1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: Xây dựng tiền khả thi trung tâm Logistics nhân đạo Việt Nam

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng tiền khả thi trung tâm Logistics nhân đạo Việt Nam
Tác giả Phan Ngọc Xuân Duy
Người hướng dẫn TS Lê Ngọc Quỳnh Lam
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

- Phân tích hiện trạng bị ảnh hưởng của các thiên tai ở Việt Nam, hệ thống Logistics cũng như thực trạng hoạt động từ thiện nhân đạo ở Việt Nam - Đề xuất phương án, giải pháp ứng dụng Lo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

PHAN NGỌC XUÂN DUY

XẤY DỰNG TIỀN KHẢ THI TRUNG TÂM LOGISTICS

NHÂN ĐẠO VIỆT NAM

Chuyên ngành : KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

Mã số: 12270703

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Lê Ngọc Quỳnh Lam

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1

2

3

4

5 Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -

KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ Và Tên: Phan Ngọc Xuân Duy MSSV: 12270703 Ngành: Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp 1 Đầu đề luận văn: Xây dựng tiền khả thi Trung tâm Logistics nhân đạo Việt Nam 2 Nhiệm vụ: - Tìm hiểu lý thuyết liên quan đến kiến thức Logistics nhân đạo - Phân tích hiện trạng bị ảnh hưởng của các thiên tai ở Việt Nam, hệ thống Logistics cũng như thực trạng hoạt động từ thiện nhân đạo ở Việt Nam - Đề xuất phương án, giải pháp ứng dụng Logistics nhân đạo để giải quyết vấn đề tồn tại trên - Thiết lập phương án tối ưu cho việc phát triển Logistics nhân đạo : Xây dựng trung tâm Logistic nhân đạo trực tuyến 3 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 01/07/2013 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 09/12/2013 5 Họ và tên người hướng dẫn: Phần Hướng Dẫn: TS Lê Ngọc Quỳnh Lam Toàn phần Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn Ngày……tháng…….năm

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ):

Đơn vị:

Ngày bảo vệ:

Điểm tổng kết:

Nơi lưu trữ dự án:

Trang 4

Tôi xin kính gởi lòng biết ơn đến cô Lê Ngọc Quỳnh Lam, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý sâu sắc cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp cho luận văn của em được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp-Khoa Cơ Khí- Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng giải cho em nhiều thắc mắc trong quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo UBND Phường Bửu Long đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này, cám ơn Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Đồng Nai, các nhóm, tổ chức từ thiện đã cung cấp số liệu thực tế để tôi có thể nhìn nhận và thể hiện đúng thực trạng hoạt động nhân đạo trong luận văn của mình

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chắc không tránh khỏi sai sót Kính mong Quý cô thầy, các anh chị cô chú đóng góp, sửa chữa để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và người thân, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2013

Học viên thực hiện Phan Ngọc Xuân Duy

Trang 5

Sau khi tìm hiểu lí thuyết về Logistics nhân đạo và phương pháp tiếp cận, luận văn này đưa ra phương pháp để triển khai xây dựng áp dụng kiến thức Logistics nhân đạo ở nước ta Qua việc tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng bị ảnh hưởng thiên tai, hiện trạng hệ thống Logistics cũng như hoạt động nhân đạo ở Việt Nam xác định được những thiếu sót của hoạt động hiện tại và đưa ra giải pháp là dùng áp dụng kiến thức Logistics nhân đạo là giải pháp để khắc phục, hạn chế chi phí cho hoạt động từ thiện ở nước ta cũng như liên kết với hệ thống từ thiện thế giới để các nạn nhân của thảm họa nhận được đầy đủ, kịp thời những hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm

Trọng tâm của luận văn là xây dựng Trung tâm Logistics nhân đạo Việt Nam ở giai đoạn tiền khả thi Thiết kế xây dựng các yêu cầu để cho trung tâm có thể là mô hình thực tế, hoạt động hiệu quả như mong muốn ban đầu Đồng thời cũng là cầu nối giúp hoạt động từ thiện trong và ngoài nước cấu thành một khối, tạo được niềm tin cho nhấn dân cũng như các tổ chức trong và ngoài nước

SUMMARY

Apply Humanitarian Logistics knowledge in Viet Nam is a new project By the screen in Viet Nam with calamity and humanely relieved actions, we study and find not good anything One of reasons is the cost of relief committee that spent to transport products so much

Building the Humanitarian Logistics Vietnam Center that on conceptual design is a solution It will decrease the cost, the time on actions by link everybody in the humanity system The center is available, believed by humanization The victim will be given to breath, drink, eat on time Their life is safety and to make good their life with the most profit after the calamity would be present

Trang 6

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được phát sinh trong yêu cầu nhìn nhận xã hội và tham gia các công tác hoạt động cộng đồng Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được hình thành trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn Phan Ngọc Xuân Duy

Trang 7

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Xác định đề tài và mục tiêu của luận văn 2

1.3 Nội dung thực hiện 2

1.4 Phạm vi đề tài 2

1.5 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT & NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 4

2.1 Các lý thuyết có liên quan 4

2.1.3.2 Vai trò của Logistics nhân đạo 9

2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng Logistics nhân đạo 10

2.1.4 Phương án và mô hình trong ra quyết định 10

2.1.4.1 Sáu bước trong lí thuyết ra quyết định 10

2.1.4.2 Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn 11

2.1.5 Hệ thống thông tin quản lí (MIS) 11

2.1.5.1 Khái niệm 11

2.1.5.2 MIS là hệ thống mở 15

2.1.5.3 Thành phần cơ bản của MIS 16

2.1.5.4 Các chức năng của MIS 16

2.1.5.5 Cấu trúc MIS 17

2.2 Các nghiên cứu có liên quan 18

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 18

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 18

Trang 8

3.1 Phương pháp luận tổng quát 20

3.2 Phương pháp thực hiện cụ thể 21

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THIÊN TAI & LOGISTICS NHÂN ĐẠO Ở VIỆT NAM 23

