và chính trị gia để thu thập quan điểm và thông tin trực tiếp về thực tiễn của dân chủ xã hội chủ nghĩa và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀUKHOA NGOẠI NGỮ - KHOA HỌC XÃ HỘI

O0O

-BÁO CÁO TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GVHD: Th.S Huỳnh Mộng Nghi

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 08 năm 2024

LỜI CẢM ƠNCHỦ ĐỀ 2: DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN – LIÊN HỆ VỚI NHÀ

NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Huỳnh Mộng Nghi Trong quá trìnhtìm hiểu và học tập bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, em đã nhận được sự giảng dạyvà hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiếnthức hay và bổ ích

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học của em vẫn còn nhữnghạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thànhbài tiểu luận này Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kínhchúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên đến nhữngbến bờ tri thức

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

GIỚI THIỆU1.Lý do và mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu giúp làm rõ các đặc điểm cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm cách thức tổ chức, quản lý, và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa

Đề tài này giúp tìm hiểu cách thức dân chủ được áp dụng và thực hiện trong các hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, và làm rõ các khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và cácdạng dân chủ khác như dân chủ tự do Việc phân tích mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ trong bối cảnh thực tiễn có thể giúp đề xuất các cải cách cần thiết để nâng cao hiệu quả và sự công bằng trong quản lý nhà nước và xã hội

2 Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân Tích Tài Liệu: Xem xét các tài liệu lý thuyết về dân chủ xã hội chủ nghĩa

và nhà nước xã hội chủ nghĩa Điều này bao gồm các công trình nghiên cứu, sách, bài báo khoa học, và các văn kiện chính trị Mục tiêu là làm rõ các khái niệm, nguyên tắc, và lý thuyết liên quan đến đề tài

Phân Tích So Sánh: So sánh các mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nướcxã hội chủ nghĩa với các mô hình khác như dân chủ tự do hoặc các hệ thống chính trị khác để làm rõ sự khác biệt và tương đồng

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên Cứu Tình Huống: Phân tích các trường hợp cụ thể của các quốc gia hoặc khu vực áp dụng mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Ví dụ, nghiên cứu các quốc gia như Việt Nam, Cuba, hoặc các mô hình tương tự trong lịch sử

Phỏng Vấn và Khảo Sát: Thực hiện phỏng vấn với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, và chính trị gia để thu thập quan điểm và thông tin trực tiếp về thực tiễn của dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Phân Tích Chính Sách: Đánh giá các chính sách cụ thể của các quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa để hiểu cách chúng được thực hiện và ảnh hưởng củachúng đến xã hội

Trang 4

MỤC LỤC

NỘI DUNG 1

A LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NHƯỚC XHCNVN 1

I DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA 1

1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 1

1.1.1 Quan niệm về dân chủ 1

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ 2

1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 2

1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN 2

II NHÀ NƯỚC XHCN 3

2.1 Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN 3

2.1.1 Sự ra đời của nhà nước XHCN 3

2.1.2 Bản chất, chức năng của nhà nước XHCN 3

2.1.3 Chức năng của nhà nước XHCN 4

2.2 Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN 4

2.2.1 Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng để xây dựng và hoạt động của Nhà nước XHCN 4

2.2.2 Nhà nước XHCN là công cụ quan trọng để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân 5

B LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 6

1 Những kết quả đạt được 6

2 Những hạn chế 11

3 Nguyên nhân của những hạn chế 14

Trang 5

C NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Ở NƯỚC TA 16

1 Tăng cường dân chủ XHCN 16

2 Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước 16

3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

NỘI DUNGA LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NHƯỚCXHCNVN

I.DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ1.1.1 Quan niệm về dân chủ

Khái niệm dân chủ xuất hiện từ rất sớm – từ thời cổ đại (TK VII - VI TCN).Các nhà tư tưởng ở Hy Lạp dùng từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong đó“demos” là nhân dân (danh từ) và “kratos” là cai trị (động từ) Theo cách hiểu này,dân chủ có nghĩa là nhân dân cai trị Sau này được các nhà chính trị dịch giản lược làquyền lực của nhân dân hay quyền lực của nhân dân Nội dung trên của khái niệm dânchủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến nay

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân – quyền dânchủ được hiểu theo nghĩa rộng

Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ làmột hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ

Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc- nguyên tắc dân chủ

Dân chủ với những tư cách nêu trên phải được coi là mục tiêu, là tiền đề vàcũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giải phóng giai cấp vàgiải phóng xã hội

