Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong trườnghợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, các k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC
- -
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆBÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 3Lớp:
Thành viên tham gia thực hiện:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2022
Trang 2B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm: 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
DANH MỤC VIẾT TẮT 15
Trang 3A Nội dung thảo luận tại lớpA.1 Lý thuyết:
1 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong trườnghợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, các kiểu dáng côngnghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp chosáng chế theo đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơnđáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ
Mỗi giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp một bằng độc quyền sáng chế/giải pháphữu ích Trong khi đó, sáng chế là giải pháp kỹ thuật đáp ứng điều kiện bảo hộ mà pháp luậtquy định Trong cùng một thời gian, nhiều cá nhân cùng sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật cóhàm lượng trí tuệ đáp ứng được các điều kiện được bảo hộ là sáng chế, nguyên tắc đầu tiênsẽ được áp dụng Theo đó, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc1
tương đương với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ cóngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện đểđược cấp văn bằng bảo hộ Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điềukiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thìvăn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơnđó theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cảcác đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.2
Nguyên tắc ưu tiên
Theo quy định của Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn đăng ký sáng chế nóiriêng, đối tượng sở hữu công nghiệp khác nói chung có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiêntrên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sauđây: (i) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Điều ướcquốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận1https://luatminhkhue.vn/phan-tich-nguyen-tac-nop-don-dau-tien-va-nguyen-tac-uu-tien-dang-ky-sang-che.aspx
2 Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Hồng Đức, tr 176, 177.
Trang 4áp dụng quy định như vậy với Việt Nam; (ii) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, côngdân của nước khác quy định ở trên cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Namhoặc tại nước thành viên điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên; (iii) Trong đơncó nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhậncủa cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; (iv) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ướcquốc tế mà Việt Nam là thành viên
Trong một đơn đăng ký sáng chế, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưutiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dungtương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn
Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng có nhiều đơn đăng kýcác sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc khôngkhác biệt đáng kể với nhau (Khoản 1 Điều 90 LSHTT).3
2 Tóm tắt các bước trong quy trình xử lý đơn và cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Đơn đăng ký sáng chế chỉ được Cục SHTT Việt Nam tiếp nhận nếu đủ tài liệu tối thiểuđược pháp luật quy định và cục SHTT sẽ xác nhận ngày nộp đơn Ngày nộp đơn là ngàyđược Cục SHTT tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ướcquốc tế Việc xác nhận ngày nộp đơn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính mới,tính sáng tạo của sáng chế vì tình trạng kỹ thuật đã biết của sáng chế được tính đến thờiđiểm nộp đơn đăng ký sáng chế
(a) Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
Đây là thủ tục bắt buộc nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn Có hai trường hợp xảy ra;Trường hợp nếu đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhậnđơn hợp lệ Đơn được coi là hợp lệ nếu đáp ứng các quy định tại điểm 7 của Thông tư01/2007/TT-BKHCN và không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điểm132 Thông tư này
Còn trường hợp đơn không hợp lệ thì sẽ không xem xét tiếp Cục SHTT sẽ thông báodự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn đểngười nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối
3Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Hồng Đức, tr 178, 179.
Trang 5Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn Nếu trong quá trình thẩmđịnh hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hànhviệc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dànhcho việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.
(b) Công bố đơn
Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêucầu của người nộp đơn Đối với đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế(đơn PCT) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ sau khiđơn đã vào giai đoạn quốc gia
Thẩm định nội dung đơn gồm: (i) Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn vớiloại văn bằng bảo hộ yêu câu được cấp; (ii) Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ.Đối với đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo điểm nêu trongphạm vi (yêu cầu) bảo hộ; (iii) Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT gửi chongười nộp đơn một trong các thông báo sau:
(i) Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục SHTT ra thôngbáo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ lý do từ chối, có thể hướng dẫnviệc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thôngbáo để người nộp đơn có ý kiến và đáp ứng yêu cầu;
(ii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếusót thì Cục SHTT ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ thiếu
Trang 6sót của đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ýkiến giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót.
(iii) Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửachữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn quy định, CụcSHTT ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kế từ ngày rathông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấpvăn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất đối với sáng chế
Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cấp hoặc không cấp văn bằngbảo hộ
(d) Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
CCục SHTT Việt Nam sẽ từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích nếu: (i)Đối tượng nêu trong đơn không đập ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ; (ii) Không phải làđơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất; (iii) Trường hợp có nhiều đơn đăng ký cócùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn mà không được sự thống nhất của tất cả những ngườinộp đơn
(e) Cấp văn bằng bảo hộ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoảnphí và lệ phí, Cục SHTT tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng kýquốc gia về sở hữu công nghiệp
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì cóquyền yêu cầu Cục SHTT sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật
(f) Xử lý đơn PCT
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục SHTT ViệtNam Cục SHTT Việt Nam xem xét Đơn PCT có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam khi có đủcác điều kiện: (i) Người nộp đơn tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế tại Cục SHTT ViệtNam theo quy định của Hiệp ước PCT trong thời hạn ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộpđơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên); (ii) Ngườinộp đơn đã nộp phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Trang 7Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga vàphải đáp ứng các yêu cầu về hình trước và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT Người nộpđơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Vănphòng quốc tế của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO)
Trách nhiệm của Cục SHTT Việt Nam trong việc tiếp nhận và xử lý đơn quốc tế đượcpháp luật Việt Nam quy định bao gồm : (i) Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam; (ii) Thuphí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyểncho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước PCT; (ii i)Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không; (iv) Kiểm tra và xử lý đơnquốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước; (v) Xác định đối tượng yêu cầubảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiếnhành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn,trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế; (vi) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế nguồngốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;(vii) Gửi vì nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế
Nếu trong đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam thì để được vào Giai đoạn quốc gia ,4
trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục SHTT các tàiliệu được quy định chi tiết tại Điểm 27.4 Thông tư 01/2007/TT - BKHCN và nộp đầy đủphí và lệ phí quốc gia Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam và việc chọn Việt Namđược tiến hành trong thời hạn 22 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào giai đoạn quốc gia,trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn phải nộp cho Cục SHTT các tàiliệu được quy định chi tiết tại Điểm 27.5 Thông tư 01/2007/TT - BKHCN cùng phí và lệphí quốc gia
A.2 Bài tập:Bài 1.Viện Khoa học X đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm “máy điều hòasử dụng năng lượng nhân tạo” và đã đưa ra giới thiệu trong triển lãm về công nghệ tổchức vào ngày 14/12/2019 Sau đó, Viện Khoa học X đã quyết định nộp đơn đăng kýsáng chế cho sản phẩm này tại Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 5/10/2020
4Thủ tục xử lý đơn PCT bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn quốc tế và vai đoạn quốc gia Có thể xem chi tiết: Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, tlđd, tr 373-376.
Trang 8Anh/chị hãy đánh giá điều kiện về tính mới theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệhiện hành?
Tương ứng với một điểm của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, giải pháp kỹ thuật nêu trongđơn được coi là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu: (i) không tìm thấy giải phápkỹ thuật đối chứng trong quá trình tra cứu thông tin; hoặc (ii) có tìm thấy giải pháp kỹ thuậtđối chứng nhưng giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn có ít nhất một dấu hiệu cơ bản không cómặt trong giải pháp kỹ thuật đối chứng
Bên cạnh quy định về các nguồn tài liệu tối thiểu nhằm xác định tình trạng kỹ thuậtcủa sáng chế, pháp luật Việt Nam có quy định sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ côngkhai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián
Trang 9tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại ViệtNam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ Quy định này cũng áp dụng đối vớisáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữucông nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợpviệc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyềnđăng ký nộp.5
Trong trường hợp trên Viện Khoa học X đã đưa sản phẩm ra giới thiệu trong triểnlãm về công nghệ ngày 14/12/2019 -> sản phẩm không bị bộc lộ mà được giới thiệu trongtriển lãm => không thuộc 2 trường hợp tại khoản 1 Điều 60 Luật SHTT Sản phẩm đượcViện Khoa học X (tổ chức đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm) nộp đơn đăng ký sáng chếcho sản phẩm vào ngày 5/10/2020 -> thỏa điều kiện tại khoản 3 Điều 60 Luật SHTT -> sảnphẩm máy điều hòa sử dụng năng lượng nhân tạo có tính mới
Bài 2 Ông A là kỹ sư làm việc trong công ty M Giữa ông A và công ty M có ký kết hợpđồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội dung khác.Trong quá trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ sáng tạo một chiếc máygieo hạt mới (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất) Chiếc máy này sau đó được đăngký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền sáng chế Câu hỏi:
a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của sáng chế được bảo hộ trên Chủ thể nào cóquyền đăng ký? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
b) Ông A và công ty M có những quyền gì đối với sáng chế trên?c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền sáng chế trên không có quyềnngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế do mình sở hữu?
Trả lời
a) * Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 thì: “1 Tác
giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượngsở hữu công nghiệp…” Theo đó trong trường hợp này ông A là tác giả của sáng chế được
bảo hộ trên.5Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Hồng Đức, tr 165, 166.
Trang 10Theo khoản 1 Điều 121 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 thì: “Chủ sở hữu sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyềncấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.” Trong trường hợp này
ông A làm việc cho Công ty M và ông A được công ty giao nhiệm vụ sáng tạo một chiếcmáy gieo hạt mới (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất), chiếc máy này sau đó được đăngký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền sáng chế nên chủ sở hữu đối với sáng chế được bảohộ trên là Công ty M
* Theo khoản 1 Điều 86 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 thì chủ thể có quyền đăngký sáng chế là ông A và Công ty M Vì:
- Ông A là tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức của mình (điểm a khoản 1).- Công ty M giao nhiệm vụ cho ông A sáng tạo một chiếc máy gieo hạt mới nên sảnphẩm ông A sáng chế xuất phát từ yêu cầu của Công ty và trong quá trình sáng tạo ra sảnphẩm Công ty M đã cung cấp các phương tiện vật chất, đầu tư kinh phí cho ông A, ngoài ragiữa hai bên không có thỏa thuận gì khác để có thể khẳng định rằng Công ty M không cóquyền đăng ký sáng chế đối với sản phẩm của ông A làm ra cả (điểm b khoản 1)
b) * Ông A là tác giả sáng chế có các quyền nhân thân và quyền tài sản Các quyềnnhân thân của tác giả sáng chế bao gồm: (i) quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độcquyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích; (ii) được nêu tên là tác giả trong các tàiliệu công bố, giới thiệu về sáng chế Quyền nhân thân của tác giả sáng chế được bảo hộ vôthời hạn.6
Nếu giữa tác giả, chủ sở hữu sáng chế không có thỏa thuận nào khác thì tác giả có cácquyền tài sản sau (i) quyền được nhận mức thù lao tối thiểu là 10% số tiền làm lợi mà chủsở hữu thu được do sử dụng sáng chế; (ii) được nhận tối thiểu 15% tổng số tiền mà chủ sởhữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.7
* Công ty M là chủ sở hữu có các quyền sau đây: sử dụng, cho phép người khác sửdụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của
6 Luật SHTT Việt Nam, Điều 122.7 Luật SHTT Việt Nam, Điều 122 và Điều 135.