4.1 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam và các thảm họa 23

4.2 Hệ thông Logistics Việt Nam 27

4.2.6 Hệ thống công nghệ thông tin Logistics 32

4.3 Họa động nhân đạo ở Việt Nam 33

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS NHÂN ĐẠO 38

5.1 Ứng dụng của Logistics vào hoạt động nhân đạo 38

5.2 Các yếu tố cơ bản hình thành trung tâm Logistics nhân đạo 44

5.2.1 Thủ tục pháp lí 44

5.2.2 Vị trí trung tâm 45

5.3 So sánh chi phí xây dựng trung tâm 46

CHƯƠNG 6: TRUNG TÂM LOGISTICS NHÂN ĐẠO VIỆT NAM TRỰC TUYẾN 50

6.1 Tiêu chí và hình thức hoạt động của trung tâm 50

6.2.2.1 Phần thông tin nhập liệu 55

6.2.2.2 Phần thông tin kết quả 56

Trang 9

7.1 Kết luận 63 7.2 Kiến nghị 64 PHẦN THAM KHẢO 65 PHẦN PHỤ LỤC

Trang 10

Bảng 2.1: Phân loại các thảm họa 9

Bảng 4.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu 23

Bảng 4.2: Các loại thiên tai qua các năm 25

Bảng 4.3: Thiệt hại năm 2009 26

Bảng 4.4: Hệ thống đường bộ Việt Nam năm 2011 28

Bảng 4.5: Chi phí đoàn cứu trợ tỉnh Đồng Nai 36

Bảng 4.6: Phần trăm chi phí đoàn cứu trợ qua các năm 36

Bảng 5.1: Quy trình cứu trợ bão 44

Bảng 5.2: Điểm mạnh, điểm yếu các địa điểm đặt trung tâm 46

Bảng 5.3: Chi phí xây dựng 47

Bảng 5.4: Chi phí thuê văn phòng: 47

Bảng 5.5: Chi phí vận hành của trung tâm trong 1 năm 48

Bảng 5.6: Chi phí thiết lập trung tâm Logistics trực tuyến 49

Bảng 6.1: Các tổ chức có liên quan 52

Bảng 6.2: Liệt kê kết quả truy xuất cấp độ 1 57

Bảng 6.3: Truy xuất kết quả cấp độ 1 59

Bảng 6.4: Truy xuất kết quả cấp độ 2 61

Bảng 6.5: Bảng kết quả 3 phương án 62

Trang 11

Hình 2.1: Quá trình thiết kế hệ thống 5

Hình 2.2: Cấu trúc hình thành hệ thống Logistics 6

Hình 2.3: Quy trình ra quyết định 11

Hình 2.4: Khái niệm hệ thống thông tin quản lí (MIS) 12

Hình 2.5 : MIS và tích lũy truy thức trong doanh nghiệp 13

Hình 2.6: Cơ sở tri thức MIS 14

Hình 2.7: MIS là một hệ thống 15

Hình 2.8: Các thành phần của phần mềm MIS 16

Hình 2.9: Các cấu trúc thông tin của MIS 17

Hình 2.10: Cấu trúc MIS 17

Hình 3.1: Quá trình thực hiện luận văn 22

Hình 4.1: Vùng thường xảy ra thiên tai 25

Hình 4.2: Biểu đồ thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam 26

Hình 4.3: Các thành phần hạ tầng hệ thống Logistcis 28

Hình 4.4: Trục quốc lộ 1A 29

Hình 4.5: Các tuyến bay sẽ phát triển năm 2020 31

Hình 4.6: Các khu vực cảng biển ở Việt Nam 31

Hình 4.7: Quà cứu trợ 33

Hình 4.8: Bảng chi phí trung bình cho một chuyến cứu trợ 35

Hình 5.1: Quy trình nghiên cứu xây dựng trung tâm 39

Hình 5.2: Chu trình nguyên tắc hoạt động Logistics nhân đạo 40

Hình 5.3: Biểu đồ nguyên nhân chi phí hoạt động nhân đạo ………38

Trang 12

Hình 6.2: Thành phần trang website trung tâm 53 Hình 6.3: Hình ảnh phát họa trang chủ của website trung tâm 58 Hình 6.4: Bảng kết quả truy xuất cấp độ 2 60

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là nước nằm trong khu Đông Nam Á, là nước có đường bờ biển dài, ngã ba giao thông cảng biển Thái Bình Dương, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế Nằm ở vị trí thuận lợi trong việc thông thương đường biển nhưng cũng chính vị trí đó mà Việt Nam là 1 trong 20 nước bị ảnh hưởng lớn nhất về mặt thảm họa Với truyền thống “lá lành đùm lá rách” nên công tác từ thiện từ cộng đồng luôn được quan tâm của người dân Việt Nam Hằng năm sau những thảm họa, nhân dân cả nước chung tay cùng các địa phương xây dựng lại môi trường sống cho cộng đồng nhân dân không may

Các hoạt động nhân đạo ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ với nhiều tổ chức và hình thức Các hoạt động cứu trợ thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, sạt lỡ… luôn được đề cao, những chương trình từ thiện hỗ trợ cuộc sống của người dân được thực hiện liên tục và thường xuyên, thường trực trên các đài truyền hình của các nước, các cơ sở, trung tâm từ thiện khắp đất nước

Tuy các hoạt động cứu trợ, hỗ trợ diễn ra rất sôi nổi, nhưng bản chất hàng hóa cứu trợ cho những nơi có thiên tai xuất phát từ những nơi không gặp thiên tai Vì vậy hàng hóa cứu trợ luôn trong tình trạng là phải được vận chuyển và phân phối bằng nhiều phương tiện và cách thức mới đến các nạn nhân thiên tai Việc vận chuyển của các tổ chức nhân đạo trên cả nước vẫn mang tính tự phát, không có bất cứ tính liên kết thông tin, dịch vụ hay công tác hỗ trợ nào dẫn đến chi phí vận chuyển rất cao, có khi còn không đến được nhân dân cần cứu trợ

Một trong những phương pháp để hạn chế tình trạng lãng phí trong công tác cứu trợ là áp dụng hệ thống logistics vào các hoạt động cứu trợ hay nói rõ hơn là áp dụng Logistics nhân đạo

Nhưng kiến thức Logistics nhân đạo là kiến thức mới, chưa có được nhiều người tiếp cận Thậm chí, ở Việt Nam chưa có một trung tâm nhân đạo nào áp dụng kiến thức này vào hoạt động của mình Vì thế mà cần có một nơi có thẩm quyền có thể thực hiện chức năng truyền đạt kiến thức Logistics nhân đạo và chia sẻ những thành công của việc áp dụng kiến thức trong lĩnh vực này

Trang 14

Trong luận văn này, tôi xin đưa ra một đề xuất: “ Xây dựng trung tâm Logistics nhân đạo ở Việt Nam” để các cơ sở hoạt động nhân đạo được hỗ trợ tốt nhất về các phương

pháp, cách thức vận tải, vận chuyển, nhằm hạn chế chi phí cho các hoạt động vận chuyển này,

đem lại các phần quà lớn hơn cho các nạn nhân gặp thảm họa Và “Xây dựng tiền khả thi trung tâm Logistics nhân đạo Việt Nam” là tên của luận văn này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu đề xuất xây dựng trung tâm Logistics nhân đạo ở Việt Nam bằng việc nghiên cứu xây dựng tiền khả thi dự án này

1.3 Nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Với mục tiêu nêu trên ta sẽ phải thực hiện những hoạt động sau: - Do đây là kiến thức mới nên phải đưa ra một định nghĩa thật đầy đủ và chính xác nhất các lí thuyết để chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về lĩnh vực và các lí thuyết liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu Bên cạnh đó cũng đưa ra các nghiên cứu có liên quan đến cơ sở lí thuyết và so sánh với nghiên cứu đang thực hiện

- Từ những lí thuyết được mô tả trên ta sẽ lựa chọn phương pháp tiếp cận nghiên cứu phù hợp cho lĩnh vực cũng như các lí thuyết có liên quan

- Ứng với các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận khác nhau mà ta sẽ đưa ra các giải pháp cho việc hình thành trung tâm với hiệu quả như mong đợi Cụ thể hơn:

