1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài làm rõ các chức năng của gia đình liên hệ với vai trò quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên sinh viên với gia đình mình

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi cănbản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doan

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Hùng.

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 08.

Họ và tênMã sinh viên

3 Nguyễn Phương Thảo 18G4010604 Phạm Thị Hồng Thu 18G401061

6 Nguyễn Huyền Trang 18G401064

 Hà Nội – ngày 17 tháng 03 năm 2022 

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 3

Lời mở đầu 4

I.Cơ sở lý thuyết, tổng quan về gia đình 5

1 Khái niệm gia đình 5

2 Vị trí của gia đình trong xã hội 5

2.1 Gia đình là tế bào của xã hội 5

2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đờisống cá nhân của mỗi thành viên 6

2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội 6

3 Chức năng cơ bản của gia đình và làm rõ các chức năng 6

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 7

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục 8

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng 9

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm trong gia đình.10II Liên hệ thực tiễn với vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên sinh viênvới gia đình 12

1 Thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay 12

2 Liên hệ thực tiễn 14

2.1 Vai trò của thanh niên sinh viên với gia đình 14

2.2 Quyền lợi của thanh niên sinh viên được hưởng từ gia đình 15

2.3 Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên sinh viên với gia đình 16

Trang 3

III Kết luận 18

Trang 4

Lời cảm ơn.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thế Hùng đã giúp đỡvà truyền đạt cho chúng em những kiến thức cần thiết, bổ ích và giải đáp những thắcmắc để chúng em hoàn thành bài tập lớn.

Mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khả năng và thời gian cóhạn nên không tránh khỏi những sai sót nhất định về nội dung và hình thức Chúng emrất biết ơn và mong nhận được những ý kiến trao đổi và đóng góp ý kiến từ Thầy vàcác bạn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện.

Trang 5

Lời mở đầu.

Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người, bất cứ cá nhânnào cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng một gia đình.Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phongphú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động Do đó, gia đình là vấn đềtrọng yếu mà toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đại đều dành cho nó mộtsự quan tâm sâu sắc Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi cănbản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và quản lý kinh tế xã hội.Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảysinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp.

Chính vì vậy, việc chọn đề tài bài tập lớn “Làm rõ các chức năng của gia

đình Liên hệ với vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên sinh viên với giađình mình” không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem lại giá trị thực tiễn

cao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để làm rõ các chức năng của gia đình cũngnhư liên hệ thực tế với vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của các thanh niên sinh viênhiện nay đối với gia đình mình.

4

Trang 6

I.Cơ sở lý thuyết, tổng quan về gia đình.

1 Khái niệm gia đình.

Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử củaloài người Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người bắt đầu tự tổ chức cuộc sốngnhư một cộng đồng độc lập cũng là lúc các mô hình cộng đồng nhỏ - hình thức sơkhai của gia đình ra đời.

Như vậy, gia đình chính là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt tập hợpnhững người gắn bó với nhau trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thốnghoặc do quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ cácthành viên trong gia đình với nhau.

Hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau giữa cácđịnh nghĩa về gia đình Hầu như các quan niệm chỉ mới dừng lại ở một khái niệmtổng quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm cáchình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay như giađình một người.

2 Vị trí của gia đình trong xã hội.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển củaxã hội Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra conngười, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xãhội; nếu không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại vàphát triển được Do đó, muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựngtế bào gia đình tốt Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội ở mỗigiai đoạn lịch sử là khác nhau vì nó phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội,đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân môhình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Trong các xã hội

Trang 7

dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệxã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xãhội.

Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng,hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sốngcá nhân của mỗi thành viên.

Mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình trong suốt cuộc đời, từ khi trongbụng mẹ đến lúc lọt lòng Gia đình chính môi trường phát triển tốt nhất mỗi cá nhân,nơi mọi thành viên được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và pháttriển Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình chính là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sựhình thành, phát triển toàn diện nhân cách, thể lực, trí lực của mỗi thành viên thành mộtcông dân tốt của xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, mỗi cá nhân mớicảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.

