1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tính đại chúng trong truyện ngắn

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tính đại chúng trong truyện ngắn
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 23,82 KB

Nội dung

Hướng về đại chúng, văn học, coi trọng việc sử dụng những ngôn ngữ,hình thức nghệ thuật gần gũi với đại chúng, tiếp thu từ kho tàng văn họcdân gian và truyền thống, đồng thời dùng ngôn n

Trang 1

Hướng về đại chúng, văn học, coi trọng việc sử dụng những ngôn ngữ,hình thức nghệ thuật gần gũi với đại chúng, tiếp thu từ kho tàng văn họcdân gian và truyền thống, đồng thời dùng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị,dễ hiểu, gần với tiếng nói của quần chúng nhân dân.

Đại chúng được thể hiện trong các hình tượng đám đông, tập thể, thểhiện sức mạnh và khí thế của quần chúng

Nhân vật quần chúng cũng thường được thể hiện với sự đổi đời nhờcách mạng và sự trưởng thành trong cách mạng Đó là con đường từthân phận nô lệ thành người tự do, cũng là quá trình giải phóng về cảtinh thần cùng với sự phục hồi những giá trị nhân cách và mở đườngcho những khát vọng chân chính của quần chúng.

*Tính đại chúng trong văn học giai đoạn 1945-1975

Về mặt lý luận văn học, bất cứ một nền văn học nào trên thế giới đềuhướng về đại chúng nhưng để trở thành đặc điểm thì phải đến văn họcViệt Nam thời kỳ 1945-1975 mới có.

Văn học Việt Nam thời kỳ này mang tính đại chúng vì các nguyên nhânsau đây:

- Điều kiện khách quan:+ Lực lượng chủ yếu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chốngMỹ là quần chúng nhân dân, văn học xuyên suốt trong hai cuộc khángchiến này nên văn học mang tính đại chúng; ngoài ra, quần chúng nhândân không chỉ là đối tượng hướng tới, là độc giả chân chính mà còn làlực lượng sáng tác.

+ Đảng chỉ đạo văn học phải mang tính dân tộc, tính đại chúng đểphục vụ cho các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dântrong Bản đề cương văn hóa Việt Nam…

- Điều kiện chủ quan: Nhận thức, tư tưởng của giới văn nghệ sĩ khi cùngăn, cùng chiến đấu, cùng lao động sản xuất… với quần chúng nhân dân,

Trang 2

thay đổi môi trường sáng tác từ thành phố về nông thôn, từ miền xuôilên miền ngược đã giúp họ thấu hiểu cuộc sống lao động sản xuất củanhân dân, thay đổi đối tượng sáng tác của mình thành quần chúng nhândân.

Như vậy Văn học Việt Nam thời kỳ 1945-1975 đã có đủ những điềukiện để hình thành nên tính dân tộc, tính đại chúng trong tác phẩm vănhọc.

Tính đại chúng được thể hiện trên hai phương diện cơ bản là nội dungtư tưởng và hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm văn học thời kỳnày ở các thể loại chủ yếu như thơ và văn xuôi.

1.Phân tích tính đại chúng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn KimLân?

- Về phương diện nội dung: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân mang nhiều nội dung tư tưởng sâu sắc,phản ánh chân thực cuộc sống và số phận của những người nghèo khổ trong thờikỳ nạn đói năm 1945 Nội dung tư tưởng chính của tác phẩm bao gồm:

1 Khát vọng về cuộc sống và tình yêu: Dù sống trong hoàn cảnh đói kém và khókhăn, các nhân vật trong truyện vẫn giữ được khát vọng sống và tìm kiếm hạnhphúc Nhân vật Tràng, dù nghèo đói và bị xã hội coi thường, vẫn khao khát có mộtgia đình và tình yêu Sự xuất hiện của người vợ “nhặt” thể hiện sự khát khao vềtình cảm và cuộc sống tốt đẹp hơn

2 Tố cáo sự bất công xã hội và nạn đói: Truyện phản ánh rõ ràng sự khắc nghiệtcủa nạn đói năm 1945 và những hệ lụy của nó đối với đời sống người dân Nạn đóikhông chỉ gây ra sự thiếu thốn về vật chất mà còn làm bộc lộ những mặt trái của xãhội, sự nghèo đói và bất công xã hội

