1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Đề Tài Lý Luận Mác - Xít Về Gia Đình Và Liên Hệ Với Thực Trạng Gia Đình Ở Việt Nam Hiện Nay, Từ Đó Áp Dụng Vào Cuộc Sống Sinh Viên..pdf

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

hơn thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thờikỳ quá độ.Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong những vấn đề chung nhất vànhững vấn đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

BÀI TẬP LỚNMÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCĐề tài: Lý luận Mác - xít về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình

ở Việt Nam hiện nay, từ đó áp dụng vào cuộc sống sinh viên

Họ và tên sinh viên: Phạm Trung HiếuMã sinh viên: 11222350

Lớp tín chỉ: LLNL1107(222)POHE_03Giáo viên hướng dẫn: Lê Ngọc Thông

HÀ NỘI – 5/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 5

Phần 1: Lý luận của Mác – xít về gia đình 5

1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 5

2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa: 7

3 Những sự thay đổi gia đình trong thời kì quá độ ở nước ta ngày nay 7

Phần 2: Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam 9

1 Thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay 9

2 Một số giải pháp sinh viên có thể cải thiện những vấn đề về gia đình 14

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Gia đình có thể coi là môi trường quen thuộc và gắn kết nhất đối với mỗi cá nhân.Tất cả chúng ta đều có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và hình thànhmột gia đình Gia đình được xem là gốc rễ của quốc gia, của dân tộc và của thời đại Mỗigia đình có thể được xem như một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú,nhưng đồng thời cũng phức tạp, mâu thuẫn và biến động Trong giai đoạn quá độ lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam, đất nước đang trải qua quá trình hội nhập sâu sắc và chuyển đổicăn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế xã hội Tronggiai đoạn này, gia đình Việt Nam đã trải qua nhiều sự biến đổi phức tạp Bên cạnh nhữngsự chuyển đổi tích cực, gia đình ngày nay đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực, do ảnhhưởng của nền kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại, vận động và pháttriển của xã hội Để xây dựng một xã hội phát triển và lành mạnh, chúng ta cần quan tâmvà xây dựng tế bào gia đình tốt Khi con người được sống trong một môi trường gia đìnhyên ấm và hòa thuận, họ có thể làm việc, sáng tạo và đóng góp cho xã hội một cách hiệu

quả và ngược lại Do đó, việc nghiên cứu về "Lý luận Mác - xít về gia đình và liên hệ vớithực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay, từ đó áp dụng vào cuộc sống sinh viên" không

chỉ mang tính chất lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao Nó có thể giúp chúng ta địnhhướng giải quyết các vấn đề nóng hiện nay của gia đình ở Việt Nam Điều này sẽ tạođộng lực và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội, kinh tế và chínhtrị Nghiên cứu này cũng giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về xã hội Việt Nam hiệnnay, từ đó giúp chúng ta xây dựng những kế hoạch phù hợp với sự tiến bộ của đất nước

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những lý luận chủ nghĩa khoa học chungnhất về gia đình theo quan điểm Mác - xít, nhằm giúp bản thân em nói riêng và sinh viêntrường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung có thể hiểu sâu hơn về gia đình, nắm bắt rõ3

Trang 4

hơn thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thờikỳ quá độ.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong những vấn đề chung nhất vànhững vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội và nền kinh tế Việt Nam từ khi đất nướcbắt đầu đổi mới đến khi đất nước chuyển mình vào thời kì quá độ

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở của đề tài được xây dựng dựa trên những lý luận chung nhất của chủ nghĩa xãhội khoa học và được cập nhật trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa Để làm rõ vấn đềđã được nêu trong bài luận, các phương pháp phân tích dữ liệu, đánh giá và tổng hợp thôngtin được sử dụng, đồng thời cần liên kết các vấn đề liên quan Sử dụng cả phương pháplogic, đối chiếu và so sánh các vấn đề cần tìm hiểu trong từng giai đoạn thời kỳ lịch sử đểtăng tính khách quan và bao quát mọi vấn đề của đề tài

