1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái niệm vị trí và chức năng của gia đình liên hệ thực tiễn việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

A.PHẦN MỞĐẦUTừ xưa đến nay, gia đình luôn là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại.Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội.Gia đình có vai trò quyết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

B PHẦN NỘI DUNG 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1 Khái niệm gia đình 2

2 Vị trí của gia đình trong xã hội 2

3 Chức năng cơ bản của gia đình 4

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 4

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục 4

3.3 Chức năng kinh tế và tổchức tiêu dùng 4

3.4 Chức năng ỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duythtrì tình cảm gia đình 5

II CƠ SỞ THỰC TIỄN – LIÊN HỆ VIỆTNAM 5

1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay 5

2 Nguyên nhân, hệ quả 8

2.1 Nguyên nhân của thực trạng 8

Trang 3

A.PHẦN MỞĐẦU

Từ xưa đến nay, gia đình luôn là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại.

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội.Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội Nhữngchuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xâydựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc Đại hội XI, Đảng takhẳng định: “ Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống vàhình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòngyêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ, lao độnggiỏi, sống có văn hoá, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính ” Con người chỉcó thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt.Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội Gia đình chịutrách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôidưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích Cùng vớinhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lựclượng lao động tương lai chất lượng cao.

Chính vì thế, gia đình là vấn đề hết sức quan trọng mà toàn nhân loại với mọi dântộc trong mọi thời đại dành sự quan tâm sâu sắc đến Chính vì vậy, việc chọn đề tàinghiên cứu về gia đình không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn đem lại giá trị thựctiễn cao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhấtvề tình hình gia đình ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó định hướng giảiquyết các vấn đề nóng hiện nay.

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng:“Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày táitạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh

sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Cơ

sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng)và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái ) Những mối quan hệ này tồn tại trongsự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi vàtrách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.

Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệgiữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà vớicháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu v.v Ngày nay, ởViệt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu)với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình.

Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộcvào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị-xã hội

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống vàquan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của cácthành viên trong gia đình.

2 Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vậnđộng và phát triển của xã hội Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì

Trang 5

nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đờisống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ratư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuấtra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòigiống Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhấtđịnh và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: mộtmặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển củagia đình”.

Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, giađình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Vì vậy,muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào giađình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xãhội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xãhội chính là gia đình”.

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chấtcủa từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụthuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đìnhtrong lịch sử Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, cóảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Tuynhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còncó nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các thành viêntrong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thànhviên của xã hội Không có cá nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhânbên ngoài xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xãhội của mỗi cá nhân.

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cánhân Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họtrong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào,

Trang 6

giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình, cũng đều coi trọngviệc xây dựng và củng cố gia đình.

3 Chức năng cơ bản của gia đình

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng riêng biệt của gia đình và không một cộng đồng nào có thể thaythế được Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của conngười, đáp ứng nhu cầu duy trì nguồn gen gia đình, mà còn đáp ứng nhu cầu của lựclượng lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội Việc thực hiện chức năng nàygắn liền với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Vì vậy, tùy theo vị trí và nhucầu xã hội mà chức năng này được thực hiện với xu hướng hạn chế hoặc hỗ trợ.Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn laođộng do gia đình cung cấp.

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm của cha mẹ đối vớicon cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Với chức năngnày, gia đình đã góp phần to lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xãhội, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn củaxã hội, đồng thời mỗi cá nhân cũng được xã hội hóa, nhưng đồng thời là ngườimang các giá trị văn hóa và là khách thể được nuôi dạy của các thành viên kháctrong gia đình

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chấtvà sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiệnchức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao độngsản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình Thực hiện chức năng này, gia đìnhbảo đảm sinh kế, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong giađình, khả năng kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh

Trang 7

thần của mỗi thành viên trong gia đình Gia đình phát huy có hiệu quả tiềm năng vềvốn, sức lao động và kỹ năng lao động, từ đó tăng thêm nguồn lực vật chất cho giađình và xã hội.

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm đáp ứng nhu cầu tình cảm,văn hóa, tinh thần của các thành viên, đảm bảo cân bằng tâm lý, bảo vệ sức khỏengười ốm, người già và trẻ em, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viêntrong gia đình và là trách nhiệm, đạo đức và lương tâm của mỗi người Vì vậy, giađình là lựa chọn tình cảm của mỗi cá nhân, là nơi trú ẩn tinh thần chứ không chỉ lànơi nương tựa về vật chất Trong việc giữ gìn tình cảm giữa các thành viên, gia đìnhcó vai trò sống còn đối với sự ổn định và phát triển của xã hội Ngoài những chứcnăng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị

II CƠ SỞ THỰC TIỄN – LIÊN HỆ VIỆT NAM

1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay

a Tình trạng kết hôn của Việt Nam hiện nay

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trởlên đã từng kết hôn là 77,5% Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%, dânsố đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; xấp xỉ 70% nam giới từ 15 tuổi trở lên hiệnđang có vợ và 68,5% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hiện đang có chồng Như vậy, dân sốđang có vợ/chồng là tình trạng phổ biến ở Việt Nam.

b Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại

Cấu trúc gia đình Việt Nam hiện đại theo quy mô gia đình và thế hệ đang có nhữngbiến đổi nhanh chóng, theo số liệu từ Tổng cục thống kê kết quả điều tra biến độngdân số và kế hoạch hóa gia đình từ năm 2008, 2010 2020 đến nay cho thấy quy môgia đình không ngừng nhỏ đi, cấu trúc gia đình cũng đơn giản hơn theo hướng hạtnhân hóa Gia đình có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2019: 25,1%, năm2020: 24,3%), gia đình có số người từ 2 đến 4 người bình quân phổ biến chiếm

Trang 8

65%, tỷ lệ gia đình độc thân tăng lên (năm 2009: 7,2%, năm 2020: 10,4% Việc biếnđộng theo hướng thu nhỏ cấu trúc gia đình có tác động, ảnh hưởng đến gìn giữ hệgiá trị gia đình truyền thống nhưng cũng đồng thời hình thành hệ giá trị gia đìnhmới, trong bối cảnh mới.

c Tuổi kết hôn trung bình có xu hướng nâng cao

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM - singulate mean age at marriage) đượcước lượng gián tiếp từ tỷ lệ chưa từng kết hôn của các nhóm tuổi từ 15-19 đến45-49 (hoặc 50-54) Nói cách khác, SMAM là số năm sống trung bình trước khi kếthôn lần đầu của những người kết hôn trước tuổi 50.Theo kết quả Tổng điều tra dânsố và nhà ở năm 2019, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số Việt Nam là 25,2tuổi Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số Việt Nam có xu hướng tăng qua cáckỳ Tổng điều tra dân số, từ 23,8 tuổi năm 1989 lên 24,5 tuổi năm 2009 và 25,2 tuổinăm 2019 (Biểu đồ 3).

d Số lượng các vụ ly hôn ngày càng tăng

Nhìn chung, tỷ lệ ly hôn của dân số ở Việt Nam thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xuhướng tăng trong 10 năm qua, từ 1,0% năm 2009 tăng lên 1,8% năm 2019 (Ban chỉđạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2019) Tỷ lệ ly hôn có sự khác biệttheo giới tính Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới (2,1% so với 1,4%) Ngoàira, do nam giới có tỷ suất tử vong lớn hơn và có khả năng tái hôn cao hơn nữ nên

Trang 9

mới có sự chênh lệch về số lượng cũng như tỷ lệ ly hôn giữa hai giới và nam giới cótỷ lệ ly hôn thấp hơn nữ giới Khu vực thành thị có tỷ lệ ly hôn của dân số cao hơnso với khu vực nông thôn, 2,1% so với 1,6% Qua đó cho thấy, khi sự phụ thuộc vàocộng đồng họ hàng suy giảm và tự do cá nhân được chú trọng hơn trong xã hội hiệnđại thì ly hôn/ly thân dễ xảy ra hơn so với xã hội truyền thống.

e Bạo lực gia đình

Từ năm 2009 đến năm 2017, tổng số vụ bạo hành gia đình được thống kê là292.268 vụ Như vậy trung bình mỗi năm xảy ra 36.534 vụ bạo lực gia đình, chưakể những vụ việc không được phát hiện và thống kê.

Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạolực phổ biến nhất trong gia đình Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất làbạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất Tuy nhiên,không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà cónhững lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý chongười vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự ; hoặc có những hành vi cưỡngbức về tình dục, kiểm soát về kinh tế Bên cạnh đó, trong xã hội ngày nay, hiệntượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không còn hiếm.

Ngoài ra, hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái, bạo lực giađình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng.Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thầncho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác.

f Tiềm năng phát triển kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh hội nhập kinh tế khuvực và quốc tế

Hiện nay, kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam phát triển chủ yếu ở nông thôn, thườnggọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ côngnghiệp Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tếhộ gia đình nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu.

Trang 10

Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường, có tácđộng lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước Tuyvậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiềuhạn chế như số lượng hộ tăng nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứngvới sự gia tăng; hầu hết các hộ quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu; chấtlượng nguồn nhân lực chưa cao, còn mang tính tự phát…

2 Nguyên nhân, hệ quả

2.1 Nguyên nhân của thực trạng

Dựa trên góc độ chủ quan, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi trongtư duy, tâm lý, lối sống của các thành viên của mỗi gia đình trong bối cảnh xã hộingày càng hiện đại và phát triển Mỗi cá nhân được sống và có quyền, trách nhiệm

nghĩa vụ với chính mình, được tự do trong suy nghĩ, ngôn luận và làm những điềumình mong muốn, thỏa sức sáng tạo, phát huy những thứ mang lại giá trị tích cựccho bản thân và cho cả cộng đồng Do đó, mỗi cá nhân sẽ hoàn thiện hơn trong tổchức gia đình của mình, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển bền vững của xã hội,từ đó mang lại những hệ quả tích cực trong tư duy, lối sống và sự phát triển chungcủa toàn xã hội Song, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khi con ngườiđược tiếp cận với nhiều điều mới mẻ, xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhiềuvấn đề xã hội diễn ra ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, tâm lý của mỗi người, đặcbiệt là thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hiện trạng tiêu cực như số lượng các vụ ly hôn cóxu hướng tăng, bạo lực gia đình, ngại kết hôn sinh con vì sợ tốn kém, Bên cạnhđó, do ảnh hưởng tư tưởng từ chế độ phong kiến ngày xưa, vẫn tồn tại những lối tưduy cũ dẫn đến những hệ quả tiêu cực như: hôn nhân gia đình bị sắp đặt, khôngđược tự do, đa thê, gia trưởng, phụ quyền, bất bình đẳng giới bởi những định kiếnnhư “ trọng nam khinh nữ” hay những quy định cứng nhắc “ xuất giá tòng phu, phutử tòng tử”, “ tam tòng, tứ đức”,

Dựa trên góc độ khách quan, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc xã hội đangvận động và hướng tới thời kỳ quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sứcảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động trực tiếp đến

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

w