1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giáo dục quốc phòng và an ninh tăng cường lực lượng dân quân và trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng chống tội phạm

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận: Tăng cường lực lượng dân quân và trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng chống tội phạm
Tác giả Nguyễn Phạm Thanh Nguyệt, Lê Lan Nhi, Huỳnh Nguyễn Đức Duy
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Công tác quản lý nhànước trên nhiều lĩnh vực vẫn còn kẽ hở, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quátrình hoàn thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hìnhtham nhũng,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

(Học phần II)CHỦ ĐỀ

LÝ LUẬN: Tăng cường lực lượng dân quân và trách nhiệm của sinh viên trong

1 Nguyễn Phạm Thanh Nguyệt MSSV:197TM06736 Lớp: K25DB-C012 Lê Lan Nhi MSSV:197TM19447 Lớp: K25DB-C013 Huỳnh Nguyễn Đức Duy MSSV:197TM29285 Lớp: K25DB-C01 Nhóm GDQP: GDQP-58

Ngày thực hiện: 14/07/ 2020

Trang 2

PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

làm việc nhómTốt Khá TB Kém

1 Nguyễn Phạm Thanh Nguyệt Phần mở đầu, kết luận X

2

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1Lý luận 5Phần 2Vận dụng trong 13

KẾT LUẬNDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1718

MỞ ĐẦU

3

Trang 4

Trong bối cảnh nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinhtế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuấthiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là thay đổi lối sống đề cao giá trị vậtchất, đạo đức xã hội cũng có nhiều thay đổi nhanh chóng Công tác quản lý nhànước trên nhiều lĩnh vực vẫn còn kẽ hở, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quátrình hoàn thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hìnhtham nhũng, lãng phí dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội.

Để công dân có một cuộc sống bình yên, thì Quân đội – Công an Nhân dânViệt Nam đã ra sức giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định của đất nước,đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tộiphạm khác; giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ trọng yếu trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Vì vậy, phòng chống tội phạm là một trong những chủ đề được mọi người quantâm nhất hiện nay Phòng chống tội phạm là chủ đề rất rộng, vậy nên chúng ta phảiđánh giá thực trạng về việc quản lý của nhà nước về đấu tranh phòng, chống tộiphạm Từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế, xác định rõ nguyên nhân của nhữngưu điểm và hạn chế, thiếu sót đang đặt ra đối với công cuộc phòng chống

Chúng ta phải hệ thống hoá cơ sở lý luận về nguyên nhân do đâu mà diễn racác tình trạng phạm tội, đấu tranh phòng chống về các tội phạm, từ đó góp phầnlàm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận liên quan về đấu tranh phòng chống tộiphạm, sau đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm tộitrên toàn đất nước

Ngoài ra, việc tìm hiểu về chủ đề phòng chống tội phạm sẽ giúp cho các sinhviên nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc bảo vệ vàxây dựng đất nước ngày càng văn minh, văn hoá và phát triển

4

Trang 5

NỘI DUNGPhần 1: LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tội phạm là gì?1.1.1 Khái niệm tội phạm

Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại điều 8, bộ luật hình sự 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hìnhsự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốcphòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâmphạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm nhữnglĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luậtnày phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xãhội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện phápkhác.”

Khái niệm tội phạm được bổ sung cụm từ “mà theo quy định của Bộ Luật nàyphải bị xử lý hình sự” nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ tội phạm và trách nhiệmhình sự: tội phạm phải bị xử lý theo quy định của Bộ luật này và ngược lại, tráchnhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quyđịnh trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tộiphạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

1 Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm choxã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm

2 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm choxã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối vớitội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù

3 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật nàyquy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tửhình

5

Trang 6

Việc phân loại tội phạm là căn cứ không chỉ là căn cứ phân hóa trách nhiệmhình sự đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể mà còn để xây dựng các khunghình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong Bộ luật này phù hợp với chính sáchhình sự của nhà nước Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng nhận thứcđúng và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật này trong thực tiễn xét xử.

1.1.2 Nguyên nhân, điều kiện xuất hiện tội phạm

Nguyên nhân của tội phạm là vấn đề luôn làm các nhà nghiên cứu phải đau đầubới tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cậnđa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đếnviệc phát sinh tội phạm

Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữachúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội

Có thể mô tả cụ thể nguyên nhân của phạm tội như sau: Cá nhân chịu tác độngtừ môi trường sống tiêu cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ hình thành nênnhân cách sai lệch cá nhân từ đó nảy sinh ý định phạm tội đồng thời tiếp tục gặpnhững tình huống cụ thể từ đó dẫn đến việc thực hiện tội phạm.

Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xácđịnh chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến lượcphòng ngừa phù hợp Có rất nhiều nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm có thểkể đến như:

Nguyên nhân và điều kiện từ phía gia đìnhGia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cáchcủa mỗi cá nhân Bởi gia đình là môi trường đầu tiên mà ta sinh sống,nhận thức của ta bước đầu hình thành từ những hành vi của nhữngngười xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt, phầnlớn các đối tượng vi phạm pháp luật có tuổi thơ khốn khó, hoàn cảnhgia đình khó khăn về kinh tế, lớn lên trong gia đình thường xảy ra bạolực, tiếp xúc với những thành phần xấu của xã hội, bị kẻ xấu lôi kéovào con đường phạm pháp

Nguyên nhân và điều kiện từ phía kinh tế - xã hộiKhi nền kinh tế ngày càng phát triển đi lên thì đạo đức, những nét vănhóa, truyền thống cũng ngày càng mai mọt, mất đi Tư duy ưa chuộngcuộc sống xa hoa, thích thể hiện ngày càng được tôn thờ Chính lốisống này đã khiến nhiều người không ngần ngại đánh đổi mọi thứ kể cảviệc phạm tội, vi phạm pháp luật

6

Trang 7

Tác động của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nhanh hơn phân tầngxã hội, phân chia giàu nghèo cũng từ đó mà ngày càng rõ rệt Nhiềungười lâm vào tình trạng chạm đáy xã hội như thất nghiệp, đói nghèo,sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”…

Tàn dư của xã hội cũ để lại vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội; lốitư duy, suy nghĩ làm xuất hiện nhiều hơn những tư tưởng, hành vihướng đến những điều sai trái, phạm tội

Bên cạnh đó không thể kể đến chính là sự thâm nhập tội phạm từ cácquốc gia khác Những đường dây phạm tội xuyên quốc gia, lãnh thổngày càng xuất hiện dày đặc với mức độ nguy hiểm khó kiểm soát.Điều này đã tạo nên thách thức không hề nhỏ cho các cơ quan chứcnăng nhà nước

Nguyên nhân và điều kiện từ phía giáo dụcBất cập trong công tác quản lý, triển khai các chính sách tuyên truyềnnâng cao nhận thức người dân Thiếu sót trong việc giáo dục đạo đức,nhân cách trẻ nhỏ Vì vậy, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên khiphạm tội không thể ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của bảnthân

Nguyên nhân và điều kiện từ phía chủ thể phạm tộiThiếu hiểu biết về pháp luật, không ý thức được hậu quả hành vi củabản thân Dẫn đến những hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức, xãhội

Hay do bản thân của chính người phạm tội có tính ích kỷ, tham lam,hám lời, lười lao động, thích ăn chơi xa đọa, lối sống đồi trụy, nhếchnhát, đố kỵ, ganh ghét mà nên

Từ đó cho thấy, tội phạm là hiện tượng không chỉ mang tính xã hội mà cònmang tính cá nhân để qua đó, khi nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tộisẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấuhiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoánđược tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừaphù hợp

1.1.3 Thực trạng phạm tội hiện nay tại Việt Nam

- Tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến khá phức tạp Những năm gần đây,mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó

7

Trang 8

khoảng 50 ngàn vụ phạm tội về trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội vềkinh tế và gần 10 ngàn vụ phạm tội về ma tuý So với các nước trên thế giớivà trong khu vực thì tình hình tội phạm ở Việt Nam chỉ ở mức trung bìnhthấp, nhưng tính chất phức tạp Đáng lưu ý, tỷ lệ tội phạm ẩn ở nước ta cao,đặc biệt là trong lĩnh vực tội phạm về kinh tế, ma tuý

- Tội phạm tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn (chiếm 70%).Các tuyến, địa bàn tội phạm xảy ra nhiều: năm thành phố lớn là Hà Nội, HảiPhòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ (chiếm 25% - 30% tổngsố vụ phạm tội trên toàn quốc hàng năm); các tuyến Hà Nội và các tỉnhĐông Bắc (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang…), thành phố.Hồ Chí Minh – các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, BàRịa - Vũng Tàu…), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, KiênGiang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang…), các tỉnh miền Trung - NamTrung Bộ và Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Định…)

1.1.4 Hậu quả đối với gia đình, xã hội

Tính nguy hiểm của tội phạm nằm ở việc tội phạm đã gây thiệt hại hoặc cónguy cơ gây thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội được Pháp luật bảo vệ Thiệt hạigây ra của tội phạm làm biến đổi trạng thái bình thường chẳng hạn như người chết,thương tích, tài sản phạm tội được trị giá bao nhiêu,…

Bất cứ tội phạm nào cũng đều có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xãhội kể cả vật chất hay phi vật chất

Hậu quả vật chất:

Hậu quả vật chất là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông quacác phương tiện kỹ thuật có thể xác định được một cách chính xác mức độ của nó.Thiệt hại loại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thể chất

Thiệt hại về vật chất thường được thể hiện thông qua sự biến đổi tìnhtrạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệxã hội chẳng hạn: tài sản bị phá huỷ, bị chiếm giữ, bị sử dụng tráiphép

Thiệt hại về thể chất biểu hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thườngcủa thực thể tự nhiên con người Nó có thể là tính mạng, sức khoẻ…

Hậu quả phi vật chất:

Hậu quả phi vật chất là những thiệt hại không thể tính toán một cáchchính xác bằng các phương tiện đo lường Sự thiệt hại này chỉ đượcđánh giá thông qua hoạt động tư duy của con người Thiệt hại loại nàycó thể kể đến như danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người,chính trị, xã hội, đạo đức

Việc nghiên cứu hậu quả của tội phạm có vai trò trong việc xây dựng cấuthành tội phạm trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự Trên thực tế, các trường

8

Trang 9

hợp phạm tội của cùng một loại tội rất khác nhau, phần lớn phụ thuộc vào hậu quảcủa tội phạm xảy ra ở mức độ nào Vì vậy, hậu quả của tội phạm trong nhiềutrường hợp được phản ánh trong cấu thành tội phạm, tuỳ theo từng trường hợp cụthể, hậu quả có thể thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng,cấu thành tội phạm giảm nhẹ.

Bên cạnh đó, hậu quả của tội phạm còn là cơ sở để đánh giá tính nguy hiểmvề mặt chính trị - xã hội của tội phạm Từ cơ sở đó, nó trở thành căn cứ để thựchiện nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự Trên cơ sở hậu quả của tội phạm,nhà làm luật xây dựng các cấu thành tội phạm (cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ) tươngxứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

1.2 Phòng chống tội phạm 1.2.1 Khái niệm phòng chống tội phạm

Phòng ngừa tội phạm (PNTP) là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xãhội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điềukiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiếntới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

Phòng ngừa tội phạm là tư tưởng chính tư tưởng chủ đạo của cơ quan, tổ chứcnhà nước về biện pháp, cách thức nhằm hạn chế mức thấp nhất hậu quả và ngănchặn phòng ngừa không để tội phạm xảy ra Thể hiện ý nghĩa nhân đạo, tiến bộ củachế độ xã hội chủ nghĩa khi hướng tới môi trường, hướng tới con người theohướng tích cực không để người dân bị tước đi quyền công dân cao cả

Mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, góp phần giảm ngân sách, thời gian của Nhànước, nguồn nhân lực lao động trong các cuộc điều tra xét xử, giáo dục tội phạmcùng những hoạt động liên quan khác

Công tác phòng ngừa tội phạm tốt tạo cơ sở cho môi trường pháp lí hình sựnghiêm minh và để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hình sự của mọi người dân.Góp phần xóa bỏ tận gốc mầm móng tội phạm xây dựng xã hội lành mạnh, anninh, an toàn

Phòng, chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:

Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các

hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tìnhtrạng phạm tội và phạm tội cụ thể Đây là hướng mang tính cơ bản,chiến lược và lâu dài

Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội

phạm xảy ra Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ,bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, pháttriển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộnhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xảy ra Hướng này đòi hỏi các cơ

9

Trang 10

quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tộiphạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặtchẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.

Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyênnhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từngbước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội

1.2.2 Nội dung hoạt động nhiệm vụ phòng chống tội phạm 1.2.2.1 Nguyên nhân

- Nguyên nhân của tội phạm là vấn đề luôn làm các nhà nghiên cứu phải đau đầubới tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếpcận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnhhưởng đến việc phát sinh tội phạm

- Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữachúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội

- Có thể mô tả cụ thể nguyên nhân của phạm tội như sau: Cá nhân chịu tác độngtừ môi trường sống tiêu cực khi gặp những tình huống cụ thể sẽ hình thành nênnhân cách sai lệch cá nhân từ đó nảy sinh ý định phạm tội đồng thời tiếp tụcgặp những tình huống cụ thể từ đó dẫn đến việc thực hiện tội phạm

1.2.2.2 Biện pháp, giải pháp

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; pháthuy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tácphòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Công tác phòng,chống tội phạm phải được thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp, phải tôntrọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân và phảilấy chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn công trấn áptội phạm

- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cánbộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về phòng, chống tội phạm đặc biệt làtrước, trong và sau tết Nguyên đán Đinh Dậu sắp đến để mỗi người thấy đượcquyền lợi, nghĩa vụ, từ đó tích cực tham gia vào công tác này

- Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm,nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổchức, các loại tội phạm về ma tuý, mua bán người, truyền bá văn hoá phẩm độchại…

1.2.2.3 Hoạt động phòng ngừa tội phạm

10

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w