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

Đề tài đã khái quát được lý luận chung nhất về gia đình theo quan điểm của chủnghĩa xã hội khoa học và làm cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội Điều này giúp thế hệ trẻ nhận biết rõ trách nhiệm của bản thân trong thời kìmới Qua đó bài luận nhằm phân tích sự biến đổi của gia đình ở việt Nam và đề xuất giảipháp phù hợp cho quá trình xây dựng gia đình hiện nay

4

Trang 5

NỘI DUNGPhần 1: Lý luận của Mác – xít về gia đình

1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình1.1 Khái niệm về gia đình:

Gia đình xuất hiện trong lịch sử nhân loại từ rất sớm và được coi là một tổ chức xãhội đặc biệt Nguyên mẫu của gia đình là những mô hình cộng đồng nhỏ, tồn tại từ thời

kỳ đầu của con người khi họ bắt đầu tổ chức cuộc sống riêng của mình Do đó, gia đìnhlà một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, trong đó những người gắn bó với nhau dựatrên quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng, cùng với những quyền và nghĩa vụcủa các thành viên trong gia đình

1.2 Các hình thức gia đình hiện nay:

Gia đình hạt nhân là một loại gia đình gồm hai thế hệ sống chung dưới một mái

nhà, bao gồm vợ chồng và con cái, hoặc có thể là gia đình đầy đủ hoặc không đầy đủ.Trong những thập kỷ gần đây, gia đình ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi Thay vì sốngchung cùng con cái, thế hệ cha mẹ già ngày càng thích sống độc lập và duy trì mối quanhệ thân thiết với con cái Trong tương lai, gia đình hạt nhân sẽ tiếp tục là mô hình thườngthấy và phổ biến hơn ở Việt Nam

Gia đình mở rộng – gia đình đa thế hệ là một dạng gia đình truyền thống, trong đó

nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà, thường từ ba thế hệ trở lên và có mối quan hệhuyết thống Ngày nay, với sự biến động của điều kiện kinh tế và xã hội, gia đình mởrộng thường bao gồm một cặp vợ chồng, con cái và bố mẹ của họ, với quyền lực tậptrung vào người lớn tuổi nhất Mặc dù không còn phổ biến như trước đây, nhưng gia đìnhmở rộng vẫn phù hợp với một số gia đình hiện nay

1.3 Vị trí của gia đình trong xã hội:

Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và đóng vai trò

quan trọng trong duy trì sự ổn định xã hội Nếu không có gia đình để tái tạo con người,xã hội sẽ không tồn tại và phát triển Gia đình được xem như một tế bào tự nhiên và là5

Trang 6

một phần cấu trúc xã hội Gia đình quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ xã hội vàgia đình bình đẳng, hạnh phúc, đó là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình cách mạngxã hội chủ nghĩa.

Gia đình là tổ ấm, là nơi đem lại những giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đờisống cá nhân của mỗi thành viên Gia đình chính nơi phát triển tốt đẹp nhất mỗi của cá

nhân, nơi mọi thành viên được quan tâm, chăm sóc, giáo dục rèn luyện, là điều kiện tốtnhất cho sự phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình chính luôn là nền tảng, là độnglực chính thúc đẩy sự hình thành toàn diện về đạo đức, về thể chất và về trí tuệ của mỗithành viên để trở thành một công dân tốt của xã hội

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Nó là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp

ứng nhu cầu quan hệ xã hội của từng cá nhân và là môi trường đầu tiên giúp cá nhân họcvà thực hiện các quan hệ xã hội Do đó, gia đình là một trong những cộng đồng trong xãhội có ảnh hưởng lớn đến cá nhân

1.4 Chức năng của gia đình:

Trước hết, chức năng sinh sản là khả năng tạo ra con người mới trong gia đình, đáp

ứng nhu cầu sinh học và duy trì dòng họ Việc điều tiết chức năng sinh sản của gia đìnhđược quan tâm bởi tác động của nó đến mật độ dân số và nguồn lao động trong một quốcgia, ảnh hưởng đến sự tồn tại của xã hội Quyết định khuyến khích hoặc hạn chế chứcnăng sinh sản cũng phụ thuộc vào yếu tố dân số, nguồn lực và điều kiện kinh tế

