1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công ty cổ phần tại việt nam hiện na

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Loại Hình Công Ty Cổ Phần Tại Việt Nam 2022
Tác giả Mai Nguyên Vũ
Người hướng dẫn ThS. Kiều Anh Pháp
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định mới được đánhgiá là tiến bộ, cần thiết và và phù hợp với xu thế chung về công tycổ phần, cũng như khắc phục được phần nào những vấn đề bất cập

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITRƯNG ĐI HC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

&&&

TIỂU LUẬN Đ TI :

ĐÁNH GIÁ LOI HÌNH CÔNG TY CỔ

PHẦN TI VIỆT NAM 2022TÊN HC PHẦN : LUẬT KINH TẾ

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN V CÔNG TY CỔ PHẦN 3

1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần 3

1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần 5

1.3 Định hướng phát triển công ty cổ phần 12

1.4 Quy trình thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRNG V LOI HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN TI VIỆTNAM HIỆN NAY 15

2.1 Những ưu điểm và hạn chế của công ty cổ phần 15

2.2 Những điểm mới của loại hình công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 16

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTY CP Công ty cổ phần

CTY HD Công ty hợp danh

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

1

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phục hồi sau thờikỳ đại dịch COVID-19 và thời kỳ suy thoái kinh tế hậu đại dịch Nhằmtăng cường phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế theo xu hướngthế giới, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp trên toàn quốc thông qua Luật Doanh nghiệp 2020.Điều này đã phần nào gỡ được những vướng mắc, những khó khănmà các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt Từ đó, số lượngdoanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam cũng bắt đầu cải thiệnđáng kể và kéo theo đó là sự tăng trưởng của loại hình công ty cổphần Với việc đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư,cùng với đó là khả năng huy động vốn với quy mô lớn, ta có thể coicông ty cổ phần đang là mô hình kinh doanh rất quan trọng và đónggóp rất lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam Việc thành lập, tổchức quản lý, tổ chức lại giải thể và hoạt động có liên quan của côngty cổ phần phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định mới được đánhgiá là tiến bộ, cần thiết và và phù hợp với xu thế chung về công tycổ phần, cũng như khắc phục được phần nào những vấn đề bất cậpliên quan đến Hội đồng quản trị của công ty cổ phần từ Luật Doanhnghiệp 2014 Tuy nhiên, từ thực tiễn kinh doanh tại nước ta hiệnnay, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bấtcập gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, hoạt động của công ty cổphần Bài tiểu luận này sẽ nêu khái quát những nội dung về công tycổ phần, những lợi ích của loại hình công ty này so với các loại hìnhcông ty khác, những điểm mới về công ty cổ phần trong Luật Doanhnghiệp 2020 và một số hạn chế của loại hình doanh nghiệp này,giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về công ty cổ phần và thực trạng củaloại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam

2

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần

1.1.1 Khái quát về công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh khá phổ biến trong thế giớidoanh nghiệp CTY CP được thành lập với vốn điều lệ được chia thành nhiều phầnbằng nhau, những phần ấy được gọi là cổ phần và thường được bán cho nhiều nhà đầutư khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyềnsở hữu hợp pháp cổ phần được gọi là cổ đông Các cổ đông được quyền tham gia vàocông tác quản trị thông qua các cuộc họp Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị.Ngoài ra, cổ đông của CTY CP còn có các quyền lợi sau theo Điều 115 Luật Doanhnghiệp 2020:

 Được quyền hưởng các khoản lợi nhuận cũng như chịu lỗ tương ứng với mứcđộ góp vốn ban đầu vào công ty Các khoản này xuất phát từ các hoạt độngkinh doanh của công ty

 Chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốnđã góp vào công ty

 Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trườnghợp được quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và trườnghợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và

không hạn chế số lượng tối đa.Những đặc điểm khác về CTY CP bao gồm:

3

Trang 7

 CTY CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp.

 CTY CP có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán kháccủa công ty ra công chúng và huy động vốn từ công chứng theo quy định phápluật Việt Nam về chứng khoán, từ đó có khả năng phát triển và mở rộng kinhdoanh Tuy nhiên, để thành lập và hoạt động huy động vốn cho công ty, doanhnghiệp cần phải tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt và có thể phảiđối mặt với một số rủi ro nhất định

 CTY CP được quản lý bởi Ban giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm vàgiám sát Hội đồng quản trị là bộ phận quan trọng hàng đầu trong việc quản lýCTY CP, chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của Ban giám đốc và hoạchđịnh các chiến lược quan trọng cho công ty Chính vì thế, CTY CP phải có Đạihội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) với sốthành viên trong Hội đồng quản trị từ 3 đến 11 thành viên, tùy theo Điều lệcông ty Ngoài ra, theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, CTY CP mới thànhlập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; Các cổ đông sáng lập phải cùng nhauđăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khiđăng ký thành lập doanh nghiệp

1.1.2 Phân biệt công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, tại Việt Nam tồn tại hợp pháp nhiềuhình thức tổ chức kinh doanh khác nhau, bao gồm DN Nhà nước, CTY CP, CTY HD,DNTN, và Nhóm công ty Trong số đó, CTY CP có những sự khác biệt đáng kể vớicác hình thức tổ chức kinh doanh khác như sau:

 Tính phân tán rủi ro: Vì cổ đông của CTY CP chỉ chịu trách nhiệm với mức độvốn góp của mình, do đó rủi ro được phân tán trên nhiều người chứ không phảido một chủ sở hữu đơn lẻ chịu trách nhiệm Điều này giúp hạn chế rủi ro tàichính cho từng cá nhân

 Khả năng huy động vốn: CTY CP có khả năng huy động vốn lớn hơn các hìnhthức kinh doanh khác nhờ việc phát hành cổ phiếu và bán chúng cho các nhàđầu tư

4

Trang 8

 Quyền điều hành: Các cổ đông trong CTY CP không tham gia trực tiếp tronghoạt động kinh doanh, mà thường chỉ đưa ra quyết định chiến lược và giám sátcông ty thông qua các cuộc họp Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị.Trong khi đó, chủ sở hữu của các hình thức kinh doanh khác, như doanhnghiệp tư nhân, có quyền điều hành và quyết định trực tiếp trong hoạt độngkinh doanh.

 Quản lý và điều hành: CTY CP có bộ máy quản lý chuyên nghiệp, với Bangiám đốc và Hội đồng quản trị, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quảnlý hiệu quả Trong khi đó, các hình thức kinh doanh khác thường chỉ có mộtngười chủ sở hữu hoặc một nhóm nhỏ chủ sở hữu quản lý và điều hành  Trách nhiệm pháp lý: CTY CP là một đối tượng pháp lý độc lập, có thể đứng

tên mua bán tài sản và chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các cổ đông Điềunày giúp bảo vệ tài sản cá nhân của cổ đông và giảm thiểu rủi ro pháp lý

1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổphần

1.2.1 Cấu trúc vốn của công ty cổ phần

Nguồn vốn của CTY CP khi đăng ký thành lập doanh nghiệp làtổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghitrong Điều lệ công ty Cụ thể, cấu trúc vốn của CTY CP được chiathành hai loại:

 Vốn điều lệ: Đây là số tiền mà công ty cổ phần cần phải cấp

phát cho các cổ đông để mua cổ phiếu Vốn điều lệ của CTY CPphải được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcủa công ty, và phải được công bố công khai trên trang thôngtin điện tử của công ty

 Vốn quỹ: Đây là phần lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi

trừ đi các khoản phân phối cho cổ đông và các khoản phải chitrả khác Công ty có thể dùng vốn quỹ để tái đầu tư hoặc chitrả cổ tức cho cổ đông Vốn quỹ được xác định bằng cách tính

5

Trang 9

tổng lợi nhuận sau thuế của công ty trừ đi các khoản phânphối và các khoản phải chi trả.

Về mặt pháp lý, công ty cổ phần có trách nhiệm bảo vệ vốn điều lệcủa mình và không được phép vượt quá giới hạn vốn điều lệ để thựchiện các giao dịch kinh doanh Trong trường hợp muốn tăng vốnđiều lệ, công ty cổ phần phải tuân thủ quy trình và thủ tục theo quyđịnh của pháp luật để đảm bảo tính pháp lý và độ tin cậy của côngty

Từ đó, ta có thể biết được CTY CP là loại hình đặc trưng của côngty đối vốn Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nộibộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựatrên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổđông nắm giữ) Mặt khác, với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năngchuyển cổ phần dễ dàng trên thị trường làm cho CTY CP có phạm vi,quy mô kinh doanh lớn, số lượng cổ đông đông đảo Khi tham giavào CTY CP các cổ đông thường không quan tâm đến nhân thân củanhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp Cổ phần của công ty gồm:cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi Sự đa dạng hóa các loại cổphần với các quyền và mức độ khác nhau cho phép CTY CP tạo lậpđược cấu trúc vốn linh hoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu pháttriển cũng như yêu cầu quản lý công ty

Về vấn đề chuyển nhượng cổ phần: Chuyển nhượng cổ phần làviệc cổ đông góp vốn trong CTY CP chuyển quyền sở hữu cổ phầncủa mình cho một cổ đông khác thông qua việc mua bán, tặng cho,quy đổi hoặc chia tách cổ phần CTY CP không có quyền can thiệpvào quá trình chuyển nhượng cổ phần, trừ khi quy định khác đượcquy định trong Điều lệ của công ty Theo quy định tại Điều 127 LuậtDoanh nghiệp 2020: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công tycó quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệcông ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy

6

Trang 10

định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phầntương ứng” Như vậy, có thể hiểu rằng cổ đông được quyền tự dochuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo nhiều hìnhthức khác nhau trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chếchuyển nhượng cổ phần hoặc thuộc trường hợp đặc biệt sau:

 Cổ đông của CTY CP có sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổđông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lậpkhác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổđông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổđông Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyểnnhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết vềviệc chuyển nhượng cổ phần đó

1.2.2 Về cơ quan quản lý

CTY CP là một hình thức công ty hoàn thiện cả về mặt nguồn vốnlẫn cơ quan quản lý CTY CP có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ quyềnlợi các cổ đông ở mức độ tối đa, giúp tạo các điều kiện tốt nhất choviệc quản lý công ty dân chủ và hiệu quả Trừ trường hợp pháp luậtvề chứng khoán có quy định khác, CTY CP có quyền lựa chọn tổ chứcquản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

 Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm

soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp công ty cổphần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải cóBan kiểm soát

 Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám

đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thànhviên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy bankiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ

7

Trang 11

công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hộiđồng quản trị ban hành.

Nhìn chung, trong cả hai mô hình trên đều có các thiết chế cầnthiết trong CTY CP, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quảntrị, Ban kiểm soát, Giám đốc (hay Tổng giám đốc) và các chức danhquản lý khác

1.2.2.1 Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết trong công tyvà là cơ quan quyền lực cao nhất của một công ty cổ phần Đây lànơi các cổ đông tổ chức, thảo luận và quyết định các chính sách,chiến lược phát triển của công ty ĐHĐCĐ có quyền quyết định cácvấn đề quan trọng nhất của công ty, các vấn đề mang tính cơ bảnvà định hướng lâu dài Theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 quyđịnh các quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ bao gồm:

 Thông qua định hướng phát triển của công ty. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được

quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từngloại cổ phần

 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểmsoát viên

 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổnggiá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhấtcủa công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệhoặc một giá trị khác

 Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, quyết định chính sách

tài chính và đầu tư của công ty. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi

loại. Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm

soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty

8

Trang 12

 Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích

khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ quy chế hoạt động Hội

đồng quản trị, Ban kiểm soát. Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định

công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động củacông ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cầnthiết

Ngoài ra, các CTY CP phải tổ chức họp thường niên Đại hội đồng cổđông ít nhất mỗi năm 1 lần Trong trường hợp cần thiết, Hội đồngquản trị hoặc Ban kiểm soát có thể triệu tập Đại hội đồng cổ đôngbất cứ lúc nào để giải quyết các vấn đề quan trọng, như thay đổi cấutrúc vốn, bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị vàBan kiểm soát

1.2.2.2 Hội đồng quản trị

HĐQT là cơ quan quản lý công ty, được thành lập để đại diệncho các cổ đông và quản lý các hoạt động của công ty theo địnhhướng và chiến lược đã được quyết định trước HĐQT có toàn quyềnnhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mụcđích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền củaĐHĐCĐ Theo đó, HĐQT có nhiệm vụ giám sát, định hướng và kiểmsoát hoạt động của ban điều hành công ty, bảo vệ lợi ích của cổđông và đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định củapháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn đạo đức

HĐQT có số lượng không quá 11 thành viên, số lượng cụ thểđược quy định tại Điều lệ công ty HĐQT thường bao gồm các thànhviên đại diện cho các cổ đông của công ty, được bầu chọn hoặc bổnhiệm bởi cổ đông tại ĐHĐCĐ Các thành viên này thường là nhữngngười có kinh nghiệm và kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tài

9

Trang 13

chính, luật pháp và hoạt động kinh doanh nói chung Các quyền vàtrách nhiệm của Hội đồng quản trị bao gồm:

 Thẩm định và thông qua kế hoạch kinh doanh và ngân sáchcủa công ty

 Bổ nhiệm và loại bỏ Giám đốc điều hành (CEO) và các thànhviên khác của ban điều hành

 Quyết định về chính sách tài chính và đầu tư của công ty. Giám sát hoạt động của ban điều hành và đánh giá hiệu quả

của các chính sách và quyết định được áp dụng. Đại diện cho cổ đông trong các cuộc họp, đàm phán và các

hoạt động liên quan đến công ty Và một số quyền, nghĩa vụkhác có liên quan của HĐQT được quy định tại Điều 153 LuậtDoanh nghiệp 2020 và theo Điều lệ công ty (nếu có)

HĐQT không làm việc theo nhiệm kỳ mà theo sự tín nhiệm của

làm việc này tạo ra tính liên tục và quan trọng là tạo ra sự chuyên

quản lý công ty nói chung, cũng như thành viên HĐQT nói riêng.HĐQT bầu một thành viên trong hội đồng làm Chủ tịch HĐQT HĐQTbổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc.Trường hợp điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là đạidiện theo pháp luật thì Giám đốc công ty là đại diện theo pháp luậtcủa công ty Ngoài ra, HĐQT còn có trách nhiệm báo cáo với cổ đôngvề hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định quan trọng nhưphát hành cổ phiếu mới, tăng vốn, mua lại cổ phiếu và phân chia lợinhuận Thành viên HĐQT có quyền yêu cầu các chức danh quản lýtrong công ty cung cấp thôngtin, tài liệu về tình hình tài chính hoạtđộng kinh doanh của công ty và các đơn vị trong công ty

1.2.2.3 Chủ tịch HĐQT

Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu của HĐQT và có trách nhiệmhàng đầu trong việc quản lý toàn bộ hoạt động của CTY CP Chủ tịch

10

Ngày đăng: 13/09/2024, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w