Các lập luận chủ yếu dựa trên hai quan điểm: i doanh nghiệp là một thực thể "vô tri vô giác" và do đó không cần thực hiện và cũng không thê thực hiện CSR; va ii "đoanh nghiệp là một phần
Trang 1W
TIEU LUAN HOC PHAN
TRACH NHIEM XA HOI DOANH NGHIEP CASE STUDY TAI JW MARRIOTT HOTELS
Hoc vién: Phan Minh Khôi Lớp: 81Y22QTKS02
Cao học Khoá: 2 (2022-2024)
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2023
Trang 2
LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi tới PGS.TS Lê Anh Tuấn sự kính trọng chân thành của
tôi về môn học Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đo thầy phụ trách giảng đạy Trải qua một học kỳ tương tác cùng thây, tôi không thê không khăng định rằng môn học này đã mang đến cho tôi không chỉ kiến thức sâu rộng về trách nhiệm doanh nghiệp đối với xã hội mà còn giúp tôi phát triển những kỹ năng quan trọng trong việc nghiên cứu
Thầy không chỉ là một giảng viên tận tâm, mà còn là một người thầy tài ba với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm phong phú trong ngành Sự tận tâm và tâm huyết của thầy đã thể hiện qua cách thầy truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, logic và hấp dẫn Những ví dụ thực tế và các nghiên cứu được thây trình bày, cung cấp cho chúng tôi cái nhìn đa chiêu về vân đề các doanh nghiệp hiện nay
Thay cũng đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia các buổi thuyết trình, thông qua những bài tập nhóm giúp chúng tôi phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề Tôi cảm nhận được sự tận tâm và lòng nhiệt huyết của thầy trong việc hỗ trợ học viên Thầy luôn sẵn lòng trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của chúng tôi, cung cấp phản hồi xây dựng và động viên chúng tôi vượt qua khó khăn Sự tận tâm này đã tạo điêu kiện thuận lợi cho sự tiên bộ cá nhân của chúng tôi
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Anh Tuấn về sự công hiến và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt quá trình học tập môn Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Môn học này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nghiệp vụ và tư duy của tôi trong lĩnh vực này Tôi hy vọng những kiến thức và kỹ năng tôi đã học được sẽ tiếp tục có giá trị trong sự nghiệp tương lai của tôi
Trang 3
1.1.1 Sự ra đời của CSÌ co sọ TK Ghnngưy 3
1.1.2 Khái niệm về CSIR - 5< s£csesEeee sex creeserecrersrre 5
1.1.3 Vai trò của CSR đối với doanh nghiỆP se se see 9 1.2 HE THONG TIEU CHUAN CSR CUA MOT SO TO CHUC QUOC TE 10
1.2.1 Tiéu chudn ISO 26000 sssssscssssseesscsssessessseessesaneesecenceaseesceneavess 10 1.2.2 Tiêu chuẩn GIRI G4 s- se cscsse+sersersersersersersersrree 11
CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 13
2.1.1 Khái quát về JW Marriott Hotel s 5-5 5< se cc<cs csee 13 2.1.2 Phân tích các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của JW Marriott
2.1.2.2 Trách nhiệm phấp Ïÿ à - TS HH HH rà 16 2.1.2.3 Trách HÌHĆỆm ẨO ẨứC Q Q QQ TT HH HH Hà 18
2.1.2.4 Khía cạnh về trach nhiém tit thidnn.c.o.cccccccccccccccccccscccescsces cece 19
2.2 CAC YEU TO QUAN TRONG CHO SU THANH CONG VE TRACH NHIEM XA
HOI CUA JW MARRIOTT HOTELS 0000000000 occ 112311 2311121111111 1 2511115111116 151 111510111 e2 20
2.2.1 NguỒH HHHÂH UneCoisserssssscsssessssvessesvscsescssvssvssessessesssseasevesssssseessessssesees 20
2.2.2 Tích hợp CSR trong việc ra quyết định chiến lược 21 2.2.3 Mi quan hệ với các bên liÊN (HH e5 co cc<sccsecsccseecrse see 22
2.2.4 ĐánÌi giú VỀ lợi ÍCHH - o-c<csccseceEtEEkcteErrkcrecerererereereceeecrersee 23 2.2.5 Tầm nhìn dài ÏiẠH << sec cereEreerkcrerreceersereerereere reeeee 23
Trang 42.3 ĐỘNG LỰC PHAT TRIEN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CUA
JW MARRIOTT HOTELS TT nn 24 2.3.1 Hình ảnh thương hiỆu - 5-55 55 555 se 5s 529 Y5 SE SE Ssse se 24
2.3.3 Áp lực của khách hàng „25 2.3.4 Áp lực của đối thủ cạnh tranh - s5 s52 se cseces 26
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN TRÁCH NHIEM XA HOI DOI VOI CONG DONG CUA JW MARRIOTT HOTELS 27
3.1 QUAN DIEM VE TRIEN KHAI CSR CỦA JW MARRIOTT 27 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN CSR CỦA JW MARRIOTT
Trang 5
Chương l
TONG QUAN VE TRACH NHIEM XA HOI DOANH NGHIỆP (CSR)
1.1 Giới thiệu chung về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) 1.1.1 Sự ra đời của CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thuật ngữ chỉ được giới thiệu chính thức cách nay hơn 60 năm, khi H.R Bowen ra mắt cuốn sách của ông mang tên “Trách nhiệm xã hội của doanh nhan” (Social Responsibilities of the Businessmen) vao nam 1953 Ông đã xây dựng mục tiêu để nâng cao ý thức và khích lệ những người điều
