Những tiêu cực của việc PR bẩn: Tạo ra những tổn thất lớn về danh tiếng và tài chính của các công ty trên thị trường dẫn đến lũng đoạn về kinh tế. Tạo ra những thông tin sai sự thật là
KHÁI NIỆM
Khái niệm chung
Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn Đạo đức được thể hiện qua lối sống trong đó bao gồm ý thức đạo đức và hành vi đạo đức Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức dần biến đổi, có thêm những giá trị đạo đức mới.
Những đạo đức cần thiết đối với cuộc sống là: trung thực, chính trực, giữ lời hứa, trung thành, thẳng thắn, tôn trọng, quan tâm đến người khác,
Đạo đức doanh nghiệp
Đạo đức doanh nghiệp, cũng giống như đạo đức của một con người, là sự áp dụng các giá trị đạo đức tốt/xấu, đúng sai), trách nhiệm và bổn phận trong cách hành xử của doanh nghiệp, từ Ban Quản trị cao nhất đặt ra định hướng chiến lược đến các ban, ngành khác nhau, và mỗi nhân viên của doanh nghiệp Đạo đức Doanh nghiệp liên quan đến hành vi của từng nhân viên (cá nhân), cũng như của toàn doanh nghiệp (tập thể) Đạo đức Doanh nghiệp còn cao hơn các yêu cầu của pháp luật vì rất nhiều khi một hành động được coi là hợp pháp, nhưng lại không hợp đạo đức Đạo đức, nói chung, gồm 2 phần Thứ nhất là phân biệt được cái gì là đúng, cái gì là sai; Thứ hai là ý chí để thực hiện điều đúng
Trong phạm vi một doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp liên quan đến nhân viên có thể liệt kê như sau: lấy dụng cụ văn phòng đem về nhà, lấy giờ công làm việc tư, vân vân Ở tầm mức cao hơn là người quản lý gian lận công ty và khách hàng để thủ lợi cho cá nhân, hay bị mâu thuẫn quyền lợi giữa cá nhân và công ty (conflict of interest), phí phạm tài sản công ty, hay quản lý tắc trách.
ĐẠO ĐỨC PR TRONG THỰC TIỄN
PR trắng
PR trắng là hoạt động truyền thông dựa vào sự thật, có bằng chứng, nhằm tôn vinh những người xứng đáng được tôn vinh, lan tỏa và nhân rộng những điều tốt đẹp trong xã hội. a Chiếc lược PR của Google: Chiến Dịch Chống Ebola
Sự bùng phát của virus Ebola vào năm 2014 là rất nghiêm trọng vì nó đã lây lan giữa nhiều quốc gia và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Google, để giúp đỡ những người có nhu cầu và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, đã bắt đầu một chiến dịch quyên góp, trong đó họ cam kết tặng 2 đô la cho mỗi 1 đô la quyên góp được cho sự nghiệp thông qua trang web của mình.
Chiến lược PR thu hút sự chú ý của giới truyền thông và thu được thành công vang dội khi Google huy động được 7,5 triệu đô la b Chiến lược PR của Facebook: Ảnh đại diện ủng hộ Paris Để đối phó với vụ xả súng thảm khốc ở Paris năm 2015 khiến ít nhất 129 người chết,
Facebook đã thêm bộ lọc cờ Pháp mà người dùng có thể áp dụng cho ảnh đại diện của họ để ủng hộ nước Pháp Hàng triệu người đã áp dụng bộ lọc này và đánh giá cao nỗ lực này của Facebook. c Chiến lược PR của Honda
Trường hợp đối với Honda Việt Nam, công ty đã đăng tải nhiều thông tin tại các trang báo mạng như:
Honda Việt Nam đã tổ chức các chương trình truyền hình như:
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” được phát sóng trên truyền hình từ năm
2004 với mục đích hướng dẫn lái xe an toàn cho người dân Đây là một chiến lược PR nhằm gắn Honda với thuộc tính an toàn, đồng thời khẳng định Honda là một thương hiệu vì cộng đồng.
