1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ Nhà Thờ Đức Bà điển hình về Phố đi bộ thư giãn văn hóa – Lịch sử tại TP. HCM
Tác giả Kim Gia Tuân
Người hướng dẫn TS. Văn Hồng Tấn
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Xây dựng Đường Ôtô và Đường Thành Phố
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 18,57 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN (13)
    • 1.1 Tổng quan về Phố đi bộ (13)
    • 1.2 Nhu cầu nảy sinh phố đi bộ (13)
    • 1.3 Sự cần thiết của đề tài (14)
    • 1.4 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu (16)
    • 1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu (17)
      • 1.5.1 Khu vực nghiên cứu (17)
      • 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.5.3 Giới hạn nghiên cứu (17)
      • 1.5.4 Bố cục nghiên cứu (18)
  • Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU (19)
    • 2.1 Các nghiên cứu trước đây (19)
      • 2.1.1 Các nghiên cứu trong nước (19)
      • 2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài (23)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết (23)
      • 2.2.1 Phố đi bộ (23)
  • Chương 3 PHÂN TÍCH Ý KIẾN XÃ HỘI VỀ TỔ CHỨC PHỐ ĐI BỘ TẠI KHU VỰC NHÀ THỜ ĐỨC BÀ (27)
    • 3.1 Khái quát (27)
    • 3.2 Thiết kế các phương án phố đi bộ (27)
      • 3.2.1 Giới thiệu Phố đi bộ Nhà Thờ Đức Bà (27)
      • 3.2.2 Các phương án xây dựng phố đi bộ Khu vực Nhà Thờ Đức Bà (30)
  • Chương 4 SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG GIAO THÔNG VISSIM ĐỂ KIỂM CHỨNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG (49)
    • 4.1 Lý thuyết mô phỏng giao thông (49)
      • 4.1.1 Tổng quan (49)
      • 4.1.2 Các khái niệm trong mô phỏng giao thông (50)
      • 4.1.3 Mô hình tinh thần, thể trạng của Wiedemann (1974) (51)
      • 4.1.4 Mô hình xe theo xe (54)
      • 4.1.5 Mô hình chuyển làn (56)
    • 4.2 Xây dựng mô hình mô phỏng vi mô khu vực nghiên cứu bằng PTV Vissim (60)
      • 4.2.2 Các bước xây dựng mô hình (62)
      • 4.2.3 Các tham số đánh giá tác động giao thông (73)
      • 4.2.4 Mô hình Phố đi bộ (74)
  • Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (81)
    • 5.1 Kết luận (81)
    • 5.2 Kiến nghị (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương được trình bày vắn tắt như sau: Chương I: Tổng quan Giới thiệu tổng quan về các phố đi bộ trên thế giới và các khu phố đi bộ đã hình thành tại nướ

TỔNG QUAN

Tổng quan về Phố đi bộ

Phố đi bộ (Walking Town hoặc Walking Street) là mô hình không gian giao tiếp công cộng, được coi là một địa điểm đặc trưng của đô thị Phố đi bộ phản ánh không chỉ vấn đề quy hoạch và kiến trúc đô thị, mà còn liên quan đến xã hội học, bảo tồn di sản văn hóa, phát triển hoạt động thương mại nhỏ mang tính truyền thống và du lịch

Hình 1-1 Ph ố đ i b ộ Huchette, Paris Hình 1-2 Ph ố đ i b ộ Nam Kinh

L ộ , Th ượ ng H ả i, Trung Qu ố c

Theo các nhà đô thị học, ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ là "trả lại thành phố cho thị dân", tạo điều kiện để người dân tiếp cận khu vực công cộng dễ dàng hơn, tăng cường giao tiếp bình đẳng giữa các tầng lớp người dân Ngoài ra, phố đi bộ còn đóng vai trò hồi sinh các khu vực lịch sử, duy trì sức sống văn hóa đô thị tạo không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Nhu cầu nảy sinh phố đi bộ

Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, tình trạng "bùng nổ đô thị" cùng hệ quả tiêu cực của nó khiến nhu cầu đi bộ thư giãn trở thành giá trị tinh thần quan trọng đối với cư dân đô thị Nảy sinh từ nhu cầu này, phố đi bộ ra đời với mục đích tạo ra môi trường đô thị ưu tiên yếu tố "thư giãn" phục vụ người dân Chức năng xã hội của phố đi bộ trong bối cảnh này là vô cùng rõ ràng, khi yếu tố "đi bộ" trở thành phương tiện đáp ứng nhu cầu thư giãn của họ.

Thứ hai: Sự phát triển thương mại và du lịch ở đô thị, thường được thấy ở nhiều thành phố du lịch và thương mại lớn của thế giới Thượng Hải, Bangkok là một ví dụ rất điển hình Trong trường hợp này, phố đi bộ có thể xem như là một hình thức

"chợ" được xử lý dưới "lớp áo văn hóa" của mô hình phố đi bộ Yếu tố "đi bộ" được nói đến trong mô hình này như là một yếu tố "lối sống", đi dạo và mua sắm thực sự được nhìn nhận là một lối sống đô thị Theo quan niệm này, việc xây dựng các phố đi bộ đồng nghĩa với việc quy hoạch tập trung các khu thương mại, dịch vụ và những giải pháp đa dạng hóa hình thức kinh doanh

Thứ ba: Việc phát huy các yếu tố đặc trưng của địa phương ở một số đô thị, những khu vực có ưu thế về cảnh quan kiến trúc đẹp, hấp dẫn, giàu tính văn hóa lịch sử địa phương thường được chú trọng để xây dựng thành những khu phố đi bộ để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách Với những khu vực có đặc trưng như trên, việc đi bộ để "thưởng lãm" trở thành một yêu cầu được giới quy hoạch đô thị lưu tâm Chức năng cơ bản của những phố đi bộ kiểu này chính là chức năng văn hóa, giải quyết nhu cầu

Phố đi bộ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản kiến trúc, mở rộng khái niệm bảo tồn truyền thống bằng cách hồi sinh cả di sản vật thể và phi vật thể, giải quyết các vấn đề xã hội và văn hóa Nhìn theo hướng phát triển này, các hoạt động nghệ thuật, lễ hội và bảo tồn di tích kiến trúc, khu vực lịch sử đô thị mang nét đặc trưng riêng (như kiến trúc cổ, đẹp, lạ) sẽ là yếu tố tiên quyết Ở Việt Nam, phố đi bộ Hội An là minh chứng điển hình cho mô hình này.

Sự cần thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, có tổng diện tích tự nhiên 2.095,06 km2 , trong đó:

Dân số chính thức : 7.2 triệu người 10.0 triệu người

Ngoài ra mỗi năm Thành phố còn đón tiếp trên 3 triệu khách quốc tế chiếm 70% du khách quốc tế đến Việt Nam và 6 triệu khách nội địa đến du lịch Trong khi đó sản phẩn du lịch của Thành phố, do điều kiện diện tích không gian công viên, quảng trường hạn hẹp nên chưa phát triển nhiều, nhất là các sản phẩm du lịch có tính chất cộng đồng cao như giải trí ngoài trời, tham quan mua sắm…

Theo thống kê về thực trạng công viên tại thành phố Hồ Chí Minh, Khu vực 12 Quận nội thành của TP có 109 công viên, vườn hoa (lớn, trung bình, nhỏ) với tổng diện tích khỏang 250 ha (chưa thống kê các công viên thuộc 5 Quận mới và các huyện ngoại thành) Tỷ lệ đất công viên trên tổng diện tích khu vực 12 quận nội thành rất thấp chỉ khỏang 1.8% chỉ tiêu diện tích công viên, trên đầu người khỏang 0.7 m 2 /người và tốc độ phát triển diện tích công viên mới rất chậm Hệ thống công viên phân bố không đều trên địa bàn TP, chủ yếu tập trung trên địa bàn Quận 1 do được đầu tư quy họach rất tốt trước đây, Quận 3 và Quận 5 quỹ đất hạn chế khó phát triển công viên, Quận 6, Quận 10, Quận 11 hình thành một số công viên mới với diện tích đáng kể Các Quận hiện có công viên như: Quận 1 ( Công Viên Tao Ðàn, 23/9, Thảo Cầm Viên ), Quận 6 (Công Viên Phú Lâm), Quận 10 ( Công Viên Kỳ Hòa, Công Viên

Lê Thị Riêng), Quận 11( Công Viên Ðầm Sen), Quận Phú Nhuận ( Công Viên Gia Ðịnh), Quận Bình thạnh (Công Viên Văn Thánh, Công Viên Thanh Ða, Công Viên Bình Quới) Giần đây gắng với dự án cải tạo Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghe đã hình thành dãy công viên dọc kênh, dự án công viên hành lang ống nước xa lộ Hà Nội đã cải thiện phần nào về quỹ đất phát triển công viên Tương tự, thông qua các chương trình chỉnh trang đô thị, xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đường, nhiều dãy phân cách tiểu đảo, vòng xoay đã được hình thành như đường Ðiện Biên Phủ, Ðường Trường Chinh, Ðường Xuyên Á, Ðại Lộ Ðông Tây

Nhu cầu giải trí, tận hưởng không gian xanh mát, quảng trường thẩm mỹ, hoạt động văn hóa và khu mua sắm sầm uất của người dân đô thị và du khách là nhu cầu chính đáng và cần thiết Ngoài ra, việc tạo điểm nhấn về quy hoạch và mỹ quan đô thị tại trung tâm thành phố để tạo sức sống mới, ngang tầm khu vực cũng được đặc biệt chú trọng.

Phố đi bộ là một nét văn hóa đặc trưng cho mỗi đô thị, là sự quyến rũ đối với những du khách có nhu cầu đi bộ, mua sắm và ngắm nhìn Đây cũng là chuỗi các không gian giao tiếp của người dân và du khách Nếu được tổ chức tốt, nó sẽ tạo ra một điểm hẹn ấn tượng, một hình ảnh văn minh, thân thiện để giao lưu văn hóa với du khách Đây cũng là nơi tạo ra các cơ hội mới, đồng thời sẽ cải thiện được tình trạng buôn bán hàng rong quanh khu vực

Việc xây dựng phố đi bộ tại các khu vực lịch sử là cần thiết nhằm phục vụ người dân đến vui chơi giải trí và hấp dẫn du khách Bên cạnh đó, để giải quyết những sự bất cập của hệ thống không gian công cộng tại TP.HCM và góp phần hồi sinh những không gian đô thị lịch sử đang bị lãng quên

Tuy nhiên, việc phát triển các công trình giải quyết nhu cầu về đi bộ, thư giãn, giải trí của người dân trong thành phố phải gắn liền với việc quản lý, phân luồng giao thông một cách hiệu quả Trong giai đoạn 2004-2007, vận tốc giao thông bình quân trong giờ cao điểm trên các trục đường chính trong đô thị đã giảm từ 21 km/h xuống còn 12 km/h; số các vị trí tắc đường cục bộ tăng hơn 40 điểm lên đến trên 150 điểm trong toàn thành phố Trên các trục đường trọng yếu trong đô thị, thời gian ùn tắc giao thông đã vượt quá giới hạn của các đoạn giờ cao điểm và mở rộng ra suốt thời gian ban ngày, từ 7h00 sáng đến 19h00 Tác động của giao thông vận tải đến môi trường sinh thái đã thực sự trở nên nghiêm trọng, tất cả các chỉ tiêu về ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trên hầu hết mạng lưới giao thông trong đô thị và trên các trục đường chính ra vào đô thị đều đã vượt xa ngưỡng tiêu chuẩn cho phép

Nhận thức rõ những nguyên nhân trên, bên cạnh việc chú trọng phát triển các công trình công cộng như Phố đi bộ thì việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp quản lý, phân luồng, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đô thị là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết Vì vậy, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động giao thông cho khu vực Phố đi bộ trong trung tâm thành phố đã được đề xuất nghiên cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết trên.

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là tổ chức không gian và thời gian phố đi bộ Khu vực Nhà Thờ Đức Bà với mục đích chi tiết mô tả như sau: tạo dựng một môi trường đô thị mà các yếu tố “thư giãn”, “văn hóa” sẽ được ưu tiên để phục vụ trước hết cho người dân, tạo điều kiện để thị dân có thể tiếp cận khu vực công cộng dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường bình đẳng giữa các thành phần cư dân Đồng thời, tạo ra một nét văn hóa đặc trưng, tạo dấu ấn về đặc trưng lịch sử văn hóa, có sự kế thừa và chuyển hóa không gian cho Khu vực Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố làm điểm nhấn thu hút khách du lịch

Ngoài ra, đánh giá các tác động đến hệ thống giao thông xung quanh khu vực phố đi bộ do lộ trình đi lại của các phương tiện đi qua khu vực này bị thay đổi bằng cách thay đổi các chính sách giao thông nhằm mục đích không ảnh hưởng tới giao thông khu vực và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận khu vực phố đi bộ dễ dàng, an toàn

Vì vậy, để một khu phố bình thường trở thành phố đi bộ cần phải có sự nghiên cứu có hệ thống và nhiều việc làm đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra Ðây là công trình có tác động đến tất cả các lĩnh vực xã hội từ quy hoạch, bảo tồn, kinh tế, văn hóa đến môi trường, lối sống của người dân Vì thế phố đi bộ là một mô hình quy hoạch bảo tồn và xây dựng không gian đô thị đặc biệt, đòi hỏi nhiều đầu tư và chính sách quyết đoán của chính quyền cũng như nhận thức và ý thức người dân, trong đó những mong muốn và cuộc sống cộng đồng dân cư tại chỗ là một yếu tố quyết định thành bại của dự án.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, khu vực nghiên cứu sẽ giới hạn trong phạm vi Khu vực Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố và công viên 30/4

Trong phạm vi đề tài này, tập trung vào việc phân tích, đánh giá tác động của khu phố đi bộ Nhà thờ Đức Bà đến tình hình giao thông trong khu vực lân cận xung quanh đường Công xã Paris , thiết kế phối cảnh nhằm lựa chọn được phương án phù hợp cho việc tổ chức phố đi bộ Nhà thờ Đức Bà

Mô hình toàn bộ khu vực nghiên cứu thông qua phần mềm Vissim với các thông số về hình học và đặc điểm giao thông như ngoài thực tế

Thông qua kết quả từ phần mềm mô phỏng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá các phương án tổ chức phố đi bộ nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất

Trong giới hạn đề tài này, các thông số tính toán, mô hình và mô phỏng giao thông hay việc phân tích, đánh giá sẽ dựa trên đặc điểm giao thông trong khu vực vào giờ cao điểm chiều với giả thiết là nhu cầu trong tương lai không thay đổi lớn so với hiện tại

Luận văn được trình bày theo 5 chương sau:

Chương II: Cơ sở lý thuyết

Chương III:Phân tích ý kiến xã hội về tổ chức Phố đi bộ tại khu vực Nhà Thờ Đức

Chương IV:Sử dụng phần mềm mô phỏng giao thông Vissim để kiểm chứng giải pháp tổ chức giao thông

Chương V: Kết luận và kiến nghị.