- Đưa ra những hình ảnh về thực trạng thiên tai ở nước ta; cách thức hoạt động, chi phí của các trung tâm, tổ chức từ thiện ở nước ta trong các hoạt động cứu trợ đó Phân tích theo thành phần cấu thành những nguyên nhân cái lợi và cái chưa tốt để đưa giải pháp

- Đưa cái nhìn cơ bản về giải pháp thông qua các bước thực hiện giải pháp đó cũng như phân tích tính phù hợp của giải pháp đó thông qua số liệu nghiên cứu

- Đưa ra tính khả thi theo giải pháp đã lựa chọn để hình thành trung tâm Logistics nhân đạo ở nước ta

Từ đó, khẳng định “Trung tâm Logistics Nhân đạo ở Việt Nam” được hình thành là hợp lí cũng như đưa ra phương hướng phát triển hoạt động của trung tâm trong tương lai

Trang 15

1.5 Bố cục của luận văn

Luâ ̣n văn được thực hiê ̣n gồm các chương sau:

- Chương 1: Giớ i thiê ̣u Giới thiệu về lý do hình thành đề tài, tên, mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn - Chương 2: Các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan

Trình bày các lý thuyết, tài liệu, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến Logistics nhân đạo để làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức

- Chương 3: Phương pháp luận & hướng tiếp cận Trình bày cách tiếp cận vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề bao gồm các phương pháp để thực hiện các nhiệm vụ luận văn đã đề ra

- Chương 4: Phân tích và đánh giá hiện trạng các hoạt động Logistics nhân đạo ở nước ta

+ Trình bày thông tin về hình thức, loại thiên tai thường xảy ra trên phạm vi nước Việt Nam

+ Cái nhìn chung về hoạt động hỗ trơ, cứu trợ, tình nguyện ở nước ta - Chương 5: Cách thức phát triển hoạt động nhân đạo ở nước ta + Trình bày các lí do, giải pháp cho thấy việc phải hình thành trung tâm Logistics nhân đạo ở nước ta Cũng như các chi phí cơ bản cho phương án này

- Chương 6: Giải pháp tối ưu cho phương án hình thành Trung tâm Logistics nhân đạo ở Việt Nam

- Chương 7: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2 CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Các lý thuyết liên quan

Từ việc xác định nhu cầu và cách thức thực hiện đề tài này, thì tôi đã xác định đây là một dự án về thiết kế một hệ thống với đối tượng xác định Vì thế, chúng ta cần nhắc lại về kiến thức cơ bản về Kỹ thuật hệ thống

2.1.1 Kỹ thuật hệ thống

Quá trình thiết kế phát triển về hệ thống được xác định thông qua 7 quá trình (như

hình1) với các hoạt động cụ thể trong chu kỳ sống của hệ thống sau:

(2) -Phân tích khả thi: Phân tích nhu cầu; Xác định yêu cầu vận hành; Xác định yêu cầu bảo trì

-Lên kế hoạch sản phẩm

(3) -Phân tích chức năng hệ thống: Xác định nhu cầu chức năng; Xác định chức năng vận hành; Xác định chức năng bảo trì

-Phân bổ tiêu chuẩn thiết kế: Phân bổ các yếu tố hiệu suất, thiết kế, yêu cầu hiệu quả; Phân bổ các yêu cầu hỗ trợ

-Tối ưu hệ thống: Sự kết hợp cân bằng giữa các yếu tố trade off và phân tích phương án khả thi; Phân tích hệ thống và hệ thống con - Tổng hợp hệ thống và định nghĩa hệ thống: Thiết kế sơ khởi, hiệu suất, cấu hình, sắp xếp; Mô tả chi tiết

XÁC ĐỊNH NHU CẦU

THIẾT KẾ Ý NIỆM

THIẾT KẾ SƠ KHỞI

THIẾT KẾ CHI TIẾT

SẢN XUẤT

SỬ DỤNG & HỖ TRỢ

THẢI HỒI

Trang 17

(4) -Thiết kế hệ thống: Thiết kế chi tiết chức năng, tài liệu, chi tiết hỗ trợ, xem xét và đánh giá hệ thống

- Phát triển mẩu (mô hình): Phát triển mô hình mẫu hệ thống, yêu cầu hỗ trợ hậu cần

- Đánh giá và thử nghiệm hệ thống: Chuẩn bị thử nghiệm, thử nghiệm hệ thống và thiết bị, Báo cáo, Phân tích & đánh giá, Hiệu chỉnh

Từ quy trình trên, như vậy việc đầu tiên của chúng ta cần làm là xác định nhu cầu của hệ thống và trong đó, xác định được chính xác đối tượng mà chúng ta cần xác định nhu cầu là điều rất quan trọng Với dự án phát triển Logistics nhân đạo thì không thể nào chúng ta không có sự hiểu biết về Logistics hay Logistics nhân đạo

2.1.2 Logistics 2.1.2.1 Định nghĩa

Logistics còn khá mới mẻ tại Việt Nam song đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và là một trong số ít các thuật ngữ khó định nghĩa nhất khi dịch sang Tiếng Việt bởi nó bao hàm nghĩa quá rộng mà không một từ đơn nghĩa nào có thể truyền tải hết được Vậy Logistics là gì?

- Theo Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002), Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu

Trang 18

chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng

- Còn theo Hội đồng quản trị Logistics (The council of Logistics Managerment), thì Logistics là sự quản lý, kiểm soát các nguồn lực ở trạng thái động và tĩnh , là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm quá trình hoạch định, quản lý , thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm nhất về chi phí và thời gian các dòng chảy xuôi chiều cũng như ngược chiều từ điểm sản xuất tới điểm tiêu thụ cuối cùng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, quy trình này bao hàm cả các hoạt động đầu vào, đầu ra, bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp

- Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị

- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa Luật quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Từ các định nghĩa trên thì ta thấy nó sẽ được định nghĩa với nhóm nghĩa hẹp (Luật thương mại 2005, trong lĩnh vực quân sự…) là các hoạt động giao nhận hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Còn với nhóm nghĩa rộng hơn (Hội đồng quản trị Logistics) thì xem hoạt động Logistics là cả quá trình nhập liệu trong sản xuất đến sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng ra sao Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý …Như vậy để có cái nhìn nhận rõ hơn ta sẽ phải chọn định nghĩa với nghĩa rộng Và nhà chung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất Hệ thống Logistics được thiết lập bởi 2 yếu tố chính là cơ sở hạ tầng và phương pháp hoạt động dịch vụ

Logistics Hình 2.2: Cấu trúc cấu thành hệ thống Logistics

Trang 19

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng trong hoạt động dịch vụ Logistics

Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics Cơ sở hạ tầng Logistics bao gồm: cơ sở hạ tầng “cứng” (hệ thống cảng biển, sân bay đường sắt, đường bộ, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc…) và cơ sở hạ tầng “mềm” (hệ thông pháp luật, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực Logistics) Nó đóng vai trò rất quan trọng:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế: Hạ tầng giao thông phát triển sẽ đóng góp tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, từ đó tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng và phát triển của các ngành khác

