1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thảo luận dân sự thứ ba chủ đề tài sản và quyền đối với tài sản

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Sản Và Quyền Đối Với Tài Sản
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Bài Thảo Luận Dân Sự
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 162,56 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnhKhánh HòaNguyên đơn là ông Phan Hai khởi kiện bị đơn là ông Thái về việc đòi lại GC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ BACHỦ ĐỀ: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Giảng viên:

Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Sinh viên: Lớp: MSSV:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày _

Trang 2

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN 1TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2017/QĐ-PT NGÀY 11/7/2017 CỦA TÒA ÁNNHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA 1TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 39/2018/DSST NGÀY 28/8/2018 CỦA TÒA ÁN NHÂNDÂN HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG 11.THẾNÀOLÀGIẤYTỜCÓGIÁ? NÊUCƠSỞPHÁPLÝKHITRẢLỜIVÀCHOVÍDỤMINHHỌAVỀGIẤYTỜCÓGIÁ 12.TRONGTHỰCTIỄNXÉTXỬ, “GIẤYCHỨNGNHẬNQUYỀNSỬDỤNGĐẤT, GIẤYCHỨNGNHẬNSỞHỮUNHÀ” CÓLÀGIẤYTỜCÓGIÁKHÔNG? QUYẾTĐỊNHSỐ 06 VÀBẢN ÁN SỐ 39 CÓ CHO CÂU TRẢ LỜI KHÔNG? 23.TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ, “GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẤYCHỨNG NHẬN SỞ HỮU NHÀ” CÓ LÀ TÀI SẢN KHÔNG? QUYẾT ĐỊNH SỐ 06 VÀ BẢN ÁNSỐ 39 CÓ CHO CÂU TRẢ LỜI KHÔNG? VÌ SAO? 24.SUY NGHĨ CỦA ANH/CHỊ VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 06LIÊNQUANĐẾN “GIẤYCHỨNGNHẬNQUYỀNSỬDỤNGĐẤT, GIẤYCHỨNGNHẬNSỞHỮUNHÀ” NHÌNTỪKHÁINIỆMTÀISẢN (VÀNẾUCÓĐIỀUKIỆN, ĐỐICHIẾUTHÊMVỚIPHÁPLUẬTNƯỚCNGOÀI) 35.NẾUÁPDỤNG BLDS NĂM 2015, GIẤYCHỨNGNHẬNQUYỀNSỬDỤNGĐẤT, GIẤYCHỨNGNHẬNSỞHỮUNHÀCÓLÀTÀISẢNKHÔNG? VÌSAO? 36.SUY NGHĨ CỦA ANH/CHỊ VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG BẢN ÁN SỐ 39 LIÊNQUAN ĐẾN “GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞHỮU NHÀ” 47.BITCOIN LÀ GÌ? 48.THEO CÁC BỊ CÁO TRONG VỤ ÁN “CƯỚP TÀI SẢN”, BITCOIN CÓ LÀ TÀI SẢNKHÔNG? 59.Ở CÁCVỤVIỆCVỀ BITCOIN, TÒAÁNCÓXÁCĐỊNH BITCOINLÀTÀISẢNTHEOPHÁPLUẬT VIỆT NAMKHÔNG? 510.PHÁPLUẬTNƯỚCNGOÀICÓCOI BITCOINLÀTÀISẢNKHÔNG? NẾUCÓ, NÊUHỆTHỐNGPHÁPLUẬTMÀANH/CHỊBIẾT 6