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

Các nghiên cứu trước đây

2.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Hiện tại mô hình Phố đi bộ đã được tiến hành ở nhiều nơi như Phố đi bộ thư giãn kết hợp chợ đêm ở Đà Lạt, Phố đi bộ ở khu phố cổ Hội An, và mới nhất là khu Phố đi bộ đầu tiên ở Hà Nội, Hàng Đào-Đồng Xuân Tuy nhiên, tất các mô hình Phố đi bộ trên được xây dựng theo mô hình tổ chức thí điểm mà chưa có các phân tích về tác động giao thông và ảnh hưởng về kinh tế xã hội của Phố đi bộ đến môi trường xung quanh Đối với đề án khu vực đi bộ tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, một số nghiên cứu đã được thực hiện như sau:

Các phương án đề xuất Phố đi bộ của nhóm nghiên cứu dựa theo khu vực quy hoạch Phố đi bộ trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để lựa chọn các tuyến Phố đi bộ trong khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp: phỏng vấn trực tiếp và phân cấp theo quy trình (AHP-Analytic Hierarchy Process).

Phương pháp AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tự sắp xếp của những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhất cho họ và giúp họ hiểu những vấn đề của mình

Hình 2-1 Quá trình ra quy ế t đị nh theo mô hình phân c ấ p

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn hơn 600 người đi bộ nhằm thu thập thông tin về sở thích và thói quen đi bộ Các thông tin này được sử dụng để sơ bộ đề xuất lựa chọn tuyến đường đi bộ Bên cạnh việc phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác lập các chỉ tiêu chính và phụ nhằm đánh giá các tuyến đường hội tụ nhiều nhất các yếu tố cấu thành nên một tuyến Phố đi bộ Kết quả của các phương pháp chỉ ra các tuyến Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi là 3 tuyến đường có khả năng cao nhất và cũng dễ kết nối nhất để xây dựng thành mạng lưới Phố đi bộ Bên cạnh đó, khu vực xung quanh Nhà Thờ Bà cũng được đánh giá là khu vực tiềm năng để phát triển thành phố đi bộ thư giãn văn hóa-lịch sử

Hình 2-2 Khu v ự c đề xu ấ t dành cho ng ườ i đ i b ộ đ ã đượ c Th ủ t ướ ng

Theo đề xuất mới nhất của công ty Nikken Sekkei về đề án khu trung tâm thành phố 930 ha, phân khu 1 được bố trí thành khu vực dành cho người đi bộ.Phân khu 1 là khu vực tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính của thành phố, phát triển các chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1 rộng 92,3 ha Đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ sẽ được chuyển đổi thành các phố buôn bán bộ hành Vòng xoay trước chợ Bến Thành cũng được chuyển thành khu đi bộ Ngoài ra, đường Đồng Khởi và một phần đường Huỳnh Thúc Kháng (đoạn giữa Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Hàm Nghi) cũng dành cho người đi bộ, chỉ cho phép ôtô, xe máy phục vụ các công trình thuộc tuyến ra vào

Hiện tại, toàn bộ trục đường Nguyễn Huệ đang được cải tạo thành quảng trường đi bộ với chiều dài 670m, rộng 64m, sử dụng đá granite dày 8cm trên mặt đường và 6cm trên vỉa hè Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh, chiếu sáng công cộng và nghệ thuật, đài phun nước, hệ thống âm thanh, camera, trung tâm điều khiển ánh sáng và nhà vệ sinh công cộng cũng sẽ được xây dựng ngầm hóa để biến đường Nguyễn Huệ thành một quảng trường đi bộ đẹp và bền vững Trong tương lai, quảng trường này sẽ được kết nối với quảng trường ở bán đảo Thủ Thiêm bằng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.

Dự kiến tuyến đường Nguyễn Huệ sau khi nâng cấp sẽ được tổ chức các chuyên đề nhạc nước, nghệ thuật 3D ở khu vực vòng xoay, bồn phun nước

Hình 2-3 Ph ố i c ả nh Ph ố đ i b ộ Nguy ễ n Hu ệ

Các nghiên cứu thực hiện với Vissim:

Năm 1944, Dr Martin Fellendorf đã thực hiện nghiên cứu bằng phần mềm Vissim để mô phỏng vi mô nhằm đánh giá việc kiểm soát đèn giao thông thực tế có ưu tiên cho xe buýt Thông qua nghiên cứu này để có được lập ra chu kỳ đèn tín hiệu tối ưu nhất có xét đến việc ưu tiên cho các phương tiện giao thông công cộng

Năm 2000, các tác giả Markus Friedrich, Ph.D, PTV/Peter Mott, PTV/Klaus Noekel, Ph.D., PTV đã thực hiện nghiên cứu về dòng người đi bộ Qua đó hiệu chỉnh và đưa ra các thông số phù hợp cho quá trình mô hình dòng người đi bộ

Năm 2009, Tiến sỹ Văn Hồng Tấn, Jan-Dirk Schomocker và Satoshi Fujii sử dụng phần mềm Vissim để mô phỏng đoạn đường Trường Chinh ở Việt Nam Nghiên cứu cũng xác định mức độ ảnh hưởng tình trạng giao thông khi có sự tăng lên về số lượng xe cá nhân Từ đó xác định ra các điều kiện giao thông tương lai theo các kịch bản khác nhau

2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các Phố đi bộ từ những năm 1960 -

1970 đến năm 1991 ở Thụy Điển đã được tác giả Kent A Roberson thể hiện trong bài

“Pedestrian Street in Sweden’s city centres” năm 1991 Tác giả đã phân tích các yếu tố về sự hình thành, đặc điểm về thiết kế cảnh quan, sử dụng, các hoạt động và tổ chức của Phố đi bộ của 6 Phố đi bộ trên 6 thành phố lớn ở Thụy Điển thông qua việc so sánh và trải nghiệm thực tế tại các Phố đi bộ Theo đó, phần lớn các Phố đi bộ ở Thụy Điển đều hình thành với mục đích ban đầu là giải quyết các vấn đề về giao thông trong đô thị ở các khu vực trung tâm nhằm tăng tính an toàn cho người đi bộ và cải thiện môi trường khu vực trung tâm thành phố Tuy nhiên, các Phố đi bộ này đang dần đối mặt với sự cạnh tranh từ các khu trung tâm thương mại xung quanh nó bởi khả năng tiếp cận bằng các phương tiện cá nhân và các hoạt động kinh doanh bán lẻ Từ đó, tác giả đã chỉ ra rằng sự tồn tại và phát triển của các Phố đi bộ này cần phải gắn liền với sự đa dạng của các dịch vụ như cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê, shop thời trang… đồng thời tăng năng tiếp cận với hệ thống đi bộ cũng như phương tiện giao thông công cộng trong thành phố sẽ góp phần làm cho việc tiếp cận đến đại bộ phận dân cư dễ dàng hơn và có thể thu hút nhiều người đến tham gia Ngoài ra, hệ thống đi bộ hoàn chỉnh cần được bố trí thiết kế những cảnh quan đẹp, hệ thống ghế ngồi, chiếu sáng, hệ thống đài phun nước và các hoạt động nghệ thuật công cộng

Năm 1998, trong bài viết "Phố đi bộ ở Singapore", các tác giả đã phân tích mô hình phát triển Phố đi bộ ở Singapore và nguồn gốc hình thành của chúng Khác với mô hình chung của các nước Âu Mỹ, nơi Phố đi bộ được quy hoạch ngay từ đầu, ở Singapore, Phố đi bộ xuất hiện như một giải pháp đảm bảo an toàn cho người đi bộ và cải thiện môi trường trung tâm đô thị Bài viết cũng nhấn mạnh sự phát triển kinh tế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Phố đi bộ trong khu thương mại trung tâm thành phố.

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Phố đi bộ a Định nghĩa về phố đi bộ:

Phố đi bộ (Pedestrian zone) là cụm từ được dùng để diễn tả về một loại hình mới của đường phố hoặc quảng trường ở khu trung tâm thương mại của thành phố được định hướng dành cho người đi bộ và được phục vụ bởi các loại hình phương tiện giao thông công cộng b Các loại hình phố đi bộ:

Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể phân mô hình Phố đi bộ làm 4 loại như sau:

Phố đi bộ thư giãn: Phố đi bộ loại này phục vụ chủ yếu nhu cầu giải trí, thưởng thức cảnh quan của người dân đô thị do đó trong thiết kế rất chú trọng đến thiết kế cảnh quan phù hợp, môi trường xung quanh tránh gây tiếng ồn

Phố đi bộ mua sắm: Phố đi bộ mua sắm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân đô thị và khách du lịch đến thành phố Thông qua các mặt hàng, sản phẩm bày bán có thể quảng bá văn hóa, hình ảnh của một đất nước Xây dựng phố đi bộ mua sắm kết hợp với việc quy hoạch nhiều loại cửa hàng kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng là hướng đi nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng

Phố đi bộ thưởng thức văn hóa: Phố đi bộ thưởng thức văn hóa được xây dựng với chức năng văn hóa, đáp ứng nhu cầu thưởng thức các yếu tố văn hóa đặc trưng của địa phương, đặc điểm văn hóa của địa phương cần khai thác một cách khéo léo kết hợp với việc qui hoạch kiến trúc có định hướng nhằm tôn vinh nét đẹp riêng của địa phương nơi phố đi bộ được xây dựng

Phố đi bộ tổng hợp: Đây là mô hình Phố đi bộ có sự phối hợp giữa ba mô hình nói trên và tùy theo đặc điểm riêng của từng địa phương mà có hướng thiết kế cho phù hợp

Ngoài ra, căn cứ vào tổ chức giao thông, có thể phân chia Phố đi bộ thành Có 3 loại phố đi bộ được áp dụng trên thế giới hiện nay: phố đi bộ hoàn toàn, phố đi bộ kết hợp với giao thông công cộng và Phố đi bộ kết hợp

Phố đi bộ hoàn toàn: là khu phố đi bộ mà cấm hoàn toàn mọi loại phương tiện giao thông trong khu vực phố đi bộ, toàn bộ các tuyến đường trong khu vực được thiết kế lại bề mặt, bố trí cây xanh, thiết kế hệ thống chiếu sáng, ghế ngồi và các công trình phụ trợ khác Phố đi bộ loại này mang lại nét đặc trưng cho khu vực trong mắt người tham quan

Phố đi bộ kết hợp với giao thông công cộng: là loại hình phố đi bộ mà ở đó các phương tiện giao thông cá nhân bị cấm hoàn toàn, chỉ cho phép các phương tiện giao thông công cộng hoạt động

Phố đi bộ kết hợp: là loại hình phố đi bộ mà trong đó các phương tiện giao thông bị giới hạn một phần thay vì cấm hoàn toàn Các tuyến đường dành cho phố đi bộ được mở rộng và thiết kế lại bề mặt, cảnh quan như phố đi bộ hoàn toàn c Sự hình thành phố đi bộ:

Phố đi bộ hoàn toàn được thiết kế và xây dựng vào thời kỳ đầu khi quy hoạch xây dựng một thành phố mới Trong khi đó, phố đi bộ kết hợp với giao thông công cộng và phố đi bộ kết hợp được tổ chức xây dựng sau này khi cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện

Phố đi bộ có thể được xây dựng dựa trên một vài phương pháp sau:

Nâng cấp các tuyến đường hiện có: các tuyến đường cũ được nâng cấp, thiết kế lại, cấm các phương tiện giao thông cá nhân nhằm xây dựng phố đi bộ trên tuyến đường đó

Mở rộng lề đường: đường dành cho phố đi bộ sẽ được mở rộng từ lề đường nhằm tăng thêm không gian cho người đi bộ d Các yếu tố tạo nên sự thành công cho phố đi bộ:

Một khu phố đi bộ đúng nghĩa phải là khu phố có đủ 10 tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật sau: mặt đường được lót đá; có những mảng xanh trên đường phố; có ghế ngồi nghỉ chân; có không gian cô đọng, bố trí hài hoà, cảnh quan đẹp; có các quảng trường cổ, nơi tập trung nhiều di tích và các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hoá, là nơi có truyền thống giao lưu văn hoá; có nhiều cửa hiệu, quầy dịch vụ và trung tâm mua sắm lớn; có nhà vệ sinh công cộng; có mạng lưới vận tải công cộng hoàn chỉnh; có thể kết nối được với những tuyến đường, những cụm công trình khác; có hệ thống bãi đậu xe

Tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 tập trung vào việc thiết kế, quy hoạch, tôn tạo và trang trí khu phố đi bộ với mục đích tạo nên một đặc điểm riêng biệt và hấp dẫn trong lòng đô thị Những tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, nhằm tạo ra một không gian hấp dẫn người dân đến tham quan và sử dụng.

Tiêu chuẩn 5 là tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá của người tìm đến với khu phố đi bộ

Tiêu chuẩn 6 là tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch và lối sống “đi dạo mua sắm” của chính người dân địa phương

Các tiêu chuẩn 7, 8, 9, 10 là những yếu tố đảm bảo sự thuận tiện cho khách, đặc biệt là đảm bảo sự thuận tiện về giao thông vào ra - một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của khách

PHÂN TÍCH Ý KIẾN XÃ HỘI VỀ TỔ CHỨC PHỐ ĐI BỘ TẠI KHU VỰC NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

Khái quát

Tiến hành khảo sát tại hiện trường, lên bình đồ hiện trạng và ý tưởng, chụp ảnh làm tư liệu thiết kế phối cảnh cho khu phố đi bộ Khu vực Nhà Thờ Đức Bà

Khảo sát lấy ý kiến người dân thông qua phiếu thăm dò ý kiến dùng thang đo Likert scale 5 cấp độ được thiết kế để kiểm tra mức độ đồng ý hoặc không đồng với lời phát biểu của đối tượng, là thang đo thứ tự để đo thái độ con người

Bảng 3-1 Ví dụ về Likert scale 5 cấp độ Đánh giá về hiệu quả của việc tổ chức phố đi bộ với xây dựng nét đẹp văn hóa đô thị

Dùng phương pháp Linear Mixed Model trong SPSS để xác định phương án thích hợp thep quan điểm xã hội

Xây dựng mô hình mô phỏng vi mô dựa trên phần mềm VISSIM: dùng cho mạng lưới đường cỡ nhỏ và trung bình dựa trên lý thuyết xe theo xe, diễn tả mối quan hệ giữa các xe với nhau thông qua sự ứng xử của người sử dụng xe.