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng lớn Khi hệ thống giao thông phát triển thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, chi phí vận chuyển hàng hoá tới nơi tiêu thụ, chi phí nhập nguyên liệu; ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được một số chi phí khác như chi phí quản lý và bảo quản hàng hoá, chi phí lưu trữ hàng tồn kho

- Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế - Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá Trong hệ thống sản xuất thì kho được xem như là 1 bể điều tiết các hoạt động của quá trình sản xuất vì vậy mà nó còn đảm bảo điều hòa sản xuất Khi bể này tắt nghẽn thì sẽ làm cho toàn bộ quá trình sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa kịp thời bị gián đoạn ngay

- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối - Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ: Thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm

- Vai trò của công nghê thông tin: Thông tin trong quản trị Logistics là chất kết dính hoạt động Logistics trong các nỗ lực hợp nhất của nhà quản trị, thông tin Logistics cung cấp cơ sở cho

Hệ thống LogisticsCơ sở hạ tầngPhương pháp

hoạt động

Trang 20

các quyết định lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra Logistics hiệu quả Nếu không quản trị tốt thông tin, các nhà quản trị Logistics không thể biết được khách hàng muốn gì, cần dự trữ bao nhiêu và khi nào cần sản xuất và vận chuyển

2.1.2.3 Phương pháp hoạt động

Là cách thức hoạt động của các tổ chức logistics Tùy vào hình thức kinh doanh mà mỗi công ty chọn cho mình sản phẩm cũng như loại hình phục vụ đặc thù cho công ty, tổ chức của mình

2.1.3 Định nghĩa và vai trò của Logistics nhân đạo 2.1.3.1 Định nghĩa

Theo định nghĩa của các tổ chức quốc tế thì cụm từ “Humanitarian Logistics” là khái niệm của các hoạt động Logistics hỗ trợ công tác cứu trợ như: kho bãi, giao nhận để đem đến phần quà tốt nhất cho người cũng như vùng gặp thảm họa

Các hoạt động cứu trợ có nhiều hình thức tùy thuộc vào loại, vùng, và tính nguy cấp sự cố… Nhưng nó có 4 hoạt động chính được thuộc 2 quá trình mà đánh dấu sự khác biệt của 2 quá trình đó là sự kiện thảm họa xảy ra

Các hoạt động dự báo thảm họa Trước khi sự kiện xảy ra

Các hoạt động chuẩn bị đương đầu với thảm họa

Các hoạt động đáp ứng cho việc cứu trợ Sau khi sự kiện xảy ra

Các hoạt động khắc phục sau cứu trợ

Các hoạt động dự báo thảm họa: được thiết lập lên dựa trên những số liệu của các thảm họa đã xảy ra và được ghi nhận lại quan các năm

Các hoạt động chuẩn bị đương đầu với thảm họa: là các hành động tiếp sau để công tác cứu trợ được nhanh và hiệu quả hơn

Công tác cứu trợ ở các vùng lãnh thổ, người như cung cấp khí thở, thức ăn, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… để duy trì sự sống trong các sự cố khác nhau là các hoạt động đáp ứng việc cứu trợ

Trang 21

Các hoạt động khắc phục sau cứu trợ là những việc làm giúp người, vùng lãnh thổ hòa nhập, xây dựng lại cuôc sống sau khi thảm họa xảy ra

Và cũng tùy thuộc vào sự cố đó do con người hay do thiên nhiên gây ra Độ cấp thiết, khẩn cấp mà người ta phân loại, và cách khắc phục thảm họa khác nhau Sự khẩn cấp ở đây liên quan nhiều đến sự sống của con người và hệ sinh thái trên trái đất Ví dụ: để duy trình sự sống của con người thì phải:

- Cung cấp khí thở trong vòng 3 phút - Cung cấp nước uống trong vòng 3 ngày - Cung cấp thức ăn trong vòng 30 ngày

(Con số này còn tùy thuộc thể trạng của từng người) Từ đó mà ta phân loại được các thảm họa như sau:

Rò rỉ phóng xạ Bệnh dịch Chiến tranh- giao chiến Ô nhiễm nguốn nước Tuyệt chủng…

Bão Lũ lụt, lũ quét, lốc Sóng thần, vòi rồng Động đất

Cháy rừng…

KHÔNG KHẨN CẤP Đói nghèo

Mù chữ Thiếu dinh dưỡng Thiếu nước sạch…

Mất mùa Hạn hán Xói mòn…

Bảng 2.1: Phân loại các thảm họa

2.1.3.2 Vai trò của Logistics nhân đạo

Trang 22

Vì phải thỏa mãn các điều kiện trên nên khi xảy ra thiên tai, thảm họa con người cần đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nguồn lực để khắc phục và giữ được mạng sống của các nạn nhân trong thiên tai, nhân tai Và vì thế mà Logistics nhân đạo phải được triển khai nhằm chỉ vì mục đích đó

 Vai trò của Logistics nhân đạo trong các hoạt động cứu trợ: + Giúp nhà nước vận chuyển, vận tải cho các hoạt động cứu trợ ở trong và ngoài nước Hỗ trợ kịp thời đưa hàng hóa cứu trợ đến các vùng gặp thiên tai, cứu sống và giúp đỡ người dân trở lại cuộc sống bình thường sau thiên tai

+ Là cầu nối để Việt Nam phát triển mối quan hệ với thế giới về các hoạt động cứu trợ, thể hiện tình đoàn kết, nhân nghĩa của người Việt Nam đến đồng bào ta cũng như các nước bạn trên khắp thế giới

+ Là công cụ để tiết kiệm chi phí cho các hoạt động nhân đạo Giúp nạn nhân được nhận nhiều hơn những thứ mà có thể nhận: hàng hóa, thực phẩm, thuốc men… từ những tấm lòng của nhân dân trong và ngoài nước bằng cách tối ưu hóa chu trình lưu chuyển cũng như thời gian Giúp hỗ trợ hoạt động kịp thời và đầy đủ nhất

2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng Logistics nhân đạo

Cơ sở hạ tầng Logistics nhân đạo hầu như giống hoàn toàn với hệ thống Logistics nói chung ở nước ta Nhưng khác ở chỗ là tùy thuộc vào loại thiên tai, hình thức cứu trợ mà ta sử dụng các loại phương tiện, cách thức cứu trợ cho phù hợp, để luôn đáp ứng tính kịp thời và hiệu quả trong hoạt động nhân đạo

Bản chất của nguồn lực Logistics nhân đạo là từ cộng đồng và sự hỗ trợ không chi phí của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ

Với bản chất là một đề tài mang tính thiết kế khái quát cho hệ thống thì giai đoạn thiết kế xem xét đánh giá và đánh giá so sánh những phương án đề suất là luôn có Chính vì thế mà lí thuyết về mô hình ra quyết định luôn được sử dụng đến để lựa chọn các phương án tối ưu cho hoạt động cũng như chi phí của đối tượng cần thiết lập