Năm 2020, chương trình có thêm phiên bản “Vui giao thông” dành cho trẻ em:
PR đen
PR trắng nghĩa là những người làm PR chân chính Họ sẽ nỗ lực để tạo dựng và cải thiện mối quan hệ tốt với công chúng để cạnh tranh lành mạnh với đối phương Nhưng một khi họ làm việc đó không hiệu quả thì họ sẽ sử dụng phương thức PR đen là dìm đối thủ xuống để nâng mình lên Trong các thủ đoạn PR đen đương nhiên có chiêu thức tung tin đồn để tận dụng sự cả tin của công chúng.
Quan hệ công chúng (PR) luôn là một khái niệm kinh doanh quan trọng, tuy nhiên gần đây, PR đang dần hé lộ mặt tối của nó Một số công ty, tổ chức đang ngày càng sử dụng các chiến thuật và các chiến dịch PR bẩn để bôi nhọ nhằm hạ gục đối thủ để cạnh tranh miếng bánh thị trường.
PR đen hay PR bẩn về cơ bản đề cập đến hành động làm mất uy tín của một cá nhân, một tổ chức với mục đích hủy hoại danh tiếng và uy tín của họ PR bẩn dần đạt & sức hút trong những năm qua và hiện tại đã đạt đến giai đoạn mà mức độ phổ biến là đáng báo động Thậm chí nó không còn là những hành động nhỏ lẻ hay phát ngôn bột phát mà được xây dựng thành những chiến dịch bài bản hẳn hoi, có cả những công ty truyền thông đứng đằng sau các chiến dịch PR bẩn này.
Những tiêu cực của việc PR bẩn:
Tạo ra những tổn thất lớn về danh tiếng và tài chính của các công ty trên thị trường dẫn đến lũng đoạn về kinh tế.
Tạo ra những thông tin sai sự thật làm hoang mang dư luận.
Rò rĩ những thông tin bảo mật chưa có sự kiểm chứng.
Lợi dụng người tiêu dùng đưa ra những đánh giá tiêu cực.
Đối với những người nổi tiếng, chính trị gia và các doanh nghiệp, tin giả, tin đồn là một phần trong sự tồn tại của họ Điều này không thể tránh được ở bất kỳ quốc gia nào và thời đại nào Các tin giả tuy là không có thật nhưng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp Vì công chúng luôn thích nghe tin đồn, và dễ tin vào tin xấu hơn tin tốt Tin đồn nhiều khi còn gây cám dỗ hơn cả tin chính thống vì nó có điều gì đó bí ẩn, nó khiến cho người ta có cảm giác mình đang nắm được một bí mật to lớn mà có nhiều người đang che giấu, rằng mình đang sở hữu tin mật Và người ta truyền tin đó đi bằng cảm giác mình là nhân vật quan trọng Tôi thường nói rằng 90% hiện tượng xung quanh thường không phản ánh đúng bản chất Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ như vậy, đa phần đám đông thường tin ngay vào hiện tượng.
