1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thị trường lao động của nền kinh tế nhật bảnđang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt trầm trọng hãyphân tích đặc trưng thị trường lao động nhật bản

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tỷ lệ người cao tuổi gia tăng trong khi lao động trẻ giảm, cùng với những khó khăn về trình độ lao động, chênh lệch kỹ năng… khiến cho vấn đề thiếu hụt nhân lực và già hoá dân số trở thà

Trang 1

Thị trường lao động của nền kinh tế Nhật Bảnđang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt trầm trọng Hãyphân tích đặc trưng thị trường lao động Nhật Bản và cácgiải pháp mà Chính Phủ Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện,

bài học gì rút ra với Việt Nam?

LỚP : 4822 NHÓM : 07

Hà Nội – 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 7 Lớp: 4822

Nội dung bài tập nhóm: Thị trường lao động của nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt trầm trọng

Hãy phân tích đặc trưng thị trường lao động Nhật Bản và các giải pháp mà Chính Phủ Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện, bài học gì rút ra với Việt Nam?

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- Tuần 8: Họp lần 1 - chốt hướng đi, bố cục bài viết, phân công nhiệm vụ.- Tuần 9: Hoàn thiện cơ bản nội dung bài tập nhóm.

- Tuần 10: Họp lần 2 – cả nhóm chỉnh sửa góp ý nội dung.

- Tuần 11, 12: Hoàn thành bản cứng Tiến hành thực hiện làm Powerpoint- Tuần 13, 14: Luyện tập và chuẩn bị cho buổi thuyết trình.

2 Phân chia công việc và họp nhóm

Trang 4

1.1 Thái độ của xã hội đối với chế độ làm việc và nghỉ ngơi 5

1.2 Thị trường Nhật Bản đang dần kém thu hút với người lao động nước ngoài do tiền lương thấp 6

1.3 Xu hướng làm việc tự do của đa số người trẻ Nhật Bản 7

2 Cầu đối với lao động tại Nhật Bản 8

2.1 Tình hình kinh tế tác động đến nhu cầu đối với lao động: 8

2.2 Cầu lao động tăng, Nhật Bản vẫn đang loay hoay giải quyết 9

3 Giải pháp mà chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện: 11

C BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 14

KẾT LUẬN: 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những năm 80 của thế kỉ XX tới nay, Nhật Bản vẫn luôn được nhắc đến như một trong những cường quốc kinh tế Tuy nhiên, quốc đảo này đang đối diện với một vấn đề hết sức nan giải – thị trường lao động trong nước kém năng động, thiếu hụt nhân lực Theo ghi nhận , số người trong độ tuổi lao động chiếm 64%,1 trong khi đó dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 22,9% và tỷ lệ dân số phụ thuộc lên đến 69,7% Tỷ lệ người cao tuổi gia tăng trong khi lao động trẻ giảm, cùng với những khó khăn về trình độ lao động, chênh lệch kỹ năng… khiến cho vấn đề thiếu hụt nhân lực và già hoá dân số trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Nhật Bản nói chung.

Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các phương án khắc phục, “năng động hóa” thị trường lao động Các giải pháp này tuy chưa thể giải quyết vấn đề một cách triệt để, song cũng từng bước cải thiện tình hình thị trường lao động của nước này Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ, tuy nhiên, thành phần dân cư theo độ tuổi đang có xu hướng già hóa và theo dự đoán , đến năm 2036, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kì dân số2 già, có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự Nhật Bản trong tương lai Do đó, việc tìm hiểu đặc trưng thị trường lao động Nhật Bản và các giải pháp mà chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện sẽ giúp Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm, tránh tình trạng khủng hoảng, hướng tới phát triển bền vững, hội nhập

Trang 6

A CƠ SỞ LÝ THUYẾTI Thị trường lao động:

Theo lý thuyết Kinh tế chính trị Mác-Lênin, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận, các dàn xếp mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau, tiến hành trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình mua bán để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công.

II Cung lao động:

Cung lao động là tổng số lượng lao động mà người công nhân sẵn sàng và có khả năng cung cấp cho thị trường lao động ở một mức tiền lương khác nhau trọng một thời gian nhất định

Nhân tố ảnh hưởng đến cung laođộng:

Sự thỏa mãn nhu cầu lao động: để thỏa mãn về vật chất và tinh thần, con

người có nhu cầu lao động thật sự Lao động đã sáng tạo ra con người và cũng là nhu cầu trong sự tồn tại của họ Con người đã hoàn toàn phụ thuộc vào các tiềm lực sản xuất của mình về các sản phẩm chủ yếu và kiểu cách tiêu dùng

Các áp lực tâm lý xã hội: lao động được người ta coi là hình thức của sự tôn

kính Hơn nữa, các yếu tố xã hội học cũng đã làm tăng sự gắn bó của con người với lao động Những người công nhân cùng lao động đã tạo nên một tập thể bè bạn và sự hiểu biết lẫn nhau Các khía cạnh của lao động đã giải thích tại sao

Đường cung lao động

Trang 7

phần lớn người lao động yêu thích công việc của họ và có nhiều trường hợp con người đã làm việc tình nguyện ngay cả khi họ không cần đến thu nhập.

Các áp lực kinh tế: lòng khao khát vật chất và áp lực kinh tế hấp dẫn đã làm

tăng sức mạnh cho con người lao động Những người sản xuất thường xuyên thúc giục người tiêu dùng mua thêm và mua nữa Để tăng mức tiêu dùng thì người ta phải có thu nhập Để có chi tiêu, tất cả mọi người đều thấy cần thiết phải có việc làm, thậm chí cả thời gian nghỉ ngơi cũng thường được sử dụng rất có giá trị

Phạm vi thời gian: trong một ngày, người ta có thể làm việc và nghỉ ngơi.

chúng ta không làm việc toàn bộ thời gian, thay vào đó con người sử dụng một số thời gian cho các hoạt động khác Điều đó có nghĩa là, hoạt động không làm việc cũng có giá trị Một phần vì người ta cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi khả năng lao động, mặt khác cũng muốn có chút ít thời gian để giải trí và thưởng thức các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ mua.

III Cầu lao động:

Cầu lao động là số lượng lao động mà các hãng mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không đổi.

Cũng như cầu hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, cầu lao động phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa

lượng lao động mà các ông chủ mong muốn và có khả năng thuê với mức tiền công tương ứng, trong điều kiện các yếu tố ảnh hưởng tới nó không đổi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động:

Giá sản phẩm của hãng: nếu các yếu tố khác giữ nguyên, khi hàng hóa

dịch vụ tăng lên thì hãng sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất Vì vậy, khi cầu lao

Đường cầu cung lao động

Trang 8

động nhiều hơn, thì đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang phải Ngược lại, giá của sản phẩm giảm sẽ làm giảm cầu lao động và làm dịch chuyển đường cầu sang phải.

Giá của các yếu tố sản xuất khác: giá của các yếu tố sản xuất khác không

làm ảnh hưởng đến cầu của lao động trong ngắn hạn nhưng nó có ảnh hưởng trong dài hạn Sự giảm giá của các yếu tố sản xuất khác sẽ làm giá của lao động cao lên một cách tương đối Khi đó, hãng sẽ thay thế các yếu tố khác cho lao động, cầu về lao động sẽ giảm và đường cầu dịch trái.

Sự thay đổi của công nghệ sản xuất: nhân tố này cũng ảnh hưởng đến cầu

lao động trong dài hạn Công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại nếu làm tăng sản lượng hiện vật cận biên của lao động, hay tăng sản phẩm doanh thu biên của lao động sẽ làm cầu lao động tăng Ngược lại, nếu sự thay đổi công nghệ làm giảm sản phẩm hiện vật cận biên thì cầu về lao động sẽ giảm.

IV Cân bằng thị trường lao động:

Cân bằng thị trường lao động là sự cân đối giữa nguồn cung và nguồn cầu lao động trong một khu vực hoặc một ngành cụ thể Khi thị trường lao động cân bằng, tức là số lượng người lao động có sẵn (nguồn cung) tương đương với số lượng việc làm có sẵn (nguồn cầu)

Việc tăng tiền công trong một ngành sẽ lan ra các ngành khác Đó là công nhân bị lôi kéo do việc tăng tiền công ở các nơi khác, làm cho đường cung về lao động của ngành dịch chuyển sang trái tiền công tăng trong ngành khác Quá trình dịch chuyển đường cung, đường cầu về lao

động sẽ tạo ra các điểm cân bằng mới Đó chính là sự điều chỉnh cân bằng thị trường lao động

V Tiền công tối thiểu và quy định về tiền công tối thiểu:

Trang 9

Tiền công tối thiểu là tiền trả tối thiểu để lôi cuốn yếu tố lao động này tham gia công việc đó.

Một số nước đã quy định mức tiền công tối thiểu trên cả nước hoặc một số ngành nhất định Nói chung, việc quy định mức tiền lương tối thiểu phải dựa trên cơ sở sản giá trị biên của lao động cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường Mức tiền công tối thiểu cao hoặc thấp hơn mức tiền công cân bằng đều gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động và cuối cùng là tạo ra sự thất nghiệp Hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp và toàn bộ xã hội chính là làm sao để sử dụng lao động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế Muốn nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả vốn hiện vật và đất đai.

CÁC GIẢI PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN ĐANG NỖ LỰCTHỰC HIỆN

I Phân tích đặc trưng thị trường lao động Nhật Bản:

Thiếu hụt lao động là một vấn đề mà nhiều nền kinh tế trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt, và Nhật Bản không phải là ngoại lệ Thực tế, đất nước này đã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong một thời gian dài, và tình hình này đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế Nhật Bản Các cuộc khảo sát ở khu vực kinh tế tư nhân cho thấy tình trạng thiếu lao động đang nghiêm trọng hơn trong nhiều thập kỷ tới Một nghiên cứu ước tính rằng, mức thiếu hụt này dự kiến là hơn 11 triệu lao động vào năm 2040 Đến tháng 07/2023, Nhật Bản có

khoảng 67 triệu lao động Theo thống3

kê của Cục thống kê Nhật Bản

3 Báo VnExpress: “Khủng hoảng lao động rình rập Nhật B

Trang 10

(Statistics Bureau of Japan), Nhật Bản có khoảng 69 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó, chỉ có khoảng hơn 65 triệu người đang có việc làm (kể cả người vừa học vừa làm và người vừa đi làm, vừa chăm lo việc nội trợ) vào năm 2022

Tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản đã và đang diễn ra ngày một trầm trọng với nguyên nhân chính là quá trình già hóa dân số nhanh chóng, với tỷ lệ người già cao và tỷ lệ sinh con thấp Từ 25 năm trước, Nhật Bản đã tiến vào xã hội già và tính đến năm 2022, số trẻ em trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong đời ở Nhật Bản là 1,2565 - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số ổn định ở nước này Thực trạng này khiến lực lượng lao động4 bị thu hẹp và gây ra thiếu hụt lao động trong nhiều ngành kinh tế.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như: chính sách di cư lao động hạn chế, gây khó khăn cho việc tăng cường nguồn cung lao động từ các quốc gia khác; chênh lệch kỹ năng trong lực lượng lao động; số lượng lớn các công ty nhỏ và vừa không có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn để thu hút và giữ chân nhân tài

1 Cung lao động ở Nhật Bản

Cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê theo các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung lao động ở Nhật Bản đang có xu hướng giảm Các cuộc khảo sát ở khu vực kinh tế tư nhân cho thấy tình trạng thiếu lao động sẽ còn nghiêm trọng hơn trong nhiều thập kỷ tới Thực trạng này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân sau:

1.1 Thái độ của xã hội đối với chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Trước đây, văn hóa làm việc quá độ được coi là một truyền thống văn hóa trong xã hội Nhật Bản Trong quá khứ, người lao động Nhật Bản thường xuyên

4 Tỷ lệ sinh của Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục mới | VTV.VN

https://vtv.vn/the-gioi/ty-le-sinh-cua-nhat-ban-giam-xuong-muc-thap-ky-luc-moi-20230603171834059.htm.

Trang 11

làm việc nhiều giờ mỗi ngày và có ý thức cao về tinh thần trách nhiệm, và sự tận tụy trong công việc Điều này đã tạo nên một văn hóa sẵn lòng làm việc quá độ và coi đó là một truyền thống tốt Tuy nhiên, áp lực công việc nặng nề và thời gian làm việc dài đã gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân của người lao động Trung bình mỗi năm ở Nhật Bản có khoảng 2000 ca tử vọng có liên quan đến công việc, chủ yếu do đột quỵ, đau tim, trầm cảm và tự tử Cứ 5 người lao động có 1 người nằm trong nhóm có nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức Sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý, căng thẳng và suy giảm5 chất lượng cuộc sống đã khiến người dân nhận thức rằng: Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là vô cùng cần thiết Ngày càng nhiều người nhận ra việc dành thời gian cho gia đình, sở thích cá nhân và sức khỏe quan trọng hơn việc phải tăng ca làm việc liên tục trong nhiều giờ Do đó, người lao động đã có xu hướng đặt mức độ ưu tiên cao hơn cho cuộc sống cá nhân và giảm thời gian làm việc.

1.2 Thị trường Nhật Bản đang dần kém thu hút với người lao động nước ngoài do tiền lương thấp

Trong những thập kỷ gần đây, tiền lương mà người lao động ở Nhật Bản nhận được gần như không được tăng, thậm chí có xu hướng giảm dần Năm 2021, lương trung bình hàng năm ở Nhật Bản chỉ đạt 39.000 USD dù cách đó 30 năm (1991), mức này đã là khoảng 37.000 USD, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)6.Điều này đồng nghĩa với việc, người lao động Nhật Bản chỉ được tăng lương dưới

Trang 12

nền kinh tế khác trong G7 Ngoài ra, biểu đồ bên cũng thể hiện mức tăng trưởng thu nhập cho người lao động ở Nhật Bản từ năm 2010 đến năm 2020

Có thể thấy, trong một thập kỷ trở lại đây, “đất nước mặt trời mọc” thường xuyên ghi nhận mức tăng âm, tức là lương năm tiếp theo thậm chí còn thấp hơn so với những năm trước đó Điều này được các nhà kinh tế học Nhật Bản giải thích là do tình trạng giảm phát kéo dài Ngoài ra, tốc độ tăng năng suất giảm xuống so với các nước G7 khiến đồng Yên bị ngang giá Chính vì lý do trên, Nhật Bản đã dần trở nên kém hấp dẫn hơn đối với lao động nước ngoài Nhiều thực tập sinh và sinh viên nước ngoài đến Nhật Bản để học các kỹ năng mới thường phải làm việc với mức lương tối thiểu, các công nhân thì thường bị trói buộc bởi các điều khoản của hợp đồng lao động, không được chuyển nơi làm việc dù họ vẫn phải nhận mức lương gần như không đổi Vì vậy, người lao động nước ngoài dần chuyển sang các thị trường khác để làm việc do lợi ích họ nhận được khi làm việc ở Nhật Bản đang ngày càng ít đi

1.3 Xu hướng làm việc tự do của đa số người trẻ Nhật Bản

Hiện nay, ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản muốn làm người lao động tự do, không thích thực hiện một công việc suốt đời như truyền thống của đất nước này Theo thống kê, Nhật Bản có 21,01 triệu lao động không thường xuyên vào năm 2022, tăng khoảng 260 nghìn người so với một năm trước đó, trong khi số lao động thường xuyên chỉ tăng thêm 10 nghìn người Tỉ lệ việc làm không thường xuyên - bao gồm lao động bán thời gian, hợp đồng và phái cử - chiếm 37% trong lực lượng lao động Điều này xảy ra là bởi, lao động tự do cho phép8 người lao động tránh các ràng buộc và áp lực của công việc truyền thống Họ có thể tự quản lý thời gian và công việc của mình mà không phải tuân thủ theo lịch trình và quy định của một công ty Mặt khác, việc lựa chọn nghề nghiệp tự do

7 Nhóm G7 là diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới,gồm các nước Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada

8 Khánh Minh (25/3/2023), “Phát hiện nguyên nhân cản trở tăng lương ở Nhật Bản”, Báo Lao động.

https://laodong.vn/tu-lieu/phat-hien-nguyen-nhan-can-tro-tang-luong-o-nhat-ban-1171357.ldo

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w