1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức viên chức trên địa bàn tỉnh thái nguyên

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác vàthời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ TÊN ĐỀ TÀI (font 20 Time New Roman)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành: Khoa học quản lý Mã số:

Khóa: 15 Người hướng dẫn khoa học:

Thái Nguyên, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đềudo cán bộ tốt hay kém” Xuất phát từ quan điểm đó, trong suốt cuộc đời cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của đảng,người đã đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện cán bộ lên hàng đầu

Thấm nhuần những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sảnViệt Nam nhấn mạnh rằng, trong mọi thời điểm của tiến trình cách mạng, cán bộvà công tác cán bộ luôn là vấn đề trọng yếu, chẳng những có ý nghĩa to lớn đốivới công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng mà còn góp phần quyết định sự thànhbại trong tổ chức và công tác lãnh đạo của Đảng

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi cán bộ là khâu thenchốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nguyên nhân thành bại củacách mạng Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại củacách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, làkhâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”

Công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ là tổng thể các biện phápcủa các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong xây dựng tiêu chuẩn cán bộ;đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển,điều động cán bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý,

nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (vừa

Trang 4

hồng vừa chuyên), đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của Hệ thống

chính trị trong tình hình mới.Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làmột khâu quan trọng trong công tác cán bộ Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác làhình thức nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ cho lĩnh vực và địa bàn cần thiếtqua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ tham nhũng Chuyển đổi vị trí công tác sẽloại bỏ tâm lý trì trệ của công chức và tính cục bộ trong từng bộ phận, từng cơquan, tổ chức, đơn vị

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác vàthời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, Sở Nội vụ tỉnh TháiNguyên đã tham mưu cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh banhành văn bản triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh vàUBND cấp huyện trong tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm việc định kỳ chuyển đổivị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý

158/2007/NĐ-Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít những khókhăn, vướng mắc việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối vớiCCVC ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm và có nơi chưa thực hiệnthường xuyên Một số cơ quan, đơn vị còn có sự nhầm lẫn giữa chuyển đổi vị trícông tác với công tác luân chuyển cán bộ; chưa chủ động xây dựng kế hoạch,chưa tuân thủ nguyên tắc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác Những điều này

Trang 5

khiến cho công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC của tỉnh còncó những khó khăn tồn tại, hạn chế nhất định.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác định kỳ chuyển đổi vị trí côngtác, từ sự quan tâm của bản thân đến công tác chuyển đổi vị trí công tác đối vớiCCVC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viênchức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm hướng nghiên cứu của mình

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (trong nước và nước ngoài có liên

quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn).

Từ khi có văn bản triển khai, hướng dẫn của Chính phủ, công tác định kỳchuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC luôn là một vấn đề được quan tâmtrong công tác cán bộ tại các Bộ, ngành, địa phương

Đã có một số đề tài khai thác về nội dung chuyển đổi vị trí công tác đốivới CCVC:

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi vị trícông tác cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về chuyển đổi vị trícông tác trong các đơn vị, địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài góp phầnlàm rõ hơn thực tiễn về chuyển đổi vị trí công tác trên địa bàn trong thời gianqua; qua đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo của cấp ủy đảng, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương về chuyển đổivị trí công tác trong thời gian tiếp theo

Trang 6

Đề tài: “Một số vấn đề về chuyển đổi vị trí công tác đối với công chứcnhằm phòng ngừa tham nhũng” Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực

tiễn đang đặt ra trong việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chứcnhằm phòng ngừa tham nhũng hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất và luận giải cácgiải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy đinh pháp luật về vấn đề này, qua đógóp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã kế thừa một số kếtquả của các công trình nói trên, bên cạnh đó tác giả đã đi sâu tìm hiểu về côngtác chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từđó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi vị trícông tác của tỉnh Thái Nguyên

Có thể nói công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC làmột nội dung không mới, tuy nhiên việc nghiên cứu về nội dung này cũng chưacó nhiều đề tài Đồng thời địa bàn và thời gian tác giả triển khai nghiên cứu hoàntoàn mới, chính vì vậy, đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn có nhiều điểm mới,không giống với các đề tài khác

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng về công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối vớiCCVC trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 – 2020, qua đó sẽ đưa ra các đánhgiá thực tiễn việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan chuyênmôn và UBND cấp huyện thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên quản lý và đề xuất các

Trang 7

phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định kỳ chuyển đổivị trí công tác của tỉnh trong thời gian tiếp theo.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài: Hệ thống hóa một số khái niệm liênquan: cán bộ, công chức, viên chức, chuyển đổi vị trí công tác, kế hoạch, luânchuyển, biệt phái; vai trò của công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; nêucác yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi vị trí công tác

- Giới thiệu khái quát về phạm vi và phân cấp quản lý cán bộ của UBNDtỉnh Thái Nguyên và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác định kỳchuyển đổi vị trí công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Tìm hiểu về công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVCtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

+ Tìm hiểu về công tác triển khai thực hiện công tác định kỳ chuyển đổivị trí công tác đối với CCVC tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý củaUBND tỉnh Thái Nguyên;

- Đánh giá công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trênđịa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định kỳ chuyển đổivị trí công tác đối với CCVC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trênđịa bàn tỉnh

Trang 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

Thực trạng về công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với côngchức, viên chức thuộc các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện thuộcUBND tỉnh Thái Nguyên quản lý;

Đưa ra các đánh giá, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả côngtác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

b Phạm vi về không gian nghiên cứu: (Nơi tiến hành nghiên cứu số liệu, tiếnhành khảo sát, bộ phận phòng ban, cơ quan nghiên cứu tập trung sâu)

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên; UBND cấp huyệnthuộc tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như: Văn phòng sở, Phòng Tổ chức cán bộ ,phòng Nội vụ cấp huyện; Phòng Công chức, viên chức Sở Nội vụ tỉnh TháiNguyên

c Phạm vi về thời gian nghiên cứu số liệu (thời gian nghiên cứu của số:

liệu trong quá khứ ).

