1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn phương pháp làm quen văn học cho trẻ mn đề tài truyện cây táo yêu thương the giving tree

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện “Cây Táo Yêu Thương” (The Giving Tree)
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Xoan
Người hướng dẫn Hoàng Thị Mai
Trường học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Văn Học Và Phương Pháp Làm Quen Cho Trẻ Mầm Non
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống mà còn là conđường dẫn dắt tâm hồn con người vươn tới cái Chân và thực hành cái Thiện” Danhngôn Trong giáo dục mầm non, có n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNGVIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

BỘ MÔN GIÁO DỤC MẦM NON

Đề tài: TRUYỆN “CÂY TÁO YÊU THƯƠNG” (THE GIVING TREE)

Họ và tên Giảng viên: HOÀNG THỊ MAIHọ và tên Sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG XOANMã sinh viên: 191201018

Lớp: EE19DHB-CD1Năm học: 2021- 2022

0

VĂN H C VÀ PHỌƯƠNGPHÁP CHO TR MẦẦM NON Ẻ

LÀM QUEN TÁC PH M VĂN H CẨỌ

Trang 2

II Xây dựng giáo án hướng dẫn trẻ kể lại chuyện 4

III Xây dựng các hoạt động giáo dục từ các ý tưởng của tác phẩm văn họcnhằm phát triển toàn diện các lĩnh vực, sáng tạo của trẻ 7

Kết luận 10

Phụ lục 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống mà còn là conđường dẫn dắt tâm hồn con người vươn tới cái Chân và thực hành cái Thiện” (Danhngôn)

Trong giáo dục mầm non, có nhiều phương tiện để giáo dục và phát triển nhâncách toàn diện cho trẻ, một trong những phương tiện đó là các tác phẩm văn học thiếunhi Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những nội dung quan trọngcủa chương trình giáo dục mầm non, trong đó có thể lồng ghép, tích hợp nhiều hoạtđộng khác nhau để kích thích sự hứng thú, cung cấp kiến thức cũng như củng cố bàihọc cho trẻ em cách nhẹ nhàng, sâu sắc

Như chúng ta đã biết, những tác phẩm văn học mang đến cho trẻ mầm nonnhiều giá trị thiết thực với những hình tượng nhân vật tươi sáng, những bức tranhgiàu chất thơ được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chânthực, biểu cảm của ngôn ngữ luôn thu hút trẻ Thông qua tiết học cho trẻ làm quenvới tác phẩm văn học, không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữa nói, tăng vốn từ màcòn hình thành thói quen đọc sách ngay từ bé, đây cũng là bước khởi đầu để các béươm cho mình những mầm xanh của những ước mơ Trẻ được làm quen với tác phẩmvăn học sớm là cách để trẻ cảm thụ dần những mối tương quan với con người, vớithiên nhiên và động vật trong cách cư xử tốt, nhận định đúng sai, nảy sinh ra nhữnghành động cao thượng, có tính nhân văn trong cuộc sống của chính đứa trẻ

Trong bài tiểu luận này, em xin chọn câu chuyện Cây Táo Yêu Thương

(Nguyên tác: The Giving Tree- Shel Silverstein) để tìm hiểu, phân tích giá trị nội

dung và nghệ thuật Từ đó xây dựng một giáo án hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi kể lại chuyệnvà lên kế hoạch xây dựng một số hoạt động giáo dục từ các ý tưởng của tác phẩm nàynhằm để phát triển toàn diện các lĩnh vực, sáng tạo của trẻ

Trang 4

I PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆNCÂY TÁO YÊU THƯƠNG (THE GIVING TREE)

1 Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Shel Silverstein sinh ngày 25 tháng 9 năm 1930 tại Chicago và mất ngày 10tháng 5 năm 1999 tại Florida Shel Silverstein là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất phimhoạt hình, người viết kịch bản và là nhà thơ, nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi Sáchcủa ông đã được dịch ra hơn 47 thứ tiếng và bán được hơn 20 triệu bản Ông là ngườinhận được hai giải Grammy cũng như các đề cử Giải Quả cầu vàng và Giải Oscar.1

Silverstein gặp khó khăn trong việc tìm nhà xuất bản cho The Giving Tree Mộtbiên tập viên tại Simon & Schuster đã từ chối bản thảo của cuốn sách vì ông cảmthấy rằng nó "quá buồn" đối với trẻ em và "quá đơn giản" đối với người lớn Tuynhiên, tác phẩm đã được Harper & Row nhận xuất bản năm 1964