Thứ hai, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục là vai trò của cha mẹ trong việc giáo

dục con cái và duy trì truyền thống văn hóa và đạo đức trong xã hội Gia đình chịu tráchnhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành Đây là nhiệmvụ quan trọng nhất để hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi cá nhân Chứcnăng giáo dục cũng thể hiện trách nhiệm và tình cảm của cha mẹ đối với con cái, cũngnhư trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Để thực hiện tốt chức năng này, cha mẹ cầncó kiến thức toàn diện và đóng vai trò là tấm gương cho con cái

Thứ ba, chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng là việc gia đình tham gia trực tiếp

vào quá trình sản xuất và tiêu dùng Gia đình có tiềm năng kinh tế với vốn và lao độngcủa mình, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho gia đình và xã hội Trong một môitrường xã hội khó khăn, chức năng kinh tế của gia đình có vai trò quan trọng để đảm bảo6

Trang 7

sự tồn tại và phát triển của cá nhân Theo từng giai đoạn xã hội, chức năng kinh tế của giađình có sự khác biệt về quy mô sản xuất, sở hữu tài sản và cách tổ chức sản xuất.

Cuối cùng, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm trong giađình là một chức năng quan trọng và thường xuyên Điều này bao gồm việc đáp ứng nhu

cầu tình cảm, văn hóa và tâm linh trong gia đình, đảm bảo sự cân bằng tâm lý và chămsóc sức khỏe cho mỗi thành viên Hiểu và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý, sở thích cánhân là điều quan trọng để có thể tương tác một cách phù hợp, tế nhị, chân thành và côngbằng Chức năng này góp phần tạo ra một không khí tinh thần lành mạnh, ổn định và hàihòa trong gia đình Gia đình có thể được coi là một nguồn tình cảm và nơi trú ẩn trongmọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt khi các thành viên gặp khó khăn Đó là một yếu tốquyết định đến sự phát triển của xã hội trong tổng thể

Tóm lại, gia đình đóng vai trò quan trọng trong xã hội thông qua các chức năng cơbản như sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục, kinh tế và tổ chức tiêu dùng, và thỏa mãn nhucầu tâm sinh lý và tình cảm Những chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhânmà còn góp phần vào sự phát triển và tồn tại của cả gia đình và xã hội

2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa:

Cơ sở kinh tế - xã hội: Quá trình xây dựng và đổi mới nền kinh tế thị trường với

hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự phát triển của lực lượng sản xuất và phù hợp với trìnhđộ sản xuất Trọng tâm của quan hệ sản xuất mới là chế độ sở hữu xã hội đối với tư liệusản xuất, dần thay thế chế độ sở hữu tư nhân Quá trình này dần loại bỏ bất bình đẳng, ápbức và bóc lột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là giải phóng phụ nữ khỏi bất bình đẳnggiới mà họ phải đối mặt trong xã hội cũ

Cơ sở chính trị - xã hội: Đòi hỏi thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công

nhân và lao động, một nhà nước xã hội chủ nghĩa Điều này được thể hiện qua hệ thốngpháp luật và chính sách xã hội, cùng với các văn bản và chính sách xã hội khác nhằm bảođảm lợi ích và bình đẳng giới của các thành viên trong gia đình

Cơ sở văn hóa: Giá trị văn hóa trong gia đình được xây dựng dựa trên cơ sở tư

tưởng chính trị của giai cấp công nhân, đã từng bước thống trị và tạo nền tảng văn hóa vàtinh thần trong xã hội Trình độ tri thức của dân chúng ngày càng được nâng cao và mởrộng, để tiếp thu kiến thức khoa học, công nghệ và cung cấp đa dạng kiến thức và quan7