Thiệt hại lớn nhất là họ bị mất đi cảm tình của công chúng dẫn đến tẩy chay. Thực ra nếu doanh nghiệp là những người thực sự chuyên nghiệp thì như tôi đã nói ở trên, tin giả (fake news), tin đồn là một phần song hành cùng họ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, họ phải chấp nhận nó và đối mặt với nó Những người xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp luôn dự trù sẵn các kịch bản giả định để nếu khủng hoảng xảy ra sẽ có thể đối phó ngay tức thì Nếu họ làm tốt thì sẽ nhanh chóng chứng minh được rằng mình bị oan Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp sau khi chứng minh được mình bị oan và tin đồn đó là nhằm mục đích xấu thì không những công việc kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng mà còn tạo được thiện cảm gấp nhiều lần đối với công chúng Thậm chí doanh thu còn nhiều hơn so với trước kia, vì công chúng có xu hướng cảm thấy “có lỗi” vì ngờ oan cho doanh nghiệp và hình thành tâm lý “chuộc lỗi”. Đình đám về chiêu trò truyền thông bẩn không thể không nhắc tới vụ tập đoàn Masan dìm nước mắm truyền thống
Ngày 7/3/2019, thông tin nước mắm truyền thống bị “ép” phải “vào khuôn” với hàng loạt tiêu chuẩn của sản xuất hiê ¤n đại đã khiến cô ¤ng đồng mạng
“dâ ¤y sóng” Nhiều ý kiến cho rằng nước mắm truyền thống bị lợi ích nhóm của nước mắm công nghiê ¤p “bức tử” và Masan là cái tên bị cô ¤ng đồng mạng nhắc tới nhiều nhất trong câu chuyện này Trên mạng xã hô ¤i facebook, nhiều thành viên kêu gọi tẩy chay các thương hiê ¤u nước mắm Chinsu, Tam Thái
Tử, Nam Ngư,… của Masan Họ cho rằng Masan đang cố tình “đánh tráo khái niệm” khi gọi tên sản phẩm của mình, thậm chí là làm giàu trên nỗi sợ hãi của người Việt.
Trong khi đó, facebooker N.N.H cho rằng người ta đang muốn tiêu diệt nước mắm truyền thống.
“Loại gia vị truyền đời này lại đang đối diện với nguy cơ bị triệt tiêu từ chính cơ quan quản lý – Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nếu như 3 năm trước, vào năm
2016, người ta lập lờ thông tin Arsen trong nước mắm truyền thống gây ung thư thì ở dự thảo lần này, họ đưa ra con ngáo ộp có tên gọi là Histamin”, N.N.H phân tích.
Từ phân tích trên, N.N.H nhận định: “Nếu áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn như dự thảo sẽ triệt tiêu tất cả các làng nghề nước mắm lâu đời ở Việt nam và họ chỉ còn có thể cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn kinh tế lớn. Như vậy sẽ làm mai một văn hóa Việt Nam”.
Một tài khoản facebook khác cũng nhắc lại chuyện arsen từ vài năm trước và cho rằng trong nước mắm công nghiệp có chứa hàng ngàn hóa chất khác nhau chứ không chỉ thạch tín.
“Masan rất ma mãnh, họ chỉ kiểm soát đúng hàm lượng thạch tín để dụ nhân dân uống hóa chất còn hàng trăm hàng ngàn hàm lượng hóa chất khác có lợi hay hại như thế nào bà con biết không? Không hề biết”, tài khoản Facebook P.N viết trên một diễn đàn.
Đây không phải lần đầu tiên Masan rơi vào tình cảnh này Năm 2016, câu chuyê ¤n “nước mắm arsen” cũng khiến thị trường rúng đô ¤ng Không có bằng chứng nào được đưa ra nhưng nhiều người cho rằng Masan đã thực hiê ¤n chiến dịch “truyền thông bẩn” nhằm triê ¤t hạ nước mắm truyền thống khi thị phần nước mắm công nghiê ¤p của mình bị lung lay Cụ thể, năm 2015, hai nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Chinsu và Nam Ngư của Masan chỉ nắm giữ 65% thị phần nước mắm, giảm đáng kể so với mức thị phần 70% năm
2014 Có lẽ đây là lý do khiến nhiều người tin rằng Masan có liên quan tới câu chuyê ¤n “nước mắm arsen”.
Trong 2 phiên 8/3 và 11/3, cổ phiếu MSN giảm nhẹ, giảm 400 đồng/CP xuống 89.600 đồng/CP MSN khiến vốn hóa thị trường Masan “bốc hơi”
465 t§ đồng Tới phiên sáng12/3, đà giảm của MSN chưa được chă ¤n lại dù chỉ số VN-Index tăng khá mạnh Dừng phiên sáng, MSN “nghỉ ngơi” ở mức 89.000 đồng/CP, giảm 600 đồng/CP Tính chung sau 2,5 phiên, vốn hóa thị trường Masan “đánh rơi” 1.163 t§ đồng.