The Giving Tree được dịch ra 30 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và trở thànhcuốn sách yêu thích của hàng triệu trẻ em Theo khảo sát giai đoạn năm 1999-2000của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ (NEA), The Giving Tree xếp hạng thứ 24 trong100 quyển sách thiếu nhi được yêu thích nhất. Năm 2013, cuốn sách xếp thứ ba trongdanh sách "Sách thiếu nhi hay nhất" của động đồng Goodreads với gần 500.000 lượtbình chọn Sau 50 năm kể từ ngày xuất bản lần đầu tiên, “Cây Táo Yêu Thương –2

The Giving Tree” đã có mặt tại Việt Nam với ấn bản song ngữ Anh - Việt (LươngQuỳnh Mai dịch)

2 Giá trị nội dung

Tóm tắt truyện:

1 Nguồồn https://en.wikipedia.org/wiki/Shel_Silverstein#cite_note-rogak-2

Đoạn 2: Một ngày nọ, cậu bé đến bên câytáo và than thở muốn có tiền đểmua đồ chơi Cây đã cho trái ngọtmang đi bán để có tiền mua và câyhạnh phúc Cậu bé ra đi biền biệt.Đoạn 1:

Có một cây táo và một cậu bé rất yêu thươngnhau Hằng ngày, cậu bé thương đến bên câytáo để chơi đùa với cây: kết lá làm vươngmiện, ăn trái cây, chơi trốn tìm, nghỉ mát,…Cậu bé ngày một lớn dần lên và không cònthường xuyên đến chơi với cây nữa

Đoạn 4: Rất nhiều năm sau đó, cậubé (ông lão) quay về, giờ chỉ cầnmột chỗ để nghỉ ngơi, và cây táo lạivui vẻ dành phần gốc của mình đểcậu có một chỗ ngồi nghỉ Cậu bélàm theo và cây rất hạnh phúc.Đoạn 3: Một thời gian sau, cậu bé đã trở thành

một chàng thanh niên, đến bên cây và thanvãn cần một ngôi nhà Cây đã cho cậu bé chặtnhững cành cây của mình Cậu bé lại ra đimãi

Nhiều năm nữa trôi, qua cậu bé (người đànông trung niên) quay lại và muốn có mộtchiếc thuyền đi xa Cây đã cho cậu bé lấy thânlàm thuyền và cây hạnh phúc Cậu bé lại ra

Trang 5

Với những chi tiết rất gần gũi, đời thường, tác giả đã đem đến cho người đọcnhững thông điệp giản dị mà vô cùng sâu sắc Câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật làcây táo và cậu bé Tất cả đều tập trung vào tình yêu thương và sự nhẫn nhịn của câytáo dành cho cậu bé Đó chỉ có thể là tình mẫu tử Chỉ có cha mẹ là những người duynhất sẵn sàng chào đón mỗi khi đứa con tìm về và trong đôi mắt của cha mẹ, đứa concủa mình không bao giờ lớn Vượt ra khỏi triết lý cho – nhận thông thường, câuchuyện đã truyền ít nhiều cảm hứng về sự hy sinh đến đỗi phi thường các đấng sinhthành Đồng thời lại thêm nhắc nhở chúng ta về sự phụng dưỡng đối với họ Hơn nữa,hình ảnh gắn bó của cây táo và cậu bé tương thích với sự gắn kết giữa cha mẹ và concái Những đứa trẻ khi nhỏ đều muốn gần gũi và chơi đùa với cha mẹ của mình.Nhưng khi lớn những đứa con vì nhu cầu cuộc sống đã dần phải xa cha mẹ của mình.Nhưng họ vẫn luôn là người dõi theo và là bến đỗ cho con tìm về.