2.1.4 Phương án và mô hình trong ra quyết định 2.1.4.1 Sáu bước trong lý thuyết ra quyết định

Trang 23

Hình 2.3: Quy trình ra quyết định

2.1.4.2 Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn

Do mô hình là chưa tồn tại nên các số liệu chỉ dựa vào số liệu quá khứ, không có bất kì số liệu nào chỉ rõ đó là kết quả, hay bị ảnh hưởng bởi số liệu đó Nên việc cho cách rất quyết dịnh trong điều kiện không chắc chắn là phù hợp Một trong những tiêu chuẩn là:

Tiêu chuẩn Maximax: Tiêu chuẩn maximax giúp ta tìm được phương án làm cực đại lợi

nhuận lớn nhất so sánh với các phương án khác Tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn lạc quan Nhưng do mô hình cần áp dụng dưới đây là mô hình chi phí nên ta chọn là Minimin chi phí

2.1.5 Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

Các số liệu sử dụng trong dự án này sẽ được thông tin với nhau từ nhiều lĩnh vực, như vậy quản lí chuỗi thông tin là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Để thông tin luôn được thông suốt và kịp thời Việc này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đến kiến thức ở lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý (MIS) Vậy MIS là gì?

2.1.5.1 Khái niệm

Hệ thống thông tin nói chung là một tập hợp của người, các qui trình, dữ liệu và công nghệ hình thành lên một cấu trúc chặt chẽ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chức năng và đạt được những mục tiêu của minh

Xác định rõ vấn đề cần giải quyết - Mục tiêu

- Tiêu chuẩn - Ràng buộc - Độ ưa thích

Nhận ra các trạng thái/ tình huống có thể xảy ra (tốt hay xấu)

Liệt kê tất cả các phương án có thể

Trang 24

Hệ thống thông tin quản lý cũng được định nghĩa là năng lực của toàn doanh nghiệp trong việc kiến tạo, duy trì, truy xuất và làm cho thông tin sẵn sàng vào đúng lúc, đúng nơi, đúng với người sử dụng, với chi phí thấp nhất, với phương tiện trình bày tốt nhất nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của người quản lý

MIS là một hệ thống được phát triển nhằm tăng cường tri thức cho người quản lý qua đó hỗ trợ họ ra các quyết định sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và có hiệu suất (Hình 2.5.)

Không có máy tính thì MIS đã và đang tồn tại như một thành phần không thể thiếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp tích hợp các nguồn lực khác Khái niệm hệ thống thông tin trong quản lý (MIS) đã tiến hóa trong một thời gian dài cùng với sự tiến hóa của các hình thức tổ chức doanh nghiệp MIS là một hệ thống bao hàm trong mọi doanh nghiệp và cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ

MIS khởi đầu là các qui trình xử lý dữ liệu và lập các báo cáo định kỳ trong doanh nghiệp Năng lực chủ yếu của hệ thống MIS lúc nay là khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và xử lý một số lớn dữ liệu Mỗi cá doanh nghiệp có nhiệm vụ là lựa chọn qui trình, xử lý và sử dụng dữ liệu theo quyền hạn và trách nhiệm của mình

ProcessingClassifyArrangeCalculate

FeedbackInformation System

OrganizationEnvironment

Môi trường Doanh nghiệp MIS

Xử lý, làm rõ tổ chức, tính

toán

Hình 2.4: Khái niệm hệ thống thông tin quản lý MIS

Trang 25

MIS tiến triển thêm một bước về chất khi xuất hiện nhu cầu tách bạch dữ liệu và thông tin, trong đó thông tin là một sản phẩm của dữ liệu hay dữ liệu chỉ là nguyên liệu đầu vào của qui trình xử lý thông tin, thông tin mới là sản phẩm ở đầu ra Chính thông tin mới là cái người sử dụng cần, không phải là toàn bộ dữ liệu ở đầu vào của qui trình xử lý thông tin Tuy nhiên, dữ liệu có thể phân tích và xử lý theo các cách khác nhau và qua đó tạo ra những thông tin khác nhau ở đầu ra tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng thông tin này Đây là lý do tại sao MIS phải có định hướng tới người sử dụng thông tin

MIS không dừng lại tại đó, các MIS hiện nay còn cho phép trình bày thông tin dưới những dạng thức cho phép nó tạo ảnh hưởng đối với người sử dụng, khích lệ việc ra quyết định hay đưa ra những lựa chọn Để làm việc này, MIS cho phép đưa ra các báo cáo mang tính đặc thù theo yêu cầu của người sử dụng

Để cung cấp thông tin cho người sử dụng, MIS phải thực hiện các qui trình phân tích dữ liệu Việc phân tích dữ liệu rõ ràng dựa trên tri thức từ nhiều lĩnh vực như: Khoa học quản lý (management Science), Kế toán quản trị (Management Accounting), Vận trù (Operational Research), Hành vi tổ chức (Organisational Behaviour), Kỹ thuật (Engineering), Khoa học Máy tính (Computer Science)… (Hình 2.6.) Các tri thức đa dạng này cần thiết cho cả quá trình thiết kế MIS và làm cho MIS tiến hóa thành các công cụ hỗ trợ mô hình hóa và ra quyết định MIS hoạt động đồng thời trên cơ sở cách tiếp cận kỹ thuật, với giá thiết về hành vi hợp lý của con người (rational behaviour: là hành vi khi lựa chọn sẽ dựa vào kết quả kỳ vọng cao

AccumulateKnowledge

Format,Filter,Summarize

Data

InformationKnowledge

ResultsInterpret,

Design, ActTích lũy

tri thức

Chọn lọc Tóm tắt

Thiết kế, hành động Dữ

liệu

Thông tin

Kết quả Tri thức

Hình 2.5: MIS và tích lũy tri thức trong doanh nghiệp

Trang 26

nhất) và trên cơ sở cách tiếp cận “hành vi” của các “hành vi con người” có thể không hoàn toàn có lý

MIS sử dụng khái niệm “kiểm soát” của quản lý (management control) trong quá trình thiết kế của mình và chủ yếu dựa trên một thực tế là người quản lý là người ra quyết định

Một MIS có thể tiến hóa vì một mục tiêu nhất định nếu nó được tiến hóa sau quá trình hoạch định và thiết kế một cách có hệ thống MIS đòi hỏi việc phân tích hoạt động kinh doanh, quan điểm và chính sách của các cấp quản lý, văn hóa doanh nghiệp và phong cách quản lý Bằng cách này, thông tin mà MIS cung cấp mới có thể hữu dụng cho quản lý hoạt động kinh doanh

MIS dựa trên lý thuyết hệ thống, một cơ sở cho phép xử lý các tình huống phức tạp của các dòng thông tin ở đầu vào và ở đầu ra MIS sử dụng các lý thuyết về truyền thông (communication) nhằm hỗ trợ cho quá trình tiến hóa của việc thiết kế các hệ thống có khả năng xử lý dữ liệu đầu vào, các qui trình và đầu ra với khả năng làm giảm thiểu vấn đề nhiễu và méo mó thông tin khi chuyển tải từ nguồn tới nơi sử dụng thông tin MIS sử dụng các nguyên lý về thiết kế các hệ thống mở, cho phép hệ thống có thể được điều chỉnh khi môi trường vận hành thay đổi (nâng cấp) Xu thế thiết kế này cho phép MIS ngày càng gần gũi và đáp ứng như cầu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