2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗicá nhân, là môi trường đầu tiên mỗi người được tiếp xúc và thực hiện các quan hệ xãhội Do đó, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cánhân, là cầu nối mà thông qua đó mỗi cá nhân nhận được sự giáo dục, chăm sóc cùngnhững mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ mang tính xã hội cao Không thể có cá nhânbên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội; do chịu ảnh hưởngcủa hoàn cảnh lịch sử và chế độ xã hội, nên đặc điểm của gia đình ở mỗi xã hội là khácnhau Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác độngtích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức lối sống,nhân cách

3 Chức năng cơ bản của gia đình và làm rõ các chức năng.

Sự tồn tại của gia đình với các hoạt động phong phú qua các thời đại lịch sử làcơ sở thực tiễn để xây dựng và phát triển gia đình Việc thực hiện các chức năng cơ bản

6

Trang 8

của gia đình chính là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành các chính sách, xây dựngnhững chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp cho gia đình Việt Nam trong thời kì quáđộ lên chủ nghĩa xã hội Gia đình có bốn chức năng cơ bản: chức năng tái sản xuất racon người; chức năng nuôi dưỡng, giáo dục; chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng;chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người.

Chức năng sinh sản là chức năng tạo ra con người mới về mặt sinh học Đây làchức năng đặc thù của gia đình, giúp đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của conngười và nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và duy trì sự trường tồncủa xã hội Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinhsản của gia đình là một vấn đề toàn xã hội vì nó quyết định mật độ dân cư, nguồn laođộng của một quốc gia và cấu thành của tồn tại xã hội Việc khuyến khích hay hạn chếchức năng sinh sản của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực vàcác điều kiện kinh tế - xã hội khác Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnhhưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp Ở mỗi quốc gia khácnhau thì việc thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau Chẳng hạn như:

Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gia đình: “ Mỗi gia đình chỉ nên cótừ một đến hai con”, vừa bảo đảm được sức khỏe cho mẹ lại vừa đảm bảo được chấtlượng về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc và dạy bảo các con.

Ở Trung Quốc, hồi tháng 8/2021, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua luật chophép các cặp vợ chồng sinh con thứ 3, trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt vớicuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng, khi dân số đang già nhanh và lựclượng lao động ngày càng thu hẹp Giới chức đã quyết định thay đổi chính sách này chỉvài tuần sau khi cuộc điều tra dân số năm 2020 được công bố, cho thấy dân số TrungQuốc tăng với tốc độ chậm nhất trong nhiều thập kỷ.

Trang 9

Không chỉ ở Trung Quốc, nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang trải qua cuộckhủng hoảng nhân khẩu học cũng đã áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích cáccặp vợ chồng sinh thêm con Thị trấn Nagi của Nhật Bản đã trở thành hình mẫu sau khicác cặp vợ chồng ở đây được trả tiền để sinh thêm con Họ sẽ nhận được 100.000 yêncho con đầu lòng, 150.000 yên khi sinh con thứ hai và 400.000 yên cho bé thứ 5 ỞSingapore, một trong những quốc gia có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới, chính phủ đã đềnghị trả tiền cho các bậc cha mẹ có nguyện vọng sinh con vào năm 2020 trong thời kỳđại dịch COVID-19

3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.

Chức năng nuôi dưỡng giáo dục của gia đình là việc cha mẹ, ông bà giáo dụccon cháu mình, qua đó góp phần duy trì truyền thống văn hóa, đạo đức của xã hội.Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp từ khi được sinh racho đến khi trưởng thành, thậm chí cho đến suốt đời, đó là trách nhiệm nuôi dưỡng,dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năngnuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của mỗi thànhviên, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách,đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vaitrò nhất định, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục củagia đình.

Giáo dục gia đình là một bộ phận hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục xã hội, làthành tố của nền giáo dục xã hội nói chung Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trườngvà giáo dục ngoài cộng đồng cần được kết hợp với nhau trong sự nghiệp bảo vệ,chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển củađất nước

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệmcủa cha mẹ với con cái cũng như trách nhiệm của gia đình với xã hội Thực hiện tốtchức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiếnthức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt: tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối

8

Trang 10

sống, nhân cách, thẩm mỹ, Phương pháp giáo dục gia đình khá đa dạng, phổ biếnvới phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyềnthống.