Thiên nhiên cũng giống như người mẹ vĩ đại Nhờ có thiên nhiên, con ngườimới xây dựng cuộc sống tươi đẹp Trong tác phẩm, cây cho ta từ hoa quả thơm ngọt,đến cành, thân và ngay cả bộ rễ cũng trao tặng, hay trong bối cảnh rộng mở hơn,thiên nhiên là tiền cơ sở cho sự phát triển của toàn thể sinh vật Vì vậy ta hãy trântrọng chúng Câu chuyện quả thật có sức truyền tải thông điệp rất lớn Không chỉ nóilên quy luật cho nhận, câu chuyện còn dẫn dắt suy nghĩ của ta về các bậc sinh thànhvà xa hơn nữa là mối quan hệ của con người với thiên nhiên

3 Giá trị nghệ thuật

Không phải tự nhiên mà tác giả lại sáng tạo ra hình ảnh với từng giai đoạn nhưthế Khi cậu bé nhỏ thì cây táo là người bạn thân, khi cậu lớn hơn chút nữa đó là lúccây táo sum xuê hoa quả Khi trưởng thành, đó là lúc cây táo vững mạnh, có thể chocành làm nhà, cho thân làm thuyền Về già, đó là lúc cây táo chỉ còn lại bộ rễ để cùngcậu thư giãn Phải chăng khi sự phát triển của cây táo lại nghiễm nhiên phù hợp vớiquá trình lớn lên của cậu bé đến như vậy? Phải chăng tác giả muốn gửi gắm mộtthông điệp vào hình tượng nghệ thuật mình xây dựng nên? Có lẽ là thế! Bởi conngười không thể tách rời khỏi thiên nhiên Thiên nhiên cho chúng ta một môi trườngsống để từ đó hình thành con người tự nhiên Con người tự nhiên là con người vớinhững bản năng của chính mình: đói, khát và những ham muốn Điều đó cũng nhưmột đứa trẻ được phát triển tự nhiên sinh ra và lớn lên trong vòng tay ôm ấm của bamẹ, nếu thiếu vắng tình yêu thương, thì thất là đáng thương cho những đứa trẻ đó

Ở trong câu chuyện này, tác giả đã dùng phép ẩn dụ Cây táo chính là hình ảnhẩn dụ của cha mẹ và cậu bé chính là hình ảnh ẩn dụ của đứa con Nếu để ý kỹ thì suốtcả câu chuyện, tác giả luôn gọi con người kia là “cậu bé”, có nghĩa là chúng ta luôn là“đứa con bé bỏng” trong lòng cha mẹ Quả đúng với hình ảnh trong câu thơ của tácgiả Chế Lan Viên: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Trang 6

II XÂY DỰNG GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN TRẺ KỂ LẠI CHUYỆN

GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Truyện “CÂY TÁO YÊU THƯƠNG” (Nguyên tác: The Giving Tree- Shel Silverstein)

Lứa tuổi: 4-5 tuổiSố lượng: 15-20 trẻThời gian: 20-25 phútI/ Mục đích yêu cầu.

1 Kiến thức:

- Trẻ nhớ trình tự truyện và các chi tiết chính của câu chuyện: Cây táo yêuthương cậu bé, ban tặng cho cậu tất cả: trái ngọt, cành cây, thân cây và cả gốccây để đáp ứng nhu cầu của cậu Cậu bé vui là cây hạnh phúc!

- Trẻ kể lại chuyện cùng cô

2 Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và kỹ năng kể lại chuyện - Phát triển ngôn ngữ chủ động, trẻ diễn đạt lời thoại có cảm xúc, phù hợp với tính cách nhân vật kết hợp điệu bộ

III/ Tiến hành:

Hoạt đô ‡ng của cô Hoạt động của trẻ

1 „n định tổ chức:

Trang 7

- Đi vòng tròn và ngồi xuống:

A, hôm nay chúng mình cùng chơi trò chơi Tậptầm vông với Cô nhé (Cô giấu hình quả táo trongtay- chơi 3-4 lần)

Cô giới thiệu mô hình vải nỉ có cậu bé đang chơi đùa dưới gốc cây táo và hỏi trẻ:

+ Cậu bé đang làm gì?+ Đúng rồi, cậu bé đang chạy tung tăng dưới cây táo và xung quanh là những trái táo chín mọng đấy Các con có nhớ cậu bé có trong câu chuyện nào mà chúng mình đã học rồi không?

+ Đúng rồi, đó là câu chuyện “Cây táo yêuthương” Nào chúng ta cùng ngồi xuống nghe Côkể chuyện nhé!

2 Kể chuyê …n* Cô kể chuyê …n:

Đoạn 1 & đoạn 2, cô kể luôn trên mô hình vải nỉ, có thể di chuyển nhân vật

- Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nhỉ? Cậu bé còn quay lại gặp cây táo nữa không? Ồ, hãy theo chân Cô để theo dõi câu chuyện tiếp nhé!