ManagementScience

ComputerScience

OperationsResearch

PsychologyEconomics

Sociology

MIS

TechnicalApproaches

BehavioralApproachesTiếp cận kỹ

thuật

Tiếp cận hành vi

Hình 2.6: Cơ sở tri thức của MIS

Trang 27

MIS vì vậy là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nguyên lý, lý thuyết và thực tế của lĩnh vực quản lý, lĩnh vực thông tin và hệ thống MIS là sản phẩm của một cách tiếp cận đa lĩnh vực cho việc quản lý quá trình kinh doanh Loại sản phẩm này cần phải được rà soát và hiệu chỉnh thường xuyên nhằm luôn đáp ứng như cầu thay đổi của doanh nghiệp về thông tin

Mô hình MIS của doanh nghiệp cũng thay đổi theo thời gian khi hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi Tùy theo giai đoạn thay đổi và bản chất của những thay đổi này của kinh doanh mà MIS phải hỗ trợ cung cấp những thông tin quan trọng cho quản lý kinh doanh đặc thù cho giai đoạn thay đổi đó của doanh nghiệp Mỗi hoạt động kinh doanh và ở mỗi giai đoạn phát triển đều có những yếu tố quan trọng cho thành công riêng, mô hình MIS phải cung cấp được thông tin về các yếu tố này cho các quá trình ra quyết định

2.1.5.2 Hệ thống thông tin quản lý MIS là hệ thống mở

Hệ thống thông tin quản lý hay MIS là một hệ thống mở, có mục đích tạo ra THÔNG TIN bằng cách xoay vòng:”dữ liệu đầu vào-xử lý –thông tin đầu ra” từ dữ liệu có sẵn Hệ thống này sự dụng tín hiệu phản hồi (feedback) trên cơ sở của thông tin ở đầu ra như tất cả các hệ thống khác

Bên cạnh các thành phần chính như Đầu vào (Input); Xử lý (Processing); Đầu ra (Output); Phản hồi (Feedback) Các thành phần khác của MIS còn bao gồm: Kiểm sóat (Control); Hiệu chỉnh (Adjustments); Lưu trữ (Storage) cùng các qui trình không đi với hệ thống thông tin (quá trình sản xuất )

Bốn giai đoạn xử lý dữ liệu của MIS bao gồm:

Hình 2.7: MIS là một hệ thống

Trang 28

 Đầu vào: Dữ liệu được thu thập và được nhập vào máy tính  Xử lý dữ liệu: dữ liệu được xử lý và chuyển hĩa thành thơng tin thơng qua các cơng cụ

tốn học, thống kê và các cơng cụ khác  Đầu ra: thơng tin được trình bày (trên màn hình)  Lưu trữ: dữ liệu và thơng tin được duy trì cho những ứng dụng sau này

2.1.5.3 Thành phần cơ bản của MIS

 Con người: là người quản lý, chuyên gia phân tích…, những người cung cấp thơng tin/dữ liệu, tham gia xử lý thơng tin/dữ liệu và sử dụng thơng tin/dữ liệu

 Trang thiết bị phần cứng (Hardware), hạ tầng cơng nghệ thơng tin, thiết bị đầu vào và đầu ra …

 Phần mềm (Software): là hệ thống qui trình được mã hĩa nhằm thực hiện quá trình xử chuyển tải thơng tin VD: phần mềm kế tốn, phần mềm kiểm sốt sản xuất… Phần mềm cĩ các thành phần chính: giao diện: là thành phần kết nối với dữ liệu đầu vào hay trình bày kết quả ở đầu ra Mơ hình logic: logic phân tích, tính tốn Mơ hình dữ liệu: logic xử lý chuyển tải dữ liệu từ dạng này sang dạng khác, VD: phân loại, sàng lọc dữ liệu…

lý- Qui trình/thủ tục của doanh nghiệp: là các qui định cho việc thực thi các nhiệm vụ, trách nhiệm trong cơng ty Các qui định này được gọi là qui trình chuẩn (Standard operating

procedures –SOPs) được xây dựng cho các tìn huống hoạt động của doanh nghiệp

 Quá trình trao đổi thơng tin: đây là các quá trình nằm ngồi “máy tính” do con người thực hiện với nhau hay với máy tính Máy tính khơng thể bao hàm mọi qui trình trao đổi thơng tin xảy ra trong doanh nghiệp

Hình 2.8: Các thành phần của phần mềm MIS

MÔ HÌNH LOGIC

GIAO DIỆN

MÔ HÌNH DỮ LIỆU

CƠ SỞỮ LIỆU

Trang 29

2.1.5.4 Các chức năng thơng tin của hệ thống MIS

MIS thực hiện các chức năng cơ bản sau:  Thu thập thơng tin/dữ liệu:

 Xử lý thơng tin/dữ liệu:  Phân phối/cung cấp thơng tin  Truy xuất thơng tin

 Lưu trữ thơng tin:

2.1.5.5 Cấu trúc của MIS

Cấu trúc của MIS được biểu diễn trên hình tháp với ý nghĩa như sau: bản chất, nội dung cũng như chức năng của MIS (hệ thống và qui trình) đều được xây dựng trên cơ sở căn bản của chiến lược cơng ty của doanh nghiệp (tầng cuối cùng) và năng lực, nguồn lực cơng nghệ thơng tin (Cấu trúc IT và hạ tầng IT) MIS do chiến lược cơng ty xác định trong giới hạn năng lực của IT

Hình 2.9 Các chức năng thơng tin của MIS

Lưu trữ

Người sử dụng

Người sử dụng

Cấu trúc IT Hạ tầng IT Hệ thống

Qui trình

Hình 2.10: Cấu trúc của MIS

Trang 30

2.2 Các nghiên cứu liên quan

Với các mô hình lý thuyết được nêu ra, các mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài là một điều không thể thiếu Nó sẽ cho chúng ta cái nhìn về sự đúng đắn của đề tài So sánh cái thực tế, mới mẻ, tính cấp thiết mà đề tài mang lại với các đề tài đã nghiên cứu khác; hay là cung cấp thông tin cho đề tài mà chúng ta đang nghiên cứu Các nghiên cứu có thể là ở nước ngoài, có thể là các nghiên cứu trong nước hay là các trang website thông tin Tôi xin liệt kê một vài nghiên cứu mà tôi đã nghiên cứu và sử dụng

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Có rất nhiều nghiên cứu nước ngoài về việc kết hợp chặc chẽ giữa các hoạt động Logistics và các hoạt động nhân đạo và hiệu quả của việc kết hợp đó

Ví dụ như đề tài “HUMANITARIAN LOGISTICS IN ASIA”, (Jiang Heng,Mark Goh,

Robert de Souza ),nghiên cứu về thực trạng thiên tai ở Châu Á và các nhân tố cơ bản hệ thống Logistics nhân đạo Nó hướng dẫn cho các tiếp cận với lĩnh vực Logistics nhân đạo