Trang 8

điểm mới cho các thành viên trong gia đình, xây dựng các giá trị văn hóa và chuẩn mựcxã hội mới nhằm điều chỉnh mối quan hệ gia đình một cách hiệu quả trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ: Trong xã hội hiện đại ngày nay đã có những

bước tiến mới về sự tự do, dân chủ và sự công bằng trong cuộc sống, mỗi cá nhân đượcpháp luật bảo đảm quyền tự do hợp pháp trong việc lựa chọn bạn đời Cha mẹ chỉ có thểcan dự ở một mức độ nhất định, điều này còn phụ thuộc vào môi trường xã hội và cácyếu tố tác động khác Những vấn đề liên quan đến quyền và bình đẳng giới được nânglên thông qua việc lựa chọn hôn nhân tự nguyện Điều này phản ánh tinh thần và tráchnhiệm cao của cá nhân đối với người mình yêu và đối với việc xây dựng một gia đìnhhạnh phúc, ấm cúng, đồng thời bao gồm cả trách nhiệm đối với xã hội

3 Những sự thay đổi gia đình trong thời kì quá độ ở nước ta ngày nay3.1 Sự biến đổi về cấu trúc, quy mô và cơ cấu gia đình

Hiện nay, sự chênh lệch giữa tốc độ biến đổi cơ cấu xã hội và sự thay đổi trong cơcấu gia đình đã tạo ra những sự đổi mới đáng kể Ở Việt Nam, cấu trúc gia đình đangthay đổi do sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Gia đình hạt nhân ngày càng phổbiến ở các đô thị, thay thế cho gia đình truyền thống với nhiều thế hệ Quy mô gia đìnhcũng thu nhỏ, điều này đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới Sự bình đẳng giớingày càng được tôn trọng, cuộc sống riêng tư của thành viên gia đình được coi trọng hơn,giúp tránh xảy ra những mâu thuẫn trong gia đình Tuy nhiên, những thay đổi này cũngđem lại một số khó khăn, bao gồm việc gìn giữ tình cảm và giá trị văn hóa truyền thốngcủa gia đình

3.2.Sự biến đổi về gia đình trong thời kì quá độ lên CNXH

Biến đổi về chức năng sinh sản: Trong thời kỳ chuyển đổi lên chế độ công nghiệp

hiện đại, cũng có những biến đổi về chức năng gia đình Trong việc sinh con, hầu hếtngười dân Việt Nam vẫn coi đây là một chức năng quan trọng của gia đình Tuy nhiên,trong xã hội hiện đại, việc sinh con không còn là một quá trình tự nhiên mà trở thành mộtquá trình tự giác Người đàn ông và người phụ nữ không bị buộc phải sinh con, mà có thểthỏa mãn những nguyện vọng và kế hoạch của cả hai bên Tình dục ngày càng trở thànhmột yếu tố quan trọng trong hạnh phúc gia đình, nhưng cũng có những tác động tiêu cực8

Trang 9

như diễn biến tinh thần và nhu cầu phức tạp, khiến con người khó duy trì những quy tắctruyền thống Điều này dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về tình dục và các mối quanhệ xã hội, một số trong đó bị lên án mạnh mẽ.

Biến đổi về chức năng giáo dục: Chức năng giáo dục trong gia đình cũng đã có

những biến đổi mạnh mẽ trong thời đại mới Ngoài việc giáo dục được cung cấp nhữngkỹ năng, đạo đức và cách ứng xử, giáo dục trong gia đình hiện nay còn chú trọng đếnviệc truyền đạt kiến thức khoa học hiện đại Cha mẹ hiện nay luôn cung cấp cho con cáinhững công cụ tốt nhất và mới nhất để giúp họ hòa nhập với thế giới và đáp ứng nhữngyêu cầu xã hội trong tương lai Họ nhận thức rằng trong xã hội ngày càng phát triển, việcchỉ học lý thuyết không đủ, con cái cần được tiếp xúc với những cái mới để phát triểntrong tương lai Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn coi trọng việc hình thành nhân cách đạođức cho mỗi cá nhân, bởi vì như đã được Hồ Chí Minh dạy, "Có tài mà không có đức thìlà người vô dụng"