Thiết kế các phương án phố đi bộ

3.2.1 Giới thiệu Phố đi bộ Nhà Thờ Đức Bà

Khu vực Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố và Công viên 30/4 được đề xuất nghiên cứu cho mô hình phố đi bộ nhằm phục vụ nhu cầu thư giãn văn hóa-lịch sử Những địa điểm này nổi tiếng với giá trị lịch sử và cảnh quan hấp dẫn, tạo nên một không gian lý tưởng cho hoạt động đi bộ, thư giãn và khám phá những nét đặc trưng văn hóa-lịch sử của thành phố.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức

Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Đây cũng là nhà thờ Công giáo theo phong cách kiến trúc Roma, được thiết kế bởi Kiến trúc sư J.Bourad có quy mô lớn và đặc sắc nhất với 2 tháp chuông cao 60 m, hai tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn (6 âm): Tháp bên phải chứa 4 quả, là các âm sol, si, rê, mi; tháp bên trái chứa 2 quả, là các âm la, đô, tọa lạc tại trung tâm th tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nh tới nay, tròn 130 năm, trải qua nhi là công trình kiến trúc tuyệt tác c chiến tranh như nhiều công trình khác, nh làm tàn phai sự lộng lẫy của ki quy hoạch - nằm giữa quảng trư không hề có hàng rào và khuôn viên k gian đô thị; có góc nhìn đẹp từ biến của văn hoá - kiến trúc Đ nhưng xây dựng ở phương Đông) Nhà th trúc, là một công trình tiêu bi phố Hồ Chí Minh Không chỉ

Sài Gòn hàng ngày đi qua vẫn tr uy nghiêm mà gần gũi Trải qua bao n giữa lòng Sài Gòn, như một dấ

Bên cạnh đó khu vực này còn có B mang phong cách Pháp đầy lãng m

Chí Minh, ai đã đến nơi đây m nhưng gần gũi của khu vực này Ngoài ra, còn có công viên 30/4 v Đây thường là nơi mọi người g i trung tâm thành phố Đây là một trong những công trình ki u khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. i qua nhiều biến động chính trị, lịch sử, Nhà thờ t tác của đô thị Sài Gòn May mắn không bị u công trình khác, nhưng thời gian dường như cũng không th a kiến trúc đặc sắc này Là một công trình khá ng trường, liền kề với không gian giao thông qu có hàng rào và khuôn viên kế cận; nhà thờ là một điểm nhấn trong không ừ mọi phía Công trình còn là sự thể hiện giao lư n trúc Đông – Tây, (công trình thuộc nền văn hoá Phươ ươ Đông) Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuy ng trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn ỉ những du khách ở xa đến, mà chính những ng n trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ mà v i qua bao năm tháng và biến động, công trình v ấu son đô thị c này còn có Bưu điện thành phố, con đường Hàn Thuyên y lãng mạn là những công trình nổi tiếng của thành ph ơ đây một lần không khỏi choáng ngợp với vẻ đ c này Ngoài ra, còn có công viên 30/4 với nhiề i gặp gỡ và dạo bộ ng công trình kiến trúc

Chí Minh Cho ờ Đức Bà vẫn phá huỷ bởi ũng không thể t công trình khá đặc biệt về i không gian giao thông quảng trường, n trong không n giao lưu và tiếp ăn hoá Phương Tây t tuyệt tác kiến Sài Gòn - Thành ng người dân mà vẫn giản dị, ng, công trình vẫn tồn tại ng Hàn Thuyên a thành phố Hồ đẹp lung linh ều cây xanh

Hình 3-1 Hình Đó là một trong những nguyên nhân

Bà, mang đặc trưng “Phố đi b

Thờ Đức Bà cũng nhằm mục đ người dân sau những ngày làm vi hơn Đồng thời, đây là nơi giớ

Việt Nam, để giao lưu văn hóa, g là phát huy nét đẹp đô thị Sài Gòn

Hình 3.1 Hình ảnh về Nhà Thờ Đức Bà

Hình ả nh khu v ự c Nhà th ờ Đứ c Bà ng nguyên nhân để tôi đề xuất tổ chức Phố đi bộ Nhà Th đi bộ thư giãn và văn hóa” Việc hình thành Ph c đích tạo ra không gian thư giãn, nơi vui chơi gi làm việc mệt mỏi, giúp con người gần gũi với thiên nhiên ới thiệu cho du khách nước ngoài biết thêm v ăn hóa, gìn giữ di tích lịch sử truyền thống, và quan tr Sài Gòn

Nhà Thờ Đức c hình thành Phố đi bộ Nhà ơi vui chơi giải trí cho i thiên nhiên t thêm về văn hóa ng, và quan trọng hơn

3.2.2 Các phương án xây dựng phố đi bộ Khu vực Nhà Thờ Đức Bà

Căn cứ mặt bằng giao thông và không gian hiện hữu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 phương án thiết kế quy hoạch không gian và thiết kế phối cảnh 3D cho phố đi bộ Nhà thờ Đức Bà dự kiến Việc thiết kế nhằm: Đánh giá tính khả thi về thiết kế của phố đi bộ, cũng như để

Lấy kiến người dân về tổ chức không gian, thời gian cho 1 điển hình về phố đi bộ văn hóa lịch sử

Việc tổ chức giao thông được nghiên cứu để đảm bảo hạn chế số điểm xung đột khu vực quanh Nhà thờ Đức Bà, đường Đồng Khởi do việc dành diện tích đường cho phố đi bộ Bên cạnh đó, qua khảo sát thực trạng, các điểm giữ xe quanh công viên 30/4 cũng được nghiên cứu đề xuất nhằm tạo thuận tiện cho việc tiếp cận phố đi bộ Bên dưới trình bày các phương án bố trí mặt bằng và phối cảnh.

Tổ chức phố đi bộ: Sử dụng đường Hàn Thuyên (đoạn từ đường Pasteur đến Nhà Thờ Đức Bà) kết hợp với công viên 30/4 và vỉa hè trên đường Hàn Thuyên, vỉa hè trên đường Công Xã Paris (gần trường tiểu học Hòa Bình) để hình thành phố đi bộ Trên đường Hàn Thuyên bố trí các nhà hàng, bar với không gian thoáng đãng và có chỗ dành cho nghệ thuật đường phố Trên vỉa hè sử dụng gạch gốm sứ với họa tiết văn cách điệu trang trí tạo điểm nhấn sinh động (ví dụ: họa tiết Trống Đồng, Chim Lạc, Cây Tre, Lúa )

Khu Công viên bố trí hình ảnh thể hiện cô đọng về đặc trưng văn hóa lịch sử của Việt Nam, bố trí thêm khu vực ngồi chờ, giải lao thư giản công cộng, đồng thời bố trí vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế, nhà vệ sinh, thùng rác

Phương án 1 thì lộ trình các phương tiện không thlay đổi, vẫn giữ nguyên hiện trạng như hiện nay

Theo khảo sát hiện trạng các bãi xe để xe máy tại khu vực, nhóm nghiên cứu nhận thấy bãi xe hai bánh trước trường tiểu học Hòa Bình có công suất 500 xe, trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Bình khoảng 300 xe, bãi đỗ xe ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên khoảng 1200 xe Ngoài ra, phố đi bộ được tổ chức sau 18:00, tức sau giờ làm việc thì còn tận dụng được bãi đỗ xe tầng hầm các cao ốc văn phòng lân cận trong khu vực, cụ thể: MetroPolitan Tower, Tòa nhà Bảo Việt và Diamond Plaza Đối với ô tô, bãi đỗ xe trên đường Phạm Ngọc Thạch (khoảng 50 xe), và tầng hầm Diamond Plaza hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đỗ xe

Hình 3-2 Bình Đồ Ph ố Đ i B ộ khu v ự c Nhà th ờ Đứ c Bà Ph ươ ng án 1

Tổ chức phố đi bộ: Sử dụng một phần đường Công Xã Paris làm phố đi bộ kết hợp với công viên, đường Hàn Thuyên và Khu vực trước Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố làm phố đi bộ Trên đường Hàn Thuyên bố trí các nhà hàng, bar với không gian thoáng đãng và có chỗ dành cho nghệ thuật đường phố Trên vỉa hè sử dụng gạch gốm sứ với họa tiết văn cách điệu trang trí tạo điểm nhấn sinh động (ví dụ: họa tiết Trống Đồng, Chim Lạc, Cây Tre, Lúa )

Khu Công viên bố trí hình ảnh thể hiện cô đọng về đặc trưng văn hóa lịch sử của Việt Nam, bố trí thêm khu vực ngồi chờ, giải lao thư giản công cộng, đồng thời bố trí vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế, nhà vệ sinh, thùng rác

Một phần đường Công Xã Paris bố trí các chậu cây cảnh nhưng vẫn đảm bảo được sự tôn nghiêm của nhà Thờ Đức Bà

Phương án 2 thì lộ trình các phương tiện thay đổi, lộ trình các phương tiện đi từ Pasteur đến Đồng Khởi như sau: Pasteur Công Xã Paris Đổng Khởi

Hiện nay, một phần đường Công Xã Paris đoạn gần Bưu điện Thành phố lưu thông theo hướng từ đường Nguyễn Du đến đường Lê Duẩn trong thời gian phố đi bộ đảo chiều hướng lưu thông.

Tổ chức đỗ xe: Như phương án 1

Hình 3-1 Bình Đồ Ph ố Đ i B ộ khu v ự c Nhà th ờ Đứ c Bà Ph ươ ng án 2

Tổ chức phố đi bộ: Sử dụng toàn bộ đường Công Xã Paris làm phố đi bộ kết hợp với công viên, đường Hàn Thuyền và Khu vực trước Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Công viên 30/4 làm phố đi bộ Trên đường Hàn Thuyên bố trí các nhà hàng, bar với không gian thoáng đãng và có chỗ dành cho nghệ thuật đường phố Trên vỉa hè sử dụng gạch gốm sứ với họa tiết văn cách điệu trang trí tạo điểm nhấn sinh động (ví dụ: họa tiết Trống Đồng, Chim Lạc, Cây Tre, Lúa )

Khu Công viên bố trí hình ảnh thể hiện cô đọng về đặc trưng văn hóa lịch sử của Việt Nam, bố trí thêm khu vực ngồi chờ, giải lao thư giản công cộng, đồng thời bố trí vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế, nhà vệ sinh, thùng rác

Bố trí các cửa hàng bán sản phẩm lưu niệm, hoa tươi tạo điểm nhấn cho con đường Công Xã Paris nhằm thu hút sự chú ý của du khách

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG GIAO THÔNG VISSIM ĐỂ KIỂM CHỨNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG

Lý thuyết mô phỏng giao thông

Mô phỏng giao thông là bắt chước lại hành vi của một hệ thống giao thông Có thể nói đó là cách thể hiện bằng thực nghiệm logic toán các hệ thống thực trên phần mềm máy tính Mô phỏng giao thông bao gồm hai loại chính là: a Mô phỏng vi mô (microscopic traffic simulation models) :

Mô hình mô phỏng vi mô thường được sử dụng cho các mạng lưới đường cỡ nhỏ và trung bình (phụ thuộc vào bộ nhớ và tốc độ của máy tính) Dựa trên lý thuyết xe theo xe (Car following model), nó diễn tả mối quan hệ giữa các xe với nhau thông qua sự ứng xử của người sử dụng xe (Driver behavior) Mô hình này cho người sử dụng biết tất cả thông số về vị trí cũng như thời điểm cho tất cả các xe đang được mô phỏng mỗi giây Nhờ đặc điểm trên, độ chính xác cũng như khả năng phân tích kết quả rất cao Tuy nhiên, số lượng xe cộ và kích thước của mạng lưới đường mô phỏng sẽ bị hạn chế do bộ nhớ của máy tính có giới hạn Trong thời gian gần đây, rất nhiều phần mềm ứng dụng mô hình mô phỏng vi mô đã ra đời như CORSIM, PARAMICS, GETRAM, WATSIM…và đã được sử dụng rất rộng rãi

Mô phỏng sự di chuyển của từng xe cá nhân trong dòng giao thông dựa trên lý thuyết về xe theo xe và sự chuyển làn Ví dụ: quyết định chuyển làn để vượt xe của một xe sẽ tùy thuộc vào tương quan giữa nó với xe đi trước (mà được quyết định theo

Mô hình xe theo xe) và thao tác chuyển làn này sẽ tác động đến hành vi của các xe kề liền trên làn mà xe đó chuyển đến b Mô phỏng vĩ mô (macroscopic traffic simulation models) :

Mô phỏng dựa trên nguyên lý dòng chảy động (fluid dynamic theory), diễn tả dòng xe như một khối thống nhất theo lưu lượng, vận tốc hay mật độ xe Không giống như mô phỏng vi mô, mô hình này không thể cho biết một cách chi tiết các thông số của từng xe riêng lẻ, nhưng nó có khả năng áp dụng cho các hệ thống mạng lưới lớn với lưu lượng xe lớn Nó có ưu điểm khi tính toán về vận tốc, thời gian lưu thông, cách ứng xử cho cả đoàn xe chứ không cho từng xe, FREFLO, CONTRAM,STRADA

… là những phần mềm mô phỏng giao thông dựa trên mô hình vĩ mô

Người sử dụng phần mềm mô phỏng sẽ mô tả một viễn cảnh giao thông (hình học mạng lưới đường, nhu cầu đi lại của các phương tiện Mô phỏng giao thông có các vai trò với thiết kế xây dựng đường, và đối với an toàn giao thông, cụ thể như sau:

- Đánh giá các giải pháp xử lý khác nhau

- Thử nghiệm thiết kế mới

- Kiểm chứng công thức, giả định

4.1.2 Các khái niệm trong mô phỏng giao thông a Mô hình mô ph ỏ ng Th ờ i gian r ờ i r ạ c (discrete time model) Đó là mô hình thể hiện thực tế, xét trạng thái của hệ thống thay đổi theo các bước thời gian ∆t Trong mỗi khoảng thời gian đó, các mô hình mô phỏng tính toán các hoạt động thay đổi trạng thái của các yếu tố hệ thống Nghĩa là trong khoảng thời gian nhỏ đó, mô hình sẽ tính toán các hoạt động ( vận tốc, gia tốc, sự chuyển làn…) của các thành phần của hệ thống Như vậy, các biến trạng thái của tất cả các thành phần của hệ thống ở thời điểm t sẽ phụ thuộc vào giá trị của các biến này ở thời điểm (t – ∆t), cứ như thế tiếp tục b Mô hình ng ẫ u nhiên (random model)

Mô hình ngẫu nhiên bao gồm các hàm xác suất và các biến ngẫu nhiên được xây dựng dựa trên các giả thiết về sự phân bố ngẫu nhiên các đại lượng (ví dụ: phát sinh xe, phân bố giãn cách, các giá trị ngưỡng cho mỗi xe)

4.1.3 Mô hình tinh thần, thể trạng của Wiedemann (1974)

Hình 4-1 Mô hình tinh th ầ n-th ể tr ạ ng c ủ a Wiedemann

Mô hình tinh thần thể trạng của Wiedemann cho rằng xe chạy nhanh hơn sẽ giảm tốc khi tiếp cận xe chạy chậm hơn Hành động phản ứng có nhận thức phụ thuộc vào tốc độ, khoảng cách và hành vi của người lái xe Hình 5-1 mô tả dao động trong quá trình tiếp cận Các giá trị ngẫu nhiên của các tham số được thể hiện qua AX đại diện cho khả năng lái xe cá nhân và hành vi lái xe nguy hiểm Những giá trị ngẫu nhiên này tạo thành danh sách cuối cùng được tham chiếu đến (Wiedemann và Reiter 1992).

- AX: là khoảng cách mong muốn giữa các xe ở trạng thái đứng yên Giá trị này bao gồm chiều dài của xe phía trước L và khoảng cách mong muốn từ xe phía trước đến xe phía sau (phụ thuộc vào người lái xe I ) và được định nghĩa là:

AX = VehL + MinGap + RND1 AXMult Với AXmult là các thông số ước lượng

RND1(I) = N(0.5, 0.15) phụ thuộc xe phân bố có giá trị giữa 0 và 1

ABX, được xác định là khoảng cách theo sau mong muốn nhỏ nhất khi có sự chênh lệch về tốc độ (AX), được biểu diễn dưới dạng hàm của khoảng cách an toàn BX và tốc độ đầu vào.

ABX = AX + BX Tốc độ v được xác định như sau: v= v n -1 với v n > v n -1 v= v n với v n ≤ v n -1

- SDV : Điểm tiếp cận Giới hạn này được sử dụng để mô tả điểm mà người lái xe nhận biết đang tiếp cận một phương tiện có tốc độ chậm hơn ở phía trước SDV tăng với sự biến thiên vận tốc (∆v) Nó được định nghĩa là :

CX = CX const ( Cxadd + Cxmult.( RND1 n +RND2(I)) Trong đó CX const, Cxadd và Cxmult là các thông số hiệu chỉnh

OPDV hay Điểm tiếp cận là giới hạn mô tả vị trí mà người lái xe quan sát thấy xe phía trước đang di chuyển chậm hơn và bắt đầu tăng tốc trở lại OPDV có phạm vi biến thiên lớn (Todsiev, 1963) OPDV được định nghĩa là:

OPDV= CLDV ( -OPDVadd – OPDVmult RDND)

Trong đó: OPDVadd và OPDVmult là các thông số hiệu chỉnh RDND là số ngẫu nhiên phân bố thông thường

- SDX : Là ngưỡng nhận biết khoảng cách theo sau lớn nhất Giới hạn này được xác định khi người lái xe nhận ra khoảng cách quá xa so với xe trước Người lái xe sẽ phản ứng bằng cách tăng tốc để đạt khoảng cách mong muốn Khoảng cách này thay đổi từ 1.5 đến 2.5 lần khoảng cách theo sau ngắn nhất, ABX Nó được xác định như sau:

SDX=AX + EX BX với EX= EXadd + EXmult ( NRND – RND2(I))

Với EXadd và EXmult là các tham số hiệu chuẩn NRND là một số ngẫu nhiên phân phối thông thường và RND2(I) là tham số phụ thuộc

Trong mô hình Wiedemann người lái xe có thể rơi vào một trong bốn trạng thái sau:

+ Lái tự do: Không bị ảnh hưởng bởi các xe phía trước có thể quan sát được Trong trạng thái này, người lái xe cố gắng đạt và duy trì một vận tốc nhất định mà anh ấy muốn Thực tế là khó có thể duy trì vận tốc đều mà vận tốc ở trạng thái này có thể lên xuống do việc điều khiển bướm ga không chuẩn Gia tốc lớn nhất có thể được xác định như sau: ax ( ax ) m m b =BMAXmult v −v FaktorV ax es ( ax es ) m d m d

Xây dựng mô hình mô phỏng vi mô khu vực nghiên cứu bằng PTV Vissim

Mô hình mô phỏng vi mô bằng phần mềm VISSIM được sử dụng để mô phỏng hành vi giao thông của mạng lưới trong khu vực nghiên cứu Mô hình của VISSIM được lựa chọn bởi vì khả năng mô phỏng phù hợp với điều kiện giao thông Việt Nam, trong đó dòng giao thông hỗn hợp xe máy-xe ô tô được mô phỏng khá chính xác Ngoài ra, mô hình của VISSIM còn có khả năng mô phỏng cho từng loại phương tiện đặc biệt là có khả năng mô phỏng xe máy vốn là phương tiện đi lại chủ yếu

Quá trình mô phỏng trong nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá và so sánh tác động giao thông của các kịch bản khác nhau để xây dựng Phố đi bộ hiệu quả Việc xây dựng mô hình trên nền tảng VISSIM còn cho phép trình bày hoạt động giao thông bằng đồ họa 3D, tạo sự trực quan cho nghiên cứu Từ đó, nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị về tổ chức giao thông kết hợp với Phố đi bộ một cách hợp lý.

Tham số của các mô hình VISSIM gồm các tham số chính sau:

Phân bổ vận tốc, gián cách xe trên đường: Dựa vào khảo sát thực tế vào năm 2013 kết hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Minh & Sano (2005)

Thông số hành vi chuyển động của xe máy và xe ô tô trên đường được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Trần Văn Duy (2011) cùa trường Đại học Bách Khoa

Thông số hành vi chuyển động của xe máy và xe ô tô tại nút có đèn và không đèn được xây dựng dựa vào nghiên cứu của Trịnh Tuấn Hùng (2011) cùa trường Đại học Bách Khoa

Các thông số về hình học đường, đèn tín hiệu, lưu lượng trên đường được thu thập khảo sát trực tiếp từ hiện trường ở trong năm 204 như trình bày tiếp theo

Hình 1-5 Mô hình 2D m ạ ng l ướ i mô ph ỏ ng

Hình 4-1 Mô hình 3D m ạ ng l ướ i mô ph ỏ ng

4.2.2 Các bước xây dựng mô hình: a Xây dựng bản đồ nền: Trước khi vẽ mạng lưới mô phỏng vi mô, cần thiết phải có bản đồ nền (background) làm nền tảng Để mở bản đồ nền, vào View- Background-Edit để mở các bản đồ nền liên quan

Hình 3-7 B ả n đồ n ề n khu v ự c xung quanh Nhà Th ờ Đứ c Bà

Trong bước này cần phải hiệu chỉnh tỉ lệ của bản đồ nền cho đúng với kích thước thật ngoài thực tế Việc điều chỉnh được thực hiện bằng lệnh scale trong View- Background-Edit b Xây dựng các tham số mô phỏng

Vào Simulation-Parameters để xác định các tham số mô phỏng của mô hình

Hình 4-1 Xây d ự ng các tham s ố mô ph ỏ ng

Các tham số cần xác định là:

+ Quy tắc giao thông (traffic regulation): right-side traffic

+ Thời gian mô phỏng (Period) : 5400s (900s trước giờ cao điểm, 3600s trong giờ cao điểm, 900s sau giờ cao điểm

+ Độ phân giải trong quá trính mô phỏng: 10 time step/simulation second

+ Tốc độ mô phỏng: maximum

+ Số lõi xử lý : tất cả các lõi c Thiết lập các loại phương tiện và các đặc điểm giao thông cho từng loại phương tiện:

Thiết lập loại phương tiện Trong mô hình mô phỏng này, gồm có các loại phương tiện được thiết lập gồm Xe máy, Ô tô, Xe buýt và Xe tải… Để thiết lập được các loại phương tiện cần làm các bước sau:

- Base Data-Distribution-2D/3D Model: để thiết lập mô hình 2d/3d của các loại phương tiện

Hình 4-2 Thi ế t l ậ p mô hình 2d/3d c ủ a các lo ạ i ph ươ ng ti ệ n

- Base Data-Vehicle Type và Vehicle Class để đưa các loại phương tiện trên vào mô hình Mô Phỏng

Hình 4-3 Xây d ự ng các tham s ố mô ph ỏ ng

Xây dựng các đặc điểm giao thông cho từng loại phương tiện

- Thiết lập phân phối vận tốc cho từng loại phương tiện: Base Data-Distribution- Desired Speed

- Thiết lập đặc điểm gia tốc tăng, gia tốc giảm cho từng loại phương tiện: Base Data-Function-Maximum Acceleration (Maximum Deceleration)

Hình 4-4 Xây d ự ng các đặ c đ i ể m giao thông cho t ừ ng lo ạ i ph ươ ng ti ệ n d Xây dựng mạng lưới đường:

Hệ thống tuyến đường xung quanh nhà thờ Đức Bà trong khu vực nghiên cứu phố đi bộ được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 4-1 Các tuyến đường đầu vào trong khu vực mô phỏng

Hệ thống đường trên Vissim e Xác định các thành phần phương tiện trên từng tuyến đường:

Trên mỗi tuyến đường có một lượng xe đi vào và thoát khỏi mô hình Mỗi đoạn tuyến có thành phần xe khác nhau, do đó cần phải xác định thành phần phương tiện cho từng đoạn tuyến Thành phần phương tiện được nhập dựa trên kết quả thu thập đếm xe trên tuyến, Vào Traffic-Vehicle Composition để xác định thành phần phương tiện trên từng tuyến đường

Hình 4-5 Xây d ự ng m ạ ng l ướ i đườ ng các đặ c đ i ể m giao thông f Thiết lập lưu lượng đầu vào cho mô hình:

Lưu lượng xe nhập và thoát khỏi mô hình được khảo sát thực tế, quan sát sau đó được trình bày rõ ràng dưới dạng bảng dữ liệu thống kê.

Bảng 4-1 Số liệu lưu lượng xe đầu vào

Thạch Từ Nguyễn Thị Minh

BÁNH XE CON TẢI < 3,5T + BUS < 25

Lê Duẩn Từ Pasteur Đến Phạm Ngọc Thạch

Lê Duẩn Từ Phạm Ngọc Thạch Đến Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng Từ Lê Duẩn Đến Nguyễn Du

Nguyễn Du Từ Hai Bà Trưng Đến Đồng Khởi

Công Xã Paris Từ Lê Duẩn Đến Nguyễn Du

Công Xã Paris Từ Nguyễn Du Đến Lê Duẩn

Lê Duẩn Từ Lê Duẩn rẽ Đến Công Xã Paris

Pasteur Từ Nguyễn Du Đến Lê Duẩn

Nhập số liệu vehicle input cho Vissim g Đặc điểm hình học tuyến đường

Kích thước hình học của các tuyến đường trong khu vực khảo sát, bao gồm bề rộng làn xe, dải phân cách, chiều dài các tuyến đường:

Bảng 4-2 Đặc điểm hình học đường

STT TÊN ĐƯỜNG MẶT ĐƯỜNG TỔNG BỀ

10 NGUYỄN VĂN BÌNH 7,8 7,8 1 Đặc điểm hình học trên Vissim đường Lê Duẩn đoạn từ Pasteur đến vòng xoay

Hàn Thuyên hướng từ Pasteur đến vòng xoay có bề rộng 9m với 3 làn đường:

Hình 4-6 Đặ c đ i ể m hình h ọ c trên Vissim đườ ng Lê Du ẩ n h Xây dựng mô hình lựa chọn hướng tuyến tại các nhánh rẽ:

Tại các nhánh rẽ hay nút giao, cần thiết phải thiết lập hành vi lựa chọn hướng tuyến cho phương tiện (đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải), Tỉ lệ phần trăm phương tiện lựa chọn hướng tuyến được nhập dựa trên trên kết quả thu thập đếm xe trên tuyến, Đề nhập tỉ lệ lựa chọn hướng tuyến tại nút giao, click vào icon Route Choice i Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu và chương trình đèn tín hiệu cho nút giao:

Qua khảo sát mạng lưới mô phỏng bao gồm 10 hệ thống đèn điều khiển giao thông phân bổ trên khu vực nghiên cứu Chương trình tín hiệu tại các nút giao có đèn tín hiệu được mô tả trong bảng sau:

Bảng 4-1 thống kê chương trình tín hiệu tại các nút

Giao Lộ Thời lượng xanh Đường A Đường B Pha 1

Công xã Paris Lê Duẩn 30 s 39 s

3 Lê Duẩn Hai Bà Trưng 35 s 35 s

5 Nguyễn Du Hai Bà Trưng 25 s 36 s

6 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Lê Duẩn Chớp vàng

7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Pasteur 41 28

8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Nguyễn Thị

Khai Hai Bà Trưng 35 35 Để xây dựng chương trình đèn tín hiệu cho từng nút giao có đèn tín hiệu trên thực tế, Vào Signal Control-Edit Controller để thiết lập:

Hình 4-7 Xây d ự ng h ệ th ố ng đ èn và ch ươ ng trình đ èn THGT t ạ i nút giao Để xây dựng hệ thống đèn tín hiệu trên các nút giao, click vào icon Signal Head j Thiếp lập quyền ưu tiên giữa các vùng xung đột trong nút giao:

Trong nút giao, có khá nhiều xung đột giữa các dòng giao thông như dòng rẽ trái với dòng đi thắng hướng đối diện, dòng đi rẽ phải với dòng đi thẳng cắt ngang, nhập dòng, tách dòng… Cần thiết phải xây dựng nguyên tắc ưu tiên giữa các dòng giao thông để tránh cho các phương tiện trên các dòng đó không va chạm vào nhau, Nguyên tắc là phương tiện nào tiến vào vùng xung đột trước sẽ được quyền ưu tiên đi trước và các phương tiện khác phải dừng chờ Để thiết lập quyền ưu tiên trong nút giao, click vào icon Conflict Area , và Priority Rule ,

Hình 4-8 Thi ế p l ậ p các vùng xung độ t trong nút giao

Hình 4-9 Thi ế t l ậ p quy ề n ư u tiên gi ữ a các đ i ể m xung độ t trong nút giao k Xây dựng hệ thống xe buýt công cộng trong mạng lưới:

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Belinda yuen &amp; Chin Hoong Chor (1997). “Pedestrian Streets in Singapore”, National University of Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pedestrian Streets in Singapore
Tác giả: Belinda yuen &amp; Chin Hoong Chor
Năm: 1997
1. Văn Hồng Tấn, Hệ thống giao thông thông minh, Bài giảng 2010 Khác
2. Chu Công Minh, Quy hoạch mạng lưới đường, Bài giảng 3/2008 Khác
4. Văn Hồng Tấn, Chu Công Minh (2013). Nghiên cứu đề xuất phương án Phố đi bộ và tác động của nó đến giao thông tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
5. Phạm Thị Thuý Nguyệt (2010). Phố đi bộ - Từ Góc Nhìn Văn Hoá Đô Thị. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Khác
6. Trần Hải Âu (2013). Nghiên cứu tổ chức không gian văn hóa đi bộ điển hình phục vụ mua sắm và giải trí tại TP. HCM Khác
7. Kent A. Robertson (1991). Pedestrian Streets in Sweden’s cities centre, St Cloud State University, Sweden Khác
9. Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (QĐ24/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/01/2010) Khác
10. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Tập II: Báo cáo quy hoạch phát triển giao thông vận tải), (2007). Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế GTVT Phía Nam (TEDISOUTH) Khác
11. Phê duyện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (QĐ101/QQĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2007 Khác
12. Nghiên cứu thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu mở rộng và bờ tây sông Sài Gòn 930 ha, (2011). Công Ty Nikken Seikei Khác
13. Dự án khu vực Phố đi bộ trong trung tâm TPHCM. (2011). Công ty IDOM Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Hình - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Hình 3.1 Hình (Trang 29)
Hình 3-8 :Lấy ý ki - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Hình 3 8 :Lấy ý ki (Trang 37)
Bảng 3-2 Kết quả lự - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Bảng 3 2 Kết quả lự (Trang 41)
Bảng 3-3 Kết quả lựa chọn theo đánh giá của người dân về thời gian tổ chức - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Bảng 3 3 Kết quả lựa chọn theo đánh giá của người dân về thời gian tổ chức (Trang 42)
Hình 1-5 Mô hình 2D mạng lưới mô phỏng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Hình 1 5 Mô hình 2D mạng lưới mô phỏng (Trang 61)
Hình 4-1 Mô hình 3D mạng lưới mô phỏng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Hình 4 1 Mô hình 3D mạng lưới mô phỏng (Trang 61)
Bảng 4-4 Các tuyến xe bus đi qua khu vực nghiên cứu. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu tổ chức không gian phố đi bộ nhà thờ Đức Bà điển hình về phố đi bộ thư giãn, văn hóa-lịch sử tại Tp. HCM
Bảng 4 4 Các tuyến xe bus đi qua khu vực nghiên cứu (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w