“A STATUS & PROSPECTS OF HUMAN RESOURCE FOR VIETNAM LOGISTICS INDUSTRIES”, (Kyu-Seok,Kwak, Hwan-Seong,Kim, Quynh-Lam Ngoc,Le, Ngoc-Hien,Do) nói

về các mô tả về hệ thống Logistics ở Việt Nam hiện tại, những khó khăn của hệ thống cũng như hướng phát triển của chính phủ, các biện pháp đề xuất của nhóm nghiên cứu để góp phần phát triển hệ thống Lgistics tại Việt Nam đi cùng các nước trong khu vực

Hay “ HUMANITARIAN LOGISTICS IN ASIA - PACIFIC CHALLENGENES,

OPPORTUNNITIES AND PERSPECTIVES ” , ( Robert de Souza, Jonas Stumpf) gồm các thống

kê liên quan đến cách thức, phương pháp hoạt động Logistics nhân đạo ở châu Á Thái Bình Dương Ở nghiên cứu này chúng ta sẽ thấy hình ảnh sự khác biệt về phương pháp giữa các nước đã phát triển Logistics nhân đạo qua cách mà họ hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, những lợi ích mà họ đạt được…

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Cũng giống như các nghiên cứu nước ngoài, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đi sâu cụ thể cụ từng mảng Logistics Nhân đạo Chỉ có vài đề tài, bài báo lên đế các thống kê thiên tai:

- “BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT LỒNG GHÉP QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM” 2007, (đối tác giảm nhẹ

thiên tai – NDM-P) nghiên cứu về rà soát, phân loại các loại thiên tai ở Việt Nam Nghiên

Trang 31

cứu này cho ta thấy được các thức phân loại thiên tai ở nước ta và so sánh sự khác biệt đó với kiến thức trong lĩnh vực đang nghiên cứu

- Phân loại các thiên tai trên luật thiên tai của Việt Nam (dự kiến phát hành năm 2014) Dù tài liệu này chỉ mang tính dự thảo nhưng nó cũng sẽ rất cần thiết để giúp cho chúng ta phân loại phù hợp với thực tại áp dụng tại Việt Nam về thiên tai

Hay các bài báo thông báo về các thống kê về tình hình thiên tai các năm vừa qua và cảnh báo xu hướng thiên tai ở nước ta trong vài năm tới

Trang 32

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1 Phương pháp luận tổng quát

Nghiên cứu này là nghiên cứu nghiêng về thiết kế một hệ thống mới, nên tính ứng dụng của hệ thống, hay tính hiệu quả của hệ thống chỉ mang trên hình thức số căn cứ vào lý thuyết thì kết quả của mô hình sẽ phù hợp với lý thuyết đó Do đó tôi sử dụng các phương pháp (PP) trong “Nhóm PP nghiên cứu lý thuyết” Đây là nhóm các PP thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic, các mô hình lý thuyết, công cụ phù hợp để rút ra các kết luận khoa học cần thiết Trong đó, 3 PP chính được áp dụng là:

3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây, từ sách, báo, các trang web tin cậy… để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết

Trong luận văn này, PP thu thập số liệu được áp dụng để “Thu thập thông tin và dữ liệu về thực trạng các hoạt động từ thiện ở Việt Nam cũng như hiện trạng cơ sở hạ tầng Logistics ngành vận tải ở Việt Nam” Sau đó, ta tiến hành xử lý dữ liệu có được bằng PP:

3.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

- Phân loại là PP sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển

- Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện và sâu sắc hơn

- Phân loại và hệ thống hóa là hai PP đi liền với nhau Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại Hệ thống hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn

Sau khi dữ liệu được sàng lọc và phân loại, ta tiến hành “Phân tích và đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng Logistics ngành vận tải Việt Nam, các hoạt động nhân đạo cũng như tình hình thiên tai ở Việt Nam” thông qua phương pháp sau:

3.1.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Trang 33

- PP phân tích lý thuyết là PP nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

- PP tổng hợp lý thuyết là PP liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

- Phân tích và tổng hợp là hai PP có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau (phân tích hướng vào tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích)

 Từ các phân tích và đánh giá trên, tác giả sẽ đề ra giải pháp để phát triển hệ thống Logistics nhân đạo ở Việt Nam, và việc trước tiên là phải hình thành trung tâm Logistics nhân đạo ở nước ta trước

3.2 Phương pháp thực hiện cụ thể

Với chương 2: Lý thuyết và những nghiên cứu có liên quan: Tham khảo và chọn ra các kiến thức tổng quan với đề tài đang làm, chắc lọc kiến thức chi tiết cho phần nghiên cứu có liên quan để giới thiệu cho người đọc

Chương 3: Thực hiện những phương pháp phù hợp với các loại lý thuyết đã chọn ở chương 2, so sánh các lý thuyết tìm ra, thực hiện phương pháp nghiên cứu để cho thấy được sự liên kết của các lý thuyết đã đề ra ở trên

Chương 4: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn, dùng các phương pháp nghiên cứu của chương 3 để chắc lọc, đưa ra các thông tin và kiến thức phù hợp cho việc nghiên cứu

Chương 5: Thực hiện tiếp công việc của chương 4, dùng các phương pháp tiếp cận ở chương 3 và quá trình mô tả ở chương 4 để đưa ra các so sánh, hỗ trợ cho việc thiết kế và phát triển hệ thống như đề tài đã miêu tả Dùng các công cụ hỗ trợ để chọn phương án cho là tốt nhất cho dự án

Chương 6: Từ những kết luận của chương 5, lập kế hoạch thiết kế theo yêu cầu của hệ thống, vận hành của hệ thống sao đó kiểm tra lại bà mô hình chi tiết

Chương 7: Từ kết quả đạt được ở chương 6, ta sẽ đưa ra các thiếu sót trong nghiến cứu, từ đó mới có hướng phát triển nghiên cứu theo hướng hoàn thiện hơn

Và cụ thể hơn, chúng ta có sơ đồ quá trình thực hiện luận văn (Hình3.1 ) như sau:

Trang 34

Thu thập dữ liệu

Thống kê, phân loại

Phân tích SWOT

Liên kết các số liệu, hình thành cái nhìn chung cho hoạt động logistics nhân đạo

ở Việt Nam

Số liệu thống kêBài báo, tài liệu

Yếu tố liên quan đề tài

So sánh với hoạt động logistics nhân đạo trên thế

giớiTư liệu, bài báo

các nước đã áp dụng

Tính thiết thực của các vấn đề liên quan

Đưa ra các phương pháp cải thiện và lí do hình

thành đề tài

Kết luậnPhân tích một ví

dụ cụ thể.Kiểm tra tính

thiết thực

Thực hiện các bước thành lập 1 tring tâm logistics nhân đạo ở Việt

Nam

- Các bài báo về thiệt hại thiên tai, các yếu tố của hệ thống Logistic…

- Phân tích các điểm thuận lợi và khó khăn của công tác nhân đạo ở Việt Nam

- Đưa ra cái nhìn chung về hệ thống cứu trợ nhân đạo ở Việt Nam và hướng phát triển - Các hoạt động, lợi ích