hành doanh nghiệp không làm trái với quyền và lợi ích của người khác, đồng thời, đây
mạnh hành động từ thiện nhằm đền bù những thiệt hại mà các đoanh nghiệp gây ra cho xã hội Từ thời điểm đó cho tới hiện nay, thuật ngữ "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" đã được hiểu và giải thích theo nhiều hướng khác nhau Tuy nhiên, có thể phân chia quá trình phát triển của CSR thành ba giai đoạn đặc trưng như sau:
Giai đoạn hình thành và chuẩn hóa quan niệm về CSR (1950-1970) "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (Corporate Social Responsibility — CSR), tuy moi được công nhận vào những năm dau thé ky XX, nhung sự khởi sắc trong việc hình thành quan điểm về CSR phải kế đến những học giả ban đầu như Bowen, người đã xuất bản tác phâm mang tên "Trách nhiệm xã hội của người kinh doanh" vào năm 1953 Kế từ sau đó, thuật ngữ CSR được tiếp tục đưa ra và thảo luận bởi nhiều tác giả khác Friedman (1970) đưa ra quan điểm: doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình để sinh lợi, chính là hình thức đóng góp vào xã hội Theo ông, việc tạo ra lợi nhuận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp chính là việc thực hiện CSR, và doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận chính là doanh nghiệp đã lãng phí nguồn lực xã hội và không thực hiện CSR Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của
Aupperle và cộng sự (1985) về mối liên hệ giữa CSR và ROA (tỷ suất sinh lợi trên
tông tài sản), các tác giả không thế chứng minh mối liên hệ này Điều này có nghĩa là, việc thực hiện CSR không nhất thiết mang lại lợi ích về sự tăng trưởng chất lượng
quản lý tài sản hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trần Thị Hiền, 2015) Một số
học giả khác nghiên cứu CSR liên quan tới quản trị công ty (Corporate Governance)
Trang 6và chỉ ra rằng sự nhất trí trong việc thực hiện CSR và bền vững của hoạt động này có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó quản trị công ty là một bộ phận không thẻ thiếu Vì vậy giai đoạn đầu tiên có thế coi là giai đoạn "hình thành quan điểm CSR" thong qua các tranh luận giữa hai trường phái: "doanh nghiệp không cần thực hiện CSR" và "doanh nghiệp cần thực hiện CSR" Các lập luận chủ yếu dựa trên hai quan điểm: (i) doanh nghiệp là một thực thể "vô tri vô giác" và do đó không cần thực hiện và cũng
không thê thực hiện CSR; va (ii) "đoanh nghiệp là một phần của xã hội" với nguồn lực
liên quan mật thiết đến con người và cộng đồng, do đó có trách nhiệm với con người, cộng đồng và môi trường Tuy nhiên, quan điểm CSR hướng tới sự phát triển bền vững, đồng thời thỏa mãn và cân đối lợi ích của các bên liên quan đã được phần lớn doanh nhân, đoanh nghiệp và cộng đồng chấp nhận
Giai đoạn mở rộng và cụ thê hóa các yếu cô cấu thành CSR (1980-2000) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được chú trọng mở rộng ra khá nhiều khía cạnh, không chỉ giới hạn trong việc tạo ra lợi nhuận CSR đồng thời bao gồm các khía cạnh trách nhiệm kinh tế, pháp lý, thông tin minh bạch, chất lượng và an toàn, lao động và nhân quyền, môi trường và từ thiện Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000, CSR đã biến đổi thành một phong trào thực sự, mạnh mẽ và mở rộng toàn cầu Người tiêu dùng tại các nước phương Tây ngày nay không chỉ tập trung vào chất lượng sản phâm mà còn đánh giá cao phương pháp mà các công ty sản xuất những sản phẩm đó, đặc biệt là những phương pháp tôn trọng môi trường, cộng đồng và có tỉnh thần nhân đạo Các phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường đã phát triển mạnh, bao gồm những phong trào như tây chay thực phâm gây béo phì chống lại các công ty sản xuất thực phâm nhanh và đồ uống có gas: phong trào Thương mại công bằng "Fair Trade" (đảm bảo điều kiện lao động và giá cả nguyên liệu của người sản xuất ở các nước đang phát triển); các phong trào tây chay sản phâm dùng lông thú, sản phẩm khai thác lao động trẻ em (đối tượng là các công ty như Nike, Gap ) và phong trào tiêu dùng theo lương tâm.Đứng trước sức ép xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động tích hợp CSR vào lộ trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc Hàng nghìn chương trình đã và đang được triển khai và tiếp tục mở rộng, bao gồm tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái chế, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước, giáo dục tiêu chính tả, xây dựng trường học, cứu trợ và hồ trợ nạn
4
Trang 7nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống AIDS va các bệnh dịch bệnh khác ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển Một số doanh nghiệp tiên phong trong những hoạt động này gồm TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota,
Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, va Exxon Mobile (Nguyén Dinh Tai, 2015)
Giai đoạn tiêu chuẩn hóa và ứng đụng CSR vào doanh nghiệp (từ năm 2001 đến nay) Trong thời kỳ này, các hoạt động CSR đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển Do đó, việc chuẩn hóa CSR đã trở thành một vẫn đề quan trọng nhằm đạt được sự nhất quán và thúc đây thêm các hành động CSR trong các doanh nghiệp Những tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp đã đưa ra một loạt tiêu chuân liên quan đến CSR như một cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp toàn cầu áp dụng khi triển khai CSR, gồm Hướng dẫn của OECD cho các tập đoàn đa quốc gia;
Thỏa thuận toàn cầu của Liên hợp quốc (ƯNGC); Tiêu chuẩn ISO 26000; Tiêu chuẩn
GRI G4; cũng như một số chuẩn mục quốc tế liên kết với quy định của các tổ chức như ILO Đồng thời, CSR đã chuyên hóa và phân hóa mạnh mẽ, không chỉ gắn kết với vấn đề đạo đức mà còn được liên kết với doanh nghiệp và cơ chế quản trị của chúng Các doanh nghiệp đã lồng ghép CSR vào tầm nhìn kính doanh và chiến lược của họ, đi sâu hơn so với trước Theo Carroll (2016), CSR có thể bao gồm những tiêu chuẩn mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài đoanh nghiệp coi là đúng và công bằng, phản ứng lại những kỳ vọng của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình nhăm thúc đây sự phúc lợi và ý chí thiện chí của con người Ngày nay, CSR đã trở thành một triết lý quản trị và hành vi doanh nghiệp, được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới chọn đề áp dụng, đặc biệt khi hiểu CSR không chỉ là các hoạt động từ thiện theo cách cho đi mà thực chất là xây dựng một hệ sinh thái bền vững cho sự phát triển đài hạn của doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm về CSR
Trong thực tế, từ khi ra đời cho đến ngày nay, khải nệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã nhận được nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau, dẫn đến không có sự thống nhất về nó (Garriga & Mele, 2004) Sự phân biệt này đến từ việc góc nhìn và cách hiểu về CSR có sự khác biệt Có quan điểm cho rằng, nên thay thế khái niệm CSR bằng SR (Social Responsibility), tức "trách nhiệm xã hội tông
Trang 8quát", không chỉ giới hạn ở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đề có một xã hội tốt
đẹp, không chỉ cần trách nhiệm của doanh nghiệp, mà cần trách nhiệm của mọi chủ thể và khách thế trên hành tỉnh trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường
SER (Soclal and Environmental Responsibility): Trách nhiệm xã hội và môi trường, một khái niệm rộng hơn với hai mặt, bao gồm trách nhiệm xã hội và trách nhiệm với môi trường Khái niệm này nhấn mạnh rằng con người không phải là duy nhất tồn tại trên trái đất, nhưng thực tế, chúng ta thường tự coi mình có quyền kiểm soát và quyết định mọi thứ trong hệ sinh thái mà quên đi sự tồn tại và ý nghĩa của các loài động vật và sinh vật khác Vấn đề môi trường đang trở thành một vấn đề sống còn của xã hội hiện đại, khi mà sự tương tác giữa xã hội và môi trường chứa đựng nhiều bất ôn từ các quyết định thậm chí vô ý thức của con người, nhằm thực hiện mục tiêu “cải thiện và nâng cao” chất lượng cuộc sống riêng của mình mà thiếu quan tâm tới sự tồn tại của môi trường và muôn loài trên trải dat
Trách nhiệm xã hội và môi trường (SER) là khái niệm tổng quát nhất, nó bao quát cả trách nhiệm đối với xã hội và trách nhiệm đối với môi trường Tuy nhiên, do
tính toàn diện của khái niệm này, phạm vị ảnh hưởng và tính thực tiễn của nó lại khá khó khả thí Điều này là bởi có quá nhiều đối tượng cần tham gia và đóng góp vào việc thực thi trách nhiệm này
CSR (Corporate Social Responsibility): Là sự kết hợp giữa ba yếu tố; doanh nghiệp, xã hội và trách nhiệm CSR chỉ ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (hoặc các tổ chức) và cộng đồng xã hội có liên quan Xã hội ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm nhiều cấp độ trong đó có cả các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động của doanh nghiệp Về bản chất, CSR có thê bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắn và công băng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội về quyền công dân, hoặc bao gồm các chương trình đang hoạt động nhăm thúc đây phúc lợi của con người
Trang 9Hình L1 Mô hình kim tu thap CSR
af \ Adopt voluntary codes / \ } ⁄ N 0F governance and ethies
Set aside funds for corporate
Responsibilities \
Nguồn: Carroll (2016) Trách nhiệm kinh tế: Đây là một yếu tô bản thân, vì cuối cùng, một doanh
nghiệp (ngoại trừ doanh nghiệp xã hội) cần phải đảm bảo được lợi nhuận Khi một doanh nghiệp tận dụng nguồn lực của xã hội nhưng không tạo ra lợi nhuận, đây được xem là một vi phạm hoặc không đạt được mục tiêu ban đầu từ góc độ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Do đó, các mục tiêu kinh tế như tôi đa hóa lợi nhuận/lợi ích, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của doanh nghiệp Thực tế cho thấy, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu khác của CSR sau khi đạt được mục tiêu kinh tế
Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm này liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật Các quy định pháp luật là những văn bản hóa thân nguyên tắc ứng xử trong
xã hội, do đó việc tuân thủ pháp luật là điều mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện
Mức độ thực hiện CSR sẽ được đánh giá cao hơn nếu doanh nghiệp tuân thủ tốt hơn các chuân mực của pháp luật Trong quá trình đạt được mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật Do đó, trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý là hai thành tố cơ bản và không thê thiéu trong CSR
Trách nhiệm đạo đức: Đạo đức đại điện cho những quy tắc ứng xử lâu đời tồn tại trong xã hội nhưng chưa được cấu trúc hóa hoặc không thê cầu trúc hóa thành các quy định có tính pháp lý Thực tế cho thấy, trách nhiệm đạo đức sẽ thay đôi tuỳ theo địa bàn và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi khu vực, quốc gia sẽ có các
Trang 10chuẩn mực đạo đức khác nhau Chính vì vậy, việc thực hiện CSR cũng liên quan chặt chẽ đên việc "đa dạng hóa"
Trách nhiệm từ thiện: Một doanh nghiệp là một phần của xã hội và chỉ tồn tại
khi xã hội tồn tại Cuối cùng, khách hàng và cộng đồng xã hội là những yếu tô quyết
định sự thành công hoặc thất bại của một đoanh nghiệp Việc phát triển cộng đồng địa phương, tham gia vào các hoạt động xã hội, không chỉ là cách thỏa mãn kỳ vọng của xã hội mà còn là cách giúp cộng đồng phát triển và thịnh vượng, nâng cao chất lượng cuộc sống, và là nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của doanh nghiệp Các hoạt động từ thiện ngày nay rất đa đạng và có nhiều mục đích Có doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện kết hợp với hoạt động quảng bá, quảng cáo (hoặc nói một cách khác là vấn liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp), và cũng có đoanh nghiệp thực hiện trách nhiệm từ thiện một cách vô điều kiện Các hoạt động như hỗ trợ người nghèo, quyên sóp xây dựng nhà tỉnh nghĩa, ủng hộ người dân bị lụt lội, hỗ trợ trẻ em ở vùng sâu vùng xa là những hoạt động từ thiện phô biến Một số nghiên cứu điền hình về CSR cũng đã đề cập nhiều đến khía cạnh này
Từ cuối thập ký 1990 đến đầu thập kỷ 2000, quan niệm về Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp (CSR) đã chuyển mình từ việc tập trung vào hoạt động từ thiện đơn thuần đến việc tích hợp chúng vào chiến lược doanh nghiệp (Banerjee, 2006) Như Aguilera & Williams (2006) đề cập, các doanh nghiệp đã dồn sức giải quyết các vấn đề xã hội vượt ra khỏi khung giới hạn pháp lý, kỹ thuật và kinh tế trong biên độ hẹp của chúng, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn về vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững
Một số khái niệm khác về CSR cũng được các tác giả khác nhau đề cập tới trong các tác phẩm của mình Theo Porter và Kramer (2011), CSR là những giá trị được chia sẻ (shared value), là sự hòa nhập, hội nhập của doanh nghiệp với xã hội (corporate social integration) Còn theo tác giả Wood (2010), CSR được hiểu theo
nehĩa rộng hơn, đồng thời có ba cấp độ phân tích về CSR là cá nhân, tô chức va thé
chế, tương ứng với trách nhiệm xã hội về đạo đức, xã hội và kinh tế Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) ciing di dua ra mét dinh nghia vé CSR, do la
Trang 11“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ chuân mực về bảo vệ môi trường, bình đắng giới, anh toàn lao động, quyên lợi lao động, trả lương công bằng, đảo tao va phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm tốt chất lượng sản phâm., theo cách có lợi cho đoanh nghiệp cũng như cho sự phát triển chung của xã hội”
Nói tóm lại, CSR là một khái niệm rộng có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa
khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, xét về mặt tổng quát thì CSR chính là việc doanh nghiệp thực hiện một cách tự nguyện các hoạt động vi mục đích xã hội như: tuân thủ pháp luật, thực hiện và đảm bao quyền con nguoi, phục vụ cộng đồng địa phương, sử dụng tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường
1.1.3 Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp
Trở thành đối tác trong việc cùng xây dựng xã hội và duy trì sự cân đối giữa các lợi ích xã hội: CSR không chỉ là việc doanh nghiệp làm lợi cho cộng đồng và môi trường nơi họ hoạt động, mà còn là mục tiêu lâu dài mà doanh nghiệp hướng đến Vốn là sự đảm bảo sự hòa hợp giữa các lợi ích và việc ứng xử đối với mọi bên liên quan trong xã hội một cách tích cực Không chỉ đáp ứng hay tối ưu hóa lợi ích cho một nhóm nhỏ bên trong doanh nghiệp như cô đông, nhà quản lý hay công nhân, CSR đảm bảo sự cân nhắc giữa lợi ích của tất cả các bên liên quan trong xã hội thông qua những hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp Đây chính là minh chứng cho tính thần kiến tạo xã
hội và cân bằng lợi ích xã hội mà CSR mang lại
Xác định một phong cách kinh doanh hướng về xã hội, hướng về cộng đồng thay vì chỉ hướng về lợi ích cá nhân hay cổ đông: Mục đích cao nhất của mỗi doanh nghiệp không chỉ là doanh thu và lợi nhuận, mà còn là những đóng góp và sự phục vụ cho xã hội Mục tiêu này được đạt được sẽ làm thực hành việc đạt được doanh thu và lợi nhuận trở nên dễ dàng hơn Doanh nghiệp có ý thức và phong cách kinh doanh hướng về xã hội, cộng đồng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc và kết nỗi hiệu quả với các nguồn lực và các bên liên quan CSR không thê tự nhiên phát sinh trong doanh nghiệp nếu không có sự quan tâm, nhận thức và hành động từ những việc nhỏ nhất đối với các bên liên quan trong doanh nghiệp tới những hoạt động có quy mô lớn đối với tất cả các bên ngoài doanh nghiệp
Trang 12Tạo ra sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp: Việc thực hiện tốt CSR và nhận được sự đánh giá cao từ xã hội và cộng đồng cho thấy doanh nghiệp đã đảm bảo lợi ích của cổ đông, chăm sóc và duy trì ổn định lợi ích của người lao động, tối ưu hóa lợi ích của khách hang, can bang và ôn định lợi ích của đối tác, cải thiện lợi ích của chính quyền địa phương, bảo vệ môi trường sống của địa phương và xã hội, và chú trọng đến các lợi ích khác Doanh nghiệp này chắc chắn sẽ là một doanh nghiệp phát triển và có khả năng tổn tại lâu dài Sự cân bằng giữa các lợi ích này chính là điểm mắấu chốt dé tạo ra sự phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp
Xây dựng ý thức toàn diện cho nhóm doanh nhân và người làm kinh doanh với tỉnh thần công hiển cho một xã hội tốt đẹp: Sự thực hiện CSR trong doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức của nhóm lãnh đạo Doanh nghiệp có lãnh đạo hiểu biết và nhận thức sớm về CSR, coi CSR là một vấn dé quan trọng và là mục tiêu của doanh nghiệp sẽ chắc chắn quan tâm và thực hiện CSR Mô hình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp cũng sẽ được thiết lập hoặc điều chỉnh theo hướng CSR thay vì chỉ hướng tư bản thuần túy Ý thức về CSR của đội ngũ doanh nhân còn được hình thành thông qua các hoạt động đào tạo từ thời điểm học tập hay các hoạt động đào tạo thực tế khác Do đó, đào tạo về CSR luôn có vai trò quan trọng để hình thành ý thức CSR cho thế hệ doanh nhân trẻ của mỗi quốc gia, hướng đến một thế hệ doanh nhân kinh doanh với tính thần công hiến cho một xã hội phát triển bền vững và tốt đẹp hơn
1.2 Hệ thống tiêu chuẩn CSR của một số tô chức quốc tế 1.2.1 Tiêu chuẩn ISO 26000
ISO 26000 (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế 26000) là tiêu chuẩn CSR của Tô
chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, được công bố từ tháng 11 năm 2010 Theo tiêu chuân này, CSR bao gồm trách nhiệm đối với các tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tới xã hội và môi trường: được thực hiện thông qua các hành động mình bạch và có tính đạo đức nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững (bao gồm chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội); quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan; tuân thủ pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc ứng xử quốc tế; được tích hợp và triển khai trong toàn bộ hoạt động doanh nghiệp Năm 2004, một ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn ISO đã được thành lập trong Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản Từ tháng 3 năm 2012, ISO 26000
10
Trang 13trở thành một tiêu chuẩn chính thức của Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản va bao gồm 7 lĩnh vực chính: quản trị công ty, quyền con người, lao động, môi trường, kinh đoanh đạo đức, quan hệ với người tiêu dùng và phục vụ cộng đồng (CIEM, 2014)
Hình 1.2 Sơ đô tổng hợp các nội dung liên quan đến CSR trong bộ tiêu chuẩn 1SO 26000
mối quan hệ giữa trách
Nguồn tham khảo: Ngôn Lía hy và các hưa bể sung
hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội 1.2.2 Tiêu chuẩn GRI G4
Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI), thành lập năm 1997 tại Boston (Mỹ) bởi Liên minh và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, cung cấp tiêu
chí và hướng dân cho việc xây dựng báo cáo phát triên bên vững của các quôc gia Tr
11
Trang 14tháng 3/2013, Hướng dẫn GRI G4 của tô chức này đã đưa ra các tiêu chí sau day dé
đánh giá về CSR (CIEM, 2014) Các tiêu chí kinh tế bao gồm: hiệu quả hoạt động kinh tế, hiện diện trên thị
trường, ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế, phương thức mua sắm Các tiêu chí môi trường bao gồm: vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh thái, khí thải, nước thải và chất thải, thông tin và nhãn sản pham/dich vụ, tính tuần thủ, vận chuyền, tổng thể, đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường
Các tiêu chí xã hội bao gồm: ứng xử với người lao động và việc làm bền vững: quan hệ quản lý-lao động, an toàn và sức khỏe, giáo dục và đảo tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đắng, công bằng về mức lương nam-nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động
Tiêu chí đảm bảo quyền con người bao gồm: không phân biệt đối xử, đảm bảo quyền tự do hội họp và thỏa thuận tập thé, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, bảo vệ quyền sở hữu, quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế khiếu nại về quyền con người
Tiêu chí xã hội bao gồm: ý kiến của cộng đồng địa phương, chính sách chống tham nhũng, chính sách công, hạn chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội, cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội
Trách nhiệm đối với sản phâm: an toàn và sức khỏe của khách hàng, thông tin nhãn sản phâm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng, tính tuân thủ
1.2.3 Tiêu chuẩn EU về CSR Vào năm 2002, Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra khái niệm CSR, yêu cầu các
doanh nghiệp tích hợp các quan tâm xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình và tương tác tự nguyện với các bên liên quan Năm 2011, Chiến lược đôi mới CSR giai đoạn 2011-2014 của EU đã mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, bao gồm nhân quyền, lao động và việc làm (dao tao, da dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe lao động, phúc lợi doanh nghiệp), môi trường (như đa dạng sinh học, biến
12
Trang 15đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo vệ lợi ích của người tiêu đùng cũng là một phần không thế thiếu của CSR EU coi việc thúc đây CSR và bảo vệ môi trường thông qua chuỗi cung ứng, công bố thông tin phi tài chính, đổi mới hoạt động quản trị về thuế (tăng cường tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là các biện pháp quan
trọng đề thực hiện Chiến lược CSR (CIEM, 2014)
Chương 2 THUC TRANG TRIEN KHAI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
TAI JW MARRIOTT HOTELS 2.1 Giới thiệu khái quát về JW Marriott Hotels và phân tích các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.1 Khái quát về JW Marriott Hotels JW Marriott là một tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp lưu trú và địch
vụ khách sạn trên toàn cầu Với hơn 100 năm kinh nghiệm và danh tiếng không thế
chối bỏ, JW Marriott đã trở thành một biểu tượng của sự sang trọng, chất lượng và dịch vụ tuyệt vời
JW Marriott là một tập đoàn khách sạn cao cấp thuộc sở hữu của Marrlott International, một trong những tập đoàn lớn nhất trong ngành công nghiệp du lịch và khách sạn thế giới Tap doan JW Marriott duoc thanh lap vao nam 1927 bởi John Willard Marriott va vo 6ng, Alice S5 Marrlott Từ một khách sạn nhỏ 6 Washington, D.C., họ đã xây dựng một dé chế khách sạn toàn cầu Hiện nay, JW Marriott la mot thương hiệu nỗi tiếng với hơn 250 khách sạn trên khắp thế giới, tạo ra những trải nghiệm lưu trú đáng nhớ cho khách hàng Sự phát trién cua JW Marriott dya trên cam kết không ngừng nâng cao tiêu chuẩn địch vụ và tạo ra không gian sống độc đáo cho khách hàng Các khách sạn của JW Marriott được thiết kế với sự tính tế và sự chú trọng đến từng chỉ tiết, mang lại không gian sang trọng và thoải mái cho khách hàng
13
Trang 16Khách sạn của JW Marriott cũng nỗi tiếng với những tiện nghỉ hiện đại và công nghệ tiên tiễn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong suốt thời gian lưu trú
Năm 2018, tập đoàn Marriott đã có mặt tại Việt Nam với nhiều thương hiệu khach san nhu: JW Marriott, Sheraton, Le Méridien, Renaissance Toa lạc ở các vi tri đắc địa với lợi thế về du lịch tại nước ta, chuỗi khach san Marriott duoc xem là nhân tổ thúc đây nên du lịch và cả kinh tế khu vực phát triển trong tương lai
Hệ thống các khách sạn 5 sao sở hữu cơ sở vật chất cũng như dịch vụ đẳng cấp này không chỉ thu hút du khách du lịch lưu trú, mà còn là điểm dừng chân để trải nghiệm lý tưởng với nhiều người Hệ thống chăm sóc khách hàng chu đáo, chương trình ưu đãi hấp dẫn, hỗ trợ dịch vụ tối ưu, tiện nghi đặc biệt, kiến thức sâu sắc về địa phương giúp Marriott liên tục đặt ra các tiêu chuẩn cho ngành lưu trú trên toàn cầu, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời chiếm được niềm tin của
nhiều khách hàng
Điểm đặc biệt của JW Marriott là địch vụ chuyên nghiệp và tận tâm Nhân viên của JW Marriott được đào tạo để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo mọi trải nghiệm lưu trú đều được tối ưu hóa Từ dịch vụ nhận phòng đến nhà hàng và spa, mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng đều được đặt lên hàng đầu JW Marriott không chỉ là một tập đoàn khách sạn, mà còn là một nhà đối tác đáng tin cậy trong việc tổ chức sự kiện và hội nghị Với những phòng họp và không gian sự kiện tiện nghi, JW Marriott có khả năng đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp trên mọi quy mô Với sứ mệnh mang lại những trải nghiệm khách hàng đăng cấp và không gian sống dac biét, JW Marriott tiép tuc khang định vị thế của mình là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành dịch vụ lưu trú
2.1.2 Phân tích các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của JW Marriott Hotels
2.1.2.1 Trách nhiệm kinh tế
JW Marriott Hotels đã thực hiện trách nhiệm kinh tế của mình bằng cách tập trung vào các hoạt động hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh lâu dải và tuân thủ các tiêu chuân đạo đức, từ thiện và môi trường Công ty cân nhắc kỹ quyết định kinh tế của minh dé dam bảo tác động tông thê đến xã hội Ngoài ra, JW Marriott Hotels cung cấp
Trang 17các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh nhằm duy trì sự phát triển
Trách nhiệm kinh tế được coi là trách nhiệm xã hội cơ bản, bởi vì cộng đồng kỳ vong JW Marriott Hotels có lợi nhuận dé khuyén khích các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp Xã hội coi JW Marriott Hotels là một tổ chức cung cấp và bán hàng hóa, dịch vụ đề tạo lợi nhuận có lợi cho tât cả các bên liên quan
JW Marriott Hotels thực hiện trách nhiệm kinh tế của mình thông qua các sáng kiến sau:
Tạo ra lợi nhuận cao và ôn định: Công ty nỗ lực tạo ra lợi nhuận cao và ôn định bằng cách khai thác các cơ hội để mở rộng sản phâm và thị trường khách hàng mới JW Marriott Hotels thực hiện quản lý kinh doanh hiệu quả để giảm chỉ phí và tăng tỷ suất lợi nhuận
Giam thiéu chi phi: JW Marriott Hotels giam thiéu chi phi bang cach quan ly chủ động các chỉ phí biến đôi Công ty đầu tư vào công nghệ tự động hóa đề giảm chỉ phí lao động Công ty cũng siêng năng theo dõi và tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn đề đạt được mục tiêu giảm chi phí
Giảm chất thải: JW Marriott Hotels thực hiện các quy trình sản xuất mới nhằm
giảm thiểu chất thải Việc giảm thiểu chất thải không chỉ đáp ứng trách nhiệm môi
trường mà còn giúp giảm chỉ phí và tối đa hóa lợi nhuận Công ty cũng tập trung vào việc sử dụng sản phẩm tái chế để giảm thiêu sử đụng tài nguyên và mang lại lợi ích cho xã hội
Tăng cường hiệu quả hoạt động: JW Marriott Hotels tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả cao bằng cách cải thiện quá trình đào tạo, giao tiếp và quản lý trong chuỗi cung ứng Công ty khuyến khích văn hóa cải tiễn liên tục và sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất Điều này giúp JW Marriott Hotels giảm lỗi, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
Tăng chất lượng sản phẩm va dich vu: JW Marriott Hotels tap trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đề giữ chân khách hàng Công ty đặt chất lượng là ưu tiên trong văn hóa công việc và đào tạo nhân viên đề đảm bảo cung câp
15
Trang 18dịch vụ khách hàng tốt nhất Phản hồi từ khách hàng được thu thập và sử dụng để nâng cao chất lượng sản phâm và dịch vụ theo mong đợi của khách hàng
Tối đa hóa doanh số bán hàng: JW Marriott Hotels tập trung vào tối đa hóa doanh số bán hàng băng cách áp dụng các chiến lược khác nhau Công ty cung cấp chiết khấu đề thúc đây doanh số bán hàng và mở rộng sang các thị trường mới Các chiến lược tiếp thị và truyền thông được áp dụng đề tăng doanh số bán hàng
Duy trì vị thế cạnh tranh: JW Marriott Hotels đầu tư vào công nghệ mới đề tang cường vị thế cạnh tranh Công ty nghiên cứu thị trường và hợp tác với các đối tác chiến lược đề thích ứng với thay đôi môi trường kinh doanh
Bằng cách thực hiện các sáng kiến kinh tế, Marriott hoàn thành trách nhiệm của mình đối với các cô đông và nhà đầu tư mong đợi công ty tạo ra lợi tức đầu tư hấp dẫn, khách hang mong đợi chất lượng sản phẩm cao với giá cả hợp lý và nhân viên mong đợi một môi trường làm việc công bằng và an toàn Hoàn thành tất cả các trách nhiệm kinh tế này cung cấp nền tảng của kim tự tháp CSR Những sáng kiến kinh tế này giúp JW Marriott Hotels hoàn thành trách nhiệm kinh tế của mình, duy trì tính bền vững và tiếp tục hoạt động kinh doanh vì lợi ích của tất cả các bên liên quan
2.1.2.2 Trách nhiệm pháp ly JW Marriott Hotels tuân thủ trách nhiệm pháp lý bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định đã được đề ra Doanh nghiệp này được kỳ vọng tuân thủ các quy tắc này khi hoạt động trong xã hội Các quy tắc cơ bản này phản ánh quan điểm đạo đức được mã hóa của xã hội và xác định cách Marriott có thê tiến hành hoạt động kinh doanh một cách minh bạch và công bằng Các quy định này được xác định bởi các cơ quan lập pháp địa phương, khu vực và quốc gia đề đảm bảo rằng doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến lợi ích lớn hơn của xã hội Marriott đã bổ nhiệm một nhân viên tuân thủ ở vị trí cấp cao trong tổ chức để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm pháp lý cơ bản và tránh các vụ kiện có thê xảy ra do vi phạm
Sản phẩm/dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý - JW Marriott Hotels đảm bảo răng các sản phẩm và dịch vụ của họ tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý Họ đáp ứng các tiêu chuân về an toàn sản phâm và chỉ sản xuât các sản phẩm/dịch vụ được phép
16
Trang 19hợp pháp Trong quảng cáo sản phâm, Marriott tránh sử dụng các tuyên bố gây hiểu lầm về sản phẩm và thực tiễn kinh doanh đề không lừa dối người tiêu dùng
Luật lao động - Marriott tuân thủ luật lao động bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định về việc làm, thù lao, điều kiện làm việc và quan hệ lao động Họ đảm bảo tuân thủ luật về lương tối thiểu và đảm bảo an toàn tại nơi làm việc thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Marriott tuân thủ các quy định về quan hệ lao động đề quản lý mối quan hệ với người lao động và giải quyết các tranh chấp Họ cũng thực hiện hiệu quả luật chống phân biệt đối xử đề tạo môi trường
làm việc cởi mớ, hòa nhập và bình đăng
Thực hiện hợp đồng - Marriott thực hiện tất cả các hợp đồng của mình với các bên liên quan bên trong và bên ngoài để bảo vệ quyên lợi của họ theo từng thỏa thuận Nó thực hiện các hợp đồng lao động chung, thỏa thuận hợp tác, thỏa thuận bồi thường và các hợp đồng liên quan đến cho thuê tài sản và thiết bị Công ty cũng hoàn thành nghĩa vụ pháp lý của mình đối với các nhà cung cấp bằng cách duy trì sự công bằng trong giao dịch với các tổ chức nhà cung cấp Nó cũng giúp các nhà cung cấp duy trì chất lượng đã được phê duyệt và các tiêu chuẩn giao hàng dự kiến
Sở hữu trí tuệ - Marriott quan tâm đến tất cả các luật sở hữu trí tuệ để thực thi và bảo vệ quyền của chủ sở hữu và người tạo ra sang chế Các lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm bí mật thương mại, bằng sáng chế, nhãn hiệu và luật bản quyền
Quyền riêng tư và bảo vệ thông tin - Marriott đã nêu rõ chính sách bảo mật của mình và thực hiện tất cả các biện pháp liên quan đề bảo vệ thông tin khách hàng Ban quản lý đã chỉ định bảo mật dữ liệu và phụ trách tuân thủ, những người thực hiện các
biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính
Luật môi trường - Marriott tuân thủ nghiêm ngặt các luật về môi trường để giảm thiểu chất thải nguy hại, đồng thời quan tâm đến các vẫn đề sinh học và bảo tồn để ngăn ngừa các sự cô ô nhiễm
Thanh toán thuế và các nghĩa vụ khac - Marriott tra tất cả các loại thuế và các nghĩa vụ khác cho chính phủ với tư cách là một công dân doanh nghiệp có trách nhiệm Công ty giữ tất cả các tài khoản của mình sạch sẽ và minh bạch để tạo điều
kiện cho chính phủ theo đõi tình trạng kính tế của đoanh nghiệp