Dân chủ là một giá trị nhân văn, mang tính nhân loại Nó là nhu cầu khách

quan của nhân dân lao động, là sản phẩm của lịch sử, là thành quả của quá trình đấutranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho những giá trị tiến bộ củaloài người qua các giai đoạn lịch sử Mỗi bước tiến của dân chủ phản ánh bước tiến vềquyền của con người Dân chủ phát triển càng cao, quyền con người càng được khẳngđịnh; tự do bình đẳng trong xã hội càng cao Do vậy với tính chất là một giá trị nhânvăn (giá trị văn hoá) của nhân loại, dân chủ ngày càng trở thành tiêu chí, thước đo củasự tiến bộ xã hội, trình độ văn minh của loài người

Dân chủ là một phạm trù lịch sử Với tư cách là một hình thức tổ chức thiết chế

chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, dân chủ ra đời và phát triển gắn vớinhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong

Trang 7

Dân chủ mang tính giai cấp sâu sắc Khi xã hội có giai cấp và nhà nước, dân

chủ bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp rõ rệt, đại biểu cho lợi ích giai cấp, là công cụvà thủ đoạn của giai cấp thống trị

Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân Dân phải thực sự là

chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: làm chủ

nhà nước, xã hội và chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạocủa mình với tư cách là chủ thể đích thực của xã hội

Dân chủ bao quát tất cả các lĩnh vực chính trị - xã hội : dân chủ trong kinh tế,trong chính trị, trong xã hội, trong đời sống văn hoá tinh thần, tư tưởng, trong đó hailĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ

Nhu cầu dân chủ xuất hiện rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc,bộ lạc Cuối xã hội CSNT đã xuất hiện hình thức manh nha (mầm móng) của dân chủ.Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thuỷ” hay “dân chủ quân sự” Trong hình thứcdân chủ này, thông qua “đại hội nhân dân”, nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự và quyếtđịnh mọi vấn đề của thị tộc, bộ lạc Trong “đại hội nhân dân”, mọi người có quyềnphát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc vỗ tay Việc bầu ra nhữngngười đứng đầu và phế bỏ những người này… được coi là hình thức dân chủ sơ khai,chất phác trong xã hội chưa có giai cấp

1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ XHCN.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâudài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tấtyếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nềndân chủ vô sản còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Bản chất của nền dân chủ XHCN

Như mọi nền dân chủ khác, dân chủ XHCN không phải là chế độ dân chủ chotất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với đa số quần chúng lao động và bị bóc lột ;dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số, trong đó, dân chủ trên lĩnh vựckinh tế là cơ sở

Bản chất chính trị:

Nền dân chủ XHCN do ĐCS lãnh đạo - yếu tố quan trọng đảm bảo quyền lực

thực sự thuộc về nhân dân, vì ĐCS đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của GCCN, NDLĐ và

toàn dân tộc Dân chủ XHCN mang tính nhất nguyên về chính trị

Trang 8

Xét ở bản chất chính trị, dân chủ XHCN vừa có bản chất GCCN, vừa có tínhnhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Do vậy, nó khác về chất so với nền dân chủ tư

sản ở bản chất giai cấp (GCCN và GCTS); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa

nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước ( nhà nước pháp quyền

XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản)

Bản chất kinh tế:

Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN là chế

độ công hữu về TLSX chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả laođộng là chủ yếu

Bản chất văn hoá - tư tưởng:

Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng của CN Mác – Lênin - hệ tư tưởng củaGCCN làm chủ đạo đối với các hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới

Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc; tiếp thu nhữnggiá trị tư tưởng - văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội…mà nhân loại đã tạo ra ở các quốcgia, dân tộc

Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần, được nâng cao trình độvăn hoá…

II.NHÀ NƯỚC XHCN2.1 Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN2.1.1 Sự ra đời của nhà nước XHCN

Nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do GCVS và NDLĐtiến hành dưới sự lãnh đạo của ĐCS Tùy theo đặc điểm và điều kiện của mỗi quốcgia, sự ra đời của nhà nước XHCN cũng như việc tổ chức chính quyền sau cách mạngcó những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp Song, điểm chung giữa cácnhà nước là ở chỗ, đó là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là cơ quan đại diệncho ý chí của nhân dân, thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội củanhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Nhà nước XHCN là nhà nước mà ở đó, sựthống trị chính trị thuộc về GCCN, do cách mạng XHCN sinh ra và có sứ mệnh xâydựng thành công CNXH, đưa NDLĐ lên làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xãhội trong một xã hội phát triển cao - xã hội XHCN

2.1.2 Bản chất, chức năng của nhà nước XHCN

Về chính trị:

Nhà nước XHCN mang bản chất chất GCCN, giai cấp có lợi ích phù hợp vớilợi ích chung của quần chúng NDLĐ Trong nhà nước XHCN, GCVS là lực lượng giữ

Trang 9

địa vị thống trị về chính trị (khác với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước) - sựthống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình vàgiải phóng tất cả các tầng lớp lao động khác Nhà nước XHCN đại biểu cho ý chíchung của NDLĐ

Về kinh tế:

Nhà nước XHCN chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội XHCN, đó làquan hệ công hữu về TLSX chủ yếu Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóclột Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡngchế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không cònlà nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”

Về văn hóa, xã hội:

Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủnghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thờimang những bản sắc riêng của dân tộc Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từngbước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lựcvà cơ hội để phát triển

2.1.3 Chức năng của nhà nước XHCN

Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước XHCN được chia thành cácchức năng khác nhau Nếu căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước: chứcnăng đối nội và chức năng đối ngoại.Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lựcnhà nước: chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Nếu căn cứ vào tính chất củaquyền lực nhà nước: chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xâydựng)

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực NN: Chức năng đối nội; Chức

năng đối ngoại Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực NN: Chức năng kinh tế;Chức năng chính trị; Chức năng văn hóa, xã hội Căn cứ vào tính chất quyền lực NN:

Chức năng giai cấp (trấn áp); Chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng)

II.2 Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN2.2.1Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng để xây dựng và hoạt động của Nhà nước

XHCN.

Chỉ trong xã hội dân chủ XHCN, người dân mới có đầy đủ các điều kiện choviệc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn một cách công bằng, bình đẳngnhững người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, thamgia một cách trực tiếp hoặc giản tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước, khai thác vàphát huy một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước

Trang 10

Nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhànước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước, có thể dễ dàng đưa ra khỏicơ quan nhà nước những người thực thi công vụ không còn đáp ứng yêu cầu về phẩmchất, năng lực, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hướng đến lợi ích của người dân.Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền dân chủ XHCN bị vi phạm, thì việc xây dựngnhà nước XHCN cũng sẽ không thực hiện được Khi đó, quyền lực của nhân dân sẽ bịbiến thành quyền lực của một nhóm người, phục vụ cho lợi ích của một nhóm người.

2.2.2 Nhà nước XHCN là công cụ quan trọng để thực hiện quyền dân chủ của

nhân dân

Ra đời trên cơ sở nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN trở thành công cụ quantrọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân Bằng việc thể chế hóa ý chí củanhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định một cách rõ ràng quyền và tráchnhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình,đồng thời là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đếnquyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ XHCN, nhà nướcXHCN nằm trong nền dân chủ XHCN là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ

Theo V.I Lênin, con đường vận động và phát triển của nhà nước XHCN làngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, nhằm lôicuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Thôngqua hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức vàphát huy hướng đến lợi ích của nhân dân Ngược lại, nếu nhà nước XHCN đánh mấtbản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ XHCN, sẽ dễ dẫn tới vệc xâmphạm quyền làm chủ của người dân, dẫn tới chuyên chế, độc tài, thủ tiêu nền dân chủhoặc dân chủ chỉ còn là hình thức

Trang 11

B LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Qua 30 năm đổi mới, cùng với những thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng,an ninh và đối ngoại việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNcũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mớicủa sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới - một Nhà nước của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân Cụ thể là:

1 Những kết quả đạt được

- Trong việc thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đã có một bước điều chỉnh theoyêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấpsang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Chính những thay đổi trong tư duy về vai trò, chức năng của Nhà nước, tổchức bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức trên đây đã góp phần đem lại nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới đất nước

Trong lĩnh vực kinh tế, đã phân định rõ nhiệm vụ quản lý, định hướng của Nhànước với vai trò sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế Nhànước không can thiệp mà tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanhtheo cơ chế thị trường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luậttrong hoạt động kinh tế, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xãhội

Trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường,với việc phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển,Nhà nước đã xây dựng và thực hiện chính sách về các lĩnh vực này phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa,xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân

Trong lĩnh vực đối ngoại, nước ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độclập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới Đồngthời, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước theo nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ củanhau, bảo đảm ổn định và phát triển

- Về tổ chức bộ máy nhà nước

Trang 12

+ Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước, đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nướcpháp quyền Việt Nam XHCN

Quốc hội được giao quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước Trong đó, lập pháp là một trong những chứcnăng cơ bản nhất của Quốc hội, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảngthành các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Hoạt động nàyngày càng được đổi mới, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng Hoạt động giámsát tối cao của Quốc hội đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần bảo đảm chobộ máy nhà nước và các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ củamình, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân; bảo đảm Hiến pháp, pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất

+ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một bướctiến quan trọng do việc thay đổi chế định người đứng đầu Nhà nước từ cơ chế Chủtịch tập thể của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Hội đồng Nhà nước) sang cơ chếngười đứng đầu Nhà nước là cá nhân, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, cóthẩm quyền liên quan đến việc thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

+ Chính phủ đã có một bước đổi mới căn bản cả về tổ chức và phương thức

hoạt động, từ Chính phủ tập thể (Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp năm 1959, Hộiđồng Bộ trưởng trong Hiến pháp năm 1980) sang kết hợp giữa chế độ trách nhiệm củatập thể Chính phủ và vai trò cá nhân của Thủ tướng Chính phủ

Trong thời gian qua, chức năng của Chính phủ và các cơ quan trong hệ thốnghành chính nhà nước từng bước được đổi mới, điều chỉnh, bảo đảm sự phù hợp vớiyêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế kinh tế mới và chủ động hội nhậpkinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế Chính phủ tập trung nhiều hơn vào thực hiệnchức năng quản lý nhà nước, điều hành vĩ mô trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xãhội theo pháp luật trong phạm vi cả nước Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức bộ máy Chínhphủ và các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương luôn được cảitiến, từng bước khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,nhiều tầng nấc trung gian Phương thức hoạt động của Chính phủ có nhiều đổi mớiquan trọng, cơ chế quản lý bằng mệnh lệnh hành chính được thay thế bởi cơ chế quảnlý bằng pháp luật Có thể nói, hoạt động của Chính phủ, các bộ ngày càng chuyênnghiệp hơn, công khai, minh bạch hơn, đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ quản lý và điềuhành đất nước theo các yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, góp phần đưa đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn, vượt qua khủnghoảng kinh tế để đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội trong giaiđoạn vừa qua

+ Tòa án nhân dân được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cơ quan

Trang 13

xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòaán trong thời gian qua đang được nghiên cứu để đổi mới, cải cách hơn nữa theohướng “tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vịhành chính”1, mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án, đặc biệt là thẩm quyền xét xửcác vụ án hành chính, qua đó, tăng cường khả năng kiểm soát của tư pháp đối với hệthống cơ quan hành chính Việc xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các vụ việc dânsự và các vụ án hành chính của Tòa án bảo đảm đúng pháp luật, cơ bản bảo đảm đúngngười, đúng tội trong vụ án hình sự và bảo vệ kịp thời các quyền, lợi ích chính đángcủa các bên trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; yêu cầu tranh tụng đã bước đầuđược thực hiện trong hoạt động tố tụng, qua đó các quyền con người, quyền công dânngày càng được đề cao, tôn trọng và đảm bảo

+ Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát

hoạt động tư pháp ngày càng được đổi mới cả về nhận thức và tổ chức thực hiện Kếtquả thực hiện chức năng của Viện kiểm sát đã góp phần bảo đảm các mục tiêu, yêucầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, góp phần vào việc hình thành vàthực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, tránh sự lạm quyền, xâm phạm cácquyền dân chủ của công dân, bảo đảm sự tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của các cơquan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc

+ Kiểm toán nhà nước với địa vị là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra

tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo phápluật, là công cụ phục vụ cho sự minh bạch về tài chính ngân sách thông qua việc côngkhai kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức, các cấp ngân sách Hoạtđộng kiểm toán nhà nước là cơ sở cho việc giám sát của các đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và của côngdân đối với công tác quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt là các nguồn lực tài chínhnhà nước Trong những năm vừa qua, Kiểm toán nhà nước đã góp phần tích cực vàoviệc phát hiện, xử lý vi phạm đối với nhiều vụ việc xảy ra thất thoát, tham nhũngtrong đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu - chi ngân sách, quản lý tài sảncông và hệ thống ngân hàng thương mại

+ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là những cơ quan chính quyền địa

phương Qua quá trình đổi mới, thể chế về tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương ngày càng được chú trọng

Vì vậy, trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấpđã từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Việc quyết địnhcác chủ trương, chính sách quan trọng ở địa phương của Hội đồng nhân dân đạt đượcnhiều kết quả, tạo cơ sở cho việc quản lý, điều hành kinh tế - xã hội ở địa phương;hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân ngày càng đượctăng cường, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Chính phủ: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI XII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội và khoa học Khác
4. Luật tổ chức Viện Kiểm sát 2014 5. Luật cán bộ, công chức năm 2008 Khác
6. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 Khác
7. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2003 Khác
13. Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường Khác
14. Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 về công tác tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w