Trang 3

11.THEO ANH/CHỊ, CÓ NÊN COI BITCOIN LÀ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM KHÔNG? VÌSAO? 7

12.QUYỀN TÀI SẢN LÀ GÌ? 813.CÓ QUY ĐỊNH NÀO CHO PHÉP KHẲNG ĐỊNH QUYỀN THUÊ, QUYỀN MUA TÀISẢN LÀ QUYỀN TÀI SẢN KHÔNG? 914.ĐOẠNNÀOCỦA QUYẾTĐỊNHSỐ 05 CHOTHẤY TÒAÁNNHÂNDÂNTỐICAOTHEOHƯỚNGQUYỀNTHUÊ, QUYỀNMUALÀTÀISẢN? 915.SUYNGHĨCỦAANH/CHỊVỀHƯỚNGGIẢIQUYẾTCỦA TÒAÁNNHÂNDÂNTỐICAOTRONG QUYẾTĐỊNHSỐ 05 VỀQUYỀNTHUÊ, QUYỀNMUA (TRONGMỐIQUANHỆVỚIKHÁINIỆMTÀISẢN)? 9VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU 10TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 111/2013/DS-GĐT NGÀY 09/09/2013 CỦA HỘIĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 101.ĐOẠN NÀO CỦA QUYẾT ĐỊNH TRÊN CHO THẤY TÒA ÁN KHẲNG ĐỊNH GIA ĐÌNHCHỊ VÂN ĐÃ CHIẾM HỮU NHÀ ĐẤT CÓ TRANH CHẤP TRÊN 30 NĂM VÀ CHO BIẾT SUYNGHĨCỦAANH/CHỊVỀKHẲNGĐỊNHNÀYCỦA TÒAÁN? 112.ĐOẠNNÀOCỦA QUYẾTĐỊNHTRÊNCHOTHẤY TÒAÁNKHẲNGĐỊNHGIAĐÌNHCHỊ VÂNĐÃCHIẾMHỮUNGAYTÌNHNHÀĐẤTCÓTRANHCHẤPTRÊN 30 NĂMVÀCHOBIẾTSUYNGHĨCỦAANH/CHỊVỀKHẲNGĐỊNHNÀYCỦA TÒAÁN? 113.ĐOẠNNÀOCỦA QUYẾTĐỊNHTRÊNCHOTHẤY TÒAÁNKHẲNGĐỊNHGIAĐÌNHCHỊ VÂN ĐÃ CHIẾM HỮU LIÊN TỤC NHÀ ĐẤT CÓ TRANH CHẤP TRÊN 30 NĂM VÀ CHOBIẾT SUY NGHĨ CỦA ANH/CHỊ VỀ KHẲNG ĐỊNH NÀY CỦA TÒA ÁN? 124.ĐOẠN NÀO CỦA QUYẾT ĐỊNH TRÊN CHO THẤY TÒA ÁN KHẲNG ĐỊNH GIA ĐÌNHCHỊ VÂN ĐÃ CHIẾM HỮU CÔNG KHAI NHÀ ĐẤT CÓ TRANH CHẤP TRÊN 30 NĂM VÀCHO BIẾT SUY NGHĨ CỦA ANH/CHỊ VỀ KHẲNG ĐỊNH NÀY CỦA TÒA ÁN? 125.ĐOẠNNÀOCỦA QUYẾTĐỊNHTRÊNCHOTHẤY TÒAÁNKHẲNGĐỊNHCỤ HẢOKHÔNGCÒNLÀCHỦSỞHỮUNHÀĐẤTCÓTRANHCHẤPVÀCHOBIẾTSUYNGHĨCỦAANH/CHỊVỀKHẲNGĐỊNHNÀYCỦA TÒAÁN? 136.THEOANH/CHỊ, GIAĐÌNHCHỊ VÂNCÓĐƯỢCXÁCLẬPQUYỀNSỞHỮUĐỐIVỚINHÀĐẤTCÓTRANHCHẤPTRÊNCƠSỞQUYĐỊNHVỀTHỜIHIỆUHƯỞNGQUYỀNKHÔNG? VÌ SAO? 14

Trang 4

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN 141.AI PHẢI CHỊU RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS? NÊU CƠ SỞPHÁP LÝ KHI TRẢ LỜI 142.TẠI THỜI ĐIỂM CHÁY CHỢ, AI LÀ CHỦ SỞ HỮU SỐ XOÀI? NÊU CƠ SỞ PHÁP LÝKHI TRẢ LỜI 143.BÀ DUNGCÓPHẢITHANHTOÁNTIỀNMUAGHEXOÀITRÊNKHÔNG? VÌSAO?NÊUCƠSỞPHÁPLÝKHITRẢLỜI 15

Trang 6

VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnhKhánh Hòa

Nguyên đơn là ông Phan Hai khởi kiện bị đơn là ông Thái về việc đòi lại GCN(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mang tên Lương Thị Xàm, Tòa án sơ thẩm quyếtđịnh đình chỉ giải quyết vụ án vì cho rằng GCN không phải là tài sản, không thể xem làgiấy tờ có giá nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Xem xét kháng cáocủa ông Phan Hai, Tòa án phúc thẩm quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều192 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004

Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyệnLong Hồ tỉnh Vĩnh Long

Nguyên đơn là ông Võ Văn Ba và bà Bùi Thị H khởi kiện bị đơn là bà NguyễnThị Thủy T yêu cầu trả lại GCN số AM 090902 Năm 2012, gia đình ông B sửa nhànên dọn hết đồ đạc ra sân để sửa nhà, sau hơn 10 ngày dọn vào nhà thì phát hiện GCNbị mất Sau đó ông làm đơn cớ mất và xin cấp lại thì được Ủy ban nhân dân huyệnLong Hồ cấp lại GCN nhưng khi có giấy thì ông không được nhận vì lí do là có ngườitranh chấp Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện và buộc bà T trao trả GCNcho ông B và bà H

1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá.

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, giấy tờ có giá, cùng với bathành phần khác được định nghĩa là “tài sản” - vốn là một trong hai phạm vi điều chỉnhlớn của BLDS1 Giấy tờ có giá có những tính chất gần giống với tiền nhưng không phảilà tiền mà có giá trị được tính bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dânsự (GDDS)”2

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra định nghĩa cụ thể về giấy tờ có giá

là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với

người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điềukiện khác.”3 Đồng thời, Điều 6 của Luật này cũng đưa ra hình thức của một số loại1 Điều 1 BLDS 2015 về Phạm vi điều chỉnh: “Bộ luật này quy định…quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản củacá nhân, pháp nhân…”

2 Tlđd (8), tr.57

3 Tlđd (3), điểm c khoản 1 Điều 6

1

Trang 7

giấy tờ có giá “gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các

loại giấy tờ có giá khác;”

Ví dụ, theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, “trái phiếu là loại chứng

khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ củatổ chức phát hành” Do đó, khi một người sở hữu trái phiếu do ngân hàng A phát hành

theo đúng quy định của pháp luật, trái phiếu của người đó được coi là giấy tờ có giá

2 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?

Trong thực tiễn xét xử, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sởhữu nhà không được coi là giấy tờ có giá Tại Quyết định số 06 và Bản án số 39, Tòaán đã khẳng định điều này Cụ thể:

Tại quyết định số 06, Tòa án đã nhận định trong phần “Xét thấy” như sau: “GCN

chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”

Tương tự, trong phần “Nhận định” của Tòa án tại Bản án số 39, Tòa cũng xác định:

…GCN là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyềnsử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liềnvới đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự…(k nói rõ, nhưngtheo hướng k công nhận là tài sản)

3 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sởhữu nhà không được coi là tài sản

Câu trả lời được nêu trong Quyết định số 06 và Bản án số 39 tương tự với nội dungđã trình bày ở câu 2 Quyết định số 06 đã khẳng định GCN không phải là tài sản, cònBản án số 39 coi đó là chứng thư pháp lý, là căn cứ để nhà nước xác định quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà và một số quyền tài sản khác chứ không được xác định làmột loại tài sản căn cứ theo điều 105 BLDS 20154

4 Chiếu theo điều 105 BLDS 2015 về tài sản:

2

Trang 8

Nhận định trên là có căn cứ theo pháp luật bởi lẽ giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, giấy chứng nhận sở hữu nhà chỉ là một phương tiện, một loại lợi ích đi kèm vớiquyền tài sản Nó không có giá trị sử dụng đối với tất cả mọi người trong xã hội mà cógiá trị với chính người được ghi nhận là sở hữu mảnh đất, căn nhà đó trên giấy tờ nhằmchứng nhận quyền sử dụng, sở hữu của họ và mang lại cho họ những giá trị pháp lýnhất định như: công khai thông tin tài sản, thực hiện các thủ tục thế chấp, chuyểnnhượng,…5 Bản thân tờ giấy không đồng nghĩa với tài sản vì cho dù nó có bị tổn tại,làm mất đi chăng nữa thì quyền tài sản và tài sản vẫn tồn tại và được công nhận trênthực tế Hơn nữa, chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp vẫn có thể yêu cầu cấp lại giấy kháctrong các trường hợp trên theo thủ tục luật định như Tòa án xác định trong Quyết địnhsố 066.

Cầm gcn/giấy tờ xe/CCCD k phải tài sản? Có phải giấy tờ có giá? “ ghi nhận nghĩavụ trả nợ” theo định nghĩa  không Tài sản? Vật hthuc Có đặc điểm gì khác? đặc biệtk, định giá ntn (vật liệu cấu thành, )

(1)k thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa (2) có giải quyết

4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luậtnước ngoài)

Theo tôi hướng giải quyết của Tòa án trong Quyết định số 06 là chưa thực sự phùhợp Vì việc Tòa án coi GCN không phải giấy tờ có giá là đúng nhưng hoàn toàn có thểxem đây là vật theo Điều 163 BLDS 2005 (hay Điều 105 BLDS 2015) vì GCN có đủđiều kiện để được nhìn nhận là vật như: có hình dạng cụ thể, có thể do con ngườichiếm hữu, có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng Việc GCN không thể tham gia vàoGDDS không làm mất đi bản chất tài sản của nó, và qua đó, cung cấp căn cứ để Tòa áncó thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sở hữu và sử dụng hợp pháp của GCN7

5 Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản 2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

5 Tlđd (8), tr.29

6 Tlđd (13) “…trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/04/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013.”

7 Tlđd (11), tr.97

3

Trang 9

Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sởhữu nhà có thể được coi là tài sản Vì tài sản theo Điều 105 BLDS bao gồm “vật, tiền,giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhậnsở hữu nhà không phải là tiền, không phải là giấy tờ có giá và cũng không thể đại diệncho quyền sử dụng đất, sở hữu nhà tham gia vào GDDS như nhiều người lầm tưởng.Tuy nhiên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có thểđược coi là vật vì nó thỏa mãn các yếu tố được đề cập đến trong phần trả lời Câu 4.

Thêm vào đó, nên xem xét kiến nghị ông Đỗ Thành Công trong chương 1 khi trongthực tiễn xét xử không coi GCN là tài sản là thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn Do đó, tôiủng hộ quan điểm thừa nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sởhữu nhà là tài sản và cần giải quyết tranh chấp liên quan theo thủ tục tố tụng dân sựnhư quy định của pháp luật

6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.

Theo tôi hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số 39 là hợp lý vì đã đưa rađược phán quyết hợp tình, hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích của bên nguyên Mặcdù BLTTDS không quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Tòa không xét GCNlà tài sản mà chỉ ra việc nội dung GCN hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền vớiđất nên căn cứ theo pháp luật về dân sự, buộc người chiếm giữ giấy tờ bất hợp pháp làbà T phải trao trả lại GCN số AM 090902 cho ông B theo lẽ công bằng

7 Bitcoin là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản nào chưa ra định nghĩa cụ thể về bitcoin nhưng ta có thểdựa vào cách xác định của một số tổ chức quốc tế hoặc trong nước để định nghĩa kháivề bitcoin

Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), bitcoin là một dạng tiền mã hóa cóthể chuyển đổi kỹ thuật số mà không cần đến giao dịch trực tiếp Nó được tạo ra vàquản lý bởi một mạng lưới vi tính bởi các thuật toán thay vì một chính quyền hay tổchức cụ thể.8

Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trả lời kiến nghịcủa ông Vũ Thái Hà về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại8 European Central Bank, “What is bitcoin”, https://www.ecb.europa.eu/ecb/educational/explainers/tell-me/html/what-is-bitcoin.en.html#:~:text=Essentially%2C%20it%20is%20a%20digital%20token%20that%20can,or%20organisation.%20So%20virtual%2C%20yes%2C%20but%20currency%2C%20no., truy cập ngày 16/03/2024

4

Trang 10

tiền ảo đã đưa ra quan điểm về bitcoin như sau: “…tiền ảo nói chung và Bitcoin,

Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợppháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiềnảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp)làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.”

Như vậy, có thể hiểu bitcoin là một loại tiền mã hóa dưới dạng nguồn mở, cho phépnhững người phát triển kiểm soát và sử dụng thay cho một cơ quan phát hành thốngnhất, chấp nhận chuyển đổi điện tử giữa các thành viên trong một cộng đồng nhất địnhthông qua đơn vị bitcoin mà không cần thông qua một tổ chức thanh toán trung giannào Bitcoin không được Nhà nước Việt Nam công nhận và việc thanh toán thông quaphương tiện này là hành vi bất hợp pháp

8 Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?

Theo lời khai nhận tội của các bị cáo, lời khai của người bị hại và người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan, kết luận định giá cùng các chứng cứ khác trong hồ sơ, đủ cơ sởkết luận, năm 2018, nghe anh N (nguyên đơn) tư vấn nên T (bị cáo) đã bán Bitcoin (trịgiá khoảng 100 tỉ đồng) để chuyển sang tiền ảo khác nhưng thua lỗ Vì nghi ngờ anh Nlừa tiền điện tử của mình làm tổn hại đến tài sản của mình, các bị cáo đã lên kế hoạchchiếm đoạt tiền điện tử của anh N.9

Trong quá trình xét xử, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằngcác bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo) nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy địnhcụ thể về bảo hộ loại hình tài sản này và đây không phải tài sản theo quy định tại Điều105 BLDS 2015 - nên các bị cáo chỉ phạm tội “Cướp tài sản” với tài sản chiếm đoạt là3 điện thoại, 1 camera hành trình trị giá 45 triệu đồng.10

Như thế, phía bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản” không cho rằng bitcoin là tài sảnnên hành vi của bị cáo không được coi là phạm tội cướp tài sản do không có căn cứ xétxử

9 Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Trong vụ án “Cướp tài sản”, Tòa án đã khẳng định dù “pháp luật Việt Nam chưachấp nhận bitcoin là tiền tệ, phương tiện thanh toán nhưng tòa không chỉ căn cứ vào9 Phan Thương, “2 cựu công an tham gia vụ cướp Bitcoin trên cao tốc lãnh án”, https://thanhnien.vn/2-cuu-cong-an-tham-gia-vu-cuop-bitcoin-tren-cao-toc-lanh-an-18523051616405241.htm, truy cập ngày 16/03/2024

10 Tlđd (20)

5

Trang 11

kết luận định giá tài sản, mà theo nhận định thực tế là các bị cáo đã quy đổi số bitcoincướp được thành gần 19 tỉ đồng và chia nhau chiếm hưởng nên buộc các bị cáo phảiliên đới bồi thường lại số tiền trên cho bị hại.”11

Trong vụ án Phạm Văn Thuận chiếm đoạt Bitcoin, tại phần tuyên án, Hội đồng xétxử nhận định pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận Bitcoin và các loại tiền ảo khác làtiền tệ, là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam Tuy nhiên, khi có căn cứ xácđịnh được giá trị tài sản chiếm đoạt, căn cứ này phù hợp với chứng cứ khác trong vụ ánthì vẫn xử lý đối với các bị cáo Đối với 4.3 Bitcoin chưa thu hồi được không có căn cứbuộc các bị cáo bồi hoàn lại cho bị hại.12

Bé đù k đọc bản án xong nó trả lời kiểu =)))??? Trong vụ 841 với 22 đó.Căn cứ vào nội dung hai vụ án nêu trên, Tòa án Việt Nam không xác định bitcoin làtài sản theo pháp luật Việt Nam Không có căn cứ để xác định bitcoin là tài sản theođiều 105 BLDS 2015 nên không thể yêu cầu định giá tài sản Tuy nhiên, Tòa vẫn dựavào những căn cứ khác để đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân như căn cứ xác định thôngqua trị giá quy đổi, giá trị đối với bitcoin cũng như các tình tiết, động cơ, hình thức gâyán để định tội

10 Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.