Một số KOL review so sánh dịch vụ của hãng Bamboo Airways dìm hàng đối thủ VietJet và JetStart!
Dr Thanh “vô tình” đã so sánh thành tích nộp thuế với 2 ông lớn trong ngành đồ uống Pepsi và Coca-Cola
XÂY DỰNG QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
a Sự cần thiết thành lập hiệp hội PR
Cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề PR cần có một khung đạo đức nghề nghiệp cơ bản để dựa vào đó người hành nghề tuân theo Mỗi một hội nghề nghiệp đều có một bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp như kim chỉ nam xuyên suốt khi tác nghiệp và thể hiện những gì mà tổ chức và khách hàng mong đợ i từ người hành nghề Bám sát quy tắc là cách đảm bảo người hành nghề đáp ứng được quy định tối thiểu khi tác nghiệp
Ở nhiều nước trên thế giới, hiệp hội PR rất phát triển và yêu cầu đầu tiên đối với hội viên là tác nghiệp PR có đạo đức nghề nghiệp Hiệp hội PR là tổ chứ c liên kết những người hành nghề PR, là nơi mà các chuyên gia PR sẽ soạn t hảo các bộ quy tắc đạo đức và là người giám hộ về đạo đức nghề nghiệp cho những người làm. b Thực trạng đạo đức PR ở nước ngoài
Do chưa có tính thống nhất trong việc giáo dục chính thống bằng cấp cũng như các yêu cầu cần thiết, nên việc trình tự hoạt động và quy tắc đạo đức gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, với sự phát triển của PR, ở các khu vực khác nhau, các nước khác nhau sẽ có những quan điểm đối lập nhau trong việc định nghĩa chính xác quan hệ công chúng là gì và quy tắc đạo đức trong nghề như thế nào cho phù hợp Các tổ chức Quan hệ công chúng cũng đã cố gắng giải quyết những quan điểm này Hiện nay có ba bộ quy tắc đạo đức được áp dụng một cách phổ biến nhất trong PR toàn cầu.
Một là bộ quy tắc đạo đức do Hiệp hội Quan hệ công chúng Mỹ (PRSA) ban hành.
Tổ chức có văn kiện về chủ đề đạo đức được biết rộng nhất là Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA) với văn kiện Quy tắc đạo đức Quy tắc lần này được các thành viên chuyên nghiệp nhất trong tổ chức viết vào tháng 12 năm 1950, sau đó liên tục được sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi trong vai trò của những người làm PR
Bộ quy tắc này nhấn mạnh người làm PR cần hoạt động nghề nghiệp một cách công bằng, trung thực, có trách nhiệm và cần lên tiếng khi biết đồng nghiệp làm trái những điều đã cam kết trong bộ quy tắc
Văn kiện này còn biết được mục tiêu của Quan hệ công chúng là tiến tới
“Tập trung vào lợi ích thực hiện cộng đồng; tránh sai lạc cho khách hàng, người sử dụng lao độngcũng như các đối tượng khác và phải hoạt động vị sự nghiệp phát triển liên tục củacác chuyên gia Quan hệ công chúng” Nhiều hiệp hội PR trên thế giới cũng sử dụng hoặc tùy chỉnh bộ quy tắc của PRSA để áp dụng tại quốc gia của họ.
Hai là bộ quy tắc hành nghề do Hiệp hội quốc tế những người làm truyền thông trong kinh doanh (IABC) ban hành.