Gia đình chính là trường học đầu tiên của mỗi con người, từ trường học đầutiên này, mỗi cá nhân được những người thầy người cô thân yêu là cha mẹ, ông bàgiáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng hòa nhập với đời sống cộngđồng Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình (Cha mẹ thương yêu chânthành, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau; ông bà, cha mẹ vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc vàbao dung với con cháu), giữa gia đình với họ hàng, với hàng xóm láng giềng, vớicộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham,điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bàihọc cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triểnnhân cách.

3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.

Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình Cũng như các đơn vị kinh tếkhác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sảnxuất và tư liệu tiêu dùng Kinh tế gia đình phát huy hiệu quả tiềm năng về vốn, sức laođộng, từ đó tăng thêm của cải cho cả gia đình và xã hội Gia đình khác với các đơn vịkinh tế ở chỗ gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuấtra sức lao động cho xã hội Ngoài ra gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội.Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình, thỏamãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó Trong điều kiện phúc lợi xãhội của quốc gia còn hạn chế thì thực hiện chức năng kinh tế của gia đình rất có ýnghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân Chức năng nàybao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong giađình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.

Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sốngcủa gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình.Việc tổ chức

Trang 11

đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập và thời gian của cácthành viên để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chấtcủa mỗi thành viên được đảm bảo, sức khỏe được nâng cao, đồng thời duy trì sắc thái,sở thích riêng của mỗi người.

Theo từng giai đoạn phát triển của xã hội thì chức năng kinh tế của gia đình cósự khác nhau về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất, cách thức tổ chức sản xuấtvà phân phối Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của nó với các đơn vịkinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.

Để kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài nhữngthành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên khác đang ở trong độ tuổilao động cần có một công việc với mức thu nhập ổn định Ngoài ra, còn cần có mức thunhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Ví dụ như giáo viên có thể nhận lớp dạy thêm, công nhân có thể nhận thêm sảnphẩm làm ngoài giờ, có thể làm nhiều công việc khác nhau trong cùng khoảng thờigian, Mỗi gia đình luôn cần có ý thức phấn đấu làm giàu và làm giàu một cách chínhđáng, đồng thời phải biết cách hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần Bên cạnh đó,xã hội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình bằng cách pháttriển kinh tế, văn hóa, có như vậy thì chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng của giađình mới có thể hoàn thiện được.

3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm trong gia đình.Đây là chức năng thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng của gia đình, bao gồmviệc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần của các thành viên, đảm bảo sự cânbằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em, quan tâm, gắn bó,chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình Trong quá trình sống của conngười, nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới tính, thế hệ luôn diễn ra trong phạm vigia đình mà trước hết là trong quan hệ vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái Nên sự hiểubiết tâm - sinh lý, sở thích cá nhân để ứng xử phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo nên

10

Trang 12

không khí tinh thần lành mạnh, ổn định, hài hòa là vấn đề quan trọng mà gia đình phảivà có thể đảm nhận.

Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến,ấm áp Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lạicho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời chamẹ, vợ chồng quan tâm, chia se buồn vui, cực nhọc với nhau, Ở đó, mỗi người cảmnhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, những tiếng cười nói, đếnnhững quan hệ họ hàng thân thiết.

Khi một thành viên gặp phải khó khăn hay biến cố, gia đình họ sẽ có sự quantâm chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa.Điều đó sẽ tạo nên một sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những thànhviên trong gia đình lại với nhau

Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặttinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người Với việc duy trìtình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và pháttriển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hộicũng có nguy cơ bị phá vỡ.

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa (lưu giữ, sángtạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội, truyền thống văn hóa của dân tộccũng như tộc người), chức năng chính trị (tổ chức thực hiện và hưởng lợi từ chính sách,pháp luật của nhà nước và hương ước của làng xã, gia đình là cầu nối của mối quan hệgiữ nhà nước với công dân.) …

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w