Đoạn 3 & đoạn 4, cô di chuyển lớp qua mô hình rối Cô kể diễn cảm kết hợp với nét mặt điệu bộ và cử chỉ

3 Đàm thoại, kể trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung

câu truyê …n (hi cá nhân xen k hi tâ p thê)

- Ai nhắc lại cho Cô biết, câu chuyện này có mấy nhân vật?

- Giọng của cây táo/ cậu bé như thế nào?- Lúc nhỏ, cậu bé thường chơi gì với cây táo?

Trẻ vâ ‡n đô ‡ng, chơi cùng cô

Trang 8

- Khi lớn khôn hơn cậu bé cần tiền để làm gì?- Cây đã cho cậu bé cái gì khi cậu cần tiền?- Một thời gian sau, tại sao cậu bé lại quay trở lại với cây táo?

- Cây đã cho cậu bé cái gì để làm ngôi nhà?

- Khi quay trở lại xin một chiếc thuyền để đi xa,

hình dạng cậu bé như thế nào?- Vì sao cây táo cho cậu bé đốn luôn cả thân cây để làm thuyền?

- Cuối cùng, khi cậu bé là một ông lão quay trở về cây táo chỉ còn lại cái gì?

-Tại sao cậu bé muốn được nghỉ ngơi?- Cây táo đã nói gì với cậu bé?- Qua câu chuyện này, con thấy cây táo như thế nào?Cây táo trong truyện chính là hình ảnh của cha mẹ.Khi chúng ta còn nhỏ, ta được cha mẹ yêu thương chechở Khi chúng ta lớn lên, ta bỏ cha mẹ mà đi để tìmkiếm cuộc sống riêng Nhưng lúc nào cũng vậy, mỗikhi ta quay về, vòng tay của cha mẹ luôn sẵn sàng ômchúng ta vào lòng nâng đỡ hy sinh tất cả để cho tađược hạnh phúc đấy các con ạ

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ thảo luận nhóm

Trang 9

1 Tham quan vườn cây ăn quảa Mục tiêu:

- Quan sát, trò chuyện về cây táo và một số loại cây ăn quả khác.- Giáo dục trẻ yêu cây xanh và bảo vệ môi trường.

b Cách thực hiện:

- Cô dặn dò trẻ trước khi đi tham quan- Cho trẻ quan sát cây táo và cùng trò chuyện về hình dáng bên ngoài của cây

táo:+ Đây là cây gì?+ Thân cây táo như thế nào?+ Quả táo có màu gì?+ Con đếm được bao nhiêu quả táo trên cây?+ Nếu nhà con có cây táo, con sẽ làm gì?…- Cô giáo dục trẻ phải biết chăm sóc bảo vệ cây, khi ăn quả phải giữ vệ sinh sạch

sẽ - Kết thúc: TCVĐ: Cây cao cỏ thấp

2 Hoạt động âm nhạc:Nghe, hát bài “Trái cây”a Mục tiêu:

- Trẻ biết hát bài “Trái cây” và thuộc ngay trên lớp nếu có thể- Qua bài hát trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.b Cách thực hiện:

Trang 10

- Cô giới thiệu quả dưa hấu, quả táo, quả cam Và trò chuyện với trẻ về các loại quảđó

- Cô dạy trẻ bài hát “Trái cây”

1 Nào bạn ơi hãy cùng tới đây, Mình nhận biết các trái cây Quả nào mà bé thích rất ngon,Có hình tròn màu xanh xanh Em bé ngoan trả lời dưa hấu, (2 Có hình tròn màu đỏ tươi em bé ngoan trả lời quả táo 3 Có hình tròn màu da cam em bé ngoan trả lời quả cam)Em bé ngoan thật là siêu

Em bé ăn thật nhiều và nhớ tên của các loại trái cây

- Cả lớp hát vỗ tay theo lời bài hát.

- Cô cho từng tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn bài hát “Trái cây”- Kết thúc: Trò chơi: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” (2-3 lần)

3 Hoạt động tạo hình: Làm vương miện bằng lá câya Mục tiêu:

 Trẻ biết làm vương miện từ lá cây Giáo dục trẻ sự quan sát và lắng nghe Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

Trang 11

- Trẻ ngồi bên cô cùng ôn lại nội dung câu chuyện Giáo dục trẻ về tình yêu thươngcủa cha mẹ

- Cô chia lớp thành 4 nhóm và tự thảo luận phân vai (có người dẫn)Cô bao quát các nhóm và đến từng nhóm gợi ý, hướng dẫn một số kĩ năng.- Cô tổ chức cho 4 nhóm thi kể chuyện với nhau và khen ngợi, nhận xét

5 Khám phá khoa học: Sự phát triển của cây táoa Mục tiêu:

 Trẻ biết về vòng đời phát triển của cây táo. Giáo dục sự quan sát, lắng nghe và hợp tác với cô

b Cách thực hiện:

 Cô trò chuyện với trẻ về cây táo trong Câu chuyện “Cây Táo Yêu Thương” Cô giới thiệu với trẻ về quá trình hình thành cây táo (chiếu Powerpoint)  Cho trẻ thực hành trồng cây táo tại lớp Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo

vệ cây ăn quả Kết thúc: Chơi trò chơi sắp xếp trình tự quá trình hình thành cây táo

Trang 12

KẾT LUẬN

Câu chuyện “Cây Táo Yêu Thương”- (The Giving Tree) không chỉ là tác phẩmdành cho trẻ em mà ngay cả người lớn cũng thấm nhuần được tinh thần đạo lý ởtrong đó Và để kể lại công ơn của cha mẹ dành cho con cái thì không bao giờ hếtđược, đó là một sự hy sinh với tình yêu vĩ đại, không mong cầu nhận lại thứ gì, chỉcần con cái được hạnh phúc là họ vui rồi Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn vàokhía cạnh của cậu bé-“người con”, không nên thụ động nhận ơn mà cần phải có tháiđộ đáp trả ơn nghĩa đó

Bài học tác giả muốn gửi gắm tới người đọc qua câu chuyện là cha mẹ chính lànhững người yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện Chính vì vậy nên chúng taphải có lòng hiếu thảo với cha mẹ Chúng ta đã làm được những gì cho cha mẹ chúngta rồi? Kết thúc câu chuyện, ta là cậu bé, là cây táo, hay chỉ là người quan sát? Chắchẳn dù ở vị trí nào đi chăng nữa thì chúng ta đều có thể rút ra một bài học giá trị choriêng mình

Là một GVMN tương lai, em sẽ cố gắng nỗ lực phấn đấu để tìm kiếm và lồngghép những tác phẩm có giá trị như truyện Cây Táo Yêu Thương này vào các hoạtđộng của trẻ, để ngày ngày, hạt mầm yêu thương trong trẻ được lớn lên qua các tácphẩm văn học và qua những hoạt động giáo dục liên quan Từ đó, hướng trẻ trở nênnhững con người văn minh, tốt đẹp, giàu tình yêu thương, đẹp không chỉ bề mặt bênngoài nhưng cả ở tâm hồn của trẻ cũng được biến đổi từ những ý nghĩa câu chuyệnthấm nhuần đạo lý yêu thương ấy

Trang 13

PHỤ LỤC

Đại diện đơn vị làm sách nhận ấn bản Song ngữ đầu tiên năm

2011

Tác giả: Shel Silverstein

Cây Táo Yêu Thương- The Giving Tree

(Song ngữ)

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. khong-dieu-kien-3092068.html

https://amp.vnexpress.net/cay-tao-yeu-thuong-an-du-lay-dong-ve-tinh-yeu-2. http://betuduy.vn/sach-tieng-anh-cho-tre-the-giving-tree-tinh-yeu-vo-dieu-kien/3. https://ebook.waka.vn/cay-tao-yeu-thuong-the-giving-tree-song-ngu-shel-

silverstein-bQ3gwW.html4. https://en.wikipedia.org/wiki/The_Giving_Tree5. http://istudent.wellspring.edu.vn/threads/cay-tao-yeu-thuong-cuon-sach-y-

nghia-ve-tinh-yeu-cua-cha-me.306/6. https://tuoitre.vn/hay-cho-nhau-nhieu-hon-nua-657232.htm7. https://ybox.vn/gia-vi/cau-chuyen-cau-be-va-cay-tao-the-giving-tree-254304

8 Shel Silverstein- The Giving Tree (bản pdf Tiếng Anh)- 1964

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:14

w