Theo quy tắc của IABC, truyền thông chuyên nghiệp cần hợp pháp, có đạo đức và được thực hiện phù hợp với các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của từng địa phương
Quy tắc này xoay quanh các vấn đề như trung thực, chính xác, đúng đắn, đáng tin cậy, không làm lộ bí mật thông tin của khách hàng, không chấp nhận việc biếu tặng quà để vụ lời và phải tuân thủ luật pháp
Biện pháp giáo dục thành viên chứ không phải là trừng phạt được coi là phương pháp nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của tổ chức.
Ba là bộ quy tắc Athens do Hiệp hội Quan hệ công chúng Quốc tế (IPRA) ban hành.
Quy tắc này cho rằng những người làm truyền thông chuyên nghiệp phải giám hộ hành vi đạo đức cho các tổ chức mà chúng ta tư vấn
Thách thức đặt ra là chúng ta phải nhận biết đâu là con đường đạo đức bất kể sẽ có những vấn đề phát sinh, và sau đó sử dụng tất cả những kỹ năng thuyết phục cũng như sức mạnh trí tuệ để đảm bảo rằng đạo đức có mặt trong tất cả các quyết định.
Bên cạnh đó, tổ chức Arthur W Page Society, một tổ chức xã hội của những giám đốc PR và các quản lý cấp cao về truyền thông, đặt theo tên của giám đốc tập đoàn truyền thông AT&T, đưa ra 6 nguyên tắc “Page principles”, được coi là chuẩn hành nghề và chuẩn đạo đức trong nghề PR.
Lời nói được chứng minh bằng hành động
Quản lý hướng tới tương lai
Triển khai hoạt động PR với phương châm sự sống của cả công ty phụ thuộc vào PR
Giữ bình tĩnh, kiên trì và có khướu hài hước c Quy tắc đạo đức PRSA
Bộ quy tắc đạo đức của hiệp hội công chúng Mỹ (PRSA) Hội Quan hệ công chúng Mỹ (PRSA) đã và đang đi đầu trong nỗ lực nuôi dưỡng một ý thức mạnh mẽ cho các thành viên của mình, đặc biệt là bộ quy tắc đạo đức mới.
Bộ quy tắc này trình bày các tiêu chuẩn chính yếu dành cho các thành viên PRSA và cả những ai đang làm trong ngành Quan hệ công chúng
Bộ quy tắc này đã cập nhật đến 6 giá trị cốt lõi làm cơ sở cho hành vi của một nhân viên trong Quan hệ công chúng:
Bộ quy tắc PRSA tuyên bố “Chúng tôi phục vụ cho lợi ích của công chúng bằng cách tích cực ủng hộ một cách có trách nhiệm cho những ai chúng tôi đại diện”.
Ví dụ: Một chuyên viên quan hệ công chúng không được tiết lộ bí mật thông tin cá nhân, ngay cả khi bị đòi hỏi điều đó Những thông tin chỉ có được sau khi thảo luận kỹ càng với khách hàng.
Ví dụ: Nếu khách hàng yêu cầu người đại diện quan hệ công chúng “thêm thắt” thành tích theo mức mà công ty kỳ vọng thì họ sẽ được nhận lời từ chối lịch sự nhưng kiên quyết Trong quan hệ công chúng không có sự dối trá.
Khả năng chuyên môn Nhân viên quan hệ công chúng phải tiếp thu những kiến thức và chuyên môn đồng thời ứng dụng chúng một cách có hiệu quả và trách nhiệm Nhân viên PR phải không ngừng đầu tư trí tuệ để nghiên cứu, trau dồi những kỹ năng cá nhân để phát triển nghề nghiệp.
VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG PR
Trong hoạt động PR, hành vi đạo đức rất quan trọng, nó liên quan đến các cá nhân, các nhà hoạt động PR, tổ chức nơi họ làm việc PR đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức.