3 Tính nhân văn và lòng nhân ái: Trong bối cảnh khó khăn, sự quan tâm và lòngnhân ái vẫn hiện diện Dù cả hai nhân vật chính đều ở trong tình trạng túng quẫn,họ vẫn thể hiện sự quan tâm và tình cảm với nhau Tràng và người vợ "nhặt" tạonên một mối quan hệ đầy nhân văn, phản ánh lòng tốt và sự đồng cảm giữa conngười với nhau

Trang 3

4 Tinh thần sống và hy vọng: Mặc dù cuộc sống đầy khó khăn, tác phẩm thể hiệntinh thần sống mãnh liệt và hy vọng của nhân vật Tràng và người vợ "nhặt" quyếttâm xây dựng một cuộc sống mới, dù khởi đầu từ hoàn cảnh khắc nghiệt, điều nàythể hiện sức mạnh tinh thần và sự lạc quan của con người.

5 Hình ảnh của người nông dân nghèo: Nhân vật Tràng và người vợ “nhặt” là đạidiện cho tầng lớp nông dân nghèo trong xã hội, với cuộc sống đầy khó khăn nhưngvẫn có những phẩm chất đáng quý như lòng tự trọng, sự dũng cảm, và khao khátsống

Truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ là một bức tranh chân thực về đời sống củangười nông dân trong thời kỳ nạn đói mà còn mang đến những thông điệp nhânvăn về khát vọng sống, tình yêu và lòng nhân ái trong hoàn cảnh khó khăn

Từ những phương diện nội dung và nghệ thuật trên, truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhàvăn Kim Lân có nhiều yếu tố mang tính đại chúng, thể hiện sự đồng cảm và gầngũi với đông đảo độc giả qua các phương diện sau:

1 Chủ đề và nội dung: Truyện xoay quanh cuộc sống của những người nghèo khổtrong thời kỳ nạn đói năm 1945 Chủ đề này phản ánh hiện thực xã hội đau thươngvà khó khăn mà nhiều người dân Việt Nam phải đối mặt, giúp độc giả dễ dàngnhận diện và cảm thông với hoàn cảnh của nhân vật

2 Nhân vật và số phận: Nhân vật trong “Vợ nhặt” là những người nông dân nghèo,sống trong hoàn cảnh khó khăn và đói khổ Tính cách và số phận của các nhân vậtrất thực, gần gũi và dễ hiểu, tạo nên sự đồng cảm mạnh mẽ từ độc giả Họ đại diệncho hình ảnh của những người dân lao động chân chất, mộc mạc, và khao khát mộtcuộc sống tốt đẹp hơn

3 Ngôn ngữ và phong cách: Kim Lân sử dụng ngôn ngữ dân dã, gần gũi, và phongcách viết chân thực để phản ánh cuộc sống của người nông dân Cách kể chuyệnđơn giản, dễ hiểu và sử dụng những từ ngữ hàng ngày giúp độc giả cảm thấy gầngũi và dễ dàng tiếp cận

4 Tình huống và cảm xúc: Tình huống trong truyện thể hiện sự nghèo đói, sự đaukhổ và những nỗ lực để vượt qua hoàn cảnh khó khăn Câu chuyện về việc "nhặt"vợ trong điều kiện đói kém không chỉ thể hiện thực trạng xã hội mà còn chạm đếnnhững cảm xúc sâu sắc về tình người và sự sống

Trang 4

5 Thông điệp và ý nghĩa: Truyện gửi gắm thông điệp về tình yêu, lòng nhân ái vàsự sống trong những hoàn cảnh khó khăn Những giá trị này có sức lan tỏa mạnhmẽ và dễ dàng chạm đến trái tim của nhiều độc giả.

Nhờ vào những yếu tố này, “Vợ nhặt” không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống vàsố phận của những người nghèo khổ mà còn dễ dàng thu hút và đồng cảm với đôngđảo độc giả, thể hiện tính đại chúng rõ rệt

2 Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành:

➢ Nội dung tư tưởng:- Tác phẩm chủ yếu tập trung vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của đồng bào TâyNguyên với tình yêu nước, quý mến Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh: Tnú dù bị bắt,bị tra tấn dã man nhưng nhất định không đầu hàng quân địch Cụ Mết cùng dânlàng mang vũ khí cất giấu trong rừng trở về và chiến đấu thắng lợi Tnú gia nhậpgiải phóng quân và chiến đấu dũng cảm nên được cấp phép về thăm làng Cụ Mếttự hào kể về anh cũng như nhắc nhở bài học xương máu: ”Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo”

⇨ Có thể nói đây là tình cảm chung của quần chúng nhân dân cả nước chứ khôngriêng gì đồng bào Tây Nguyên Như vậy, đây có thể xem như một biểu hiện củatính đại chúng trong truyện

- Chủ đề của truyện cũng thể hiện tính đại chúng sâu sắc: “Từ nỗi đau riêng ghêgớm đến nỗi đau chung lớn lao của buôn làng, đồng bào Tây Nguyên đã quật khởi,rồi đồng khởi để tiêu diệt kẻ thù, góp phần vào công cuôc chống Mỹ cứu nước”.Đây không chỉ là hoàn cảnh của riêng đồng bào Tây Nguyên mà còn là của đồngbào cả nước trong cuộc kháng chiến, từ đó thức tỉnh họ: để cho sự sống của nhândân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùngnhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác

⇨ Tác phẩm đã thể hiện được khát vọng chân chính của quần chúng nhân dân làhướng tới tự do cả về thể xác lẫn tinh thần, mà để được như vậy thì cả dân tộc phảiđồng lòng cầm vũ khí đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước

➢ Hình thức nghệ thuật:- Trong tác phẩm Rừng xà nu, ngoài những nhân vật chính có tên như cụ Mết, Tnú,… nổi bật lên hình tượng nhân vật tập thể, đám đông, đó là dân làng Tây Nguyên,là rừng xà nu rộng lớn tràn đầy sức sống Họ dù không có tên tuổi cụ thể nhưng lại

Trang 5

là lực lượng chính mang đầy đủ vẻ đẹp của những người anh hùng trong thời chiếnkhông thua gì những nhân vật chính Họ mang trong mình lực lượng mạnh mẽ,niềm tin và khát vọng chân chính của quần chúng nhân dân.

- Ngôn ngữ của Rừng xà nu đặc sắc, mang đậm tính chất Tây Nguyên cùng với sựgần gũi, mộc mạc, giản dị, thậm chí mang tính khẩu ngữ của những người dântrong buôn làng: “Đi chớ, anh Tnú! Lâu ngày về, chân không leo nổi cái dốc nàynữa?”; “Chông đấy, có chông đấy, không phải như trước đâu, đi theo tui chớ…”;“Giàng ơi … Anh Tnú, thằng Tnú Nó về rồi… Mày về rồi đó, hả Tnú!”; “Concháu! Ma bắt mày, thằng quỷ!… Mày không chờ tau chết rồi hãy về một thể cóđược không!”;…

- Giọng điệu: Đơn giản, dễ hiểu, dễ nghe và dễ đi vào lòng người đọc với sự thânquen, gần gũi mà bùi ngùi xúc động của dân làng đối với Tnú và kháng chiến:“Mười ngón tay mày vẫn cụt thế à? Không mọc ra được nữa à?… ừ…Nhưng lànhhết rồi chớ? Được Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được Mày có đi qua chỗrừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy Không có cây gì mạnhbằng cây xà nu đất ta Cây mẹ ngã, cây con mọc lên Đố nó giết hết rừng xà nunày!… Kìa, ăn đi chớ Gạo người Stra mình làm ra ngon nhất rừng núi này đấy,con ạ…”

- Cách xây dựng tác phẩm: tác phẩm có cốt truyện rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu Câuchuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người củaTnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết Điều này giúp cho tác phẩmđược tiếp nhận một cách dễ dàng vì quần chúng nhân dân thấy được câu chuyệncuộc đời mình thông qua cuộc đời của Tnú, trong kháng chiến có vô số mảnh đờicũng giống như Tnú, họ đồng cảm và hiểu được vai trò to lớn của Đảng đối vớicông cuộc giải phóng đất nước cũng như giải phóng chính bản thân họ

3 Tính đại chúng trong tác phẩm Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang SángNội dung tư tưởng- Chiếc lược ngà được viết khi đang diễn ra cuộc kháng chiến chống mĩ,khắc họa tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bấtdiệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh Ca ngợi tình cảm gia đình sâusắc, đặc biệt là tình phụ tử thiêng liêng bất diệt.