+ Thời gian nghiên cứu số liệu: Từ năm 2015 đến năm 2020.+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 05/2022 đến tháng 12/2022

4 Mẫu khảo sát

Để thực hiện đề tài, tác giả sẽ thực hiện mẫu khảo sát đối với: - Chủ thể quản lý đối với công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tácCCVC tại các cơ quan, đơn vị: các phòng, ban, bộ phận phụ trách về công táccán bộ tại các cơ quan, đơn vị: phòng tổ chức, cán bộ, phòng Nội vụ cấp huyện;

Trang 9

Phòng Công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ (bộ phận trực tiếp tham mưu vềcông tác cán bộ của tỉnh)

- Khảo sát đối với công chức, viên chức thuộc đối tượng định kỳ chuyểnđổi vị trí công tác

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trênđịa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện như thế nào?

Để nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi vị trí công tác đối với CCVC trên địa bàn tỉnh cần thực hiện những giải pháp gì?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Là một kết luận giả định, một dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạnđịnh kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghịđịnh số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, Nghị định số 59/2019/NĐ-CPngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thihành Luật phòng, chống tham nhũng; UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành vănbản triển khai, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện côngtác chuyển đổi vị trí công tác

- Năm 2009: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày02/6/2009 về việc thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy

Trang 10

định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tácđối với cán bộ, công chức, viên chức Trong đó UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụthể cho các sở, ngành và UBND cấp huyện trong tổ chức thực hiện Sở Nội vụban hành văn bản số 1642/SNV-CBCCVC ngày 23/6/2009 gửi các sở, ban,ngành và UBND cấp huyện hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 13/KH-UBNDngày 02/6/2009 của UBND tỉnh về chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,công chức, viên chức.

- Năm 2020: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày19/02/2020 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của tỉnh TháiNguyên, trong đó có nội dung chi tiết, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vịlập kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viênchức theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định số59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ

Hàng năm các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trícông tác đối với CCVC

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học

Qua nội dung của đề tài sẽ làm sáng rõ hơn các khái niệm như: cán bộ, công chức, viên chức, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, luân chuyển, biệt phái Đồng thời, hiểu rõ hơn về nội dung công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với côngchức, viên chức

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 11

Qua việc tìm hiểu thực trạng và đánh giá công tác định kỳ chuyển đổi vịtrí công tác đối với công chức, viên chức, đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với côngchức, viên chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng chung công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên địabàn tỉnh.

Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp tác giả có thêm nhiều kiến thức trongcông tác chuyên môn đang đảm nhiệm

- Nêu những mặt tác dụng, ứng dụng, tài liệu tham khảo trong thực tiễn, có thể áp dụng, có thể tham khảo đối với đối tượng nào đó, có thể là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

8 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng các phương pháp sau:- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp quan sát

(Liệt kê các phương pháp nghiên cứu chính dự kiến sẽ sử dụng trong nghiên cứuluận văn)

9 Kết quả dự kiến đạt được

Qua thực hiện nghiên cứu đề tài “ ”, tác giả sẽ làm rõ được thực trạngthực hiện công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viênchức trong các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện thuộc UBND tỉnh

Trang 12

Thái Nguyên quản lý Cụ thể, sẽ làm rõ được tình hình triển khai các văn bản,hướng dẫn của Trung ương về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại tỉnh TháiNguyên Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại trong quả trình triểnkhai và thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị Quađó, sẽ đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi vị trí côngtác đối với công chức, viêm chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

10 Nội dung của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nộidung của báo cáo được chia thành 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tácChương 2: Thực trạng công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trên địabàn tỉnh Thái Nguyên

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định kỳ chuyểnđổi vị trí công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC

1.1 Một số khái niệm liên quan

* Cán bộ* Công chức* Viên chức* Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác* Luân chuyển

Trang 13

* Biệt phái* Kế hoạch

1.2 Nội dung và hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trícông tác

1.3 Nguyên tắc và những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳchuyển đổi vị trí công tác

1.3.1 Nguyên tắc trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí côngtác

1.3.2 Những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vịtrí công tác

1.4 Vai trò của công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

1.4.1 Đối với cá nhân công chức, viên chức1.4.2 Đối với tổ chức

1.4.3 Đối với công tác quản lý, sử dụng cán bộ, CCVC

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊTRÍ CÔNG TÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN2.1 Đặc điểm tình hình (Giới thiệu chung về chức năng nhiêm vụ Sở Nộivụ; các cơ quan, đơn vị thuộc quản lý của UBND tỉnh)

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trang 14

2.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật và công tác triển khai chỉ đạo củacơ quan có thẩm quyền

2.2.2 Đặc điểm tình hình cụ thể tại các cơ quan, đơn vị

2.3 Công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trênđịa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.3.1 Công tác triển khai, chỉ đạo

2.3.2 Thực trạng công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị

2.4 Đánh giá về công tác định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trên địabàn tỉnh Thái Nguyên

2.4.1 Kết quả đạt được2.4.2 Tồn tại, hạn chế2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại hạn chế

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC ĐỊNH KỲ CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1 Đối với các cơ quan quản lý công chức, viên chức3.2 Đối với tổ chức

3.3 Đối với công chức, viên chứcKết luận chương 3:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1 Kết luận

2 Khuyến nghị

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w