Được thể hiện qua 4 phương tiện : quản lý, tiến hành hoạt động, tư duy và giáo dục
Hai khái niệm "quản lý" và "tiến hành hoạt động" tương đương với "người quản lý, người giải quyết vấn đề" Về "tư duy" được hiểu như người làm PR cần phải phân tích những giá thay đổi trong xã hội để tổ chức mình thích ứng với các chuẩn mực và giá trị trách nhiệm Nhằm mục đích tác động đến, gây ảnh hưởng tới "Giáo dục" của PR Nâng cao khả năng truyền thông của các nhân viên trong tổ chức.
Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tổ chức.Các nhà hoạt động PR cần phải đứng ở tuyến đầu của phong trào thực hiện các hoạt động đạo đức của các tổ chức bởi vì các chiến dịch PR thường là về các vấn đề quan trọng của cộng đồng Các nhà hoạt động PR có thể liên quan đến các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người.
Đạo đức mang lại danh tiếng cho thương hiệu và doanh nghiệp để thuyết phục người mua chọn lựa thương hiệu hay doanh nghiệp đó trước hàng trăm đối thủ tương đồng trên thị trường.
Đạo đức là hướng đến giá trị mà doanh nghiệp tạo ra để thay đổi cuộc sống của mọi người, giúp doanh nghiệp ưu việt nhất trong cạnh tranh.
Đạo đức nghĩa là thương hiệu hoặc doanh nghiệp truyền thông trung thực trong các chiến dịch, có như thế thì doanh nghiệp hoặc thương hiệu sẽ uy tín, nổi bật trong thị trường và chiếm lĩnh được cảm tình của công chúng.
Người làm PR là người đảm bảo những mục tiêu của tổ chức hài hoà với trá ch nhiệm xã hội, là người thiết lập sự đối thoại, lắng nghe và phát ngôn chín h thức cho tổ chức.
Nếu được tác nghiệp đúng đắn có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội và cống hi ến nhiều hơn cho xã hội Điều này giúp người làm PR có cơ hội là người đứ ng đầu trong các tác nghiệp liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Tạo ra cho công chúng một cảm nhận về trách nhiệm của xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ, Bên cạnh đó, còn tạo ra thương hiệu cho các tổ chức doanh nghiệp.
Duy trì danh tiếng tích cực của thương hiệu và duy trì mối quan hệ chiến lược với công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan khác, điều này dẫn đến hình ảnh tích cực của thương hiệu.
Vai trò của người cố vấn
TÌNH HUỐNG: CHUYỆN LÙM XÙM TỪ MỘT VỤ ĐÒI NỢ ĐẤT NƯỚCNGHÈO ĐÓI ETHIOPIA CỦA NESTLE a Về tập đoàn Nestle
Nestlé S.A hay Société des Produits Nestlé S.A là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa b Tình huống
Năm 2002, tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới Nestle đòi chính phủ Ethiopia tăng bồi thường vì năm 1975 đã quốc hữu hoá công ty con của Nestle tại nước này Năm 1998, chính phủ Ethiopia đã bán công ty chi nhánh của Nestle cho một công ty trong nước để lấy 8,7 triệu USD Chính phủ Ethiopia đã đồng ý bồi thường cho Nestle 1,5 triệu USD, dựa trên t§ giá hối đoái hiện tại giữa đồng USD và đồng nội tệ Ethiopia Nhưng Nestle vẫn chưa thoả mãn và cho rằng khoản tiền này chưa đủ để bù đắp những thiệt hại kinh tế nên đã tăng mức đòi bồi thường lên 6 triệu USD, tính theo t§ giá hối đoái tại thời điểm công ty con bị quốc hữu hoá
Hành động trên của Nestle có rất nhiều ý kiến khác nhau Đối với những chuyên gia kinh tế thì đây là hành động hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho
Nestle nói chung và từ đó sẽ tạo ra một tiền lệ tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên bên cạnh đó, Oxfam (Tổ chức nông nghiệp quốc tế) lại lên án hành động của Nestle và cho rằng đây là hành động bất chấp nhân đạo. Nestle là tập đoàn đa quốc gia có lợi nhuận hàng năm lên tới gần 3,9 t§ USD Trong khi Ethiopia, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới mới mức thu nhập bình đầu người dưới 100 USD/người/năm đang phải gánh chịu nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ năm 1984 đến nay do mất mùa hạn hán Thêm vào đó, ngân sách của chính phủ kiệt quệ vì cafe, một mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Ethiopia rớt giá thảm hại Ấy vậy mà trong các cuộc đàm phán dưới sự trung gian của Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương của Ngân hàng thế giới, Nestle vẫn khăng khăng đòi tăng mức bồi thường và còn cho rằng Ethiopia bồi thường khoản tiền đó sẽ khiến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên Theo Nestle, vòng đàm phán chỉ là một phần trong nỗ lực của Ethiopia nhằm giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường của 50 công ty nước ngoài c Phân tích
Việc lên kế hoạch đối phó với những sự cố bất ngờ - đôi khi được gọi là “kế hoạch tình huống” – là một phần của công tác quan hệ công chúng nhằm đánh giá và kiểm soát bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng không tốt đến tổ chức Về mặt lý thuyết, các chuyên viên tổ chức sự kiện, PR sẽ đưa ra những lời khuyên để đảm bảo rằng mọi hành động của công ty sẽ không gây ra những tác động bất lợi đối với danh tiếng và vị thế của mình
Nhưng vào năm 2002, tập đoàn sản xuất cà phê và bánh kẹo Nestle yêu cầu Ethiopia – một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới – trả món nợ 3,7 triệu bảng Anh trong khi nước này đang phải chống chọi với nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 20 năm Việc làm này cho thấy họ đã không hề suy nghĩ gì về công tác tổ chức sự kiện, PR và theo như lời báo chí, đó là những kẻ không có lương tâm Tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài suốt ba năm liền ở Ethiopia đã khiến quốc gia châu Phi này phải đối diện với nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử Ở đây, đa số người dân sống nhờ café, vậy mà cán cân thương mại nước này cũng đang suy yếu do café mất mùa Đúng là họa vô đơn chí! Thế mà trong một cuộc đầu cơ đang bị lên án, Nestlé – Công ty chế biến café lớn nhất thế giới – đã bỏ túi một khoảng lợi nhuận hơn 5 tỉ bảng Anh
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC PR
Mỗi ngành nghề đều có những quy tắc, luật lệ riêng của nó Tuy nhiên, đối với ngành PR còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật PR và các quy tắc đạo đức trong PR còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề đều tự dựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm quảng cáo mới Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm không chỉ của sản phẩm quảng cáo đó, mà có thể người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng Sự vô trách nhiệm và thiếu đạo đức trong PR , buông lỏng quản lý trong cấp phép, kiểm tra và giám sát đã dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm như PR, cũng như những ảnh hưởng xấu đến nhận thức xã hội và cả trong giáo dục, hình thành nhân cách ở lứa tuổi nhỏ:
Showbiz lợi dụng tình cảm PR cho dự án mới: Phim, mv mới
PR bài báo câu view ko đúng sự thật
Không trung thực trong quảng cáo: thực phẩm, nước uống, thực phẩm chức năng sai nhưng PR tốt lừa dối người tiêu dùng
Thách thức đối với PR là kiên định với phẩm chất trung thực Nếu tất cả những người hành nghề PR đều sử dụng cách tiếp cận phẩm chất nghề nghiệp trung th ực thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp sẽ trở thành vấn đề trung tâm của PR , và PR sẽ trở thành một ngành nghề chuyên môn thực sự có ích cho cộng đồng và xã hộ i
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC
Quá trình hoạch định sẽ không khó khăn nếu bạn biết tổ chức phân chia công việc hợp lý, và trước khi tiến hành hoạch định, bạn nên đặt ra 5 câu hỏi sau:
1 Tôi muốn đạt được gì? ( mục tiêu của tôi là gì? )
2 Tôi muốn nói với ai? ( đối tượng công chúng của tôi là ai? )
3 Tôi muốn nói điều gì? ( thông tin gì sẽ được truyền đạt? )
4 Tôi sẽ nói điều đó như thế nào? ( dùng cách nào để truyền tải thông điệp đến công chúng? )
5 Làm thế nào để biết tôi làm đúng ( tôi đánh giá công việc của mình như thế nào? ) b Tại sao lại gọi là chiến lược
Một kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một số kết thúc; một mục đích cùng với một hệ thống các biện pháp để hoàn thành nó.
1 Đánh giá có mục đích một vấn đề cụ thế, khách hàng hay một tổ chức trước khi quyết định xem có thích đáng có được sự ùng hộ PR Cân nhận thức những quy định nghề nghiệp đôi với các hành động hay vân đề và chứng minh các bên sẽ bị ánh hưởng bởi quyết định và các ràng buộc. Điều này cần bàn bạc cởi mở.
2 Tôn trọng khán giả như những cá nhân có quyên được biết thông tin chính xác khi đưa ra sự lựa chọn.
3 Quan tâm tới lòng tin và các giá trị văn hóa cùa họ.
4 Tác nghiệp trung thực, không lừa dối
5 Hiểu rõ luật pháp và các chính sách công
6 Hiểu những quy tác cơ bản và cách thể hiện trong hành xử
NHẬN XÉT
Đạo đức nghề nghiệp PR là trách nhiệm đối với tất cả những người đưa ra quyết định, và là xu hướng chủ đạo trong công tác quản lý Điều này tạo nên sự thay đổi trong vai trò cùa người làm PR, họ là người tham gia vào phát triển chiến lược kinh doanh cùa công ty, đảm bảo những mục tiêu thương mại hài hòa với trách nhiệm với các nhóm liên quan Những người hành nghề là người thiết lập đối thoại, người lắng nghe và là người phát ngôn chính sách thích hợp với các hoạt động của công ty.
Chúng ta đều biết sự thật chính là vũ khí mạnh nhất trong truyền thông, và công việc của chúng ta đảm bảo các tổ chức mà chúng ta đại diện sử dụng đạo đức ở mọi thời điểm chứ không phải ở phương sách cuối cùng Ngày nay đạo đức là vấn đề được quan tâm đặc biệt Trong thời đại công nghệ phát triển thì giá trị đạo đức dường như bị con người lãng quên một cách vô thức.
của nó vì lợi ích của công chúng, những người làm nghề PR-cả với tư cách cá nhân và tập thể-phải hoạt động như là những nhân tố đạo đức trong xã hội Hành nghề theo đạo đức đòi hỏi phải đặt việc phục vụ công chúng Vấn đề hành động vì quyền lợi của ai luôn chi phối sự trung thực cũng như định hướng của hoạt động PR Các cuộc tranh luận xung quang lĩnh vực nhạy cảm này vẫn sôi nổi, còn thực tiễn hoạt động PR vẫn tiếp tục diễn ra cùng với những câu hỏi đạo đức chưa được giải quyết thấu đáo Song có thể khẳng định: Để trở thành một ngành chuyên môn thật sự, có vị trí xứng đáng trong xã hội, được xã hội coi trọng và ngày càng phát triển, nghề PR cần thể hiện được khả năng đem lại những đóng góp thiết thực cho cộng đồng Do đó, nghề PR và người làm PR cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, trong đó đặc biệt thể hiện ở vấn đề đạo đức chuyên môn Đồng thời, người làm PR cần nhận thức được rằng việc thực hiện những trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp hay tổ chức dù có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng rộng đến đâu cũng không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự ủng hộ của cộng đồng xã hội và không tính đến mối quan hệ mật thiết nếu thiếu sự ủng hộ của cộng đồng xã hội và không tính đến mối quan hệ mật thiết của tổ chức với tất cả những người có liên quan đến quyền lợi của tổ chức đó.