Logistics nhân đạo trên thế giới

- Phương án thành lập trung tâm và các lợi ích hiện hữu đạt được: tính pháp lí, chi phí xây dựng

- Đề xuất phương án hoạt động, chi phí hoạt động và các vấn đề liên quan

Trang 35

CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU THỰC TRẠNG THIÊN TAI VÀ HỆ THỐNG LOGISTICS NHÂN ĐẠO

Ở VIỆT NAM

Với phương pháp tiếp cận trên, đề tài “ Nghiên cứu tiền khả thi xây dựng trung tâm Logistics nhân đạo” cần quan tâm đầu tiên là đối tượng nghiên cứu, cũng như nhu cầu các thành phần liên quan đến đối tượng nghiên cứu

Trung tâm là sự giải quyết liên kết của 3 thành phần nhân tố chính là:

Bảng 4.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu

Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu từng thành phần đối tượng cơ cấu xây dựng Trung tâm Logistics nhân đạo nói trên Ba cơ cấu này cũng góp phần nêu ra lí do tại sao chúng ta phải xây dựng trung tâm Logistics nhân đạo ở Việt Nam Và nhân tố đầu tiên chúng ta lưu ý, cũng chính là đối tượng cần nghiên cứu chính đó là điều kiện tự nhiên của Việt Nam và thiệt hại do thảm họa

4.1 Điều kiện tự nhiên của Việt Nam và các thảm họa

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km² Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km Đường bờ

Nhu cầu hình thành Trung tâm

Điều kiện tự nhiên của Việt Nam

Hệ thống Logistics Việt Nam

Tình hình hoạt động

nhân đạo

Trang 36

biển dài 3.260 km không kể các đảo Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông

Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều

Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28°C

Do chiều dài lãnh thổ, nhiều loại địa hình và nhiều kiểu khí hậu nhưng đặc trưng vẫn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đất nước ta xảy ra nhiều thiên tai, nhất là các thiên tai xuất phát từ biển Và theo thống kê của thế giới, Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân Và con số thực tế đã chứng minh, 90% thiệt hại của các thảm họa ở Việt Nam là do thiên tai Vì vậy mà bài báo này tôi xin đề

cập nhiều hơn về thiên tai Dưới đây là các thiên tai qua các năm (Bảng 3)

- Các loại thiên tai xảy ra ở Việt Nam là:

2006 Lũ quét, mưa lũ ở Bắc, trung, nam bộ(ĐBSCL) + ( 9 cơn bão) 2007 Lũ quét, mưa lũ ở miền trung + 7 cơn bão

Trang 37

2008 Sạc lỡ đất, mưa lũ ở miền nam, trung, 10 cơn bão 2009 Mưa lũ + 11 cơn bão

2010 Mưa lũ + 2 cơn bão 2011 Mưa lũ, bão, sạc lỡ 2012 Mưa lũ, bão, sạc lỡ + 4 cơn bão

Bảng 4.2: Các loại thiên tai qua các năm

Từ những số liệu trên ta có đa số các thảm họa ở nước ta ở là các thiên ta như mưa, bão, lũ Dưới đây là 3 vùng hay xảy ra thiên tai nhất Với duyên hải miền Trung và Đông Bắc Bộ thì thường bị tàn phá bởi bảo, còn vùng Tây Bắc và cao nguyên thì bị cuốn trôi bởi lũ quét, sạc lỡ đất Miền Tây Nam bộ thì chìm trong nước lũ vào mùa mưa hàng năm Hình

Hình 4.1: Vùng thường xảy ra thiên tai

Thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam (tỉ đồng)

Trang 38

Hình 4.2: Biểu đồ thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam (tỉ đồng)

Và để đưa ra cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về thiệt hại, dưới đây sẽ là bản thiệt hại cụ

thể năm 2009 (Bảng 4.3) Số liệu được lấy ở chuyên mục thiệt hại của Cục quản lý đê điều và

phòng chống lụt bảo trung ương

STT Loại

thiên tai

Thiệ hại về người

Thiệt hại về tài sản (tỉ đồng)

2 Lốc, Sét, mưa đá

Bảng 4.3: Thiệt hại năm 2009

Con số thiệt hại này là đáng báo động Những thảm họa thì không ai có thể tránh khỏi, nhất là thiên tai

Ngoài các thiệt hại về thiên tai, Việt Nam cũng đang nằm trong khu vực có nguy cơ gánh chịu các thiệt hại do con người gây ra

- Các sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng xấu đến đời sống hoang dã ở biển và đời sống của ngư dân Việt Nam

0.005,000.0010,000.0015,000.0020,000.0025,000.00

2006200720082009201020112012

Trang 39

- Các hiện tượng lũ quét do người dân khai thác rừng quá mức, các cây rừng ở các ngọn đồi bị đốt phá làm rẫy, làm lượng nước không giữ được ở đất, đất bị khô cằn, bạc màu - Các chứng bệnh lạ gây chết người hàng loạt ở một số địa phương: Do người dân tiếp xúc

trực tiếp với không khí, nguồn nước, nguồn thức ăn bị ô nhiễm - Các đại dịch tuyệt chủng: Do việc khai thác quá mức lợi ích từ động thực vật cũng như

việc chăn nuôi không có khoa học đã gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực, từ đó gây ra nạn tuyệt chủng Và sự việc cảnh báo cho việc đó là việc tuyệt chủng tê giác một sừng ở Việt Nam năm 2011

Nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là vận dụng hết vật lực, nhân lực để hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân của các thảm họa như thiên tai cũng như nhân tai Việc ưu tiên hàng đầu là giúp họ giành giật với sự sống dưới sức mạnh của thảm họa, sự cứu trợ, giúp đỡ kịp thời là điều quan trọng và cần được quan tâm nhất lúc này Việc chuyên chở, vận chuyển hàng hóa cứu trợ thì không thể thiếu các phương tiện, ứng dụng mà chúng ta sử dụng vận chuyển trong hệ thống Logistics ở Việt Nam Đó là cơ sở hạ tầng cứng của một hệ thống Logistics

4.2 Hệ thống Logistics ở Việt Nam

Với vai trò là một trong những yếu tố cở sở hạ tầng để phát triển kinh tế Việt Nam và cũng góp phần không nhỏ cho các công tác nhân đạo trong và ngoài nước

Hệ thống Logistics của Việt Nam đang trên đường phát triển mạnh mẽ để bắt kịp với các hệ thống Logistics của các nước bạn Và một trong những việc cần làm hiện nay là phát triển hạ tầng cho hệ thống Logistics của nước ta Sau đây là vài thông tin về cơ sở hạ tầng của Logistics Việt Nam Cơ sở hạ tầng Logistics được chia làm 2 phần chính là cơ sở cứng và mềm Do nhu cầu phát triển thì để các hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics mềm phát triển thì điều kiện cần là phải có cở sở hạ tầng cứng phát triển Nói rõ hơn là hệ thống vận tải Việt Nam phải phát triển

Hệ thống vận tải Việt Nam bao gồm :

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN