1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài vấn đề hạt nhân trên bán đảo triều tiên trong địa chiến lược của mỹ trung quốc và nhật bản

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong địa chiến lược của Mỹ – Trung Quốc và Nhật Bản
Tác giả Trần Thị Ly Ly, Nguyễn Yến My, Nguyễn Song Đan Thanh, Lâm Phương Vy, Nguyễn Thịnh Phú
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Minh Oanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 96,45 KB

Nội dung

Nguyên nhân khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên 14 Chương 2: Chiến lược của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên16 2.1.. VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊNTRONG ĐỊA – CH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

HỌC PHẦN ĐỊA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ

2321HIST1098

Đề tài:

VẤN ĐỀ HẠT NHÂNTRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊNTRONG ĐỊA – CHIẾN LƯỢC CỦAMỸ – TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Giảng viên: PGS.TS Ngô Minh Oanh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC PHẦNĐỊA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ

2321HIST1098

VẤN ĐỀ HẠT NHÂNTRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊNTRONG ĐỊA – CHIẾN LƯỢC CỦAMỸ – TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Nhóm 4 Thành viên:

2 Nguyễn Yến My 48.01.608.0393 Nguyễn Song Đan Thanh48.01.608.0654 Lâm Phương Vy 48.01.608.0925 Nguyễn Thịnh Phú 48.01.608.056

Giảng viên: PGS.TS Ngô Minh Oanh

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh PhúcBIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 4

Nội dung công việc:

Nhóm trưởng: Trần Thị Ly Ly Sau thời gian làm việc nhóm, chúng tôi đưa ra được bảng làm việc sau:

Nội dung chương 2, 3

Nguyễn Thịnh

Nguyễn Song Đan Thanh

Tổng hợp Word + Nội

Biên bản làm việc kết thúc ngày 27 sau khi tất cả thành viên nhóm đã nhất trí với nộidung biên bản được lập ra

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2024

Người lập biên bản(Nhóm trưởng)

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU1

1 Lý do chọn đề tài 12 Lịch sử nghiên cứu 23 Mục đích nghiên cứu 24 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của đề tài 2

NỘI DUNG 3Chương 1: Bối cảnh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên 31.1 Sơ lược về Triều Tiên 3

1.1.1 Lược sử Triều Tiên 31.1.2 Vị trí địa – chính trị Triều Tiên 51.2 Vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên 8

1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên 81.2.2 Thực trạng vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên hiện nay 121.2.3 Nguyên nhân khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên 14

Chương 2: Chiến lược của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên16

2.1 Sự phát triển và thay đổi trong chiến lược của Mỹ 162.2 Mối quan hệ Mỹ - Hàn – Nhật và ảnh hưởng đến chiến lược18

Chương 3: Chiến lược của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên 20

3.1 Lợi ích và quan điểm chiến lược của Trung Quốc 203.2 Quan hệ Triều Tiên – Trung Quốc và ảnh hưởng đến vấn đề hạt nhân 213.3 Mối quan hệ Mỹ - Trung và ảnh hưởng đến chiến lược23

Trang 5

Chương 4: Chiến lược của Nhật Bản đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên 244.1 Thái độ của Nhật Bản 24

4.2 Chiến lược của Nhật Bản trong việc đối phó mối đe dọa hạt nhân 264.3 Quan hệ với Mỹ - Trung và sự ảnh hưởng đến chiến lược 29

Chương 5: Tìm kiếm giải pháp31KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 6

VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

TRONG ĐỊA – CHIẾN LƯỢC CỦAMỸ – TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử “LittleBoy” xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 8 năm 1945 đã khiến cả thế giới bànghoàng trước sức công phá của vũ khí hạt nhân Cho đến nay, các quốc gia dần biến vũ khíhạt nhân trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốctế

Nước Mỹ đã từng là quốc gia độc quyền về vũ khí hạt nhân, cho đến khi Liên Xô cũngthành công chế tạo vào năm 1949, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ Kể từ đó, số lượng quốcgia tham gia sản xuất và sở hữu đầu đạn hạt nhân cũng tăng lên, kéo theo nhiều vấn đề longại về việc gìn giữ nền hòa bình thế giới

Triều Tiên là một trong số những quốc gia thành công chế tạo vũ khí hạt nhân với tâmthế bảo vệ lãnh thổ và răn đe kẻ thù Nhưng ở một góc nhìn khác, các quốc gia kia lại xemđó là hành vi đe dọa, gây căng thẳng cho an ninh khu vực, đặc biệt là những nước có vị trílân cận như Trung Quốc và Nhật Bản Ngoài ra, lịch sử thù địch lâu dài với Triều Tiêncũng khiến Mỹ phải để tâm đến chính quyền họ Kim

Chứng kiến một Bắc Triều Tiên nhỏ bé mở những cuộc thử nghiệm hạt nhân long trờilở đất trong suốt thời gian qua, bộ ba cường quốc nêu trên sẽ có những suy tính như thếnào trên bàn cờ địa – chiến lược của mình đối với Triều Tiên nhằm giải tỏa căng thẳngquân sự đang leo thang từng ngày ở khu vực Đông Á này? Mỹ phải hành động ra sao để

Trang 7

cải thiện mối quan hệ song phương với Triều Tiên; Trung Quốc và Nhật Bản phải làm thếnào để đảm bảo an ninh quốc gia trước những dấu hiệu “dằn mặt” đến từ phía Triều Tiên?

2 Lịch sử nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm đã tham khảo qua các bài báo, tài liệu tổnghợp, đề tài nghiên cứu về Triều Tiên, việc khai thác vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên cũngnhư chiến lược của các quốc gia lớn đối với Triều Tiên Từ đó tiếp tục xem xét các giảipháp đã được nghiên cứu từ các học giả đi trước

3 Mục đích nghiên cứu:

Nhóm thực hiện nghiên cứu về các nội dung: Địa – chiến lược của Mỹ, Trung Quốc vàNhật Bản trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhằm hiểu rõ về tình hình củamột trong những vấn đề nhức nhối kéo dài tại khu vực Đông Á hiện nay – khủng hoảnghạt nhân tại Triều Tiên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề nằm trong các nội dung địa – chiến lược của Mỹ, TrungQuốc và Nhật Bản

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này, nhóm đã sử dụng các phương pháp lịch sử, phương phápphân loại – hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp nghiên cứu tổngkết

6 Kết cấu của đề tài:

Đề tài của nhóm gồm năm chương lớn, bắt đầu từ việc điểm qua về đất nước TriềuTiên cùng với khái quát vấn đề vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên ở chương đầu tiên Sau đócác chương kế tiếp sẽ đi chi tiết vào nội dung địa – chiến lược của các quốc gia lần lượt làMỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Chương cuối

Trang 8

cùng là tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân tại khu vực quốcgia này.

Trang 9

NỘI DUNGChương 1: Bối cảnh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

1.1 Sơ lược về Triều Tiên:1.1.1 Lược sử Triều Tiên:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một quốc gia nằm ở nửa phía bắc củabán đảo Triều Tiên, giữa biển Nhật Bản và Hoàng Hải Được thành lập vào năm 1948, saukhi Mỹ và Liên Xô giành quyền kiểm soát đối với bán đảo này sau Thế chiến 2 TriềuTiên là một quốc gia khá khép kín với thế giới

Năm 1910, Nhật Bản chính thức sáp nhập bán đảo Triều Tiên mà Nhật Bản đãchiếm đóng 5 năm trước sau cuộc chiến tranh Nga - Nhật Trong 35 năm tiếp theo, dướisự cai trị của Nhật Bản, Triều Tiên đã trải qua một quá trình hiện đại hóa và công nghiệphóa kiểu thực dân Sau khi Nhật Bản thua trận vào năm 1945, Mỹ và Liên Xô chia bánđảo Triều Tiên làm 2 khu vực ảnh hưởng dọc theo vĩ tuyến 38 Tháng 5/1948, nhà nướcĐại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) ra đời ở Seoul, do Li Sung-man (Lý Thừa Vãn) đứng đầu.Vào ngày 9/9/1948, nhà nước non trẻ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) TriềuTiên ra đời dưới sự hỗ trợ của Liên Xô ở Bình Nhưỡng Ông Kim Il-sung (Kim NhậtThành), một chỉ huy du kích kháng Nhật, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Triều Tiên

Do cả chính quyền Kim Il-sung và Li Sung-man đều tuyên bố chủ quyền đối vớitoàn bộ bán đảo Triều Tiên nên căng thẳng nhanh chóng gia tăng giữa hai miền Năm1950, chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc nổ ra Trong cuộc chiến này, Mỹ đứng vềphía Hàn Quốc và chỉ huy một lực lượng quân sự khoảng 340.000 người để đẩy lui quânTriều Tiên khỏi lãnh thổ Hàn Quốc Triều Tiên nhận được sự hậu thuẫn của Liên Xô.Riêng Trung Quốc đã gửi quân tình nguyện đến Triều Tiên chiến đấu chống lại quân HànQuốc Sau 3 năm chiến đấu máu lửa với thương vong dân thường và quân sự lên tới hơn2,5 triệu người, hai phe ký thỏa thuận đình chiến để tạm thời kết thúc Chiến tranh Triều

Trang 10

Tiên vào tháng 7/1953 Một khu phi quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt với độ rộngkhoảng 4km được thiết lập dọc theo vĩ tuyến 38.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên tạm kết thúc, Kim Il-sung xây dựng Triều Tiêntheo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa “Chủ thể” (Juche) Nhà nước Triều Tiên kiểm soát chặtchẽ nền kinh tế, tập thể hóa đất nông nghiệp và xác lập chế độ công hữu Đất nước TriềuTiên dưới thời ông Kim Il-sung và các thế hệ lãnh đạo tiếp theo khá khép kín Thông tinvề nhà nước Triều Tiên thường hiếm hoi so với nhiều nhà nước láng giềng Việc đi lại củangười dân Triều Tiên ra nước ngoài cũng hạn chế Thành phần dân chúng Triều Tiên vềcơ bản vẫn chủ yếu là người Triều Tiên thuần túy, chỉ có một số lượng nhỏ người Hoa

Trong giai đoạn đầu sau chiến tranh, nhờ sự đầu tư mạnh vào ngành mỏ, sản xuấtthép và các công nghiệp nặng, nền kinh tế quân sự và dân sự của Triều Tiên vượt trội hơnhẳn so với Hàn Quốc Được Liên Xô hậu thuẫn, ông Kim Il-sung đã xây dựng quân độiTriều Tiên trở thành một trong các lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới

Năm 1949 ông Kim Il-sung trở thành Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên được tạora trên cơ sở một số đảng cộng sản trước đó ở Triều Tiên Năm 1956, tình trạng chia rẽgiữa Liên Xô và Trung Quốc dâng cao Trong bối cảnh ấy, ông Kim Il-sung điều chỉnhdần chính sách đối ngoại, từ chỗ thân Liên Xô sang trung lập rồi thân Trung Quốc, sau đólại quay về độc lập hoàn toàn Trong các năm 1956-1958, các nhân tố thân Trung Quốc vàthân Liên Xô mất dần ảnh hưởng trong Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động TriềuTiên

Năm 1966, sau khi Thủ tướng Liên Xô Kosygin thăm Bình Nhưỡng, ông Kim sung công bố đường lối độc lập của Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó nhấn mạnh cácnguyên tắc “bình đẳng, chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việcnội bộ của các đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa”

Trang 11

Il-Từ đường lối trên, các nhà lý luận của Đảng Lao động Triều Tiên đã phát triển 4nguyên tắc Chủ thể (Juche), được hiểu nôm na là “tự lực cánh sinh”, như sau: Tự chủ vềtư tưởng, Độc lập về chính trị, Tự túc về kinh tế và Tự lực về quốc phòng1.

Ngày nay, nhà nước và nhân dân Triều Tiên nỗ lực cải thiện kinh tế, nâng cao đờisống nhân dân và bảo vệ chủ quyền đất nước trong bối cảnh tình hình quốc tế đang biếnđộng phức tạp khó lường Về cơ bản, Triều Tiên vẫn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xâydựng đất nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên do Chủ tịch Kim NhậtThành sáng lập, các nhà lãnh đạo Kim Jong-Il Kim Jong Un kế tục, đất nước và nhân dânTriều Tiên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệchủ nghĩa xã hội 75 năm qua2

1.1.2 Vị trí địa – chính trị Triều Tiên:

Triều Tiên được tạo thành từ nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên, nằm giữa vĩ độ37° và 43°B, kinh độ 124° và 131°Đ Đất nước có diện tích 120.540 km²; giáp với TrungQuốc và Nga ở phía bắc tại sông Yalu (Amnok) và Tumen; giáp Hàn Quốc ở phía nam tạikhu phi quân sự Liên Triều (K-DMZ) Đặc biệt, Triều Tiên và Nga có chung đường biêngiới dài 18,3 km dọc theo sông Đồ Môn ở phía Đông Bắc Biên giới của Bắc Triều Tiênvới Hàn Quốc là một biên giới tranh chấp vì cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối vớitoàn bộ bán đảo Triều Tiên Biên giới phía tây của đất nước được hình thành bởi biểnHoàng Hải và vịnh Triều Tiên, trong khi biên giới phía đông được xác định bởi biển NhậtBản Thành phố Bình Nhưỡng là thủ đô và thành phố lớn nhất của CHDCND Triều Tiên

Những du khách châu Âu đầu tiên đến du lịch Triều Tiên nhận xét rằng đất nướcnày giống như "một vùng biển trong cơn gió lớn", vì có nhiều dãy núi nối tiếp nhau chạydọc bán đảo Khoảng 80% diện tích Bắc Triều Tiên bao gồm núi và vùng cao, bị ngăncách bởi các thung lũng sâu và hẹp Tất cả các ngọn núi của bán đảo Triều Tiên có độ caotừ 2.000 m trở lên đều nằm ở Bắc Triều Tiên Điểm cao nhất ở đất nước này là núiPaektu, một ngọn núi lửa có độ cao 2.744 m trên mực nước biển

1 Trung Hiếu (2018).

2 Tô Minh (2024).

Trang 12

Các đồng bằng ven biển rộng ở phía tây và không liên tục ở phía đông Phần lớndân số sống ở đồng bằng và vùng đất thấp Theo báo cáo của Chương trình Môi trườngLiên Hợp Quốc năm 2003, rừng bao phủ hơn 70% diện tích đất nước, chủ yếu ở các sườndốc Chỉ số toàn vẹn cảnh quan rừng năm 2019 của Triều Tiên có điểm trung bình là8,02/10, xếp thứ 28 trên toàn cầu trong số 172 quốc gia Các con sông được biết đếnnhiều nhất là sông Taedong (439 km, chảy qua Bình Nhưỡng), Tumen (521 km),Chochong (217 km kết thúc ở sông Hoàng Hà) và Amnok hay Yalu trong tiếng Trung(dài nhất với 803 km) Con sông dài nhất là sông Amnok (Yalu) với chiều dài 790 km.Quốc gia này có ba vùng sinh thái trên cạn: rừng rụng lá miền Trung Triều Tiên, rừngsinh thái hỗn hợp núi Trường Bạch, và rừng sinh thái hỗn hợp Mãn Châu Các vấn đềtrồng trọt, khai thác gỗ, và các thảm họa tự nhiên hiện nay đều gây áp lực lên rừng củaTriều Tiên Một số đầm và hồ được tạo ra bởi hoạt động núi lửa, nổi tiếng nhất là hồChon trên núi Paektu, Samji, Tongjong và Kwangpo.

Khí hậu Triều Tiên ôn đới với 4 mùa khác nhau Mùa hè thường có mưa, khoảngtừ tháng 7 đến tháng 8 là có lượng mưa nhiều nhất Lượng mưa trung bình khoảng 900đến 1.500 mm Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 8 đến 12°C

Đường bờ biển Triều Tiên được nước biển xói mòn mạnh ở bờ biển phía Tây dẫnđến nhiều vịnh, vùng trên cao, bán đảo và hải đảo Chính phủ Triều Tiên tuyên bố lãnhhải mở rộng 12 hải lý (22,2 km; 13,8 mi) từ bờ biển Họ cũng tuyên bố vùng đặc quyềnkinh tế 200 hải lý (370,4 km; 230,2 dặm) từ bờ biển Ngoài ra, một ranh giới quân sựhàng hải rộng 50 hải lý (92,6 km; 57,5 mi) ngoài khơi tại vùng biển Nhật Bản (Biển Đôngcủa Triều Tiên) và 200 hải lý (370,4 km; 230,2 mi) ngoài khơi trong vùng biển Hoàng Hảinơi mà tàu bè và máy bay nước ngoài không được phép xâm phạm

Dân số Triều Tiên rơi vào khoảng 25 triệu người Các dân tộc ở Triều Tiên gồm cóngười Triều Tiên và một số ít cộng đồng người Hoa hoặc người Nhật Bản Ngôn ngữchính được họ sử dụng là tiếng Triều Tiên

Trang 13

Về khoáng sản, Triều Tiên giàu trữ lượng chì, kẽm, vàng, bạc, đồng, than đá,khoáng sản magnesit và than chì lớn; bên cạnh đó còn có tiềm năng về thủy điện Trênthực tế, vị trí địa lý của Triều Tiên đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Về cơ bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên rất giàu tài nguyên thiên nhiên,có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ Đất nông nghiệp được tập thể hóa, cácngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước Côngnghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng Tuy nhiên, do vẫntrong tình trạng đình chiến với Hàn Quốc, nên Triều Tiên phải tập trung nhiều nguồn lựccho quốc phòng, trong khi tình trạng kinh tế gặp khó khăn vì bị nhiều thế lực bên ngoàibao vây, cấm vận , dẫn đến việc Triều Tiên gặp nhiều khó khăn trong giao lưu với thếgiới bên ngoài và bên ngoài cũng khó tiếp cập được với những thông tin đầy đủ về TriềuTiên

Liên Xô từng giúp Triều Tiên xây dựng Trung tâm hạt nhân Yongbyon, nằm ởNyongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 90km về phía bắc vào năm 1958; bao gồm mộtnhà máy chế tạo nhiên liệu, một cơ sở tái chế nhiên liệu cùng các lò phản ứng Magnoxcông suất 5MW (MegaWatt), sử dụng chất Urani làm nhiên liệu Năm 1962, các lò phảnứng ở Nyongbyon đạt được công suất 2MW rồi đến năm 1974, được nâng lên thành4MW Trong khi đó, từ năm 1970, Triều Tiên bắt đầu khai thác quặng Urani ở một số mỏnằm gần tỉnh Sunchon và Pyongsan Sau khi nắm được những công nghệ cơ bản về chếtạo vũ khí hạt nhân, song song với việc triển khai các lò phản ứng, từ năm 1980 đến 1985,Triều Tiên tiến hành xây dựng thêm một nhà máy ở Trung tâm hạt nhân Yongbyon đểtích lũy Urani (hay còn được gọi là "Bánh Vàng" - Yellowcake)3

Triều Tiên mở rộng thêm một cơ sở hạt nhân chính nằm trong khu nghiên cứu hạtnhân Yongbyon có khả năng làm giàu Uranium cho vũ khí hạt nhân vào năm 2021.Chuyên gia Jeffrey Lewis tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury (Mỹ) cho biết khu vựcmới rộng khoảng 1.000 m2, đủ để chứa 1.000 máy ly tâm Thêm 1.000 máy ly tâm mới sẽ

3 Cao Trí (2016).

Trang 14

giúp Triều Tiên gia tăng năng lực sản xuất uranium được làm giàu ở mức cao lên 25%4.Ngoài ra, Triều Tiên trong nhiều năm qua chiết xuất plutonium bằng nhiên liệu đã qua sửdụng lấy từ một lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt tại khu Yongbyon Đến ngày22/12/2023, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều chuyên gia nhậnđịnh Triều Tiên có vẻ đang vận hành một lò phản ứng hạt nhân mới tại khu phức hợp hạtnhân thuộc Yongbyon5 Điều này cho thấy Triều Tiên đang vận hành lò phản ứng hạtnhân mới, có thể đang bổ sung nguồn plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Rất khó để Mỹ và các nước lớn khác đoán định mức độ nguy hiểm của Triều Tiên.Cho dù quân đội Triều Tiên có đến 1.190.000 người và nằm trong số các nước có quânđội lớn nhất hành tinh nhưng đa phần vũ khí của Triều Tiên đều đã lạc hậu Có vẻ nhưTriều Tiên không còn đủ khả năng để tấn công Hàn Quốc một cách dễ dàng nữa Tuynhiên, theo National Interest, nước này cũng được đánh giá là sở hữu từ 10-24 vũ khí hạtnhân và đã từng thử một loạt các tên lửa đạn đạo, từ tầm gần, tầm trung đến tên lửa đạnđạo phóng từ tàu ngầm6

Trong các năm gần đây, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã tạo raáp lực không nhỏ cho nền hòa bình khu vực và thế giới

1.2 Vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên:1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên:

Sau nửa thế kỷ kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), quan hệ giữaCHDCND Triều Tiên và Mỹ luôn trong tình trạng thù địch Sự tồn tại của Hiệp định đìnhchiến, kết thúc cuộc chiến tranh 1950-1953, làm cho mối quan hệ này chưa hề được cảithiện Mặc dù từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, CHDCND Triều Tiên và Mỹ bắt đầucó những cuộc tiếp xúc và đối thoại nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết và cả hainước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung

4 Vi Trân (2021).

5 Nghi Vũ (2023).

6 Đặng Phương Thảo (2017).

Trang 15

Từ năm 1987, sau khi CHDCND Triều Tiên cho ra đời lò phản ứng hạt nhân 5000kw, Mỹ đã tìm mọi cách để cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc CHDCND Triều Tiêncùng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ký hiệp định giám sát an toàn cácthiết bị hạt nhân của Triều Tiên và để IAEA kiểm tra các thiết bị đó Đầu năm 1993, khiCHDCND Triều Tiên từ chối không cho IAEA tiến hành điều tra, đặc biệt là hai địa điểmcó thiết bị hạt nhân chưa báo cáo và tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạtnhân (NPT), Mỹ mới bắt đầu đàm phán trực tiếp với CHDCND Triều Tiên về vấn đề hạtnhân Tháng 10-1994, Mỹ và CHDCND Triều Tiên ký thoả thuận Hiệp định khungGeneva với mục đích mà Mỹ mong muốn là Bình Nhưỡng ngừng hoạt động, và cuối cùngtháo gỡ lò phản ứng hạt nhân; niêm phong thiết bị tái xử lý vật liệu hạt nhân; CHDCNDTriều Tiên cam kết hợp tác với IAEA, chịu sự điều tra tạm thời và đặc biệt cũng nhưkhông được rút khỏi Hiệp ước NPT Đổi lại, các nước phương tây và Mỹ giúp CHDCNDTriều Tiên xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ trong 10 năm; trước khi nhà máyđiện hạt nhân hoạt động sẽ cung cấp cho nước này 500.000 tấn dầu mỗi năm Nhưng tìnhhình thực thi Hiệp định khung không đạt được tiến bộ như mong muốn mà các bên đã kýkết Trong gần 10 năm, nhà máy điện hạt nhân chỉ hoàn thành được 25% khối lượng côngtrình7 Bên cạnh đó, một số điều khoản khác cũng chưa được thi hành một cách nghiêmtúc, như việc Bình Nhưỡng đã bí mật khôi phục chương trình hạt nhân Hai bên có sự giảithích khác nhau, nhưng về cơ bản là do chưa tin tưởng nhau, mỗi bên đều thiếu tinh thầnchấp hành các điều khoản của Hiệp định Năm 1998, Mỹ và CHDCND Triều Tiên lại trảiqua một lần đối đầu hạt nhân Ngày 31/8/1998, CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh,nhưng Mỹ cho là tên lửa đạn đạo và sau đó đã tăng cường do thám CHDCND Triều Tiên.Mỹ phát hiện Bình Nhưỡng có một cơ sở ngầm dưới đất và đòi được vào thanh sát, nhưngCHDCND Triều Tiên từ chối Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ đã từ chối chuẩn y dựtoán tài chính dành cho Tổ chức Phát triển năng lượng trên bán đảo Triều Tiên (KEDO),dẫn đến sự trì hoãn tiếp thêm cho dự án vốn đã khó khăn về tài chính này CHDCNDTriều Tiên ngay lập tức sử dụng hành động của Mỹ để hợp pháp hoá những việc làm và

7 Nóng bỏng Bán đảo Triều Tiên, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2004.

Trang 16

có thái độ không phù hợp với Hiệp định khung; ép buộc các nước ký Hiệp định, đặc biệtlà Mỹ phải có những nhượng bộ mới Đổi lại Quốc hội Mỹ đã đề nghị Tổng thống B.Clinton phải cho thành lập một uỷ ban điều tra nhằm xem xét, điều chỉnh lại chính sáchcủa Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên.

Dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã tiến hành đàmphán Bình Nhưỡng yêu cầu khoản tiền 300 triệu USD cho việc thanh tra một lò phản ứnghạt nhân, nhưng Mỹ đã từ chối vì cho rằng giá như vậy là quá cao Ngày 16/3/1999, saunhiều tranh cãi của 4 vòng đàm phán, hai bên đạt được Hiệp định trong đó Bình Nhưỡngchấp nhận để Mỹ thanh sát hạt nhân, đổi lại Mỹ cung cấp 900.000 tấn lương thực và 1000tấn khoai tây giống8 Tuy nhiên sau khi thanh sát, Mỹ không đưa ra được bằng chứng đểcáo buộc CHDCND Triều Tiên vi phạm những thoả thuận đã ký, và cũng chính nhờ vậymà cuộc khủng hoảng hạt nhân lần này cơ bản được dịu đi

Cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2002 bùng phát sau chuyến thăm CHDCNDTriều Tiên của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á – James Kelly tháng10/2002 Kết thúc chuyến thăm, ông ta đã đưa ra một thông tin gây chấn động: Tại cáccuộc hội đàm từ ngày 3 đến ngày 5-10 ở Bình Nhưỡng, lãnh đạo CHDCND Triều Tiênthừa nhận nước này đã bí mật khôi phục chương trình phát triển hạt nhân và đã có vũ khíhạt nhân Trước đó, có tin Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phát hiện Bình Nhưỡng bímật khôi phục kế hoạch hạt nhân, thu được chứng cứ rõ ràng về việc CHDCND TriềuTiên tiến hành nghiên cứu vũ khí hạt nhân, trong đó có việc đặt mua thiết bị kỹ thuật hạtnhân ở nước ngoài

Từ việc thừa nhận của Bình Nhưỡng và thông tin của CIA về chương trình hạtnhân của CHDCND Triều Tiên đã đẩy vấn đề này lên một bước leo thang mới Cụ thể:Ngày 14/11/2002, sau khi Mỹ tuyên bố ngừng cung cấp dầu cho CHDCND Triều Tiên kểtừ tháng 12, Bình Nhưỡng đã phản ứng bằng thái độ cứng rắn Với lý do Mỹ ngừng cungcấp dầu, vi phạm Hiệp định khung Geneva 1994, CHDCND Triều Tiên tuyên bố không bị

8 Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI – Vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb, Lý luận Chính trị, H 2005, tr

140.

Trang 17

ràng buộc bởi Hiệp định này Ngày 17/11/2002, lần đầu tiên Đài phát thanh trung ươngCHDCND Triều Tiên tuyên bố trước toàn thế giới rằng nước này đã có vũ khí hạt nhân vànhững vũ khí huỷ diệt Ngày 12/12/2002, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệpước không phổ biến vũ khí hạt nhân và lập tức khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Sau đó10 ngày, Bình Nhưỡng tuyên bố bãi bỏ cơ chế thanh sát của các thanh tra viên IAEA Sauđó 4 ngày, CHDCND Triều Tiên lại tuyên bố đã tiến hành tinh luyện thành công nhữngthanh nhiên liệu hạt nhân phục vụ chế tạo vũ khí và ra lệnh trục xuất các thanh tra viênIAEA trước ngày 3112 Ngày 6/1/2003, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA)tuyên bố nếu sử dụng vũ lực đối với lò phản ứng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thìMỹ sẽ đứng trước một cuộc trả đũa huỷ diệt, đồng thời cảnh báo bất kỳ một quyết địnhtrừng phạt nào đối với CHDCND triều Tiên đều bị coi là lời tuyên chiến Ngày 17/2/2003,Bình Nhưỡng tuyên bố nếu Mỹ dùng biện pháp quân sự phong tỏa, họ sẽ rút khỏi Hiệpđịnh đình chiến đưa hai miền trở lại tình trạng chiến tranh Ngày 20/2/2003, máy bay củaCHDCND Triều Tiên đã bay qua khu vực Bắc giới tuyến vào khu phi quân sự Ngày24/2/2003, CHDCND Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm ngắn 100 km, gây sức ép vớiMỹ và Hàn Quốc Ngày 10/3/2003, CHDCND Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa tầm trung,cự ly 110 km bắn ra biển Nhật Bản, khiến dư luận Nhật Bản và các nước xung quanh xônxao Ngày 18/4/2003, CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ đã thành công trong việc xử lýhơn 8.000 thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Trước những tuyên bố và hành động của CHDCND Triều Tiên, chính quyền Mỹđã áp dụng chính sách vừa cứng vừa mềm để hạ nhiệt CHDCND Triều Tiên, vừa trấn andư luận Hàn Quốc, Nhật Bản và xác định phương hướng giải quyết vấn đề theo cách cólợi nhất cho Mỹ mà không mất lòng các đồng minh Ngày 4/3/2003, Mỹ đưa 24 máy bayném bom chiến lược B-1 và B-52 tới bố trí tại đảo Gu-am, tăng thêm lục quân tới vùngChâu Á - Thái Bình Dương, đồng thời thành lập Bộ tư lệnh Đông Bắc Á, chuẩn bị chokhả năng chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh tại Iraq.Ngày 8/3/2003, quân đội Mỹ và quân đội Hàn Quốc tổ chức tập trận chung vượt sôngngay trên khu vực gần đường giới tuyến hai bên Ngày 12/3/2003, Mỹ tuyên bố khôi phục

Trang 18

thanh sát quân sự ở vùng biển phía Đông CHDCND Triều Tiên Ngày 15/3/2003, đội tàusân bay Cart – Vinson của Mỹ hành quân đến vùng biển Triều Tiên tham gia cuộc tập trậnchung mang tên RSOI tổ chức từ ngày 19/3 đến ngày 26/3/2003 Một khi có xung đột, tàusân bay này có thể chi viện tới 69.000 quân9 Cũng thời điểm này, Mỹ điều động máy baytàng hình F-117 tới Hàn Quốc, chuẩn bị cho những cuộc oanh kích đối với các mục tiêuquân sự – kinh tế ở CHDCND Triều Tiên Ngày 19/4/2003, vào lúc cuộc chiến tranh Iraqcơ bản kết thúc, Mỹ đã tuyên bố xem xét áp dụng hành động quân sự đối với CHDCNDTriều Tiên.

Hành động của Bình Nhưỡng và những phản ứng của Mỹ cùng các nước xungquanh đã đẩy bán đảo Triều Tiên vào cuộc khủng hoảng hạt nhân mới, đầy căng thẳng,bất trắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường

1.2.2 Thực trạng vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên hiện nay:

National Interest nhận định, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mục đích sử dụng củanó hiển nhiên là để duy trì chế độ nhà nước hiện nay Chủ tịch Triều Tiên bảo vệ chế độcủa mình bằng việc sẵn sàng đương đầu với Mỹ Tuy nhiên ông Kim Jong-un cũng muốntránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ Do đó vũ khí hạt nhân giúp bảo đảm an ninh choông Kim và giúp ông tự do hành động ở Triều Tiên10

Năm 2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói rằng chính quyền của Tổng thốngTrump sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên miễn là nước này chấp nhận phi hạtnhân hóa Trước thềm cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều

Tiên, trả lời phỏng vấn trên NPR, ông Tillerson tuyên bố Triều Tiên cần ngồi vào bàn

đàm phán và sẵn lòng thảo luận về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân "Lý do Triều Tiên muốn có

vũ khí hạt nhân là họ tin rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ sự tồn tại của chế độ"11, ôngTillerson giải thích "Chúng tôi hy vọng thuyết phục được họ rằng: không cần những vũkhí này để đảm bảo sự tồn tại của chế độ của họ Chúng tôi không tìm cách thay đổi chế9 Nguyễn Văn Tuấn (2014).

10 Đặng Phương Thảo (2017).

11 Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về vũ khí hạt nhân, VTC News (2017).

Trang 19

độ của Triều Tiên Chúng tôi cũng không cố gắng thống nhất nhanh chóng 2 miền TriềuTiên Chúng tôi mong muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên"12, ông nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ nói thêm rằng ông tin Trung Quốc cũng chia sẻ mục tiêu này vàđang bắt đầu đặt câu hỏi liệu Triều Tiên có thuộc "trách nhiệm" của họ hay không

Theo Fox News, Mỹ triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không

phải để thông qua một nghị quyết mới mà để nhấn mạnh rằng các thành viên, bao gồm cảTrung Quốc, cần làm nhiều hơn nữa để thực thi các biện pháp trừng phạt hiện nay "Vớimỗi lần khiêu khích, Triều Tiên lại gây nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông Bắc Á và tạo ramối đe dọa ngày càng tăng đối với các đồng minh và nước Mỹ"13

Ngày 15/8/2022, Hàn Quốc đã tổ chức lễ kỉ niệm 77 năm bán đảo Triều Tiên đượcgiải phóng khỏi ách cai trị của phát xít Nhật14 Nhân dịp này, Tổng thống Hàn Quốc đưara kế hoạch táo bạo hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên Phát biểu tại buổi lễ,Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nhấn mạnh giá trị hòa bình, độc lập và pháttriển Ông nêu rõ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là điều cần thiết để duy trì hòa bìnhbền vững trên bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á và trên toàn thế giới Tổng thốngYoon Suk-yeol đồng thời đề xuất nếu Triều Tiên ngừng phát triển vũ khí hạt nhân vàchuyển sang phi hạt nhân hóa thực chất, Hàn Quốc sẽ thực hiện một kế hoạch táo bạo,viện trợ quy mô lớn lương thực và năng lượng, cũng như giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầngcủa Triều Tiên

Ngày 13/9/2022, Hàn Quốc lên tiếng cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽđưa Triều Tiên vào con đường tự hủy diệt Động thái này được cho là “cứng rắn khácthường”15 Hàn Quốc cho biết việc Triều Tiên thông qua luật về vũ khí hạt nhân vào tuầntrước đó sẽ khiến nước này bị cô lập thêm, đồng thời khiến Mỹ và Hàn Quốc tăng cườngcác khả năng quốc phòng chung, tăng năng lực răn đe và phản ứng Riêng phía Hàn Quốc

12 Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về vũ khí hạt nhân, VTC News (2017).

13 Mỹ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về vũ khí hạt nhân, VTC News (2017).

14 Ban Thời sự VTV (2022).

15 Thế giới hôm nay (14/9/2022).

Trang 20

sẽ đẩy mạnh kế hoạch tấn công phủ đầu, phòng thủ tên lửa và chính sách đáp trả, đồngthời tìm kiếm sự trợ giúp an ninh từ Mỹ.

Ngày 26/10/2022, Các quan chức ngoại giao Mỹ, Nhật, Hàn vừa có các cuộc hộiđàm song phương riêng rẽ để thảo luận về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Trongcuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori và người đồng cấp MỹWendy Sherman, hai bên đã cam kết hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn bánđảo Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Hai quan chứccũng khẳng định Nhật Bản và Mỹ sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh cũng nhưthúc đẩy tầm nhìn về một khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộngmở"16 Cùng ngày, bà Wendy Sherman cũng đã có cuộc gặp với ông Cho Huyndong, Thứtrưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Trong hội đàm, Mỹ cũng khẳng định sẵn sàngsử dụng toàn bộ khả năng quốc phòng để bảo vệ các đồng minh Ngoài ra, lãnh đạo ngoạigiao Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã có cuộc trao đổi song phương cùng về vấn đề trên

1.2.3 Nguyên nhân khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên:

Hơn ba thập kỷ qua, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn kéo dài, chưa giảiquyết được, trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực Sau các cuộc đối đầuhạt nhân nhất là vào các năm 1998, 2002, giờ đây hoà bình khu vực lại đang đứng trướcmột thách thức mới Vậy đâu là nguyên nhân làm cho vấn đề này chưa được giải quyếtmột cách triệt để và cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang là đề tàinóng bỏng trên trường chính trị thế giới trong những năm qua

Có thể nói, xung quanh vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có nhiều nguyênnhân, trong đó nổi lên những nguyên nhân chính như:

Thứ nhất: Mỹ luôn thường trực một toan tính xoá bỏ CHDCND Triều Tiên, đã đặt

CHDCND Triều Tiên vào tình trạng có thể xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào17 Vì vậy,không có con đường nào khác Triều Tiên phải tìm mọi cách để tự bảo vệ mình và phát

16 Thế giới hôm nay (26/10/2022).

17 Nguyễn Văn Tuấn (2014).

Trang 21

triển chương trình hạt nhân là ưu tiên hàng đầu Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫnđến cuộc khủng hoảng hạt nhân này.

Thứ hai: Sau khi Hiệp định khung năm 1994 được ký kết, việc thực thi Hiệp định

khung này không đạt được kết quả như mong muốn, do các bên chưa tin tưởng lẫn nhauvà thiếu nghiêm túc chấp hành các điều khoản của Hiệp định Ngoài ra, một số điềukhoản khác của Hiệp định khung cũng không được thực hiện một cách nghiêm túc nhưviệc CHDCND Triều Tiên đã bí mật khôi phục chương trình hạt nhân Có thể nói, việckhông thực thi đúng các điều khoản của Hiệp định khung là nguyên nhân tiềm ẩn đã dẫnđến khủng hoảng hạt nhân này18

Thứ ba: Sự đối kháng chiến lược giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên là do mâu

thuẫn về lợi ích chiến lược tích tụ lâu ngày giữa hai bên Cả hai bên đều dùng con bài hạtnhân, trước hết là nhằm duy trì và phát huy chiến lược toàn cầu của mình, trong đó khốngchế Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương là mục tiêu chủ yếu do vị trí địa – chính trịbán đảo Triều Tiên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược mới ở Châu Á – TháiBình Dương của Mỹ19

Thứ tư: Ngoài ý đồ của Mỹ và CHDCND Triều Tiên, thì vấn đề hạt nhân của

CHDCND Triều Tiên còn bị chi phối bởi ý đồ và lợi ích của các nước lớn khác trong khuvực như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc

Thứ năm: Ngoài những nguyên nhân chủ yếu như trên, thì hiện nay với những diễn

biến phức tạp và khó lường của tình hình thế giới, vấn đề tự bảo vệ mình để phát triển đấtnước trở thành một nhu cầu cấp thiết Và để tự bảo vệ mình trước các thế lực thù địch đòihỏi các nước phải tự trang bị cho mình những trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất, trong đóvũ khí hạt nhân là một con bài chiến lược đặc biệt quan trọng để răn đe các thế lực thùđịch Chính vì vậy rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm mọi cách để có được công nghệ sảnxuất và chế tạo vũ khí hạt nhân, trong đó CHDCND Triều Tiên cũng không phải là một

18 Nguyễn Văn Tuấn (2014).

19 Nguyễn Văn Tuấn (2014).

Trang 22

ngoại lệ Đây cũng là một trong những nguyên nhân để CHDCND Triều Tiên phát triểnchương trình hạt nhân của mình20.

Tóm lại, tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ phụ thuộc

rất lớn vào lợi ích và mối quan hệ giữa Mỹ - Nga - Trung Quốc - Nhật Bản và Hàn Quốc,trong đó cặp quan hệ Mỹ – Trung đóng vai trò quyết định

20 Nguyễn Văn Tuấn (2014).

Trang 23

Chương 2: Chiến lược của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên

2.1 Sự phát triển và thay đổi trong chiến lược của Mỹ:

Về cơ bản, chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên được xây dựng dựa trên nền tảngcủa chủ nghĩa tự do mới của Wilson về kinh tế và chính sách ngoại giao pháo hạm củaTheodore Roosevelt về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ học thuyết “Châu Mỹcủa người Mỹ” đến “Nước Mỹ trước tiên” và “Nước Mỹ toàn cầu” Đối với các nhà tưbản Mỹ, ngoài vị tri địa chính trị, địa chiến lược của Triều Tiên, việc nước này luôn đóngcửa với thế giới trong 73 năm qua đã khiến cho các doanh nghiệp Mỹ không có cơ hộixâm nhập, tiếp cận vào Triều Tiên

Chính quyền Mỹ từ Bush đến Donald Trump vẫn tiếp tục triển khai chính sách dựatrên nền tảng ý thức hệ với Triều Tiên thông qua việc làm phức tạp chương trình hạt nhângây tranh cãi của nước này dẫn tới những xung đột kéo dài giữa hai bên trong suốt 30năm qua, thông qua việc triển khai hàng loạt biện pháp để đối phó với Triều Tiên như:yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa không điều kiện, tái thống nhất bán đảo Triều Tiêntheo quan điểm của Mỹ Nhưng mục tiêu cuối cùng của Mỹ trong chính sách với TriềuTiên chính là đưa nước này đi theo quỹ đạo của Mỹ Thực tế là sự tồn tại của Triều Tiênkhông những là rào cản làm cản trở đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Nga vàbán đảo Triều Tiên mà còn ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái BìnhDương 21

Cuộc khủng hoảng đầu tiên nổ ra vào năm 1994 khi Cơ quan Năng lượng Nguyêntử Quốc tế IAEA phát hiện những dấu hiệu phát triển hạt nhân của Triều Tiên Thỏa thuậnHiệp định khung sau đó được ký kết với nỗ lực của cựu tổng thống Jimmy Carter đã xoadịu tình hình những năm sau đó, nhưng không khiến hai bên thấy hài lòng Câu chuyệntiếp tục cho đến năm 2001 khi chính quyền Bush gián tiếp kích động nước này rời bỏHiệp ước NPT vào năm 2003 Cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2005 đưa ra được bản tuyênbố nguyên tắc, làm dấy lên những niềm hi vọng mới, nhưng sau đó cũng không đi đến21 Lộc Thị Thủy (2021) Cơ sở hình thành chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên.

Ngày đăng: 16/09/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w