Trang 6

=> Những con người không ngại rời xa gia đình, xa quê hương lênđường bảo vệ Tổ quốc Đó không chỉ là sự hy sinh vì Tổ quốc mà còn vìđể bảo vệ chính gia đình của mình Những người lính ý thức được chỉkhi đất nước độc lập thì những người thân yêu mới có cuộc sống bìnhyên, hạnh phúc Hình ảnh ông Sáu không phải là một hình ảnh của mộtcá nhân mà là một hình ảnh chung của cả cộng đồng dân tộc, mang tínhđại chúng.

- Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình yêu thương, là sự kết tinhcủa tình phụ tử nó gỡ rối phần nào tâm trạng của người cha, nó là tìnhcảm, là tấm lòng, là tình yêu thương mà ông Sáu gửi gắm cho đứa congái mà ông rất mực yêu thương.

=>Những người lính khi ra chiến trường không tránh khỏi những lúc họcảm thấy mệt mỏi, yếu lòng, nhưng nhờ những kỷ vật, bên cạnh họ luôncó một niềm tin, sự động viên tinh thần vượt qua mọi khó khăn, giankhổ.

Hình thức nghệ thuật

-Nguyễn Quang Sáng sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thựcmang đạm chất địa phương Nam Bộ như: “Thì má cứ kêu đi”, “Ba đâycon!”, “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, ngôn ngữgiản dị không chỉ làm nổi bật cảm xúc mà còn giúp tạo ra một khônggian chân thật và gần gũi, làm nổi bật cảm xúc chân thành và tình cảmsâu sắc của nhân vật.

- Cốt truyện rõ ràng: Ông Sáu, một người lính xa nhà vì cuộc chiến, trởvề và phải đối mặt với việc con gái không nhận ra mình do vết sẹo chiếntranh Ông Sáu không chỉ phải chịu nỗi đau do chiến tranh mà còn phảichịu nỗi đau khi con gái không nhận ra cha Đến lúc bé Thu nhận ra chathì cũng là lúc mà ông Sáu phải trở lại chiến trường Phản ánh chân thựcđời sống của người dân và người lính, giúp người đọc dễ dàng hiểu vàcảm nhận câu chuyện, khiến người đọc cảm thấy như đang sống trongcâu chuyện.

Trang 7

-Giọng điệu: Thân thuộc, gần gũi, mộc mạc như: “anh Sáu gắp một cáitrứng cá to vàng để vào chén nó Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồibất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm.”, “Thôi! Ba đinghe con!”,

- Xây dựng nhân vậtTrong tác phẩm nổi bật là hình ảnh ông Sáu và bé Thu, tuy nhiên bêncạnh đó còn có hình ảnh của người vợ, người mẹ, những người khôngtrực tiếp ra chiến trận nhưng lại là những người hy sinh thầm lặng => Họđại diện cho toàn dân tộc Việt Nam, quyết tâm một lòng vì độc lập dântộc.

Hình ảnh người lính: Ông Sáu đại diện cho những người lính trong cuộckháng chiến, với sự hi sinh lớn lao vì đất nước Họ sẵn sàng rời xa giađình, hy sinh bản thân với hy vọng giành lại tự do cho đất nước, độc lậpdân tộc.

=>Tác phẩm làm rõ vai trò của cá nhân trong bối cảnh lịch sử rộng lớn,qua đó khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

4 Chứng minh tính đại chúng của bài thơ "Đồng chí"

Chứng minh tính đại chúng của bài thơ "Đồng chí" qua phương diện nộidung tư tưởng

- Tác phẩm chủ yếu tập trung vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tìnhyêu nước, quý mến Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Với tư cách làmột người lính tham gia trực tiếp vào chiến dịch Việt Bắc, tác giả đãkhắc họa chân thực từ sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ đến tinh thầnđoàn kết đến tinh thần đoàn kết của người dân Những người lính trongbài thơ đều xuất thân từ những vùng quê khác nhau, nhưng họ đều cóchung một hoàn cảnh: xa gia đình, rời bỏ ruộng nương để lên chiếntrường Họ cùng chung một lý tưởng cao đẹp: chiến đấu vì độc lập, tự docủa Tổ quốc Họ cùng trải qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống

Trang 8

chiến trường: đói rét, bệnh tật, hiểm nguy Tình đồng chí trong bài thơkhông chỉ là tình cảm giữa những người lính trong một đơn vị mà còn làtình cảm giữa những người cùng chung lý tưởng, cùng chung số phận.Đây là một tình cảm cao đẹp, vượt qua mọi rào cản về giai cấp, xuấtthân, địa phương.

“Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau.Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”“Ruộng nương anh gửi bạn thânGian nhà không mặc kệ gió lung lay”⇨ Có thể nói đây là tình cảm chung của quần chúng nhân dân cả nước.Như vậy, đây có thể được xem là một biểu hiện của tính đại chúng trongbài thơ này.

- Dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ, vất vả, khó nhọc nơi chiến trườngnhưng tinh thần của những người lính ấy vẫn luôn lạc quan, dũng cảm,đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.”“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giày

Trang 9

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Qua phương diện hình thức nghệ thuật

Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu không chỉ chinh phục người đọc bởi nội dungsâu sắc mà còn bởi hình thức nghệ thuật độc đáo Chính sự kết hợp hài hòa giữanội dung và hình thức đã góp phần tạo nên tính đại chúng của tác phẩm

1 Thể thơ tự do:Linh hoạt, gần gũi: Thể thơ tự do giúp cho bài thơ trở nên linh hoạt, tự nhiên vàgần gũi với cảm xúc của người đọc Độc giả phầm đông là quần chúng nhân dân vìvậy việc lựa chọn thể thơ tự do giúp người dân dễ đọc, dễ ghi nhớ, và dễ truyền tainhau, tô đậm giá trị tuyên truyền về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm củadồng bào ta lúc bấy giờ

2 Ngôn ngữ bình dị, giàu hình ảnh:Từ ngữ đời thường: Bài thơ sử dụng những từ ngữ, hình ảnh rất đời thường, gầngũi với cuộc sống của người dân.Hình ảnh thơ sinh động: Các hình ảnh thơ như"giếng nước gốc đa", "áo rách vai”, “quần có mảnh vá”, "đất cày lên sỏi đá” đều rấtcụ thể, sinh động, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận

Ngôn ngữ hàm súc: Ngôn ngữ của bài thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi, giúpngười đọc suy ngẫm và cảm nhận sâu sắc hơn: “nước mặn đồng chua”( chỉ vùngđất nghèo ven biển, nhiễm phèn nhiễn mặn, không trồng trọt được), “đất cày kêmsỏi đá”(chỉ vùng đất đồi núi, đất đá bị oxi hóa khó canh tác),”giếng nước gốc đa”(gợi nhớ đến quê hương của các đồng chí đang công tác nơi xa)

→ tác giả sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh bình dị, quen thuộc, gần gũi với người dângóp phần mang lại giá trị tuyên truyền qua từng dòng thơ

3 Các biện pháp tu từ:So sánh, ẩn dụ: Các biện pháp tu từ này giúp cho hình ảnh thơ trở nên sinh động,gợi cảm, tạo ra những liên tưởng thú vị

Nhân hóa: Việc nhân hóa "nỗi nhớ" giúp cho nỗi nhớ quê hương của người lính trởnên sống động, cụ thể hơn

Trang 10

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”Câu thơ ngắn nhưng chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm của người hậu phương Nỗinhớ sâu sắc của người mẹ người vợ ở nhà, sự mong mỏi, lo lắng ấy khôn nguôi.Đây cũng được xem là nỗi niềm chung của toàn thể nhân dân Điều này khiến chođộc giả thấu hiểu câu chuyện của nhà thơ khi thấy câu chuyện của mình trongđây.⇨ Ngôn ngữ, giọng điệu cũng như cốt truyện gần gũi, thân thuộc giúp tácphẩm dễ đi vào lòng người đọc, để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong tư tưởng,tình cảm của quần chúng nhân dân, từ đó thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũkháng chiến.

5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Tính đại chúng trong bài thơ:

1 Nội dung tư tưởng

- Chủ yếu tập trung vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự phá hủy của mưa bom bãođạn đã làm những chiếc xe không còn nguyên vẹn -> trên con đường dấn thân vàochiến lũy hầu như quần chúng đều phải trải qua

+ Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi.+ Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già.+ Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.- Thiếu thốn về vật chất nhưng tinh thần luôn lạc quan, yêu đời tin vào sự tất thắngdưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh -> Khát vọng chân chính củaquần chúng

+ Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Ngày đăng: 10/09/2024, 23:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w