Tuy Việt Nam chưa coi bitcoin là một loại tài sản, nhưng đã có một số nước trênthế giới chính thức công nhận bitcoin là tài sản, có thể thanh toán thông qua giao dịchvà phải đóng thuế cho nhà nước

Vào năm 2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên tiên trên thế coi bitcoinlà tiền tệ lưu hành hợp pháp13 Luật Bitcoin El Salvador đã hợp pháp hóa việc lưu hànhBitcoin cùng với đồng đô la Mỹ Hơn thế nữa, điều 714 của Luật này đã đề cập đếnBitcoin là một phương tiện giao dịch bắt buộc, nghĩa là nó không chỉ hợp pháp, màviệc thanh toán bằng Bitcoin được xem là bắt buộc tại quốc gia này

14 Article 7, El Salvador’s Bitcoin Law, “Every economic agent must accept bitcoin as payment when offered to him by whoever acquires a good or service.”

6

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trường Đại học Luật Tp.HCM (2023), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nxb. Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
Tác giả: Trường Đại học Luật Tp.HCM
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2023
9. Nguyễn Minh Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 1/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam
10. Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật ViệtNam
11. Đỗ Thành Công (2012), Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in Đỗ Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất, Nxb. Lao động 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tác giả: Đỗ Thành Công
Nhà XB: Nxb. Lao động 2012
Năm: 2012
12. Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản, Lương Hữu Định (1994), Từ điển pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội Hà NộiBản án, án lệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển pháp luật", Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản, Lương Hữu Định
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội"Bản án
Năm: 1994
18. Linh Trang, “Bitcoin là gì? Cần biết gì về Bitcoin trước khi đầu tư?”, https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/bitcoin-la-gi-561-29149-article.html, truy cập ngày 15/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linh Trang, “Bitcoin là gì? Cần biết gì về Bitcoin trước khi đầu tư
19. Trịnh Công Minh, “Bitcoin là gì? Tôi có thể coi Bitcoin như một loại tài sản để sử dụng trong thanh toán được không?”,https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/bitcoin-la-gi-toi-co-the-coi-bitcoin-nhu-mot-loai-tai-san-de-su-dung-trong-thanh-toan-duoc-khong-78.html, truy cập ngày 15/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Công Minh, “Bitcoin là gì? Tôi có thể coi Bitcoin như một loại tài sản để sử dụng trong thanh toán được không
20. Sơn Nhung, “Vụ án cướp tài sản bitcoin: Tài sản số cần khung pháp lý”, https://nld.com.vn/cong-nghe/vu-an-cuop-tai-san-bitcoin-tai-san-so-can-khung-phap-ly-20230616212926439.htm, truy cập ngày 15/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơn Nhung, “Vụ án cướp tài sản bitcoin: Tài sản số cần khung pháp lý
21. Cecilia Quirk, “El Salvador’s Bitcoin Law: Contemporary Implications of Forced Tender Legislation”, https://legaljournal.princeton.edu/el-salvadors-bitcoin-law-contemporary-implications-of-forced-tender-legislation/, truy cập ngày 16/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: El Salvador’s Bitcoin Law: Contemporary Implications of Forced Tender Legislation
22. The Investopedia Team, “With Pros and Cons for Investment, https://www.investopedia.com/terms/c/cryptocurrency.asp”, truy cập ngày 16/03/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: With Pros and Cons for Investment, https://www.investopedia.com/terms/c/cryptocurrency.asp
1. Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 2. Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Khác
5. Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/07/2017 về trả lời kiến nghị của ông Vũ Thái Hà về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo Khác
6. Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004 7. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 B. TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tham khảo tiếng Việt Khác
13. Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khác
14. Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long Khác
15. Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Khác
17. Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoTài liệu từ Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w