Biến đổi về chức năng tâm sinh lý – tình cảm gia đình: Về chức năng tâm sinh lý

và tình cảm trong gia đình, giới trẻ hiện nay đã mắc kẹt trong cuộc sống vội vã với nhiềuáp lực công việc, dẫn đến việc thời gian dành cho gia đình bị giảm đi, làm suy giảm mốiquan hệ tình cảm gia đình Sự lưu ý đến lối sống thực dụng, ích kỉ và tôn trọng cuộc sốngthỏa mãn riêng của bản thân cũng làm mất dần những giá trị đạo đức truyền thống tronggia đình

Biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Ngoài ra, tác động của công

nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng đã làm thay đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùngtrong gia đình Tư duy truyền thống về người đàn ông là trụ cột kinh tế trong gia đình đãthay đổi Hiện nay, người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng và có sự bình đẳng trongviệc quyết định thu nhập và mức sống của gia đình Quá trình công nghiệp hóa đã làmcho gia đình và nơi làm việc trở nên riêng biệt về không gian, dẫn đến sự suy giảm hoặcmất đi chức năng sản xuất của gia đình Thay vào đó, chức năng tiêu dùng trong gia đìnhđã được tăng cường Mức thu nhập và tiêu chuẩn tiêu dùng của các thành viên trong giađình ảnh h ưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn cuộc sống của gia đình Điều này đòi hỏigia đình phải thay đổi tư duy truyền thống về việc đặt nam giới lên hàng đầu và coithường vai trò của phụ nữ, mà thay vào đó, tạo dựng quan niệm về sự bình đẳng giữanam và nữ trong việc chăm sóc cha mẹ già, thờ phụng tổ tiên và nuôi dưỡng con cái.9

Trang 10

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp an toàn tình dục và giáo dục giới tính để đảm bảo sựtồn tại và bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

Tóm lại, gia đình trong thời kỳ chuyển đổi lên CNXH đã trải qua nhiều biến đổi vềcơ cấu và chức năng Gia đình hạt nhân ngày càng phổ biến thay thế cho gia đình truyềnthống đa thế hệ Sự bình đẳng nam nữ được tôn trọng, và cuộc sống riêng tư của cácthành viên trong gia đình được đề cao hơn Tuy nhiên, những biến đổi này cũng đặt ramột số khó khăn, bao gồm việc gìn giữ tình cảm và giá trị văn hóa truyền thống của giađình Sự thay đổi trong chức năng gia đình cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh như sinhsản, giáo dục, tâm sinh lý - tình cảm và kinh tế - tổ chức tiêu dùng trong gia đình

Phần 2: Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

1 Thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, gia đình Việt Nam đã trải qua những sự chuyển mìnhquan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới mang tínhhiện đại và tự do hơn Bên cạnh những tác động tích cực như phá vỡ những hủ tục lạchậu, bất bình đẳng về nam nữ trong hôn nhân, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa nhữngcặp đôi đồng tính,… nhưng những vấn đề tiêu cực vẫn tiếp tục nảy sinh trong vấn đề giađình hôn nhân ở Việt Nam

1.1 Về hình thức gia đình:

Hiện nay, gia đình Việt Nam không chỉ có dạng gia đình truyền thống bao hai thế hệvới bố, mẹ và con cái, mà còn xuất hiện nhiều hình thức gia đình mới như: gia đình đơnthân, gia đình đồng tính, gia đình một phụ nữ nuôi con Xét về mặt tích cực, sự xuất hiệncác hình thức gia đình mới tạo ra sự đa dạng và sự phong phú trong cách tổ chức gia đình.Điều này cho phép mọi người tự do lựa chọn và xây dựng gia đình dựa trên sự tương thíchvà tình yêu thương, không bị ràng buộc bởi những kiểu mẫu truyền thống Các hình thứcgia đình mới thường nhấn mạnh quyền tự do cá nhân và quyền lựa chọn, đồng thời giảiphóng các thành viên gia đình khỏi những yếu tố định đoạt xã hội truyền thống, điều nàycó thể tạo ra môi trường thuận lợi để mỗi người có thể phát triển và thể hiện bản thân mộtcách tự do và sáng tạo Sự xuất hiện các hình thức gia đình mới còn có thể làm tăng hiểu10

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN